1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu máy soi hành lý

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi buratino296, 28/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. buratino296

    buratino296 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/05/2005
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    2
    Tìm hiểu máy soi hành lý

    Các bạn cho tôi hỏi:
    Các máy soi hành lý ở các cửa khẩu, sân bay sử dụng loại tia gì? Nguyên lý hoạt động bên trong của máy ra sao?
    Cảm ơn trước nhé
  2. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Máy soi hành lý (vì không soi người) nên dùng tia phóng xạ (tia X). Hành lý đi giữa, nguồn phát tia X một bên, đầu dò để bên kia (nhiều đầu dò dàn thành mảng), cũng như ảnh bóng sáng thôi, ảnh của các vật trong hành lý sẽ được "hiện" qua xử lý tín hiệu tia X tới mảng đầu dò bên này.
  3. buratino296

    buratino296 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/05/2005
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    2
    Bạn cho tôi hỏi thêm:
    1. Máy soi hành lý nói riêng & máy chiếu X quang nói chung có khả năng xử lý ảnh động không bạn?
    2. Và các loại máy này có thể cho ta biết về mật độ của cấu trúc tinh thể không? Ví dụ như khi ta ép lại thì mật độ dày hơn so với lúc ta kéo căng ra.
    Vì tôi đang có 1 ý tưởng nhưng cần tìm hiểu nhiều về khả năng làm việc của loại thiết bị này
  4. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    OK.
    Tôi sẽ trả lời câu của bạn:
    1- Kỹ thuật soi tia X nói chung có khả năng xử lý hình ảnh dộng. "hình ảnh" mà bạn nhận được thực ra là các tín hiện đến trên mảng đầu dò, do đó khả năng lưu trữ và xử lý hình động là đương nhiên. Cái mà tôi chưa rõ là các máy cụ thể ở sân bay NB có trang bị cái đó hay không mà thôi.
    2- Bạn cần phân biệt hai khái niệm "mật độ" và "cấu trúc tinh thể". Dùng tia X thông thuờng thì thừa khả năng biết được mật độ khối, tức kg/m khối, gam/cm khối, của vật - vì chính từ sự khác nhau của mật độ ta mới có ảnh mà. Đó là phương pháp chụp ảnh truyền qua (Transmission radiography). Tuy nhiên cấu trúc tinh thể muốn biết thì fải dựa vào các phương pháp khác, nhưng Nếu dùng tia X thì phải dùng phương pháp nhiễu xạ tia X (X-ray Diffraction) - XRD chứ pp truyền qua không cho ta cấu trúc tinh thể được. Hiện nay Đức đã phát triển các máy này, song còn đắt lắm. VD máy XRD khảo sát cấu trúc tinh thể tĩnh trong PTN thôi, điển hình cũng đã khoảng 4 tỷ rồi.
  5. vodanh06

    vodanh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    1
    Hai loại tia X dùng để soi hành lý và xác định cấu trúc là khác nhau. Tia X dùng để soi hành lý cần có độ đâm xuyên mạnh hơn, nên nó là tia X cứng, có bước sóng ngắn hơn, giống tia X sử dụng trong các máy X-quang trong y tế. Và ảnh nó tạo ra cũng tương tự như bạn chụp trong y tế. Khả năng ảnh động phụ thuộc vào các thiết bị ghi nhận.
    Còn tia X dùng trong phân tích cấu trúc là tia X mềm, có bước sóng dài hơn, và nó chỉ đâm xuyên vào một độ sâu không quá lớn. Các thiết bị phân tích cấu trúc dùng phương pháp nhiễu xạ tia X (nhiễu xạ kế tia X - XRD) không phải chỉ trong phòng thí nghiệm, mà dùng cả trong công nghiệp. Thiết bị này đã được phát triển từ đầu thế kỷ 20 chứ không phải hiện nay mới sản xuất, giá thành của nó cũng không còn quá đắt nữa. Ở VN, thiết bị này cũng đã khá phổ biến rồi. Theo tôi được biết thì có ít nhất 5 nơi đã sử dụng XRD là: Đại học KHTN Hà Nội (Trung tâm KHVL, Khoa Hóa), Viện KHVL, Viện Khoa học Vật liệu Xây dựng HN, ĐHBKHN (từ khá lâu rồi)... Còn những nơi khác có thể có mà tôi không nắm hết được thông tin.
  6. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Hì hì,
    Bạn nói quá đúng, chỉ có điều chưa hiểu ý tôi mà thôi. Tôi không nói klà giống nhau, mà là tôi nói về cả hai cái đó để trả lời bạn khởi đầu topic mà thôi
    Thiết bị đã được có twf thế kỷ 20 ư? Lại đúng, chả sai chỗ nào. Ý tôi nói là thiết bị CÓ TRANG BỊ BỘ PHẬN XỬ LÝ ẢNH ĐỘNG cơ. Cái này cũng có rồi, khổ thế!, nhưng mới đây thôi. Tôi nói con số 4 tỷ là giá của một thiết bị CỤ THỂ, tại Viện KHVLXD. Chỉlấy làm ví dụ là nó đắt, chứ không phải là không mua được.
    Tôi không hiểu biết nhiều đến cỡ chuyên gia được, nhưng tôi đã làm chụp ảnh tia X twf 1997 rồi nên có biết được đôi chút. Còn về XRD thì tôi vẫn thường phải dùng đến nó, cũng có tý ty hiểu biết sơ sơ. Còn về xử lý ảnh động thì tôi đã phát triển được 1 hệ, nhưng thô sơ lăm và chỉ để đề mô thôi - ít tiền mà, lại ít người tham gia nữa. Phần mềm thì bằng Pascal, chạy trên máy Acer 200 MHz, giờ bỏ không trong phòng làm việc đây. Thực ra cũng mong có người hợp tác làm tiếp nếu có nhu cầu, nhưng "oải" quá.
    Có gì ta trao đổi thêm. Tôi thích thú vì bạn buratino nói có ý tưởng gì đó thì fải.
  7. buratino296

    buratino296 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/05/2005
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    2
    ==============
    rất vui khi vào đây lại gặp được các bạn, chẳng qua là ý tưởng của tôi như thế này:
    Từ lâu người ta đã biết dùng siêu âm để phát hiện khuyết tật của vật liệu, các vết nứt tế vi bên trong, tuy nhiên chỉ biết là có hay không thôi chứ hình như không định hình được là to nhỏ như thế nào (hoặc do tôi chưa nghe nói tới), vì vậy mà tôi mới nảy sinh ý định tìm hiểu về những loại máy dùng tia X để hy vọng nó có thể quan sát được khuyết tật của vật liệu và ứng dụng loại thiết bị này vào trong lĩnh vực kiểm tra không phá hủy phục vụ 1 số công tác đo lường & kiểm định.
    Các bạn cho biết ý kiến nhé!
  8. buratino296

    buratino296 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/05/2005
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    2
    tôi lấy ví dụ: khi kéo 1 thanh thép, rõ ràng các mạng tinh thể sẽ bị kéo giãn theo phương tác dụng lực => mật độ theo phương đó sẽ giảm đi, nếu nhìn vào máy chiếu tia X chắc ta sẽ thấy hình ảnh không rõ nét bằng khi ta nén lại?
  9. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    cái đó hiện nay đã thành SP thương mại hoá mất rồi. Bạn cần thông tin gì hoặc có ý tưởng khác cứ trao đổi với tôi.

Chia sẻ trang này