1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu nhạc jazz

Chủ đề trong 'Nhạc Jazz' bởi tongducco, 05/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tongducco

    tongducco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu nhạc jazz

    Chào các bác, em nghe jazz thấy hay nhưng không hiểu một tý nào, hỏi mọi người thì mọi người bảo nghe nhạc jazz rất khó, không phải ai cũng nghe được. Em rất muốn tìm hiểu về nhạc jazz để nghe thấy hay hơn, các bác am hiểu cho em ý kiến nhé.
    có thể trao đổi với các bác qua đây hoặc qua nick: tdco1977@yahoo.com
    Thanks các bác.
  2. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Nghe để hiểu thì hơi chán. Muốn nghe được Jazz, bạn phải nghe thử đi đã, xem nó có làm cho mình thấy quyến rũ không.Nếu chưa thấy thì nên nghe loại nhạc khác đã. Thỉnh thoảng nghe Jazz. Nếu nghe mãi mà không thấy gì đặc biệt thì không cần nghe nữa.
    Nếu bạn thích nghe Jazz rồi thì có lẽ, nên đọc thêm sách về Jazz. Nếu có thể tập chơi một nhạc cụ để chơi Jazz. Thông qua nhạc cụ này (guitar hay piano), bạn sẽ hiểu sâu hơn về màu sắc hòa âm Jazz. Để hiểu được nó thì bạn nên tìm hiểu Các dòng nhạc cuối TK 19 đầu TK 20. Sau đó nghe theo hệ thống. Như vậy bạn sẽ hiểu hơn một tý.
    Tôi không dám chắc là sau khi hiểu hơn lại thấy hay hơn mà có khi ngược lại. Việc cảm nhận nó rất kỳ lạ. Giống như yêu đương, khi quá hiểu lại là lúc dễ chán. Chúc bạn thành công!
  3. tongducco

    tongducco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác 200tuoi, hy vọng được học hỏi bác nhiều điều. Mong các bác chỉ bảo thêm cho em vụ này nhé.
  4. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Quả thật là mới nghe nhạc Jazz thấy rất lộn xộn. Y như đang ở trong một phân xưởng đóng tàu vậy he he. Nhưng chính vì thế mà nó gây nghiện. Bọn Mỹ rất tự hào nói rằng, Nhạc Jazz chính là nhạc cổ điển Mỹ.
  5. tdev

    tdev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên bác nghe jazz mà bị nó cuốn hút là album nào, nghệ sĩ nào ạ. Điều đó cũng khá quan trọng vì từ đây bác có thể xác định con đường tìm hiểu jazz phù hợp với riêng mình :)Ví như bác nghe 1 giọng vocal jazz cổ điển như Nina simone hay Billie Holiday hay Nat King Cole chẳng hạn thì bác hãy cố thử tìm hieu thêm 1 số album khác của nghệ sĩ này, tiep đó tìm và đọc tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của nhgệ sĩ (1 số nghệ sĩ đã đc giới thiệu và đăng tải trên box bác có thể tìm ở topic mục lục) . đồng thời hoặc sau đó bác thử nghe những nghệ sĩ khác cùng giai đoạn với nghệ sĩ đầu tiên đấy và cứ tiếp tục như thế :).Tiếp theo bác có thể tìm nghe những bài jazz đc các nghệ sĩ jazz thời kì đấy chơi lại những bài đó (ko vocals) để cảm nhận đc sự phong phú trong cách thể hiện cũng như ngẫu hứng trong jazz nhu thế nào . Đây có lẽ là yếu tố quan trọng và cũng gây cuốn hút nhất trong jazz.Cứ thế rồi cứ thế, nghệ sĩ này sang nghệ sĩ khác , thông tin này đến thông tin khác. Dần dần bác sẽ tiếp xúc với nhiều kiểu jazz hơn, phong cách qua các thời kì nữa (ngay cả 1 nghệ sĩ cũng có nhiều thời kì khác nhau liên quan đến cuộc sống của riêng họ và hãng đĩa mà họ ghi âm cho)tdev muốn chia sẽ với bác 1 cách nữa là khi nghe jazz thỉnh thoảng bác hãy tìm bạn nghe chung, hoặc viết bài giới thiệu, miêu tả cảm xúc của mình . Đây kó chỉ là có lợi cho box đâu ạ, các bác đừng sợ e chê các bác lười hay viết văn ko hay [​IMG] mà thực sự là khi mình có thể biểu lộ cảm xúc của mình ra thì sẽ càng cảm thấy nó hay hơn bao giờ hết, cũng như việc tìm tòi thông tin sau đó viết 1 bài giới thiệu sẽ giúp bác có động lực tìm hiểu sâu thêm, cũng như nhớ được những đặc điểm riêng của từng nghệ sĩ, từng thời kì . Nó đôi khi cũng rất quan trọng với người nghe.Chúc bác nghe jazz thật vui và cùng hoạt động với mọi người.
  6. tongducco

    tongducco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn bác tdev đã chỉ bảo tận tình, lần đầu tiên em nghe jazz là 2 bài hát Auturm leave và Besame much do Laura Figy hát, em thấy tiết tấu chậm, ngọt ngào, rất hay, từ đó cũng đi tìm các album khác nghe. bây giờ em cũng biết thêm một số ca sỹ như Nina simone, Diana Krall, Noral Jones ... Em nghe thêm một số bài hát khác thì có cảm giác nhiều bài hát tiết tấu giống như nhạc country tiết tấu chậm hay giống blue. Qua box này em rất mong các bác chỉ bảo để em có thể nghe và hiểu được jazz. THANKSSS các bác.
  7. tdev

    tdev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng bác đã nghe đc nhiều nghệ sĩ. Bác nói rất đúng, vì jazz có nguồn gốc cùng với Blues và mang nhiều đặc điểm chung với Blues nên nhiều khi nghe có cảm xúc tựa nhau, cả 2 đều có nguồn gốc nguyên thủy là nhạc bản xứ của Châu Phi. Blues có lẽ fải dành cho khi mình hardcore 1 tẹo hay tron gnhững thời điểm thật là đặc biệt thì nghe blues mới ko bị chán.Jazz có tiết tấu nhẹ nhàng du dương hơn. Nhưng khởi nguồn jazz thì ko hẳn như thế, bác có thể tìm nghe những bài jazz cổ điển thời đầu thì jazz chỉ có kiểu bigband, như nghĩa của từ đó, có nghĩa là 1 dàn nhạc lớn đủ kieu nhạc cụ nhưng chủ đạo là kèn , cho nên nghe khá nhức đầu. Những album của Louis Armstrong thời những năm 30-40s là ví dụ.Đến những năm 40 jazz bắt đầu vào giai đoạn đơn giản hóa và bắt đầu mang nhiều cảm xúc hơn, nhẹ nhàng hơn, cùn glúc cũng xuất hiện nhiều vocals nữ với những sự thể hiện xuất sắc và trở thành bất hủ cho den tận bây giờ. Có lẽ họ có những bài đạt được cảm xúc và tâm trạng đến như vậy phần lớn bắt nguồn từ chính cuộc sống và tình hình xã hội thời kì đấy.Cũng như Bill Evans đã nói mà tdev có quote lại dành cho chủ đề box: "Jazz ko fải là 1 thứ cao siêu, bác học (intellectual), jazz đơn giản là cảm xúc" . Cho nên chỉ khi ta đón nhận đc những cảm xúc xuất phát từ 1 nhạc phẩm jazz và cảm xúc đó hòa nhập đc với cảm xúc của bạn thì khi đó nó mới "nhập" vào bạn đc. Còn thì vũ khí nguyên tử, khoa học hạt nhân, hay chỉ đọc và xướng đc khuông nhạc, dùi đũi mòn quần trong nhạc viện chưa hẳn đã có thể cảm nhận đc hết ý nghĩa , tình cảm của jazz.đây là những gì tdev còn nhớ đc và cảm nhận đc, có gì thiếu, sai sót mong các bác tiep tục bổ sung va bàn luận :)
  8. tongducco

    tongducco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Thật là hay bác tdev à, em cảm ơn bác nhiều. Với sự nhiệt tình của bác em đã hiểu thêm được nhiều vấn đề, nếu bác có nick chat thì cho em đi, em sẽ chat với bác để học hỏi thêm. nick của em là tdco1977@yahoo.com. bác cho em số ĐT nữa nhé, khi rỗi em mời bác đi cafe. em ở HN.
    Một lần nữa cảm ơn bác.
  9. joshgroban

    joshgroban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    0
    Em ,em các bác cho em ăn hôi tí,em cũng mới bắt đầu nghe jazz,em quậy tưng bừng bên box cổ điển xong rồi liệng sang đây hì hì em là "giốc đám công ty Đông ri mà" à mà các bác ơi ,các bác có biết gì về cu cậu Randy Travis không,bác nào biết kể em nghe với ,em cũng mê cu này nhưng hỏi đến thì không ai biết cả
  10. rec2die4

    rec2die4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Jazz - Lịch sử và các thời kỳ phát triển


    Một số chuyên gia âm nhạc cho rằng nhạc Jazz là một quà tặng tuyệt vời nhất của châu Mỹ đối với nền âm nhạc thế giới. Thể loại nhạc này bắt nguồn từ chính cuộc sống của những người Mỹ - Phi.
    Gần đây, có rất nhiều bộ phim chiếu tại các kênh truyền hình Mỹ nói về lịch sử của nhạc Jazz và các thời kỳ phát triển của nó. Các nhà làm phim thông qua những bộ phim để nói về sự ra đời một thể loại âm nhạc mới của những người da đen, người lai da đen và người Mỹ da trắng.
    "Jazz" là sự hòa trộn của ba dòng nhạc Swing, Bebop và Fusion. Nhạc Jazz đem đến cho người nghe nhiều cảm xúc khác nhau, lúc buồn vui, khi trầm lắng sôi động. Riêng với thể loại nhạc này, các nhạc công chính là người sáng tác những bản Jazz mới bằng cách vừa chơi nhạc, vừa ngẫu hứng thổi hồn mình phiêu lãng qua những nốt nhạc. Mỗi lần họ chơi, bản nhạc dường như có một sức sống mới mẻ hơn tùy vào cảm xúc của họ. Các nhạc công nhạc Jazz thực sự khiến cho khán giả đi từ những bất ngờ này đến những bất ngờ khác, rất thú vị, cuốn hút bằng sự phá cách trong các giai điệu truyền thống và những xúc cảm lớn trong từng khoảnh khắc bay bổng, phiêu du, da diết lạ kỳ.
    Nhạc Jazz có từ thế kỷ 19. Người Mỹ - Phi bắt đầu phát triển thể loại nhạc này vào cuối những nZm 1880. Từ âm nhạc của người Mỹ da đen và những bài hát buồn về những năm tháng sống cuộc đời nô lệ, họ đã tạo ra thể loại nhạc Blue. Bên cạnh nhạc Blue, nhạc Ragtime (nhạc ractim của người Mỹ da đen) cũng có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành của nhạc Jazz. Thể loại nhạc này vào những nZm 1890 rất được ưa chuộng tại miền Nam nước Mỹ.
    Các nhạc sĩ người Mỹ - Phi và những người lai da đen ở New Orleans, Louisiana là người phát triển thể loại nhạc Jazz vào đầu những năm 1900. Các nhạc công này trong những buổi trình diễn tại các lễ kỷ niệm và cuộc diễu hành ngày hội đã ngẫu hứng sáng tạo thêm vào những bản nhạc đã viết từ trước. Thể loại nhạc khởi xuất từ New Orleans này thường được gọi là nhạc Jazz cổ điển, Jazz truyền thống hay còn gọi là nhạc Jazz Dixieland. Từ New Orleans, các nhạc sĩ như Jelly Roll Morton, Sidney Bechet và King Oliver đã đưa nhạc Jazz đến nhiều nơi khác. Từ đó, nhạc Jazz ngày càng được ưa chuộng và được thế giới biết đến.
    Các nhà sử học thường gọi những nZm 1920 là thời đại nhạc Jazz hay còn gọi là thời kỳ hoàng kim của thể loại nhạc Jazz Mỹ. Trong thời kỳ này, lớp thanh niên ở miền Tây đã tạo ra một thể loại nhạc mới. Người ta gọi đây là thể loại nhạc Jazz phong cách Chicago. Sau đó, thể loại nhạc Jazz có tên gọi là Swing cũng trở nên rất phổ biến ở Mỹ.
    Sau Thế chiến II, nhạc Jazz phong cách swing không được ưa chuộng nữa. Người ta đã thay đổi sở thích để đến với những thể loại nhạc mới lạ. Một trong những loại nhạc đó là bebop, hay còn gọi là nhạc pop. Thể loại nhạc này xuất hiện vào đầu những năm 1940, do những nhạc sĩ trẻ như nhạc công chơi kèn trompet Dizzy Gillespie, tay kèn saxaphone Charlie Parker, nghệ sĩ dương cầm Thelonious Monk và Bud Powell khởi nguồn. Sau đó, Bebop dần trở nên phố biến. Thể loại nhạc này có những biến tấu đem lại cho người nghe nhiều điều bất ngờ.
    Cho đến những nZm 1950, nhạc cool Jazz cũng rất phổ biến. Tay kèn Saxophone Lester Young và tay ghi-ta Charlie Christian là những người đầu tiên khởi nguồn loại nhạc này. Các nhạc cụ của cool jazz đem lại những giai điệu âm thanh nhẹ nhàng du dương hơn nhạc bebop.
    Thời kỳ này người ta rất yêu chuộng nhạc Jazz. Có khá nhiều câu lạc bộ nhạc Jazz xuất hiện và các đĩa nhạc Jazz bán rất chạy. Việc đưa ra những đĩa nhạc có thời lượng dài hơn đã thu hút được nhiều người khiến nhạc Jazz càng trở nên nổi tiếng. Với những đĩa nhạc này, người ta có thể nghe một bản nhạc dài hay nhiều bản nhạc ngắn mà không phải thay đổi đĩa nhạc. Buổi hoà nhạc Jazz lớn nhất nước Mỹ đã được tổ chức tại Newport, Rhode Island vào năm 1950. Ngày nay, những buổi hoà nhạc như thế được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới.
    Trong thời kỳ những nZm 1950, nhạc Jazz phát triển theo các xu hướng khác nhau. Nhạc sĩ chơi nhạc cổ điển Gunther Schuller đã viết những bản nhạc kết hợp nhạc jazz hiện đại với những âm thanh hoà phối của nhạc cổ điển.
    John Coltrane vào thập kỷ 60 đã khởi nguồn một thể loại nhạc mới. Anh đã kết hợp nhạc Jazz cùng với nhạc Ấn Độ. Nhưng một thể loại nhạc mới có tên gọi rock & roll cũng khởi sắc vào thời kỳ này và nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Khắp thế giới đâu đâu người ta cũng nghe nhạc rock của Elvis Presley và của ban nhạc nổi tiếng Beatles. Thể loại âm nhạc mới này đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến nhạc Jazz.
    Vào thập kỷ 70, nhạc jazz đã có những ảnh hưởng của Rock. Sự phát triển của các nhạc cụ điện tử góp phần tạo nên sự kết hợp này.
    Nhạc Jazz quay trở lại với những âm thanh tryền thống của nó vào thập kỷ 80. Tay kèn trumpet Wynton Marsalis chính là người tiên phong trong phong trào này. Dòng nhạc Jazz này kết hợp các dòng nhạc swing, bebop và cool jazz.
    Ngày nay, các nhạc công nhạc Jazz chơi rất nhiều thể loại nhạc mang phong cách Jazz. Âm nhạc của họ có sự pha trộn của phong cách swing và bebop do vậy nghe giống như nhạc rock & roll hay như âm nhạc của những người cao bồi miền tây nước Mỹ.

Chia sẻ trang này