1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu một số tông phái Đạo Lão

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi battambattu, 22/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Tìm hiểu một số tông phái Đạo Lão

    Bài này lấy từ nguồn:
    http://www.nhantu.net/TonGiao/AmPhuKinh.htm

    Tuổi thọ của các đạo sĩ

    Các Đạo Sĩ xưa nay đều chủ trương Tu Luyện để Trường Sinh Bất Tử. Nhưng nghiên cứu tuổi thọ các Ngài. chỉ thấy vài vị sống hơn 100 tuổi (Thạch Hạnh Lâm, Vương Thường Nguyệt), vài vị sống trên 90 (Trương Bá Đoan, Lưu Nhất Minh) vài vị sống trên 80 (Lục Tiềm Hư, Huỳnh Nguyên Cát), còn thì cũng sống 60, 70 không hơn gì ai. Như vậy, bất quá là các ngài có thể diên niên, có thể sống lâu thêm ít năm mà thôi.

    Sau đây, là tên tuổi các đạo sĩ qua các thời đại:
  2. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Nam Tông: Tu mệnh

    Lưu thao (Lưu Hải Thiềm) truyền đạo năm 911.
    Trương Bá Đoan (984-1082): 96 tuổi.
    Thạch Hạnh Lâm (1022-1158): 136 tuổi.
    Tiết Đạo Quang
    Trần Nê Hoàn (?-1213)
    Bạch Ngọc Thiềm (1194-1229): 35 tuổi ?
    Bành Hạc Lâm (Bành Tỉ)
  3. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Bắc Tông: Tu Tính

    Vương trùng Dương. (1112-1170): 58 tuổi.
    Khưu Xử Cơ (1148-1227): 79 tuổi.
    Lưu Xử Huyền (1146-1203): 57 tuổi.
    Mã Ngọc (1123-1183): 60 tuổi.
    Đàm Xử Đoan (1123-1195): 62 tuổi.
    Hách Đại Thông (1140-1212): 72 tuổi.
    Vương Xử Nhất (1142-1217): 75 tuổi.
    Tôn Bất Nhị (1114-1182): 63 tuổi.
    Lưu Nhất Minh (1724-1821): 97 tuổi. Long Môn Phái.
  4. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Đông Phái.
    Lục Tiềm Hư, Lục Tây Tinh (1520- 1606): 86 tuổi.

    Tây Phái.
    Lý Hàm Hư (Lý Tây Nguyệt)

    Trung Phái.
    Lý Đạo Thuần đời Nguyên.
    Huỳnh Nguyên Cát (1271-1355): 84 tuổi.
  5. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Xét về tuổi thọ, các môn phái nói trên cũng không phải đã đạt được số tuổi lý tưởng.
    Cuối đời Hán (206-220), Ngụy Bá Dương nhân theo Long Hổ Kinh, lại rút tỉa tư tưởng Kinh Dịch, Hoàng Lão, mà soạn ra bộ Tham Đồng Khế, đã hệ thống hóa khoa Luyện Nội Đơn, vì thế Ông được tôn xưng là Vạn Cổ Đơn Kinh chi tổ.
    Ông phân biệt Luyện Đơn với các phương thuật như Âm đạo, Thực Khí, Bộ Đẩu, Tế Lễ v.v... Mà ông cho là «những chuyện Nghịch thiên cơ, vi phản lại Đạo Giáo» (Bội nghịch thất khu cơ, tiền khước vi Hoàng Lão), là Bàng Môn tả đạo,
    Chủ trương Tham Đồng Khế là đem triết học Chu Dịch, hợp nhất với Triết Học Lão Trang, là học thuyết Thiên Nhân Hợp Nhất, và phải tuân hành các định luật vận chuyển, biến hóa của trời đất, và cũng phải biết hòa hợp Âm Dương, đoạt tạo hóa chi công, và phản bản hoàn nguyên, phục qui ư Hư Vô Chi Đạo.
    Như vậy muốn luyện đơn, phải biết căn bản con người. Mà bản thể con ngưởi là Thái Cực, Âm Dương là Tinh Khí Thần (Hồn Phách) là Âm Dương, là Dược Vật của Đơn Kinh, hay Kiền Khôn. Kiền Khôn mà phân ly, thì thành Vũ Trụ, Kiền Khôn mà hợp nhất thì thành Thái Cực. Hòa Hợp Âm Dương chính là «Nghịch Luyện Qui Nguyên».
  6. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Từ Ngụy Bá Dương, cho đến đời Nguỵ Tấn (220-313), thì khoa ngoại đơn với các phép phục thực, phục khí thịnh hành, còn khoa nội đơn thì chỉ có một số người tu tập. Mãi đến thời Trung Đường, khoa luyện đơn vói mấy đạo sĩ danh tiếng như Trương Quả (Trương Quả Lão trong bát tiên) và La công Viễn, đời Đường Huyền Tông (713-755) mới làm cho khoa nội đơn tinh tiến.
    Thời Vãn Đường (841-905) và thời Ngũ Đại (907-960) khoa Ngoại đơn với chủ trương Phục Thực Thành Tiên bị thất bại, nên khoa nội đơn mới thịnh hành.
    Lúc ấy có những danh nhân như Hán Chung Li (Cuối đời Hán, thày của Lữ Đồng Tân), Lữ Đồng Tân (780-?) Thi Kiên Ngô (đỗ Tiến Sĩ năm 815), Thôi Hi Phạm (đời Đường), Bành Hiểu (?-955, đời Ngũ Đại (907-1119), Lưu Hải Thiềm (Lưu Thao đời Ngũ Đại), Trần Đoàn (891-989 Ngũ Đại, Tống Sơ) Trương Vô Mộng (Ngũ Đại mạt, Bắc Tống).
    Tôi quí chủ trương của Trương Vô Mộng. Ông dạy: Người nuốn vào chơi cửa Huyền Tẩn, phải bão phác thủ Nhất, phải tĩnh định cho tới chỗ rốt ráo, để trở về Nhất. Nhất và Đạo là cái gì hết sức tự nhiên, vì thế mới nói: Chí Thần thì vô phương, chí Đạo thì vô thể, có Vô Vi mới làm được mọi sự (Du Huyền Tẩn chi môn giả... qui hồ Bão Phác thủ tĩnh, tĩnh chi phục tĩnh, dĩ chí vu Nhất... Nhất chi dữ Đạo, cái tự nhiên nhi nhiên yên, thị dĩ Chí Thần vô phương, chí Đạo vô thể, vô vi nhi vô bất vi... Trung Hoa Đạo Giáo đại từ điển tr, 112)
    Cho nên, Nhiếp Tình (Âm) Qui Tính (Dương) thì là Phản Bản Hoàn Nguyên, là Đơn thành.
  7. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Hán Chung Ly cũng chủ trương như Tham Đồng Khế, coi con người là một Tiểu Thiên Địa, và theo học thuyết Thiên Nhân Hợp Nhất, nếu biết nghịch luyện sẽ phản bản hoàn nguyên và Đơn sẽ thành.
    Thời Vãn Đường là thời Tam Giáo hợp lưu, nên Thiền Học ảnh hưởng vào Đạo Lão rất nhiều.
    Căn Bản của Tu Đạo là Vô Niệm.
    Căn Bản của Phật Giáo là Chân Không.
    Phật Giáo nói: Tuyệt niệm, vô tưởng chính là Chân Niệm. Chân Niệm chính là Chân Không, mà Chân Không là siêu thoát...
    Lữ Đồng Tân cũng chủ trương Thiền Đạo Dung Hợp. Tục truyền sau khi Ông gặp Thiền Sư Hoàng Long Hối Cơ, Ông khâm phục Thiền Tông và chủ xướng Thiền Đạo Song Dung. Chủ trương của sách Sao Hào Ca là: Tính Mệnh Song Tu. Mà Tu Tính là Minh Tâm Kiến Tính của Thiền. Thế tức là Thiền Học và Nội Đơn Song Tu.
    Chủ trương Tính Mệnh Song Tu và Thiền Đạo Tương Dung của Lã Đồng Tân là căn bản luyện đơn sau này. Các môn phái luyện Đơn thời Bắc Tống đều chủ trương theo Lữ Đồng Tân.
  8. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Đến Trương Bá Đoan (984- 1082) đời Tống Thần Tông, thì Đơn Đạo đã thành thục. Trương Bá Đoan viết quyển Ngộ Chân Thiên và Thiền Tông Thi Kệ cũng chủ trương Minh Tâm Kiến Tính, và cũng chịu ảnh hưởng Tham Đồng Khế. Trương Bá Đoan viết: Nếu muốn kết hợp với chí Đạo, thì phải biết bản tâm mình (Dục thể phù chí Đạo giả, mạc nhược minh hồ bản tâm). Thiền tông gọi Qui Căn phản Bản là trở về với cứu cánh không tịch chi Bản Nguyên.
    Vương Trùng Dương, trong tập Kim Đơn Thi, gọi Qui Nguyên Phản Bản, hay được Kim Đan là: Bản lai Chân Tính viết Kim Đan.
    Ngoài chủ trương Minh Tâm Kiến Tính, còn chủ trương Tĩnh Định. Mà Tĩnh Định thì Thiền Tông gọi là Vô Niệm Hành.
    Các đơn gia chú trọng 2 phương diện: Một là Tu Tính và Tu Mệnh. Có người chủ trương Tu Tính trước, tu mệnh sau; có người chủ trương Tu Mệnh trước, tu Tính sau, có người chủ trương Tính Mệnh Song Tu v.v...
    Hai là Thanh Tu và Song Tu. Người thì chủ trương Âm Dương sẵn có trong con người, cho nên chủ trương Nhất Kỷ Thanh Tu; có người cho rằng Âm Dương riêng rẽ nơi Nam Nữ, nên đề xướng Nam Nữ Song Tu. Những chủ trương sai biệt đó đã chia thành Ngũ Phái ở Trung Hoa (Nam Bắc, Trung, Tây, Đông Phái).
  9. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Nam Tông Phái chỉ những đơn gia theo chân Trương Bá Đoan.
    Phái này chủ trương: Tiên Mệnh, Hậu Tính theo truyền thống nội đan mà luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần hoàn hư, lại thâm cứu Thiền Học, và muốn Liễu Triệt Tính Nguyên.
    Về phương thức Tu Hành lại chia thành Thanh Tu và Song Tu hai phái.
    Thanh Tu là phái của Bạch Ngọc Thiềm (1194-1229). Bach Ngọc Thiềm theo tôn chỉ của Trương Bá Đoan, và giảng Đơn Đạo rõ ràng. Dạy Bế Tức (Nhịn Thở), dạy Tĩnh Định, dạy Vong Tâm, dạy tìm Chân Tâm, Nguyên Tính, và Chân Ý. Dạy dùng Chân Ý luyện hóa Tinh Khí Thần.
    Bạch Ngọc Thiềm dùng một chữ Vong (~) để luyện Tinh Khí Thần. Vong Hình Dưỡng Khí, Vong Khí Dưỡng Thần, Vong Thần Dưỡng Hư. Chia toàn bộ công phu Tu Luyện thành: Thái Thủ, Kết Đơn, Phanh Luyện, Cố Tế, Vũ Hỏa, Văn Hỏa, Mộc Dục, Đơn Sa, Quá Quan, Ôn Dưỡng, Phòng Nguy, Công Phu, ********, Bất Hoàn, Thánh Thai, Cửu Chuyển, Hoán Đỉnh.
  10. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Phái Song Tu là của Lưu Vĩnh Niên và các môn sinh là Ông Bảo Quang, Nhược Nhất Tử, Trần Chí Hư (1290-?) chủ trương Chân Diên phải lấy bên phái nữ, còn các phép tu khác cũng giống Thanh Tu phái.
    Bắc Tông Phái là do Vương Triết (Vương Trùng Dương) sáng lập. Phái của Ông còn có tên là Toàn Chân Phái. Ông có 7 đệ tử, ai cũng có môn phái riêng. Ông chủ trương Tiên Tính Hậu Mệnh, Trừ Tình Khứ Dục, Toát Tâm Thủ Niệm, Minh Tâm Kiến Tính. Bắc Tông chủ trương Thanh Tu, đề xướng xuất gia, khổ hạnh, cấm dục.
    Từ đời nhà Nguyên Bắc Tông dung nhiếp Nam Tông và Lý Học. Cuối đời Minh, thì có Ngũ Thủ Dương (1574-1644), đời Thanh có Lưu Nhất Minh (1734-1821), Mẫn Nhất Đắc (1758-1836) xiển minh đơn đạo một cách rõ ràng.
    Ngũ Thủ Dương viết bộ Tiên Phật Hợp Tông ngữ lục, và bộ Thiên Tiên Chính Lý Trực Luận sáng lập Ngũ Liễu Phái.
    Lưu Nhất Minh là truyền nhân Long Môn Phái đời thứ 11. Mẫn Nhất Đắc cũng là truyền nhân Long Môn Phái đời 11. Ông viết rất nhiều.
    Đầu đời Thanh còn có Vương Thường Nguyệt (1522- 1680), 159 tuổi, cũng thuộc Long Môn Phái, rất nổi tiếng.

Chia sẻ trang này