1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu nhà Tây Sơn

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi VNHL, 10/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung và đích thân cầm quân ra Bắc
    Tại Phú Xuân, ngày 24-11 (tức ngày 21-12-1788 dương lịch), Nguyễn Huệ nhận được tin cấp báo của Ngô Văn Sở do Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết chuyển đạt về. Tình thế mới buộc Nguyễn Huệ cần phải có những quyết định mới, sắc bén, kiên quyết và phù hợp. Tiêu diệt quân Thanh và trừng trị Lê Chiêu Thống là quyết tâm tự nhiên và tất nhiên. Vì đó là cách duy nhất để bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước, cũng là cách duy nhất để bảo vệ thành tựu của phong trào Tây Sơn. Nhưng, đánh quân Thanh, đánh một đội quân xâm lược hùng hậu, đang giương ngọn cờ chính trị giả hiệu là phù Lê diệt Tây Sơn, thi trước hết Nguyễn Huệ phải tạo ra được một ngọn cờ chính trị khác. Vừa đủ sức để tập hợp sức mạnh cũng như trí tuệ của nhân dân, lại vừa đủ sức để loại Lê Chiêu Thống ra khỏi vũ đài chính trị. Xuất phát từ sự phân tích rất chính xác đó, ngay ngày hôm sau, ngàu 25-11 (tức ngày 22-12-1788 dương lịch), tại Núi Bân (thuộc Phú Xuân), Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Trong tờ chiếu lên ngôi, Nguyễn Huệ nói rất rõ:
    ?oTrẫm đã hai lần gây dựng cho họ Lê, thế mà Tự Quân nhà Lê không biết giữ xã tắc, bỏ nước bôn tẩu ở ngoài, sĩ dân Bắc Hà không hướng về họ Lê mà chỉ trông mong vào Trẫm? (theo Quang Trung tức vị chiếu).
    Ai lên ngôi để được hưởng cuộc sống nhung lụa của Đế Vương còn Nguyễn Huệ thì khác hẳn. Với việc lên ngôi này, Nguyễn Huệ đã dũng cảm nhận trước lịch sử sứ mênh cực kì cao cả và vinh quang, đồng thời cũng vô cùng nguy hiểm, đó là lãnh đạo nhân dân quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Cũng với việc lên ngôi này, Nguyễn Huệ là người tuyên bố sự cáo chung của triều Lê và khẳng định mình là người chiu trách nhiệm cao nhất trong việc điều khiển vận mệnh của quốc gia và dân tộc.
    Ngay sau khi làm lễ đăng quang, Nguyên Huệ đã chỉ huy đại quân tiến thẳng ra Bắc. Theo ghi chép của các thư tich cổ, ngày 29-11 (tức 26-12-1788), nghĩa là đúng bốn ngày kể từ khi rời khỏi Phú Xuân, Nguyễn Huệ đã có mặt tại Nghệ An. Đó thực sự là một cuộc hành quân thần tốc rất hiếm thấy trong lịch sử. Đến Nghệ An, Nguyễn Huệ dừng lại 10 ngày để tuyển mộ thêm quân lính. Cũng tại Nghệ An, Nguyễn Huệ đã tổ chức một cuộc duyệt binh lớn, nhằm kiểm tra và biểu dương sức mạnh của quân đội trước khi bước vào cuộc chiến đấu quyết liệt với quân xâm lược Mãn Thanh. Trong cuộc duyệt binh này, Nguyễn Huệ đã dõng dạc tuyên bố:
    ?oQuân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện đang ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao nấy, tất cả đều được phân biệt rõ ràng, Bắc Nam hai phương chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời Hán đến nay, chúng đã bao phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải khắp đất nước ta, cho nên, người mình không ai chịu nổi, đều muốn đánh đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ? Các ngài không nỡ ngồi yên nhìn chúng làm điều tàn bạo, cho nên đã thuận theo lòng người mà dấy binh, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về hẳn phương Bắc?.
    ??oLợi hại và được thua đều là chuyện cũ rành rành của các trièu đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta mà đặt thành quận huyện của chúng, không biết trông gương các đời Tống, Nguyên và Minh thuở xưa, vì thế, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng? (Hoàng Lê nhất thống chí).
    Để kích thích thêm tính chủ quan vốn có của Tôn Sĩ Nghị, từ Nghệ An, Nguyễn Huệ ?osai người ruổi ngựa chạy gấp ra, đưa thư xin đầu hàng Tôn Sĩ Nghị, lời lẽ trong thư rất nhũn nhặn, khiêm tốn? (theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục).
    Sau lễ duyệt binh ở Nghệ An, Nguyễn Huệ cho quân tiến gấp ra Thanh Hóa. Đến Thọ Hạc (nay thuộc thị xã Thanh Hóa), Nguyễn Huệ lại long trọng tổ chức lễ thệ sư (lễ tế cờ và thề trước lúc xuất quân). Tại đại lễ thệ sư này, Nguyễn Huệ tuyên bố:
    ?oBớ chư quân! Phàm ai bằng lòng chiến đấu thì hãy vì ta giết sạch quân giặc. Nếu ai không muốn thì hãy xem ta giết vài vạn tên trong một trận, đó không phải là chuyện hiếm lạ đâu?.
    Cũng trong đại lễ thệ sư ở thọ Hạc, Nguyễn Huệ đã trịnh trọng đọc lời đanh thép của mình trước tướng sĩ và ba quân:
    ?oĐánh cho để dài tóc,
    Đánh cho để đen răng.
    Đánh cho chúng chích luân bất phản,
    Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn,
    Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ?
    Hai câu đầu nói lên quyết tâm đánh giặc để bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân. Hai câu tiếp theo nói quyết tâm đánh giặc, đánh chó không còn mảnh giáp. Và câu cuối cùng là đánh cho chúng biết rằng nước Nam anh hùng đã có chủ.
    Sách xưa mô tả rằng: ?oNguyễn Huệ vừa dứt lời, chư quân dạ ra như sấm, rung động cả hang núi, trời đất như muốn đổi màu. Thế rồi chiêng trống khua vang, quân sĩ tiến gấp ra Bắc?
    Ngày 20-12-1788 (tức 15-1-1789 dương lịch), Nguyễn Huệ đến Tam Điệp và Biện Sơn. Tại Tam Điệp và Biện Sơn, Nguyễn Huệ đã có bốn quyết định rất quan trọng.
    Một là tuyên bố với các tướng lĩnh và văn thần rằng chủ trương của bộ chỉ huy Tây Sơn ở Bắc Hà trước đó về việc tạm lui quân về Tam Điệp và Biện Sơn là hoàn toàn đúng đắn. Lời tuyên bố này có ý nghĩa rất lớn, bởi qua đó, Nguyễn Huệ đã củng cố thêm sự nhất trí ngày càng cao trong nội bộ của mình.
    Hai là truyền hịch đi khắp các địa phương, kể tội Tôn Sĩ Nghị, lên án quân xâm lược Mãn Thanh, nhằm kích thích lòng yêu nước và chí căm thù giặc của nhân dân.
    Ba là tổ chức khao quân, đồng thời tuyên bố rằng: ?oNay hãy làm lễ ăn tết Nguyên Đán trước, đợi đến mồng 7 tháng giêng vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lấy lời ta nói xem có đúng như vậy không? (theo Đại Nam chính biên liệt truyện).
    Bốn là chia quân làm năm đạo, đồng thời tấn công vào giặc từ năm mũi khác nhau:
    +Đạo thứ nhất là đạo chủ lực, do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy. gồm đủ cả bộ binh, tượng binh và kị binh, được trang bị đầy đủ nhất. Cùng tham gia chỉ huy đạo quân này với nguyễn Huệ còn có Đại tư Mã Ngô Văn Sở, Nội Hầu Phan Văn Lân, Hám Hổ Hầu (tức Chiêu Viễn Tướng Quân). Đạo quân này đánh thẳng vào phía nam kinh thành Thăng Long, nơi tập trung lực lượng chủ lực của quân Thanh.
    +Đạo thứ hai cũng gồm đủ cả bộ-tượng-kị binh, do Đô Đốc Đặng Tiến Đông chỉ huy. Đạo này có nhiệm vụ đánh vào khu vực đóng quân của Sầm Nghi Đống ở Đống Đa sau đó thì tràn vào Thăng Long, đánh vào đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị.
    +Đạo quân thứ ba do Đô Đốc Bảo chỉ huy, gồm kị binh và tượng binh. Đội tượng binh trong đạo quân này rất mạnh, khả năng cơ động rất cao. Đạo này có nhiệm vụ đánh vào phía tây nam của đồn Ngọc Hồi. Với nhiệm vụ này, đạo quân thứ ba chính là lực lượng kết hợp quan trong nhất đối với đạo chủ lực do Nguyên Huệ chỉ huy trong trận tấn công vào Ngọc Hồi.
    +Đạo quân thứ tư gồm chủ yếu là thủy binh do Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy, có nhiệm vụ vượt biển, tiến vào Hải Dương để tiêu diệt thuỷ binh của giặc tại đây. Sau đó tiến vào Thăng Long, tấn công dinh trại của quan Thanh dọc hai bên bờ sông Nhị.
    +Đạo quân thứ năm cũng chủ yếu là thuỷ binh, do Đô Đốc Lộc chỉ huy, vượt biển để tiến ra khu vực sông Lục Đầu. Nếu chiến trận xảy ra ở Thăng Long mà gay go thì đây chính đạo quân bất ngờ đánh từ phía sau đánh lại. Nếu quân Thanh ở Thăng Long mà nhanh chóng thất bại thì đây chính là đạo quân có nhiệm vụ chặn đường rút lui của chúng.
    Nhìn tổng quát, kế hoạch của Nguyễn Huệ là kế hoạch tấn công vũ bão, dồn đối phương vào thế bị bao vây và tiêu diệt không cách gì chỗng đỡ nổi. Khác với trận Rạch Gầm-Xoài Mút diễn ra vào năm 1785, trong trận này, lực lượng chủ yếu của Tay Sơn không phải là thủy binh mà là bộ binh và tượng binh.
    Còn tiếp
    ----------------------------------
    ?oLàm cho dân có ăn
    Làm cho dân có mặc
    Làm cho dân có chỗ ở
    Làm cho dân được học hành?
    Hồ Chí Minh
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trận Ngọc Hồi-Đống Đa
    Đêm 30 Tết, đại quân của Nguyễn Huệ bắt đầu vượt Gián Khẩu (nơi hai sông Sinh Quyết và Đồng Minh gặp nhau trước khi đổ ra Ngã Ba Non Nước, Ninh Bình) và bất ngờ tấn công vào dinh trại của quân Lê Chiêu Thống ở vòng ngoài. Bấy giờ, quân của Lê Chiêu Thống gần như đã bị buộc phải canh giữ từ xa để quân sĩ của Tôn Sĩ Nghị có thể yên tâm nghỉ ngơi và ăn tết. Vừa giáp chiến, quân của Lê Chiêu Thống đã đại bại và bỏ chạy thục mạng. Nguyễn Huệ ra lệnh cho tướng sĩ của mình truy kích đến cùng, quyết không để một tên nào thoát được.
    Từ xa, vừa thoáng thấy quân Tây Sơn, những tên lính do thám của Tôn Sĩ Nghị cũng đã vội vã tháo chạy. Nhưng tất cả bọn chúng đã không sao thoát khỏi cuộc truy nã thần tốc của quân Tây Sơn. Khi Nguyễn Huệ tiến đến tận Phú Xuyên, tức là chỉ còn cách Thăng Long hơn ba chục cây số, Tôn Sĩ Nghị và tướng sĩ dưới quyền vẫn chưa hề hay biết gì. Nguyễn Huệ quyết định phải triệt để lợi dụng yếu tố bất ngờ này để tổ chức những trận đánh đầu tiên vào các đồn luỹ quan trọng nhất của quân Thanh.
    Đêm mùng ba Tết Kỉ Dậu (tức ngày 28-1-1789 dương lịch), Nguyễn Huệ cho quan bí mật bao vây đồn Hà Hồi (nay thuộc xã Hồng Phong, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Đây là đồn nằm chắn ngang đường từ phía Nam ra Thăng Long. Phá được đồn Hà Hồi cũng có nghĩa là phá được vị trí tiền tiêu quan trọng nhất, phá được cánh cửa bảo vệ mặt nam của Thăng Long. Sau khi đã bí mật bao vây xong đồn Hà Hồi, Nguyễn Huệ cho bắc loa gọi hàng. Tiếng loa vừa dứt, quân sĩ của Nguyễn Huệ liền đồng thanh cất tiếng dạ nhiều lần, chợt nghe cứ tưởng là có đến hàng vạn người đã khép kín vòng vây dày đặc ở bốn bên. Quân Thanh trong đồn Hà Hồi rụng rời hồn vía, lập tức kéo nhau ra xin hàng (theo Hoàng Lê nhất thống chí). Đồn Hà Hồi bị tiêu diêt vừa nhanh, vừa gọn. Nguyễn Huệ thu được không biết bao nhiêu là lương thực, thực phẩm, vũ khí và các chiến lợi phẩm khác. Sau thắng lợi của trận Hà Hồi, Nguyễn Huệ đóng quân tại cánh đồng Cung (cũng thuộc xã Hồng Phong, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây) và tại đây, một kế hoạch tấn công vào Ngọc Hồi đã nhanh chóng được vạch ra.
    Tuy cùng án ngữ đường vào Thăng Long, song Ngọc Hồi có vị trí quan trọng hơn hẳn đồn Hà Hồi. Đồn Ngọc Hồi (nay thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây) chỉ cách Thăng Long hơn mười cây số. Tại đây, lực lượng quân Thanh rất đông, vũ khí rất đầy đủ và lương thực cũng rất dồi dào. Chỉ huy quân Thanh ở Ngọc Hồi là Đế Đốc Hứa Thế Hanh-Phó tướng của một trong ba đạo quân lớn do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy. Và điều quan trọng hơn nữa là quân Thanh trong đồn Ngọc Hồi đã biết đồn Hà Hồi thất thủ, yếu tố bất ngờ tấn công của quân Tây Sơn đến đây không còn nữa. Cũng khác với Hà Hồi, đồn Ngọc Hồi rất kiên cố. Nhìn tổng thể, đồn Ngọc Hồi gồm có ba lớp khác nhau. Ngoài cùng là bãi chướng ngại vật, gồm cạm bẫy, chông sắt và cả địa lôi (theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục). Đó là chưa kể ao Thọ Anh ở phía đông nam cũng có giá trị như một bãi chướng ngại vật tự nhiên rất lợi hại. Nếu tính từ ngoài vào, sau bãi chướng ngại vật là chiến luỹ và trong chiến lũy là dinh trại của quân Thanh. Theo ghi chép của một số thư tịch cổ, chúng ta có thể ước đoán tổng số quân Thanh trong đồn Ngọc Hồi vào khoảng vài ba vạn quân (theo Hoàng Lê nhất thống chí). Cùng tham gia chỉ huy quân Thanh ở đồn Ngọc Hồi, dưới trướng của Đề Đốc Hứa Thế Hanh còn có một loạt các tướng lĩnh cao cấp khác, đó là:
    -Tổng Binh Thượng Duy Thăng
    -Tổng Binh Khánh Thành
    -Tổng Binh Trương Triều Long
    -Tổng Binh Lý Hóa Long
    Bản thân việc tập trung quân số đông và những tướng lĩnh cao cấp này cũng đã đủ để khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của Ngọc Hồi. Đó là chưa nói rằng, ngay sau khi nhận được tin đồn Hà Hồi thất thủ, Tôn Sĩ Nghị còn điều động thêm một loạt quân, do Tổng Binh Thang Hùng Nghiệp chỉ huy, đến để tăng cường cho Ngọc Hồi. Tóm lại, Ngọc Hồi có giá trị như một cánh cửa sắt che chở cho Tôn Sĩ Nghị.
    Về phần mình, Nguyễn Huệ đã cho đại binh áp sát đồn Ngọc Hồi nhưng chưa đánh ngay. Nếu Nguyễn Huệ bình tĩnh bao nhiêu thì quân Thanh lại luôn ở trong tình trạng căng thẳng bấy nhiêu. Ngay trong đêm mùng ba Tết Kỉ Dậu, quan Thanh đã liên tục báo động. Chúng mệt mỏi chờ đợi suốt một phần của đêm mồng ba, cả ngày mùng bốn và cả đêm mùng bốn nữa. Mãi đến sáng mùng năm Tết, cuộc tấn công của Nguyễn Huệ vào đồn Ngọc Hồi mới bắt đầu. Tham gia trận đánh này, lực lượng của Tây Sơn gồm có:
    -Toàn bộ đạo quân do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy
    -Toàn bộ đạo quân do Đô Dốc bảo chỉ huy.
    Dân gian vùng Thường Tín có truyền thuyết rằng: khuya mùng 4 Tết, Nguyễn Huệ hạ lệnh cho quân sĩ phải ăn thật no, ăn xong thì bỏ hết dụng cụ nấu nướng và lương thực lại, hẹn đến trưa mùng năm Tết thì vào ăn trong đồn Ngọc Hồi. Khi xuất trận, toàn quân Tây Sơn giương cờ đỏ, quân sĩ thắt khăn đổ còn Nguyễn Huệ thì thắt khăn vàng.
    Bấy giờ, Tôn Sĩ Nghị vừa nghe tin Hà Hồi thất thủ, chưa kịp nghĩ cách ứng phó gì đã nghe tin cấp báo của Ngọc Hồi. Sử cũ mô tả rằng, quân sĩ của Tôn Sĩ Nghị thì thán phục mà nói với nhau: ?oTướng Tây Sơn như trên trời rơi xuống, quân Tây Sơn như dưới đất chui lên?, còn bản thân Tôn Sĩ Nghị thì rút kiếm chém xuống đất và nói: ?oThần tốc, thật là thần tốc!? (theo Hoàng Lê nhất thống chí). Ngay sau đó, Tôn Sĩ Nghị điều ngay một đội kị binh thân cận của mình đến và giao nhiệm vụ thông tin thường xuyên giữa Ngọc Hồi với đại bản doanh.
    Cuộc tấn công vào Ngọc Hồi của quân đội Tây Sơn được mở đầu bằng cuộc xuất trận của hơn một trăm voi chiến. Ngoài ra, tượng binh của Tây Sơn còn được trang bị thêm cả hỏa hổ, súng tay (khổng hiểu có phải là súng của phương Tây?) và giáo mác, cung nỏ? Đề Đốc Hứa Thế Hanh hạ lệnh cho đơn vị kị binh mạnh nhất của chúng ở Ngọc Hồi ra nghênh chiến. Nhưng, vừa thoáng thấy voi chiến, ngựa của đối phương đã ?ohốt hoảng hí lên rồi chạy ***g trở lai, giẫm đạp lên nhau? (theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục). Giặc chui vào đồn, nã đại bác vào quân Tây Sơn rất dữ dội nhưng vẫn không sao lay chuyển được thế trận của Tây Sơn. Đợt tấn công thứ nhất tạm kết thúc với thất bại bước đầu của quân Thanh.
    Cũng ngay trong buổi sáng mùng 5 Tết (tức ngày 30-1-1789) Nguyễn Huệ tổ chức đợt tấn công thứ hai vào Ngọc Hồi. Đợt này cũng được mở đầu bằng cuộc xông trận của voi chiến nhưng khác với đợt thứ nhất. Ở đợt thứ hai này, voi chiến đóng vai trò mở đường cho quân cảm tử tràn lên. Theo mô tả của Hoàng Lê nhất thống chí thì cữ mỗi tốp có 30 người. Mười người thì dắt đoản đao bên hông, cùng nhau khiêng một tấn bảng lớn, phía ngoài có cuốn rơm tẩm bùn để chặn mũi tên giặc. Hai mươi người còn lại thì núp phía sau tấm ván che nói trên rồi nhất loạt cùng tiến. Số quân cảm tử của Nguyễn Huệ tham gia tấn công đồn Ngọc Hồi đợt thứ hai này gồm chừng 600 người (20 tốp). Đáp lại, quân Thanh liên tục nã đại bác và phun hỏa mù ra, khiến cho ?okhói lửa mù trời, gần nhau trong gang tấc mà cũng chẳng thấy gì cả? (theo Hoàng Lê nhất thống chí). Tiến ngay sau voi chiến và quân cảm tử, đại binh của Tây Sơn cũng rầm rộ tràn vào. Những bó rơm lớn được dùng làm tấm đỡ, kẻ trước người sau đều liều chết mà đánh (theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục). Luỹ Ngọc Hồi bị phá và Nguyễn Huệ dẫn đại binh đánh thằng vào dinh trại giặc. Đồn Ngõ Hồi tan tành. Giặc chết chồng chất lên nhau (theo Hoàng Lê nhất thống chí). Tổng chỉ huy quân Thanh ở đồn Ngọc Hồi là Hứa Thế Hanh cùng với Tổng Binh Thượng Duy Thăng bị giết tại trận.
    Quân Thanh sống sót ở đồn Ngọc Hồi chạy thục mạng về Thăng Long nhưng vừa đến Yên Duyên (nay thuộc thôn Sở Hạ, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây) thì lập tức bị một đạo quân Tây Sơn đã được Nguyễn Huệ bố trí mai phục sẵn, đánh cho toé khói. Số sống sót liều chết tìm đường chạy nhanh về Thăng Long, đến Đàm Mực (nay thuộc xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nôi) thì gặp quân mai phục do Đô Đốc Bảo bố trí sẵn. Và, một trận đánh nữa đã diễn ra tại đây. Toàn bộ quân giặc chạy đến vùng Đầm Mực đều bị giết hoặc bị bắt sống. Như vậy là chỉ với một buổi sáng, quân Tây Sơn đã đập tan đồn Ngọc Hồi, mở tung cánh cả sắt che chở mặt nam kinh thành Thăng Long để rồi nhanh chóng tiến thẳng vào sào huyệt của giặc. Đây là trận phối hợp tuyệt vời giữa tượng binh và bộ binh, đây cũng là trận kết hợp chặt chẽ giữa tấn công trực diện với bí mật bao vây và tiêu diệt. Đè bẹp lực lượng quân Thanh ở đồn Ngọc Hồi cũng có nghĩa là Tây Sơn bắt đầu nắm được phần đại thắng ở trong tay.
    Đồng thời với cuộc tấn công vào đồn Ngọc Hồi, đạo quân do Đô Đốc Đặng Tioến Đông chỉ huy cũng đánh mạnh vào Đống Đa. Chỉ huy quân Thanh ở Đống Đa là Sầm Nghi Đống. So với những tướng lĩnh cao cấp dưới trướng khác của Tôn Sĩ Nghị thì Sầm Nghi Đống kém cỏi hơn cả. Quân do tướng Sầm Nghi Đống chỉ huy cũng chủ yếu là quân ô hợp nhưng chúng lại đóng giữ ở một vị trí thuận lợi, lại ở ngay cửa dẫn vào Thăng Long (đó là cửa ô Thịnh Quang, hay Thịnh Hào, nay là Ô Chợ Dừa thuộc quận Đống Đa, Hà Nội). Tổ chức tấn công vào Đống Đã không đơn giản chút nào cả. Tương ntự như đồn Ngọc Hồi, quân Tây Sơn đánh vào Đống Đa do Đô Đốc Đặng Tiến Đông chỉ huy chủ yếu là bộ binh và tượng binh. Quân số Tây Sơn tuy không đôn nhưng rất tinh nhuệ. Vào khoảng cuối cánh tư (khoảng gần 3 giờ sáng) đêm mùng 5 Tết, cuộc tấn công vào Đống Đa bắt đầu. Chỉ trong chốc lát, hàng ngàn quân Thanh đã bị tiêu diệt. Sầm nghi Đống hốt hoảng chui vào đồn cố thủ để chờ viện binh. Đúng lúc đó, nhân dân các địa phương ở xung quanh đã lấy rơm rạ bên thành con cúi (người xưa thường dùng rơm rạ bệnh lại thành từng đoạn dài ngắn khác nhau để dùng vào việc xin lửa khi nhà chẳng may không còn lửa. Những đoạn rơm rạ như thế gọi là con cúi), châm lửa vào, cầm lên rồi vừa đi vừa múa. Khi ấy, sương mù còn dày đặc, xa trông những con cúi đã châm lửa ấy chẳng khác gì rồng lửa. Vì thế, gọi là hỏa long trận. Tuyệt vọng vì biết không thể nào chống được nổi, Sầm Nghi Đống cũng tự sát theo chủ (theo Khâm đinh Việt sử thông giám cương mục). Đống Đa bị hạ, đường tiến thẳng vào đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị đã thênh thang.
    Bấy giờ, Tốn Sĩ Nghị liên tiếp nhận được tin bại trận từ khắp nơi truyền về, chưa kịp nghĩ cách đối thì đã thấy bốn bề lấp loáng hoả long trận và những đơn vị đầu tiên của quân Tây Sơn xông vào. ?oNgựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn binh kị binh của mình mà chay thục mạng? (theo Hoàng Lê nhất thống chí), đó là hình ảnh thảm hại của Tôn Sĩ Nghị. Quân Thanh thấy chủ tướng chạy thì cũng tranh nhau tìm đường chạy theo. ?oChúng tranh nhau qua cầu để sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống nước chết không biết bao nhiêu mà kể? (theo Hoàng Lê nhất thống chí). Sợ quân Tây Sơn cũng sẽ dùng cầu phao mà vượt sông truy đuổi, Tôn Sĩ Nghị đã hạ lênh chặt đứt cầu phao. Hành động tàn ác đó đã khiến cho hạng vạn quân lính của Tôn Sĩ Nghị bị chết đuối, ?onước sông Nhị vì thế mà tắc nghẽn, không chảy được? (theo Hoàng Lê nhất thống chí). Số quân Thanh còn kẹt lại ở bờ Nam thì đi cướp thuyền của dân mà sang bờ Bắc nhưng quân đông mà thuyền ít, chúng tranh giành nhau, chém giết nhau khiến thuyền chìm, người chết. Và đúng lúc chúng đang hoảng sợ đến tột độ thì quân Tây Sơn tới. Tất cả đều bị giết hoặc bị bắt làm tù binh. Đó thực sự là một ngày thảm hại. Về sau, ngày thảm hại này được Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái khái quát bằng 4 câu thơ Nôm (phiên âm) như sau:
    Vua Lê khi ấy vội vàng,
    Cùng Tôn Sĩ Nghị sang đàng Bắc Kinh.
    Qua sông lại sợ truy binh,
    Phù kiều (cầu phao) chặt đứt, quân mình thác oan. (Theo Đai Nam quốc sử diễn ca)
    Khi đã qua được sông Hồng, chúng cứ ngỡ là có thể yên tâm chạy một mach về China, chăng dè, chưa kịp hoàn hồn thì đã bị quân Tây Sơn do Đô Đốc Lộc chỉ huy đánh cho mấy trận kinh hoàng nữa. Rất tiếc cho Tây Sơn và cũng rất may cho tàn quân của Tôn Sĩ Nghị, ấy là do gặp bão, đạo quân do Đô Đốc Lộc chỉ huy đến có phần chậm hơn so với kế hoạch đã định, vì thế, không kịp bố trí để có thể bịt kín mọi ngả thoát của quân Thanh.
    Đạo thuỷ binh nhỏ của quân Thanh đóng ở Hải Dương cũng bị tiêu diệt gọn. Đáng được coi là may mắn hơn cả có lẽ là đạo quân Thanh do Ô Đại Kinh chỉ huy. Hắn tiến rất chậm, dó đó, khi mới đến Sơn Tây, chưa kịp ổn định nơi đóng quân thì đã nghe tin Tôn Sĩ Nghị đại bại. Từ Sơn Tây, Ô Đại Kinh lập tức cho quân chạy về China. Nhưng, đạo quân này cũng bị các đội dân binh Tuyên Quang đánh cho tơi bời, khiến đội ngũ bị rối loạn, thất lạc và không liên hệ được với nhau.
    Ý chí xâm lược của nhà Thanh đối với nước ta trao gửi vài 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy đều đã bị đè bẹp hoàn toàn. Ngọc Hồi-Đống Đa đi vào lịch sử dân tộc với ý nghĩa là tên gọi trận đánh hào hùng của dân tộc trong chống xâm lược. Sau Ngọc Hồi-Đống Đa, Lê chiêu Thống buộc phải sống lưu vong tủi nhục trên đất China để rồi chết ở đó vào tháng 10-1793, khi vừa mới 28 tuổi. Cũng sau Ngọc Hồi-Đống Đa, nhà Thanh buộc phải thừa nhận ngôi vị và chính quyền của Quang Trung Nguyễn Huệ.
    Còn tiếp
    -------------------------------------
    "Làm cho dân có ăn
    Làm cho dân có mặc
    Làm cho dân có chỗ ở
    Làm cho dân được học hành"
    Hồ Chí Minh
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3

    Quang Trung-Hoàng Đế của những cải cách tích cực và táo bạo
    Khi quân Thanh và bè lũ Lê Chiêu Thống đã bị quét sạch khỏi bờ cõi, cơ đồ mà Quang Trung Nguyễn Huệ tiếp nhận được chỉ là sự điêu tàn và đổ nát. Với cương vị là Hoàng Đế, Quang Trung đã ban hành một loạt những biện pháp nhằm nhanh chóng giải quyết những khó khăn chồng chất của đất nước đương thời.
    Trước hết, Quang Trung tìm cách thiết lập mối quan hệ bang giao hữu hảo với nhà Thanh, tránh họa binh đao lâu dài cho nhân dân hai nước. Việc này, Quang Trung đã chuẩn bị ngay từ khi mới đến Tam Điệp và Biện Sơn. Sử cũ chép:
    ?oLần này ta đích thân cầm quân, kế sách tiến đánh đều đã có sẵn, chẳng qua chỉ độ mười ngày là đánh đuổi được quân Thanh. Nhưng, chúng là nước lớn gấp mời nước mình, sau khi bại trận thì ắt lấy làm xấu hổ nên lo đánh báo thù, thế thì việc binh đao sẽ chẳng biết bao giờ dứt, ta thật không nỡ vì như thế là không may cho dân. Vậy, khi ấy chỉ có người khéo nói mới mong dập tắt được binh đao. Ta thấy việc này, ngoài Ngô Thì Nhậm ra, chẳng ai làm được? (theo Hoàng Lê nhất thống chí).
    Quả y như rằng, sau chiến thắng, Ngô Thì Nhậm và em rể là Phan Huy Ích được Quang Trung giao trách nhiệm thực hiện những hoạt động nhằm thiết lập mối quan hệ bang giao hữu hảo với nhà Thanh. Chủ trương của Quang Trung là phải thật mềm mỏng nhưng cũng phải thật kiên quyết. Mềm mỏng là mềm mỏng trong sách lược, trong từng bước đi cụ thể, còn kiên quyết là kiên quyết trong mục tiêu bảo vệ đến cùng nền độc lập và chủ quyền mà cả dân tộc ra phải đổi không biết bao nhiêu xương máu mới giành lại được. Và, Quang Trung đã thành công. Đã có người nhầm lẫn rằng Quang Trung phải sang chầu vua Càn Long. Thực ra, người sang chầu Càn Long chỉ là giả vương (người đóng giả Quang Trung), tên là Phạm Quang Trị. Điều này, chính nhà Thanh cũng biết nhưng cũng đành ngậm bồn hòn làm ngọt thôi.
    Đối với bọn phản loạn ngoan cố, Quang Trung thẳng tay trừng trị. Bấy giờ, lực lượng phản loạn đáng kể hơn cả vẫn là lực lượng do Lê Duy Chỉ (em ruột Lê Chiêu Thống) cầm đầu. Năm 1790, Lê Duy Chỉ đã tạo ra một mối liên minh nguy hiểm, gồm có Lê Chuy Chỉ ở Cao Bằng, quân Xiêm và quân Lào ở phía tây, quân Nguyễn Ánh ở phía nam. Năm 1791, quân Tây Sơn do Trần Quang Diệu chỉ huy đã tràn sang Lào, đánh tan và truy đuổi quân Xiêm đến biên giới Xiêm.
    Khi ấy, vùng đất do Quang Trung quản lí gồm từ Bến Ván (Quảng Nam ) trở ra cho đến hết miền Bắc. Trên dải đất đó, lúc đầu Quang Trung đóng đô tại Phú Xuân (Huế ngày nay) nhưng về sau, Quang Trung đã chọn đất định đô mới cho triều đại của mình tại Nghệ An. Đó là Phượng Hoàng Trung Đô. Rất tiếc là Phương Hoàng Trung Đô đang kiến thiết dở dang thì Quang Trung qua đời.
    Trong khoảng từ năm 1789 đến 1792, Quang Trung đã ban hành nhiều chính sách lớn, tạo ra được những ảnh hưởng rất tốt đẹp. Ngay đầu năm 1789, Quang Trung đã ban hành Chiếu khuyến nông với những nội dung rất cụ thể như sau: kêu gọi nhân dân tích cực sản xuất, không được bỏ ruộng hoang, người đi phiêu tán phải trở về quê cũ, v.v? Quang Trung trọng nông (coi trọng sản xuất nông nghiệp) nhưng không ức thương (ức chế sự phát triển thương mại). Đó là điểm độc đáo trong chính sách kinh tế của Quang Trung, Và, cũng dưới thời Quang Trung, các ngành kinh tế thủ công nghiệp đều có cơ hội để phát triển.
    Trong văn hóa, Quang Trung đặc biệt coi trọng việc học. Đầu năm 1789, với Chiếu lập học, Quang Trung đã thể hiện khá rõ hoài bão lớn của mình về việc mở mang nền giáo dục. Đặc biệt, Quang Trung rất đề cao chữ Nôm, muốn biến chữ Nôm thành chữ viết chính thức của nước nhà. Chính Quang Trung đã quyết định thành lập viện Sùng Chính (cơ quan chuyên trách về giáo dục của triều đình, đồng thời cũng là cơ quan chuyên trách lo phiên dịch các sách chữ Hán ra chữ nôm).
    Tuy bận rộn với ngổn ngang công việc, nhưng Quang Trung vẫn không quên lưu tâm đến hoạt động của tôn giáo, đến sự có mặt của các giáo sĩ phương Tây ở nước ta. Nhìn chung, thái độ của Quang Ttrung là rất chân thành.
    Sau khi tình hình trong vùng đất do Quang Trung quản lí đã tương đối ổn định, Quang Trung quyết định dốc lực lượng đánh trận cuối cùng vói Nguyễn Ánh. Bấy giờ, Nguyễn Lữ đã mất, Nguyễn Nhạc thì cầu an, tự mãn? chỉ có Quang Trung mới có thể đảm nhận được trọng trách này. Đằng sau Nguyễn Ánh lúc này còn cao cả thực dân phương Tây và quan trọng hơn, Nguyên Ánh đã chiếm lại được Gia Định, biến Gia Định thành một sào huyệt kiên cố và nguy hiểm. Trước khi xuất quân, ngày 10 tháng 7 (tức ngày 27-8-1792 dương lịch), Quang Trung đã truyền hịch để nhân dân cùng quan lại hai phủ Quy Nhơn và Quảng Ngãi. Nhưng, rất tiếc là khi công việc chuẩn bị đang được tiến hành một cách khẩn trương và thuận lợi thì đêm 29 ?"7 (tức 16-9-1792 dương lịch), Quang Trung đột ngột qua đời. Năm đó, Quang Trung vừa 39 tuổi.
    Một cuộc đời chỉ có 39 tuổi nhưng Quang Trung đã có 20 năm tả xung hữu đột, 20 năm đánh Nam dẹp Bắc, khiến cho thù trong phải bạt vía, giặc ngoài phải kinh hồn. Vị anh hùng kiệt xuất này ra đi, để lại cả một sự nghiệp lớn đang dở dang, để lại niềm kính trọng và thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ nhân dân yêu nước.
    Nối ngôi Quang Trung là Quang Toản. Khi lên nối ngôi, Quang Toản mới được tròn 10 tuổi. Bấy giờ, đất nước đang chồng chất những khó khăn mà Quang Toản thì quá nhỏ, không đủ năng lực và uy tín để điều khiển triều chính, đã thế nội bộ triều đình lại mất đoàn kết ngày càng nặng và chính điều này đã vô tình tạo cơ hội tốt cho Nguyễn Ánh tổ chức phản công. Tháng 10-1802, Quang Toản bị Nguyễn Ánh giết.
    -------------------------------------
    "Làm cho dân có ăn
    Làm cho dân có mặc
    Làm cho dân có chỗ ở
    Làm cho dân được học hành"
    Hồ Chí Minh
  4. hotnews

    hotnews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Thôi dể tôi bổ sung thêm cho bạn NGUOINGUON vậy
    ........về sau này khi vua Quang Trung qua dời thì Nguyễn Ánh dả giết chết các con của vua Quang Trung và lên ngôi sau dó Nguyển Ánh dã ra lệnh cho binh lính dào mộ của Quang Trung và Ngọc Hân lên lấy bộ xương cốt tạo thành hình nộm người và cho vào trong cái bể rồi ra lệnh cho lính đái vào ,còn sọ của vua Quang Trung dem giam ở trong ngục phủ Thùa thiên..
    Nhưng sự dời nhiều lắm trớ trêu Nguyễn Ánh và Quang Trung là 2 kẻ thù kg dội trời chung như vậy mà 2 ổng lại là anh em cột chèo mới lạ chứ .Quang Trung thì cưới Ngọc Hân còn Nguyển Ánh lại cưới công chúa Ngọc Bình (em gái của Ngọc Hận) ôi! thế thái nhân tình.....sao mà lắm ngổn ngan
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Theo tôi chuyện Gia Long làm vậy với Nguyễn Huệ thì có thể lắm, nhưng với Ngọc Hân thì không. Lý do là Gia Long đâu có điên gì mà đi hạ nhục một người dòng dõi vua Lê??!!!!!!!
    Về mặt chính trị như thế là thất sách vô cùng.
  6. dukooon

    dukooon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Trong chủ đề này chưa có ai viết chi tiết về đoạn kết của nhà Tây Sơn, vừa rồi
    vài bạn có nhắc đến, vậy Du côn xin được viết về giai đoạn rất đáng chú ý này.
    Tóm lược về giao tranh giữa Nguyễn Vương và nhà Tây Sơn
    Nguyễn Vương phúc Ánh ( còn có tên húy là Noãn hay Chủng ) lên ngôi vào tháng Giêng năm Canh Tý (1780) dung ấn ?oNguyễn chúa vĩnh trấn chỉ bảo?.
    Tháng ba năm Nhâm Dần ( 1783) Long Nhương Tướng quân Nguyễn Huệ đánh vào cửa Cần Giờ, thủy quân Tây Sơn đại thắng . An Hòa Hầu Mạn Hòe ( Mansuel, nguời Pháp) phải tự đốt tầu mà chết. Đạo quân hòa nghĩa của Trần Công Chương cũng thua tan, vua Thái Đức nhà Tây Sơn truyền lệnh làm cỏ bọn hoa thương đến hơn 10 000 nguời.
    Tháng 8 năm này, Nguyễn Vương sau khi đánh ra Phú Quốc được Châu Văn Tiếp đem binh từ Phú yên vào ứng cứu, lấy được Gia Định rước về.
    Năm Quí Mão ( 1784) , Long Nhương tướng quân lạị cùng Nguyễn Lữ đánh vào Gia Định. Nguyễn Vương thua chạy ra Hà Tiên rồi qua Xiêm cầu viện.
    Năm Giáp Thìn, tháng Chạp, quân Xiêm bị Nguyễn Huệ đánh tan ở Rạch gầm, Xoài Mút phía bắc Mỹ Tho, Nguyễn Vương lại phải chạy sang Xiêm.
    Từ năm 1984 đến 1987, Nguyễn Vương liên tục cầu viện ngoại quốc tuy nhiên kết quả đạt được cũng không đáng kể.
    Nguyễn Vương tiến những bước đầu tiên, Phạm Văn Tham tử thủ đất Gia Định
    Tháng 7 năm 1787, Nguyễn Vương đem quân về đóng trong vịnh Hà Tiên, được Hỷ Hà Văn trong Bạch Liên giáo và Chưởng Cơ bên Tây Sơn là Nguyễn Văn Trương đem quân cùng chiến thuyền quy phục.
    Tháng 9, Nguyễn Vương đem quân vào cửa Cần Giờ, thanh thế rất to, Đông Định Vương Nguyễn Lữ sợ hãi,giao việc giữ thành cho Phạm Văn Tham, còn bản than thì rút về đóng ở Lương Phụ thuộc trấn Biên Hòa.
    Nguyễn Vương dùng kế ly gián vua tôi Tây Sơn. Mạo danh vua Thái Đức, Nguyễn Vương làm một bức thư gửi cho Đông Định Vương, bảo giết Phạm Văn Tham rồi cố tình cho ngưòi đưa thư đưa lầm vào dinh Phạm Văn Tham. Đồng thời lại cho gián điệp phao rầm lên rằng Phạm văn Tham đã quy hàng chúa Nguyễn.
    Đông Định Vương nghe tin ấy,sinh lòng nghi ngờ. Phạm Văn Tham nhận được bức thư giả, kéo binh về Lương Phụ định phân trần sau trước , e đó là kế của bên địch chăng ? Đông Định Vương tưởng Phạm văn Tham kéo binh về bắt mình vội vàng đem thủ hạ thân tín chạy tuốt về Quy Nhơn.
    Để chứng tỏ lòng trung nghĩa, Phạm văn Tham đem quân về Gia Định dốc sức đánh phá Nguyễn Vương. Nguyễn Vương buộc phảI lui quân về Long Xuyên.
    Tháng 4 năm Mậu Thân ( 1788) Thủ lĩnh quân Đông Sơn ở Gò Công là Võ Tánh đem thuộc hạ đến quy phục Nguyễn Vương. Cái tên Đông Sơn cũng là để thể hiện cái ý chí một mất một còn với nhà Tây Sơn.
    Nguyễn Vương được Võ Tánh theo về mừng lắm, phong làm khâm sai lại gả them cho một quận chúa.
    Tình hình quân sự đầu năm Mậu Thân đã có nhiều thuận lợi cho Nguyễn Vương. Nguyễn Vương tự xưng làm An Nam Quốc Vương rồi đem quân thu phục Vĩnh Trấn ( Vĩnh Long ) , Trấn Định (Định Tường ) , Trấn Biên ( Biên hòa ). Phạm Văn Tham hay tin dốc sức quyết tâm cự chiến .
    Tháng 7,Nguyễn Vương đóng quân ở Tam Phụ, tháng 8 thu phục thành Gia Định. Phạm Văn Tham buộc phải lui quân chờ viện binh của Tây Sơn. Nguyễn Vương sai các tướng trấn giữ các cửa sông đề phòng Phạm Văn Tham chạy ra biển.
    Tháng giêng năm Kỷ Dậu, Phạm Văn Tham phẫn nộ đem quân cảm tử tiến chiếm Bãi Hổ,dàn trận dựa vào thế Tiền Giang và Tân Đông. Các tướng của Nguyễn Vương luân phiên bao vây và hỗn chiến. Phạm Văn Tham ít quân chống cự không nổi phải bỏ bãi Hổ lui về Ba Thắc . Đương lúc quân Tây Sơn lâm vào cô tuyệt thì Nguyễn Huỳnh Đức lại từ Xiêm La trở về đem theo 50 chiến thuyền, sung đạn đầy đủ. Túng thế, Phạm Văn Tham phải xin hàng.
    Được ít lâu, Phạm Văn Tham bị phát hiện có ám thông với Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ ở Phú Xuân nên bị đem giết hết để trừ tuyệt hậu họan.
    Như vậy, mùa xuân Kỷ Dậu 1789 trong lúc vua Quang Trung đại phá quân Thanh ở Bắc Hà thì ở Gia Định, Nguyễn Vương chiếm đoạt hết cơ nghiệp của Đông Định Vương Nguyễn Lữ.
    Cũng bởi vua Thái Đức lãng nghĩa,cầu an, Đông Định Vương bạc nhược hèn nhát khiến cho Phạm văn Tham trung dũng chết theo nạn nước. Đây thực xứng đáng là người tráng liệt bậc nhất của Tây Sơn ở phương Nam vậy !
    ( còn tiếp )
    Được dukooon sửa chữa / chuyển vào 20:35 ngày 30/03/2005
  7. ReadOnlyMemory

    ReadOnlyMemory Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô, nhờ Du côn mà tôi mới biết Nguyễn Văn Tham đó, sao những người nhu NVT lại ít được sử sách nhắc đến thế nhỉ, tôi thấy nếu như các tướng dù giỏi đến đâu mà hàng giặc thì cũng không được sử sách nhắc đến, mà thời Tây Sơn (cá nhân tôi rất thích Nguyễn Huệ) thì toàn nhắc đến các tướng của Nguyễn Huệ như Bùi thị Xuân, Trấn Quang Diệu .v.v. chứ các tướng của Nguyễn Nhac, Nguyễn Lữ ít được nhắc đến. Nếu so sánh ra thì NVT có khi còn giỏi hơn các tướng khac của NH ấy chứ
    Có ai biết số quân mà NVT còn nắm giứ để đánh nhau với Nguyễn Ánh và số quân mà các tướng của NH đánh nhau với Nguyễn Ánh trong các trận cuối để so sánh không??
  8. dukooon

    dukooon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Chào anh ReadOnlyMemory rất vui vì được anh quan tâm, nhưng anh à, danh tướng đã kiên cường chiến đấu với Nguyễn Ánh là Phạm Văn Tham chứ không phải Nguyễn. J
    Khi tình cờ được biết đến Phạm văn Tham, du côn cũng rất muốn tìm hiểu nhưng không biết được nhiều về nhân vật này do sử sách cũng nhắc đến quá ít . Quân số hai bên tham chiến trong giai đoạn đầu của cuộc?o Nhị Nguyễn tranh hùng? du côn cũng không nắm được rõ tuy nhiên ở phần sau thì có được số liệu tương đối cụ thể . Các bài viết tiếp theo sẽ nhanh chóng được post lên để góp phần hoàn thiện chủ đề . J
  9. dukooon

    dukooon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0

    Nguyễn Vương xây dựng lực lượng
    Sau khi đoạt lại được vùng Gia Ðịnh, Nguyễn Vương thi hành một loạt biện pháp về tài chính,quân sự, kinh tế,xã hội trên đất Gia Ðịnh nhằm củng cố lực lượng, chuẩn bị những đợt phản công ra bắc. Ngay từ khi Nguyễn Vương còn lưu vong ở nước Xiêm, địa chủ ở Gia Ðịnh đã chiêu mộ quân lính chờ đợi nên khi về nước thì đã có một lực lượng quân sự đáng kể. Việc mộ lính được tiếp tục và cho đến đầu năm 1790, quân số Nguyễn Vương đã lên tới 3 vạn người, chia làm 5 doanh. Tháng 3 năm 1790,Nguyễn Vương cho xây thành Gia Ðịnh theo kiểu bát giác,có hào sâu bao bọc.
    Về mặt kinh tế, để chuẩn bị cho một cuộc phản công lâu dài, Nguyễn Vương đã ra sức tích trữ lương thực,chiêu dụ dân phiêu tán về làm ruộng,ai thu hoạch được nhiều thì miễn đi đánh trận hoặc lao dịch. Năm 1790, Nguyễn Vương đặt lệ lập đồn điền, sử dụng lực lượng lính cày cấy hoặc khuyến khích địa chủ mộ dân thành lập các đội đồn điền.
    Ðối với thuyền buôn bán,Nguyễn Vương qui định nếu thuyền có mang theo 4 loại hàng là sắt,gang,chì,lưu hoàng và những thứ có liên quan đến việc binh như đồng,diêm tiêu đều phải nộp thuế bán cho nhà nước.
    Nói về viện trợ của nước ngoài,dù đã kí được hiệp ước với chính quyền Pháp (ngày 28/11/1787 ) nhưng do hoàn cảnh lịch sử tại nước Pháp lúc đó, hiệp ước Vecxay chỉ là một tờ giấy lộn. Sự giúp đỡ về vũ khí của ngoại quốc đối là không đáng kể, tuy nhiên những người Pháp cũng đóng một vai trò nhất định trong việc huấn luyện chiến đấu, xử dụng vũ khí, xây dựng thành lũy v v...
    Nguyễn Vương đánh Bình Thuận
    Cũng là người có thao lược quân chính, ngay khi vừa yên vị tại Gia Ðịnh,Nguyễn Vương đã chuẩn bị ghe thuyền,súng ống,sai các tướng Võ Tánh, Nguyễn Văn Thành, Lê văn Quân đem thủy bộ 6000 người ra đánh Bình Thuận. Tháng 4 năm Canh Tuất 1790, quân của Nguyễn Vương đắc thắng,chiếm được Phan Rí.
    Ðến tháng 7, vì có vài trận gió bấc trái thời tiết phát sớm,dân phu xây thành Gia Ðịnh bỏ trốn rất nhiều, các đốc công kiềm chế không lại. Nguyễn Vương bèn hạ chỉ dụ cho các tướng ở Bình Thuận phải triệt thoái đem quân về. Võ Tánh và Nguyễn Văn Thành tuân theo chỉ dụ rút quân, riêng Lê Văn Quân nghĩ mình là tướng vô địch muốn tiến chiếm Phan Rang. Gặp đúng lúc quân thủy bộ Tây Sơn kéo vào phản công, Lê Văn Quân bị vây khốn rất ngặt, túng thế phải sai người cầu cứu với Nguyễn văn Thành, Võ Tánh. Võ Tánh vốn ghét Quân nên không chịu giúp, chỉ có Nguyễn Văn Thành trở lại giúp Lê Văn Quân thoát được trùng vây rồi lui về Gia Ðịnh.Nguyễn Vương luận công tội Lê Văn Quân rồi cắt hết chức tước đuổi về, Lê Văn Quân xấu hổ uống thuốc độc tử tận.
    Như vậy việc bắc phạt năm 1790 của Nguyễn Vương coi như thất bại.
    Vua Quang Trung dự tính chiếm Gia Ðịnh
    Vua Quang Trung phiền trách Hoàng huynh Thái Ðức cẩu thả du an. Phạm Văn Tham chống cự với Nguyễn Ánh trước sau đến hơn một năm rưỡi ở đất Gia Ðịnh mà vua Thái Ðức không phát thủy binh từ Qui Nhơn, bộ binh từ Bình Thuận vào Nam ứng cứu ! Sao lại điềm nhiên bỏ mặc Phạm Văn Tham chết dưới lưỡi gươm thù ? Phải tiên cơ, chặn đứng nguy cơ trước khi nó kịp gây nguy hại. Vua Thái Ðức nhận thức lời phiền trách của em mình là đúng nên lo tu tạo chiến thuyền. Vậy là vào năm Nhâm Tý 1792, Nguyễn Vương ở Gia Ðịnh, vua Thái Ðức ở Qui Nhơn, vua Quang Trung ở Phú Xuân đều chuẩn bị đánh lớn
    Ðầu mùa gió nồm Nhâm Tý 1792, Nguyễn Vương lợi dụng gió mùa, liên tục đánh ra lấn dần đất Tây Sơn, người đương thời gọi là những đợt ?ogiặc mùa?. Ðáng kể nhất là trong thờ gian này, Nguyễn Ánh đã mở trận đột kích vào Qui Nhơn, đốt phá được một số ghe thuyền của vua Thái Ðức rồi rút về an toàn,quân Tây Sơn bất ngờ không kịp truy đuổi triệt kích.
    Việc đột kích và chiến thắng trong vòng 10 ngày là một chiến công nhưng Nguyễn Vương cũng không thể ngăn được sự xao xuyến của nhân dân Gia Ðịnh khi hay tin vua Quang Trung sắp sửa vào nam.
    Sau khi dàn xếp xong cuộc bang giao với nhà Thanh,vua Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn tiêu diệt toàn bộ lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Ðịnh.Vua Quang Trung đã cho truyền một bài hịch cho các tướng sĩ Nam-Ngãi-Bình-Phú, xin được trích đoạn :
    ?o Trong hai mươi năm nay,các người đã sống dưới ơn huệ của anh em Tây Sơn ta. Lòng trung dũng của các người đã giúp anh em ta chiến thắng. Bầy tôi lương đống đều xuất thân từ Nam-Ngãi-Bình-Phú,nơi nào quân ta tiến đến thì quân địch lập tức thua tan. Quân Xiêm La, quân Tàu đều không còn manh giáp. Còn những tàn tích của triều đình cũ, thử hỏi trong cả trăm trận đánh với ta có trận nào mà tướng sĩ của chúng khỏi bị tru lục ? .....
    ( lược bớt )
    ........Hãy mở mắt ra để xem cơ sự sắp đến. Các ngươi sẽ thấy các trấn Bình Khang,Nha Trang chất đầy xác quân Gia Ðịnh,trấn Phú yên trọng yếu,các trấn từ Bình Thuận đến Cao Miên đều về tay ta trong một lúc .....
    ( lược bớt )
    Chớ có nhẹ dạ cả tin lời bọn Tây Dương ! Lũ này làm gì có tài cán khác thường được? Chúng có râu mắt xanh,các người chỉ nên coi chúng như những thây ma trôi dạt từ biển Bắc tấp vào bờ cõi nước ta....
    (lược bớt ) ?
    Kế hoạch hành binh của Vua Quang Trung là thế lưỡng hạ giáp công, chia quân hai đạo.Bộ binh sẽ đi đường núi xuống miền Ðông Miên,Tây Ninh, đánh vào sau lưng thành Gia Ðịnh. Ở Ðông Miên,quân Tây Sơn sẽ có tự hợp tác nội ứng của tướng Miên là Ốc Nha Long. Thủy binh sẽ vượt đảo Côn Lôn, phong tỏa các cửa biển, đổ bộ lên Hà Tiên rồi theo đường Long Xuyên, Kiên Giang đánh vào mặt trước Sài Gòn. Ðồng thời, lực lượng của vua Thái Ðức ở Qui Nhơn cũng sẽ đánh tùy cơ mà đánh thẳng xuống Biên Hòa,Gia Ðịnh. Với một lực lượng quân đội dự kiến khoảng 30 vạn người kết hợp với một kế hoạch tấn công mãnh liệt, vua Quang Trung quyết bao vây tiêu diệt triệt để toàn bộ lực lượng Nguyễn Ánh ngay tại chỗ.
    Nghe tin vua Quang Trung ngự giá thân chinh,dân Gia Ðịnh xôn xao khiếp sợ. Nguyễn Vương đã viết thư cầu cứu vua Xiêm,yêu cầu vua Xiêm đem quân đánh vào Nghệ An để chia sẻ bớt lực lượng Tây Sơn.Riêng giáo sĩ Le Labousse thì tính kế vẹn toàn cho mình, dắt thủ hạ thân tín và con chiên lên vùng Nam vang rồi đào tẩu sang Mã Lai cho vững bụng.
    Nhưng một trường đại nạn đã không xảy ra , không ai biết tại sao trước khi được tin đích xác vua Quang Trung băng hà. Ðúng như lời giáo sĩ Le Labousse nhận xét thì đó là hồng phúc của vua xứ Ðồng Nai vậy.
    ( còn tiếp )
    Được dukooon sửa chữa / chuyển vào 18:31 ngày 31/03/2005
  10. dukooon

    dukooon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Năm Quí Sửu : Cơ nghiệp Thái Ðức diệt vong
    Vua Quang Trung băng hà vào ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý. Tin này được dấu kín đến tháng 2. Khi lâm chung, nhà vua triệu Trần Quang Diệu vào di chúc hậu sự, việc tang ma trong một tháng phải xong để còn tính thiên đô về Nghệ An nhằm khống chế hình thể thiên hạ. Nhà vua cũng dự tính đến việc Nguyễn Vương sẽ thừa cơ đánh gấp : -?o Nay ta chết thì mai hắn ra, mai ta chết thì ngày kia hắn ra. Ta nói không sai đâu. Nếu cứ dùng dằng không chịu thiên đô, quân Gia Ðịnh kéo đến thì các người không có chỗ mà chôn ! ?
    Ðúng như những nhận định của vua Quang Trung, tháng ba năm Quí Sửu 1793 ,vài tháng sau khi nhận được tin Quang Trung băng , Nguyễn Vương lập Nguyễn Phúc Cảnh làm Ðông Cung,cho lãnh soái phủ thay mình trấn giữ Gia Ðịnh. Phong cho Võ Tánh làm quan hộ giá, cùng các tướng Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn huỳnh Ðức đem thủy quân ra cửa Cần Giờ,tiến đánh Phan Rang. Tôn Thất Hội lãnh bộ binh đánh Phan Rí, thu phục phủ Bình Thuận.
    Thuyền tiến đến Xuân Ðài, tham đốc Tây Sơn là Nguyễn Văn Ðiềm thua chạy. Sau khi tiến chiếm được Phú Yên,Nguyễn Vương tiến quân ra Thị Nại. Vua Thái Ðức sai con là Văn Bảo đem bộ binh và tượng binh ra nghênh chiến. Tướng của Nguyễn Vương làTôn Thất Hội đem binh đi xuyên mũi Hà Nghiêu, đèo Cù Mông, chia quân làm hai đạo đánh ép lại. Trong lúc Văn Bảo đắp chiến lũy cố giữ trận địa thì Nguyễn Văn Thành đương đêm lẻn qua núi Kì Sơn ( ngày nay thuộc quận Tuy Phước ) đánh úp vào mặt sau. Bị đánh dồn ba mặt, Văn Bảo phải bỏ chiến lũy chạy về Qui Nhơn.
    Quân của Nguyễn Vương bao vây thành Hoàng Ðề của vua Thái Ðức, thành bị vây gần ba tháng. Các sĩ quan Pháp xin kiên quyết phá thành, có người lại đề nghị thả diều lửa bay vào thành đốt phá nhà cửa. Nguyễn Vương không nghe, chờ lực lượng nội ứng tàng ẩn trong thành nổi dậy mở cửa thành nghinh tiếp vương sư. Nhưng chờ mãi không thấy bọn nội ứng ra tay...
    Lúc này, vua Cảnh Thịnh ở Phú Xuân sai Phạm Công Hưng, Nguyễn Văn Huấn, Lê Trung, Ngô Văn Sở đem 17.000 quân bộ và 80 con voi vào cứu Qui Nhơn. Ðặng văn Chân đem 30 chiến thuyền ( kiểu đại hiệu thuyền, trọng tải lớn ) làm thanh thế hô ứng với bộ binh tiến vào cửa Thị Nại.
    Nguyễn Vương thấy gió mùa nam sắp chấm dứt, mùa gió bắc sắp đến, việc tiếp tế lương thực sẽ gặp nhiều khó khăn liên rút binh về Diên Khánh,xây dựng thành lũy ở đó để làm căn cứ xuất phát cho những chiến dịch tương lai. Nguyễn Văn Thành trấn giữ Diên Khánh,Nguyễn huỳnh Ðức trấn giữ Bình Thuận . Nguyễn Vương sau đó về Gia Ðịnh sai Ðông Cung Cảnh và Thượng Sư Bá Ða Lộc ra giữ thành mới trọng yếu này.
    Thành Qui Nhơn được giải vây. Các tướng của vua Cảnh Thịnh vào thành, tịch thu kho tàng, nắm giữ quyền bính. Vua Thái Ðức lo buồn,sinh bệnh mà mất ( theo nhân chứng thời đại là giáo sĩ Tây Ban Nha Santiago Ginesgar thì có thể vua Thái Ðức đã bị đầu độc ).
    Con vua Văn Bảo chỉ được Cảnh Thịnh phong cho làm hiến Công, cho ăn lộc một huyện ở Phù Ly,gọi là Tiểu Triều. Vậy là vào tiết tàn thu năm Quí Sửu, cơ nghiệp của Vua Trời ( danh hiệu người Thượng tôn xưng) cáo chung sau 15 năm xưng đế.
    Quân Gia Ðịnh sẽ tiếp tục giao phong với quân Tây Sơn trong nhiều năm nữa, mãi cho đến năm Nhâm Tuất 1801.
    ?o Tây Sơn hồng nhật lạc?
    Màu cờ đỏ của Tây Sơn, màu cờ vàng của nhà Cựu Nguyễn tranh nhau. Cuộc tranh hùng nhị Nguyễn sẽ còn tiếp diễn ...
    Được dukooon sửa chữa / chuyển vào 00:38 ngày 01/04/2005

Chia sẻ trang này