1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu tâm lý trẻ em

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Candy_, 01/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu tâm lý trẻ em

    Trước nhất xin giới thiệu với các bậc phụ huynh & các bạn có cháu nhỏ trong nhà 2 trang web về chăm sóc và dạy dỗ trẻ em khá chất lượng :

    www.lamchame.com
    www.chametainang.net

    Hy vọng các bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin bổ ích trong việc nuôi dạy chăm sóc các cháu bé ,
    cũng như tham gia tích cực vào topic này , xin lưu ý nên ghi rõ nguồn cung cấp .






    Được Candy_ sửa chữa / chuyển vào 13:48 ngày 01/06/2005
  2. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tại sao trẻ đái dầm?
    Việc một đứa trẻ đái dầm cũng giống như việc một người lớn ngáy khi ngủ, là một tình trạng khá phổ biến tuy không gây ra những vấn đề về sức khỏe, nhưng lại khiến cho những người xung quanh khó chịu.
    Với một cháu bé dưới 3 tuổi, việc đái dầm khi ngủ có thể xem là chuyện bình thường, do hệ thần kinh còn non yếu chưa đủ khả năng để kiểu khiển các cơ vòng nơi bộ phận sinh dục, các bậc cha mẹ chỉ cần lưu ý trong trường hợp ?o nằm đâu tè đấy? với một tần suất khá dày.
    Nhưng với một cháu bé trên 5 tuổi, mà khi ngủ vẫn còn là ?ocái thùng lủng? lại là một chuyện khác, vấn đề này có liên quan đến hai lãnh vực : Bệnh lý và tâm lý.
    Bệnh lý: Trẻ có bệnh đái đường, đái nhạt, dị dạng đường tiết niệu, gai đôi cột sống, động kinh, thường chỉ chiếm từ 1-3%.
    Tâm lý : Hầu hết các trường hợp đái dầm trên 5 tuổi là do những xáo trộn trong gia đình, mẹ sinh em bé, quan hệ mẹ con có vấn đề, người thân qua đời, lo hãi hay bị ép học, bị hù dọa?
    *Người ta còn chia đái dầm ra làm hai loại:
    Đái dầm tiên phát: Từ bé đã đái dầm và ?o liên tục phát triển ?o qua cái mốc 5 tuổi.
    Đái dầm thứ phát: Thường do những tổn thương tâm lý dẫn đến việc đái dầm sau 5 tuổi.
    Thông thường, một đứa trẻ đái dầm khi ngủ là do trẻ không thể kiểm soát được bàng quang khi ngủ. Khi nước tiểu đầy bàng quang, tín hiệu được truyền lên não và não sẽ tự động ra lệnh cho các bắp thịt chung quanh bàng quang thắt lại để giữ nước tiểu.
    Do những tác động ức chế về tâm lý, não bộ có khi không nhận được tín hiệu này, nên các bắp thịt xung quanh bàng quang cứ ?ovô tư? thả lỏng để nước tiểu thoát ra ngoài.Tuy nhiên ngoài nguyên nhân tâm lý, các nhà khoa học còn nhận thấy, việc đái dầm còn có một căn nguyên là do di truyền. Theo nghiên cứu của các tác giả như Chesler thì có đến 74% trẻ trai và 58% trẻ gái đái dầm là do bố, mẹ hay cả hai có tiền sử đái dầm, còn theo Stekwell và Smith là 63%.
    Những tác động tâm lý:
    Theo một nghiên cứu của Verhulst (1985) ở 2600 trẻ từ 4 -6 tuổi cho thấy: 14,1% trẻ trai, 6,7% trẻ gái 5 tuổi đái dầm ít nhất 2 lần/tháng và giảm nhanh ở trẻ trên 10 tuổi. Theo Mina Dulcal Đái dầm tiên phát chiếm khoảng 80%, còn thứ phát chiếm 20%, Như vậy đái dầm tiên phát sẽ giảm đi khi trẻ lớn len, nhưng đái dầm thứ phát lại tăng lên cho thấy có nhiều sự liên quan đến tâm lý, môi trường sống.
    Qua một số chẩn đoán về tâm lý cho thấy có đến 50% trẻ đái dầm có các biểu hiện như lo âu, sợ hãi, nhu cầu tình cảm, tâm lý bị ức chế, tự ti thoái lùi, hành vi hung tính hoặc bộc lộ những xung đột gia đình hay mong muốn của trẻ.
    Ngoài ra, tình trạng trí tuệ của trẻ cũng có những ảnh hưởng đến việc đái dầm, qua một nghiên cứu trên 21 trẻ đái dầm, có đến 80% là do khả năng trí tuệ thấp. Điều này cho thấy những trẻ trí tuệ kém thường có hệ thần kinh chưa thuần thục, vì vậy đã không kiểm soát được các hành vi trong giấc ngủ của mình.
    Kreisler đã định nghĩa về đái dầm như sau:
    ?oĐái dầm là sự tiểu tiện không kiểm soát được, đã tồn tại từ trước hoặc tái xuất hiện sau tuổi đã thành thục về chức năng, thường xảy ra khi ngủ, ít nhiều đã thành thói quen, khác thường về tính cách nhưng bình thường về mặt sinh lý?
    Như vậy, đái dầm được xem là việc tiểu tiện bình thường, tự phát và không ý thức nơi trẻ em, không có tổn thương về bộ máy bài tiết nơi trẻ em trên 3 tuổi, điều này cho thấy đái dầm chỉ là một rối loạn về khả năng kiểm soát.
    Làm thế nào để giúp trẻ :
    Việc trị liệu bằng các biện pháp tâm lý là điều cần thiết, thông qua việc điều chỉnh hành vi và nhận thức. Nhung cha mẹ cũng có thể giúp con giảm bớt tình trạng qua những thá độ và biện pháp như sau :
    1/ Hãy giữ bình tĩnh khi trẻ đái dầm : Giữ bình tỉnh, không nên trách móc vì một hành vi mà trẻ không thẻ tự chủ được. Tránh những câu nói đay nghiến hay tỏ ra buồn bực sẽ làm cho đứa trẻ càng thêm lo âu cho rằng mình có lỗi.
    2/ Nên sắp xếp lại chỗ ngủ cho trẻ : Làm sao để trẻ có thể đi vệ sinh một cách dễ dàng, tránh dùng quần áo dầy hay mềm bông vì trẻ sẽ không nhận biết khi nào mình đã đái dầm. Nếu nằm nệm thì có thể lót một tấm lót không thấm nước.
    3/ Khen ngợi trẻ sau những đêm trẻ không đái dầm : Có thể thưởng cho trẻ một món quà nhỏ mà trẻ thích hay có một lời động viên phù hợp.
    4/ Khuyến khích trẻ có trách nhiệm: Khuyến khích trẻ tự chùi rửa, thay tấm trải, áo quần ngủ và mang ra phòng giặt. Nhắc trẻ tắm rửa trước khi đi học.
    5/ Chuẩn bị tinh thần cho trẻ khỏi thất vọng: Cần phải tỏ ra kiên nhẫn và cho trẻ biết là việc tập luyện phải có thời gian.
    6/ Tôn trọng sự riêng tư của trẻ : Không nên chế diễu và đem tình trạng không hay ho này của trẻ để kể lể với mọi người, chỉ nên trao đổi với các nhà chuyên môn mà phụ huynh muốn tư vấn và giúp trẻ trị liệu.
    7/ Tránh những nguyên nhân gây kích thích: Sự căng thẳng, lo âu và những thất bại trong việc học nếu không được giải tỏa sẽ gây ra những ức chế, hẫng hụt. Việc tập thể dục cũng là một điều nên quan tâm.
    Tìm đến nhà chuyên môn:
    Trước tiên, cha mẹ có thể đưa trẻ đến một bệnh viện hay một chuyên khoa về tiết niệu để khám về tình trạng cơ thể, các bệnh lý về cơ quan bài tiết mà trẻ có thể mắc phải. Sau đó hãy tìm đến các phòng trị liệu tâm lý, thông thường các nhà tư vấn sẽ trao đổi và tìm hiểu về tình trạng gia đình, các mối quan hệ với cha mẹ và sau đó có thể vận dụng một số liệu pháp như trò chơi, vẽ, đóng kịch và áp dụng liệu pháp tâm vận động .
    Thông qua các liệu pháp tâm lý này, có thể khám phá phần nào những ức chế của trẻ, giúp trẻ giải tỏa những xung năng thông qua việc đóng kịch , vẽ , chơi trò chơi gia đình?...Điều này giúp cha mẹ nhìn lại các mối quan hệ giữa hai vợ chồng với đứa con, từ đó sẽ có những điều chỉnh hợp lý.
    Các phương pháp khác như:
    -Tập cho trẻ khi đi tiểu ngắt quãng, giúp cho hệ thống cơ vòng trở nên hiệu quả hơn.
    -Đặt đồng hồ báo thức, mới đầu thì có bố mẹ gọi sau đó trẻ có thể tự thức theo chuông. Thời gian sẽ tăng dần : Tuần thứ nhất chuông báo sau khi ngủ được 2 giờ, tuần thứ 2 tăng lên 3 giờ ? việc tăng giờ tuỳ theo hiệu quả đạt được.
    -Ban ngày cho trẻ uống đủ nước và ngưng việc uống nước trước khi đi ngủ khoảng 1-3giờ.
    -Thực hiện một lịch biểu: Hôm nào đái dầm thì vẽ một đám mây, hôm nào không thì vẽ một ông mặt trời và sau 1 tuần lễ kiểm tra lại để động viên trẻ khi thấy mặt trời nhiều hơn đám mây, và sẽ an ủi khích lệ trẻ nếu ngược lại!
    Như đã nói, đái dầm không phải là một vấn đề nghiêm trọng, nó chỉ gây khó chịu cho những người xung quanh (cha,mẹ) và có đến 80% là do nguyên nhân về tâm lý. Vì thế đái dầm chính là một trong những tiếng chuông cảnh báo với các bậc cha mẹ về tình trạng tâm lý của trẻ:
    -Trẻ đang dấy lên những xung năng dưới tác động của phức cảm Oedipe, khi muốn ?odành lấy? người mẹ .
    - Trẻ đang có những lo hãi, những ức chế không thể thốt bằng lời. Những điều này ức chế hệ thần kinh, khiến nó không còn khả năng ?o chỉ huy? bộ phận bài tiết.
    -Trẻ đang có những nhu cầu về tình cảm, và đã tìm đến việc đái dầm là một hành vi tạo khoái cảm, để tự an ủi mình.
    Tất cả những điều này, chỉ có thể giải quyết bằng sự điều chỉnh hành vi không phải với đứa trẻ, mà chính là với cha mẹ các em.
    Cuối cùng có thể chỉ là một chế độ ăn uống không hợp lý, uống nhiều nước trước khi ngủ. Hay nhà vệ sinh quá xa phòng ngủ, lại tối tăm trẻ không dám đi và đành chịu? ướt vậy!
    Tác giả : CV tâm lý trẻ em Lê Khanh
    Được Candy_ sửa chữa / chuyển vào 13:46 ngày 01/06/2005
  3. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Trẻ nói dối - Nguyên nhân & cách xử trí
    Tại sao các cháu tuổi mẫu giáo nói dối?
    Khi bạn bắt gặp con mình đang thêu dệt một câu chuyện khó tin hay phủ nhận một việc chắc chắn bé đã làm thì không có nghĩa là bé đang cố tình lừa dối bạn đâu. Ở lứa tuổi này, hầu hết những lý do dẫn đến nói dối là:
    -Tính hay quên: Các bé lứa tuổi mẫu giáo thường có trí nhớ kém. Con bạn có thể đã gây ra cuộc loạn đả trên sân trường vì giật đồ chơi của bạn, nhưng khi bạn hỏi tội thì bé chối ngay. Bé không cố tình láu cá đâu, mà có thể bé đã không còn nhớ việc mình lấy đồ chơi đó nữa.
    -Mong ước điều ngược lại: Khi con bạn chối phăng việc làm vỡ cái bình sứ của bạn thì không phải là bé cố tình trốn tội đâu. Bé chỉ mong rằng điều đó đã không xảy ra mà thôi và bé cũng tin rằng mình chẳng thể làm khác được.
    - Khả năng sáng tạo tích cực: Ở tuổi này, trẻ em thường có đời sống giàu sự tưởng tượng. Sự sáng tạo của con bạn cũng đạt mức đỉnh điểm và bé có thể tin rằng tất cả những điều tưởng tượng trong đầu mình đều đúng. Mà xét cho cùng thì điều đó cũng chẳng ảnh hưởng đến hoà bình thế giới. Dù sao thì cũng chẳng có ai cưỡi tên lửa để lên chơi mặt trăng cả.
    - Lẩn tránh sự phản đối: Con bạn biết rằng làm việc xấu thì bạn sẽ thất vọng. Cho nên bé thà nói dối còn hơn phải đương đầu với sự bực mình của bố mẹ.
    - Cảm giác tự thoả mãn: Việc dựng nên một câu chuyện có thể khiến bé cảm thấy mình trở nên quan trọng hơn. Khi bé nói rằng bé đã tự mình bơi qua bể bơi cỡ thi đấu Olympic thì tức là bé muốn được mọi người tán thưởng tài nghệ (mặc dù không có thật) của mình chứ không hẳn là sự dối trá một cách chủ ý.
    - Mong muốn được chú ý: Bé nhà bạn có thể nhận ra rằng khi bịa một câu chuyện khó tin thì chắc chắn sẽ nhận được sự đáp lại của bố mẹ. Mà bé cũng chẳng quan tâm bố mẹ sẽ phản ứng như thế nào. Điều quan trọng là bé thu hút được sự chú ý của bố mẹ. Đây là một dạng ?onói dối thăm dò?
    -Cảm giác tự chủ: Khi bé qủa quyết một việc không có thật là chính mình đã cứu em gái khi em ngã khỏi xích đu, thì có thể là bé muốn lấy lại cảm giác tự làm chủ của bản thân mình.
    -Nhu cầu kiểm tra giới hạn: Mặc dù ngay khi đi học về, bé đã được xem TV rồi. Bé vẫn đến bên bạn xin phép xem TV và nói không chớp mắt rằng cả ngày hôm nay bây giờ con mới xem lần đầu tiên. Dẫu có thấy bực mình đến mấy thì bạn cũng nên bình tĩnh vì cái kiểu ?ogiả bộ? như thế này là bình thường thôi. Bé đến 5 tuổi thì đã qúa quen với việc thử thách giới hạn chịu đựng của bố mẹ và quyền lực của chúng đối với cha mẹ rồi.
    Phải làm gì khi trẻ nói dối
    Hãy bình tĩnh. Dù không ai khuyến khích việc nói dối nhưng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là bỏ qua cho bé. Bạn có thể thất vọng với những câu chuyện bịa của bé nhưng nên nhớ rằng nói dối là bằng chứng của việc bé đang học điều tốt từ cái xấu, lương tâm bé cũng đang phát triển và bé càng ngày càng hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa thực tế và tưởng tượng. Cuối cùng là nếu bé không nghĩ rằng mình mắc lỗi thì tại sao bé lại phải bận tâm để che giấu?
    -Cố gắng tìm lý do bé nói dối. Ví dụ như con bạn thích bịa đủ thứ chuyện khác nhau thì có thể bé muốn thoả mãn một nhu cầu rất bình thường của con người, đó là: cảm thấy mình quan trọng và được đánh giá cao. Trong trường hợp đó, bạn có thể ngăn chặn việc nói dối bằng cách khen tặng bé bất cứ khi nào bé nỗ lực làm tốt công việc nào đó.
    -Không buộc tội. Giảm bớt lời trách mắng sẽ khuyến khích sự thú nhận, chứ không phải sự chối tội. Bạn có thể nói: ?oMẹ tự hỏi làm thế nào mà những cây nến lại vương vãi khắp phòng khách thế này? Ước gì có ai giúp mẹ nhặt hết nến lên nhỉ??
    -Hãy tỏ ra thông cảm. Nếu bé lén lấy trộm một thanh kẹo và chối rằng mình không ăn nó (trong khi miệng vẫn còn nhoe nhoét sô cô la) thì không hẳn bé là đứa trẻ xấu xa, đơn giản là bé đang ?ochối loanh quanh?. Tại vì không phải tất cả những gì bé thích đều thuộc về bé. Bạn có thể nói:? Mẹ cam đoan rằng con rất thèm ăn thanh kẹo đó. Cho nên khi ăn rồi, con mới nhận ra mình gặp rắc rối và phải nói dối.? Từ đó trở đi, bé sẽ hiểu rằng bé cần hỏi xin thứ mình muốn trước khi tự mình lấy nó, và nói thật bao giờ cũng đỡ rắc rối hơn nói dối. Nếu bạn nổi giận và làm cho bé sợ hãi vì lỗi lầm vượt giới hạn của bé, thì bé khó mà tiếp thu được những lời bạn giáo dục, và bé cũng sẽ học cách ?ochùi mép? kỹ sau mỗi lần ?oăn vụng?.
    -Đưa ra những hình phạt nhẹ nhàng. Nếu bé nói dối với mục đích thoát được sự trừng phạt thì điều quan trọng là bạn nên đưa ra những hình phạt nhẹ nhàng, tránh thô bạo. Ví dụ như cấm xem TV ngày hôm sau nếu bé nói dối để được xem tiếp một chương trình nữa. Bằng cách này bé sẽ nhận ra rằng ?o vải thưa khó mà che mắt thánh? và lần sau không dám làm như thế nữa.
    -Giải thích tại sao sự chân thật là quan trọng. Con bạn có thể nói nói rằng con biết nói dối là xấu nhưng chưa chắc bé đã thực sự hiểu giá trị đạo đức đối với tính không thật thà. Bạn có thể giúp bé hiểu bằng cách kể câu chuyện ngụ ngôn ?oCậu bé chăn cừu và con sói?o của La Fon ten, giải thích với bé sự quan trọng của lòng tin và cho bé biêt rằng nói dối có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một cuốn sách hay cũng về chủ đề này nhưng kết thúc có hậu là ?oSam, Bangs, and Moonshine?, của tác giả Evaline Ness.
    -Tỏ thái độ tích cực chứ đừng trừng phạt. Nếu bạn mong muốn con mình nói thật khi bé mắc lỗi thì đừng đáp lại sự chân thật của bé bằng cách trút cơn giận lên đầu bé. Nếu bạn xử sự như vậy thì lần sau bé có dám nói thật lỗi lầm của mình nữa không? Ở lứa tuổi này, một sự trừng phạt thô bạo vì nói dối sẽ khó đem lại kết quả như mong đợi: Đứa trẻ bị trừng phạt nặng nề với lỗi nhỏ sẽ dẫn đến sự cực đoan, trở thành người cực kỳ nghiêm khắc hoặc kẻ nổi loạn tý hon. Bạn không mong muốn điều đó xảy ra, đúng không? Vậy thì thay vào đó, bạn hãy khen trẻ khi bé nói thật. Sự động viên tích cực thì có tác dụng hơn nhiều sự trừng phạt để khuyến khích trẻ cố gắng trung thực.
    -Cam đoan với bé là bạn vẫn luôn yêu bé cho dù bé có mắc lỗi gì đi nữa. Khi chẳng may bé làm vỡ cái đèn ngủ của bạn, bé có thể phủ nhận vì sợ rằng bạn sẽ không yêu bé nữa. Hãy giải thích rằng Bố và Mẹ vẫn luôn yêu con mặc dù bé đã làm một việc mà bạn không muốn.
    -Xây dựng lòng tin. Cho bé thấy rằng bạn tin bé và bạn cũng đáng được bé tin cậy. Nếu bé phải tiêm chủng trong lần khám định kỳ sắp tới thì đừng dối bé rằng nó sẽ không đau. Hãy cố gắng giữ đúng lời hứa của mình, khi không thể làm vậy, bạn hãy xin lỗi vì đã thất hứa.
    -Nói cho bé biết bạn mong đợi gì ở bé. Đưa ra các tình huống khác nhau để dạy bé những cách ứng xử phù hợp. Ví dụ, thiết lập những giới hạn bằng cách nói cho bé biết rằng, trước khi lấy một chiếc bánh trên đĩa người khác thì cần phải hỏi xem có được phép hay không. Vạch rõ những giới hạn là một trong những cách tích cực nhất mà bạn có thể làm cho bé. Thậm chí là bé có thể tự đánh giá mình và cách cư xử của mình có phù hợp hay không. Một đứa trẻ hiểu những giới hạn có lợi cho mình sẽ trở thành người lớn biết tôn trọng những giới hạn đó.
    TGiả : Anne Krueger
    Được candy_ sửa chữa / chuyển vào 14:28 ngày 01/06/2005
  4. Rocky_Racoon

    Rocky_Racoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Mình nghe nói J . Piaget là một nhà tâm lý học trẻ em nổi tiếng . Có bạn nào có thể post tác phẩm của ông ấy lên đây không ?
  5. prokisr205

    prokisr205 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2005
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Theo em đọc từ một tài liệu về giáo dục, khi trẻ nói dối nói riêng và làm những điều sai nói chung thì nên phân tích để trẻ thấy rằng hành động đó là sai, là ngu ngốc, chứ không nên nói rằng chính đứa trẻ đó thật là ngu ngốc hay "lớn chừng ấy rồi mà còn không biết cư xử thế nào cho đúng:.... Họ nói " Focus on the behavior, not the child".
    Thêm nữa, theo kinh kiệm của cá nhân, đối với trẻ có tật nói dối, là người cần phải nhạy cảm và " tâm lí " đủ để nắm được tình huống thực sự.
    Thấy chủ đề khá hay nên em xin góp mấy lời thế thôi ạ. Em xin hết
  6. saubook

    saubook Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Tớ hỏi chuyên gia Candy cái này phát:
    Tớ có quen gia đình có 4 con: đứa con gái đầu 13 tuổi, ku tiếp theo 9 tuổi và 2 đứa út sinh đôi (1 trai, 1 gái) 5 tuổi.
    Tớ đến nhà nó chơi, thấy thằng ku 9 tuổi nghịch khủng khiếp, luôn gây chú với mọi người bằng những trò rất khó chịu như dùng que, gươm khua loạn xa, đánh khăng vào mọi người, ... Rồi nó có vẻ ko ưa gì 2 đứa em út cả. Tớ thấy lạ lắm, bảo sao nó nghịch ngợm thế, ko biết thương và nhường nhịn em gì cả?
    Thì bố nó bảo:
    Đấy là tâm lý của trẻ con ở lứa tuổi của nó. Nó ở giữa, chưa chín chắn như chị nó, mà cũng chả còn bé nữa. Nó vẫn muốn bố mẹ chăm sóc, để ý đến nó. Nhưng bố mẹ thì busy với 2 đứa bé. Thế là nó có cảm giác bị bỏ rơi. Nó đâm ra ghét 2 đứa em của nó vì giành mất phần chăm lo của bố mẹ. Có đứa giống nó, ghét em bé đến mức có thể muốn giết quoách em đi cho rồi cơ.
    Tớ muốn hỏi cái này đúng ko? Tớ thấy sợ nếu nó ghét em mà muốn ghết bỏ lắm.
  7. Candy_

    Candy_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Nếu nó muốn giết thì cho nó giết , đằng nào nó cũng giết , ko giết kẻ đó thì cũng giết chính bản thân nó bởi sự hận thù . Tốt hơn hết là giết đứa kia đi , giết xong phi tang được thì càng tốt .


    Đề nghị bạn nghiêm túc hơn trong câu trả lời, điều đó cũng thể hiện sự tôn trọng với tất cả mọi người tham gia diễn đàn

    Được narcissus sửa chữa / chuyển vào 18:04 ngày 14/06/2005
  8. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Thực sự tớ không hiểu câu hỏi của bạn, cái gì có đúng không? Bạn muốn hỏi có đúng là có đứa trẻ con nào ghét em bé đến nỗi muốn giết quách đi? Không hiểu ai bảo bạn như vậy, bạn đã thấy trường hợp nào như vậy chưa? kết luận này không có căn cứ gì cả.
    Tớ nghĩ đó là hiện tượng dễ hiểu khi một đứa trể không có cảm tình với em bé vì bố mẹ lúc nào cũng quá bận bịu chăm sóc em, nhưng cái này lỗi phần lớn là do cách xử sự và giáo dục của bố mẹ. Tớ thấy khi ông bố bạn nói đến đã nhận ra vấn đề như vậy thì có lẽ chú ấy đã biết giải quyết thế nào.
    Chẳng có gì bạn phải sợ cả.
  9. saubook

    saubook Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Chả dám hỏi Candy_ nữa, khuyên thế thì đừng có mà post cái tiêu đề topic "Tìm hiểu tâm lý trẻ em" như thế nhá. Sợ.
    Còn narcissus ko hiểu câu hỏi của tớ ư? Tớ chỉ muốn hỏi là có thật sự kiểu tâm lý của đứa trẻ 9 tuổi trong hoàn cảnh như nó ko? Tớ choáng lắm chứ khi nghe bố nó nói vậy. Tớ cãi là làm gì có chuyện ấy. Thì ông ấy bảo đọc được trong sách tâm lý về trẻ em nó viết thế, chứ ko phải tự nhiên người ngoại đạo như ông ấy và tớ lại nghĩ ra cái tâm lý đáng sợ ấy. Đừng hỏi tớ là sách nào nhé, vì tớ ko quan tâm lắm, chỉ thấy lạ thôi.
    Gia đình tớ kể là người nước ngoài, nơi tớ đang học tập. Chính vì thế nên có thể khác trẻ em VN mình chăng?? Bên này tớ thấy bố mẹ giành tâm lý con cái lắm, toàn đọc sách cả nên hiểu. Thỉnh thoảng tớ cũng hay đến chơi, thích bọn trẻ con và hỏi bố mẹ nó cách chăm sóc trẻ em và tính tình mỗi đứa (sau này làm bài học dạy con mình). Đấy là lý do tớ đặt câu hỏi.
  10. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ có lẽ trong cuốn sách tâm lý gì đó, nói rằng "ghét đến mức muốn giết quách đi" chỉ là một cách diễn đạt, không có nghĩa là sự thực là 100% như thế. Tớ rất yêu trẻ con, tớ cho rằng nếu không phải tại giáo dục và môi trường thì chẳng có đứa trẻ nào xấu cả. Trẻ con nước ngoài cũng dễ thương lắm. Tuy nhiên cách giáo dục trẻ con ở nước ngoài và ở nước mình khác nhau rất nhiều. Ví dụ: thường ở mình cha mẹ hay bắt con phải làm một số thứ vì cho rằng đó là điều tốt nên làm, và con mình chưa có khả năng nhận thức được; ở nước ngoài: cha mẹ thường phân tích làm như thế này thì sẽ ra sao... và để con mình tự quyết định; tớ cũng thường thấy khi thấy con ngã, ở mình là bố mẹ nhào ra đỡ con dậy ngay, nhưng các ông bố bà mẹ nước ngoài lại chỉ đứng cạnh khuyến khích con tự đứng dậy . Vì thế trẻ con nước ngoài thường biết tự lập sớm và tự tin hơn.
    Thôi, nói nhiều quá, kết luận: tớ không nghĩ là trẻ con mình hay nước ngoài được dạy dỗ khác nhau mà lại khác nhau đến nỗi giết người được.

Chia sẻ trang này