1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu thế giới hóa học

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi FFVIII, 05/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FFVIII

    FFVIII Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    819
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu thế giới hóa học

    Sứ giả ánh sáng
    Ngọn đèn điện đầu tiên trên thế giới ra đời ngày 21-10-1879. Nhà khoa học Mỹ Edison là cha đẻ của nó. Edison đã thử dùng hơn 1600 loại vật liệu chịu nhiệt khác nhau. Cuối cùng ông đã phải dùng thau sợi bông làm dây tóc bóng đèn (sợi đốt). Nhưng "cuộc sống" của ngọn đèn quá ngắn ngủi, chỉ vẻn vẹn vài chục giờ. Năm thứ hai, Edison lại thành công khi dùng than sợi trúc làm dây tóc. Ngọn đèn này đã cháy sáng trên 12 giờ.
    Năm 1904, sợi dây tóc bóng đèn bằng Wolfram đã được phát minh bởi hai người Áo là Guytstơ và Henman. Ngọn đèn này sáng hơn, ổn định và tuổi thọ cao hơn hẳn và nó chính thức thay thế ngọn đèn sợi đốt bằng than trúc.
    Từ năm 1907 đến nay, người ta vẫn dùng bóng đèn điện sợi đốt bằng dây Wolfram. Hàng năm trên thế giới sản xuất hàng mấy tỷ chiếc bóng đèn loại này. Đây thực sự là cuộc cách mạng trong lĩnh vực điện tử.
    Đèn sợi đốt là loại nguồn sáng "cổ điển". Sau này, người ta đã dùng điện đốt nóng dây tóc bóng đèn để phát sáng. Nhiệt độ cao, sợi đốt Wolfram cũng "bay hơi", các phần tử vật chất bốc hơi bám lên bên trong làm mờ bóng đèn, làm giảm độ sáng. Tất nhiên, tuổi thọ cũng sẽ rất ngắn. Các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu, thay đổi cấu tạo, nhằm làm tăng tuổi thọ. Người ta đã bơm hơi Iôt và Brôm có áp lực vào bên trong ống đèn, tạo thành loại bóng đèn Wolfram Iôt và Wolfram Brôm (đèn Halôgien) . Khi bóng đèn ở nhiệt độ cao các nguyên tử Wolfram bứt ra khỏi sợi đốt phát tán về phía thành bóng đèn, nơi có nhiệt độ thấp hơn. Trên quãng đường dịch chuyển, chúng kết hợp với các nguyên tử Iôt và Brôm tạo thành các hợp chất Iôtua và Brômua Wolfram. Các hợp chất này theo dòng khí đối lưu dịch chuyển tới khu vực có nhiệt độ cao, tiếp cận với sợi đốt của bóng đèn. Do nhiệt độ cao chúng lại bị phân tích thành các nguyên tử Wolfram và Iôt, Brôm tự do. Nguyên tử Wolfram lại bị hút vào sợi đốt, còn nguyên tử Iôt (hay Brôm) lại bay đi nơi khác. Quá trình cứ tuần hoàn tiếp diễn không ngừng, làm cho độ sáng và độ bền dây tóc được nâng cao. Một chiếc bóng Iôt - Wolfram, thể tích bằng 1/20 bóng sợi đốt thông thường, hiệu suất phát sáng đã cao hơn nhiều. Loại bóng Iôt Wolfram được dùng nhiều trong điện ảnh, vũ trường, công xưởng, quảng trường...
    Loại đèn Iôt - Wolfram phát ra ánh sáng đỏ, và làm ảnh hưởng tới độ chiếu sáng, thường được dùng làm đèn trang trí, quảng cáo. Loại đèn brôm Wolfram phát sáng không màu. Hiện nay loại đèn này đang dần thay thế loại đèn Iôt - Wolfram và các loại đèn thông thường.


    SoS
  2. FFVIII

    FFVIII Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    819
    Đã được thích:
    0
    Không khí vô dụng
    Khi đã biết ôxy là một thứ không thể thiếu được trong đời sống con người và tự nhiên và chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí nhưng người ta vẫn thắc mắc một điều: Vậy 4/5 thể tích còn lại là những khí gì?
    Ðến những năm 70 của thế kỷ thứ 18, có 3 nhà khoa học cùng song song tiến hành nghiên cứu vấn đề này. Và, trong khoảng thời gian cách nhau không xa họ đã cùng tìm ra một loại khí thể.
    Cacoarlđi - nhà hoá học, vật lý người Anh đã nhiều lần kiểm định thành phần hoá học của nước và không khí. Ôngthường cho không khí đi qua than củi nóng đỏ để tạo phản ứng giữa ôxy trong không khí với than hồng, sinh ra khí cacbonic (than khí).
    Cacoanđi lại cho hydroxyt loãng hấp thụ khí cácbonic, và phát hiện ra không khí bị mất ôxy vẫn còn lại nhiều thể khí khác. Ông quyết định tiến thêm một bước trong việc xác định tính chất các khí thể đó: Tỷ trọng của nó nhỏ hơn không khí chút ít. Ðưa các vậl đang cháy vào trong khí đó, ngọn lửa bị tắt nhanh, chứng tỏ khí thể này không duy trì sự cháy. Cacoanđi gọi loại khí này là "khí đục".
    Ðanni Rơrepho - nhà hoá học, thực vậl học người Anh. Năm l 772, Rơrepho đã tiến hành loạt thí nghiệm. Lúc đầu, ông dùng động vật làm thực nghiệm.Ông bắt chuột bỏ vào bình chứa không khí rồi đậy kín. Chuột hít ôxy và thải khí cacbonic. Sau khi con chuột chết, ông đo lại lượng khí trong bình giảm 1/10 thể tích. Tiếp theo, ông đổ dung dịch hydroxyt kali vào bình chứa không khí mà con chuột đã hít thở, kiểm tra lại thấy lượng khí trong bình giảm 1/11 thể tích. Khi ông đưa cây nến đang cháy vào bình chứa phần khí còn lại, ngọn nến cháy rất leo lét, yếu ớt. Chờ đến khi ngọn nến tắt, ông lấy phôtpho đang cháy bỏ vào bình. Phôtpho cháy toả ra làn khói trắng mờ nhạt. Làm như vậy, ông đã dùng phôtpho cháy để trừ khử nốt lượng ôxy cuối cùng ở trong không khí, và thu được khí thể còn lại không chứa ôxy.
    Tiếp theo đó, Rơlepho đã kiểm định tính chất loại khí thể này. Ông thấy nó không bị hydroxyt kali hấp thụ và không duy trì sự cháy, sự sống của động vật. Ông gọi nó là "khí đục" hay "khí độc".
    Như vậy, tính đến Rơlepho là 3 ngườl cùng nghiên cứu về vấn đề các "chất " khác ngoài ôxy trong không khí: Halây, Cacoanđi và Rơlepho. Cả 3 người cùng có công lao trong việc phát hiện ra Nitơ.
    Ở phần trước, chúng tôi cũng đã đề cập tới Lavoadiê đã mở ra bí mật của "sự cháy". Ông cũng không nói tới "không khí ác độc". Sau này, ông căn cứ theo tiếng Hy Lạp đặl tên cho khí đó là "không duy trì sự cháy" (tức Nitrogenium - Nitơ).
    Sau nhiều năm, nhân loại đã hiểu rõ về Nitơ. Thực ra nó không phải là "khí ác độc", cũng chẳng phải là khí "vô dụng". Nitơ là nguyên tố trọng yếu trong hai thành phần cơ bản tạo nên sự sống: Anbumin và axit amin.
    SoS
  3. FFVIII

    FFVIII Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    819
    Đã được thích:
    0
    Đi tìm chất cháy
    Một học giả nổi tiếng người Hy Lạp mang tên Bôlanđô đã đưa ra lời giải thích về sự cháy từ thế kỷ thứ tư trước công nguyên. Ông này nói về các chất cháy như sau: Ðã là chất cháy được, hết thảy đều có chứa một loại "nguyên tố" gọi là "chất cháy" khiến nó có thể cháy được. Cách giải thích này tồn tại khá lâu. Tuy nhiên, cũng có người lại cho rằng lưu huỳnh mới chính là chất cháy vì theo những người này thì nơi nào có lửa và nhiệt, ở đó có lứu huỳnh!
    Vào thế kỷ 17, một người Đức tên là Bairi đã chỉ rõ, nhiều vật chất cháy được lại không có lưu huỳnh. Ông này đưa ra giả thuyết: Có thể có một loại chất nhờn hay chất béo nằm trong những vật chất có thể cháy được. Trong khi đó, nhà hoá học người Anh - Baiô lại đề xuất: có lửa là do "những hạt lửa" có trọng lượng hẳn hoi tồn tại tạo nên. Khi vật chất bị cháy, các hạt lửa bay vào không khí, biến mất, chỉ để lại một đống tro tàn!
    Star - nhà hóa học người Ðức lại nói về "chất cháy" vào năm 1703 như sau: Ðã là vật chất cháy được phải chứa một loại nhiên tố (nguyên tố cháy). Khi cháy "nhiên tố" biến thành quang và nhiệt, tản vào không khí đi mất. Theo tiếng Hy Lạp thì "nhiên tố" có nghĩa là "sinh ra lửa". Căn cứ theo thuyết đó, khi vật chất bị cháy "nhiên tố" bay đi, vậy những thứ còn lại ắt phải nhẹ hơn trọng lượng vật chất ban đầu!
    Tuy nhiên, lại có những hiện tượng kỳ lạ: sắt, thiếc, thuỷ ngân... khi bị cháy (thiêu đốt) chẳng những không nhẹ đi mà còn nặng hơn lúc ban đầu (tạo thành oxit có thêm lượng oxy).
    Nhà hoá học người Anh Tôriselli và nhà khoa học Thụy Ðiển Cac William Halay đã không đồng ý với nhận thức về "nhiên tố". Do vậy, họ cùng tiến hành nghiên cứu và gần như đồng thời phát hiện ra một chất mới trước đây chưa hề biết đến và từ đó tên tuổi của họ mãi gắn liền nhau.
    Halay vô cùng hứng thú đối với các chất cháy và ông liên tục làm thí nghiệm như sau: úp một cái chuông thuỷ tinh lên ngọn nến đang cháy, một lát sau ngọn nến tắt. Tức là nếu hết không khí sự cháy của vật sẽ "chết" - Halay quyết tâm làm sáng tỏ vấn đề này. Ông dùng các chất hóa học khác nhau, bỏ vào các bình bịt kín, làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác nhưng có một thí nghiệm nổi bật nhất là khi ông thực hiện với photpho. Ông bỏ photpho trắng vào bình chứa đầy không khí, đậy kín rồi đem nung từ từ trên ngọn lửa. Photpho bốc cháy, ánh sáng rực rỡ, khói bốc lên cuồn cuộn. Ngọn lửa nhanh chóng chìm trong đám khói dày đặc. Sau khi lửa tắt, làn khói mù tạo ra trên thành bình một lớp bột trắng (P2O5). Khi bình nguội, Halay úp ngược bình vào chậu nước rồi mở nắp. Kỳ lạ thay, nước lập tức tràn vào bình dâng lên đến 1/5 thì dừng lại. Halay làm đi làm lại thí nghiệm này, lần nào cũng cho kết quả như nhau. Như vậy, 1/5 thể tích không khí trong bình biến đi đâu? Halay lại làm thêm các thí nghiệm khác. Lần này, ông bỏ mạt sắt vào bình đựng Acid Sulfuaric loãng. Nắp bình có ống dẫn khí nối liền với chậu đựng đầy nước, đầu ống nhô lên trên mặt nước.
    Hydro sinh ra trong phản ứng giữa sắt và acid Sulfuaric được dẫn ra đầu ống. Ông châm lửa đốt rồi lấy một chiếc bình khác úp ngược lên ngọn lửa. Miệng bình nhúng vào trong chậu nước. Như vậy, không khí từ bên ngoài không thể xâm nhập vào bình có ngọn lửa Hydro đang cháy. Cùng với ngọn lửa hydro cháy, nước trong bình cũng từ từ dâng lên. Khi ngọn lửa tắt, nước dâng cao tới 1/5 thể tích của bình, Halay suy nghĩ rất lâu về vấn đề này. Tất nhiên, ngọn lửa cháy đã dùng hết 1/5 không khí. Như vậy 4/5 không khí còn lại là cái gì? Tại sao nó lại không mất đi như 1/5 thể tích không khí kia? Lẽ nào không khí còn lại trong bình và 1/5 lượng khí đã mất kia lại khác nhau?
    Halay lại tiếp tục làm thêm vài thí nghiệm khác. Ông lại đốt nến, than, photpho rồi bỏ vào trong bình chứa phần không khí còn lại xem chúng có tiếp tục cháy nữa hay không? Kết quả là ngọn nến phụt tắt. Than hồng xám đen. Ngay cả phot pho cũng không cháy nổi. Khi bỏ vài con chuột vào lọ, chúng ngất xỉu rồi chết. Như vậy, rõ ràng là phần khí còn lại trong bình và phần khí đã "cháy mất" là hoàn toàn khác nhau.
    Sau cùng, Halay sáng tỏ ra một điều: không khí chẳng phải là nguyên tố đơn chất mà là do hai nguyên tố khác nhau tạo nên. Theo Halay thì một loại là "hạt khí" - loại này duy trì sự cháy. Do đó, ông gọi nó là "không khí điểm hỏa". Hơn nữa, còn một loại khí khác là "tử khí". Loại không khí duy trì sự cháy và sự sống được Halay coi là không khí vô dụng".
    Tiếp theo, sau nhiều thực nghiệm Halay đã tìm ra phương pháp chế tạo "khí hiếm hóa" thuần khiết. Halay cho Oxytphotpho P2O5 vào một chiếc bình cổ cò, rồi gia nhiệt từ từ trên bếp. Trên miệng ống cổ cò ông buộc một chiếc bóng đái bò. P2O5 nóng chảy, khi thoát ra ngoài đi vào chiếc bóng đái làm nó căng lên. Lấy chiếc bóng đái đó ra, Halay dồn khí sang bình thủy tinh chịu nhiệt. Ông lấy than củi đang cháy, que diêm vừa thổi tắt, bột photpho trắng bỏ vào bình chứa khí. Than hồng cháy bùng lên, ngọn lửa cháy mãnh liệt, hoa lửa bắn tung tóe. Que diêm vừa thổi tắt chỉ còn tàn lửa bùng cháy trở lại. Photpho cũng bùng cháy. Halay sung sướng đến mức cầm chiếc bình lao ra khỏi phòng và hét như người điên: "không khí điểm hỏa".
    (Còn tiếp)
    SoS
  4. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    1 + 2 ? 3
    "1 + 2 = 3". Ngay trẻ em cũng biết phép tính đơn giản này, đó là điều đương nhiên đúng trong toán học. Thế mà khi nghiên cứu thể tích phản ứng các chất khí ở trong hoá học, phép tính đó lại luôn luôn không thích hợp. Xin mời xem ví dụ dưới đây.
    Nếu như nhiệt độ và áp suất giữ không đổi, mang 2 thể tích khí hyđrô và 1 thể tích khí oxy trộn lại với nhau thì khi tạo thành hỗn hợp, tổng thể tích là 3 thể tích, cũng tức là "1 + 2 = 3".
    Nếu như đem đốt cháy hỗn hợp đó thì sẽ phát nổ và sản phẩm tạo thành là hơi nước. Khi đó, lại mang nhiệt độ và áp suất của hơi nước hồi phục lại như tình trạng vốn có lúc ban đầu phản ứng thì thể tích của hơi nước là 2. Bạn xem, như thế chẳng phải là "2 + 1 = 2" ư?
    Đúng là, sự thay đổi thể tích trước và sau phản ứng giữa các chất khí không thể dùng phương pháp cộng đơn giản để tính toán. Quy luật của chúng là: "Thể tích của các khí tham gia phản ứng và của khí sinh ra sau phản ứng có quan hệ với nhau theo một tỉ số nguyên đơn giản".
    Quy luật này do nhà khoa học người Pháp Joseph Louis Gay-Lussac phát hiện lần đầu tiên khi nghiên cứu sự thay đổi thể tích của các chất trong phản ứng, từ năm 1805 đến năm 1808. Phát hiện này của ông đã được sự chú ý đặc biệt của các nhà hoá học.
    Năm 1811, nhà hoá học người Ý Amedeo Avogadro đề xuất: "Vật chất đều do phân tử cấu thành, phân tử là do nguyên tử cấu thành; trong điều kiện giống nhau, trong một thể tích khí như nhau thì có chứa số phân tử như nhau". Avogadro rất thành công khi lí giải quy luật biến hoá thể tích của phản ứng các chất khí. Thí dụ, theo Avogadro, thì sự biến hoá thể tích của phản ứng giữa khí hyđrô và khí oxy sẽ được giải thích như thế này: Tỉ số thể tích của hyđrô và thể tích oxy là 2:1, thì tỉ số giữa số phân tử của khí hyđrô và khí oxy cũng là 2:1. Mỗi phân tử hyđrô do 2 nguyên tử hyđrô cấu thành, mỗi phân tử oxy cũng do 2 nguyên tử oxy cấu thành. Dùng phương trình hoá học để biểu thị thì ta thấy tỉ số đó vẫn đúng ở sản phẩm:
    2H2 + O2 = 2H2O
    Từ đó có thể thấy Avogadro đặc biệt coi trọng việc phân biệt cho được khái niệm phân tử và nguyên tử. Hôm nay nhìn lại, chúng ta vẫn thấy cách giải thích của ông vừa rõ ràng, vừa dễ hiểu. Nhưng lúc đó, giới hoá học lại xem thường, phản đối kịch liệt, nguyên do là sự giải thích của ông không thống nhất với quan điểm của nhà hoá học Berzelius quyền uy đương thời. Mãi tới năm 1860, khi giả thuyết của Avogadro cơ hồ đã rơi vào quên lãng thì mới được Cannizzarro xem xét lại và được thừa nhận.
    Từ đó, các nhà hoá học mới dùng lí thuyết của Avogadro để đo chính xác nguyên tử lượng của các nguyên tố, mở ra một giai đoạn mới của nghiên cứu chính xác hoá học dựa trên sự biến đổi về lượng, là cơ sở để Mendeleev phát hiện ra bảng tuần hoàn các nguyên tố.
    Thật ngậm ngùi, Avogadro đã không còn sống tới cái ngày mà lí thuyết của ông được công nhận. Để kỉ niệm nhà khoa học vĩ đại này, người ta đem số nguyên tử chứa trong 12 gam cacbon đặt tên là hằng số Avogadro. Giá trị của hằng số này là 6,022045.1023.
    Vận dùng hằng số Avogadro, chúng ta có thể tính toán ra khối lượng tính bằng gam của mỗi nguyên tử hoặc mỗi phân tử, tìm ra đáp án trong các vấn đề thú vị như trong một giọt nước có bao nhiêu phân tử nước...
    Nếu như bạn có hứng thú, bạn có thể tính ra mỗi nguyên tử cacbon hoặc một nguyên tử nào đó nặng bao nhiêu gam.
    [VŨ ĐỨC TOÀN, Cây gậy thần Hoá học (tập 1),
    NXB. Giáo Dục, 1994, tr. 13 - 15]
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  5. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Vạn vật cấu thành vũ trụ
    Ðã từ lâu, con người luôn có khát vọng cháy bỏng là tìm lời giải đáp cho câu hỏi: "Cái gì tạo nên vạn vật trong vũ trụ?". Ở thời cổ đại, vấn đề này đã làm nảy sinh rất nhiều điều giả tưởng do sự hạn chế của khoa học - kỹ thuật. Từ thời Thượng Chu xa xưa của đất nước Trung Hoa, người ta đã bắt đầu nghiên cứu cấu tạo vật chất. Thời đại Chiến Quốc đã hình thành thuyết "Âm dương ngũ hành". Cuốn "Thượng Thư" đã viết như sau: "Ngũ hành: một là nước, hai là lửa, ba là gỗ, bốn là vàng, năm là đất" (tức kim - mộc - thuỷ - hoả - thổ). Còn trong cuốn "Quốc ngữ" thì đưa thêm lời giải thích: "Kim, mộc, thủy, hoả, thổ tập họp lại tạo nên vạn vật" . Nói tóm lại, người Trung Quốc đương thời đều cho rằng, năm thứ trên tạo thành vạn vật trong vũ trụ.
    Ở các nước khác cũng có các luận thuyết tương tự. Thời Hy Lạp cổ, Thalits đã từng nói: "Phàm là các vật thể trong vũ trụ đều là do nước tạo nên. Nhưng, cũng có người lại cho rằng không khí, lửa hoặc đất tạo nên vạn vật. Tất cả đều là thuyết "vạn vật làm một". Ðiều đó có nghĩa là các vật thể đều là do một thứ "vật chất cơ bản" thâm nhập lại mà tạo nên".
    Ampêđucơ (cũng người Hy Lạp) thì lại nói: "Vạn vật trên thế gian đều là do 4 "nguyên tố": đất, nước, lửa và không khí tạo nên!". Trong cuốn "Phật Điển" cổ đại của Ấn Độ cũng có ghi chép về vấn đề này với quan niệm giống với học thuyết của người Hy Lạp cổ đại vì cho rằng: đất, nước, gió và lửa tạo nên vạn vật.
    Tiến thêm một bước, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aritstot nói rõ thêm rằng mỗi vật thể đều có những đặc tính và tính chất cơ bản nào đó. Chẳng hạn như: đất mang tính chất lạnh và khô, nước mang tính lạnh và ẩm, khí mang tính nóng và ẩm, còn lửa lại mang tính chất nóng và khô. Khi trả lời câu hỏi "Vạn vật đều thuộc về một trong số 4 thứ này nhưng tại sao chúng lại có vô vàn vật hệ thống hình thể khác nhau?" thì họ giải thích: Ðây là chuyện mỗi loại vật chất có chứa nhiều hay ít các "nguyên tố" tạo nên.
    Về khái niệm "nguyên tố" thì người cổ đại cho rằng: Có 4 tổ hợp "nguyên tính" (nguồn gốc) tạo ra 4 "nguyên tố" lửa, nước, đất và khí. Ở đây, do tách rời hẳn vật chất và tính chất và coi tính chất quan trọng hơn vật chất nên họ có quan niệm rất đơn thuần: chỉ cần thay đổi tính chất một chút thôi là có thể biến nguyên tố này thành một loại nguyên tố khác. Khái niệm "nguyên tố - nguyên tính" này đã ảnh hưởng tới tư tưởng của nhân loại trong suốt một thời gian dài. Từ các nhà "luyện đan" của Trung Quốc đến các nhà "giả kim thuật" của Châu Âu đều mê muội tin vào khái niệm đó. Họ mang theo kỳ vọng dùng chì, thủy ngân và một vài chất khác không ngừng tinh luyện sẽ sản sinh ra thần dược, tiên đan, có thể cải lão hoàn đồng trường sinh bất tử... Còn ở Châu Âu, các lò "luyện kim " nổi lên rất nhiều. Các nhà "giả kim thuật" này không ngừng tôi luyện muối, lưu huỳnh, thuỷ ngân và chì với khát vọng là sẽ biến chúng thành vàng. Tất nhiên, kết quả của việc làm thiếu khoa học này không đi đến đâu cả, tiên đan không thấy mà vàng thì cũng chẳng lộ diện.
    Vào những năm 70 của thế kỷ 17, Baiô - nhà hoá học người Mỹ qua quan sát và thực nghiệm đã cho ra đời cuốn sách "Nỗi hoài nghi của các nhà hoá học". Trong cuốn sách này, tác giả thẳng thắn bày tỏ sự nghi ngờ và công khai tuyên chiến với thuyết "nguyên tố - nguyên tính" cổ đại. Cùng với đó, tác giả cũng đưa ra khái niệm đúng đắn về nguyên tố hóa học. Ông cho rằng: "Nguyên tố hóa học là một dạng vật chất nào đó, có thể dùng phương pháp hóa học để phân giải tới dạng đơn giản nhất, đó là dạng vật chát nguyên sơ, đơn giản, hoặc giả đó là một dạng vật chất hoàn toàn thuần khiết". Tự nhiên, thật đáng tiếc là tự thân Baiô chưa phát hiện được một nguyên tố hoá học nào là đương nhiên, ông vẫn phải coi nước, lửa, khí là những nguyên tố hiện đại.
    Ðến cuối thế kỷ thứ 18, nguyên tố ôxy mới được phát hiện. Công lao thuộc về nhà hóa học Lavoadiê. Ông này đã sáng lập lý luận về ôxy và sự cháy. Ông đã chứng minh ôxy không phải là khí cháy, phủ nhận học thuyết coi đó là khí nhiên liệu và Lavoadiê đã xác lập nên lý luận nguyên tố hiện đại.
    Sau "phát súng đầu tiên" này rất nhiều các nguyên tố kim loại và phi kim loại (còn gọi là á kim) không ngừng được phát hiện. Với quan hệ nội tại của tính chất và sự tương tác của các nguyên tố không ngừng được mở rộng trước mắt các nhà hoá học. Năm 1869, nhà hoá học Nga mang tên Menđêlếep đã công bố định luật tuần hoàn của các nguyên tố khi ông khẳng định: tính chất các nguyên tố biến đổi rõ rệt theo một chu kỳ tuần hoàn theo chiều tăng dần của nguyên tử lượng. Bắt đầu từ đây, các nhà hoá học đã hoàn thành hệ thống lý luận hoàn chỉnh về các nguyên tố hoá học.
    Đến thế kỷ 20, nhân loại đã tiến thêm một bước trong việc khám phá bên trong nguyên tử của các nguyên tố hoá hoc. Lý luận về cấu tạo của nguyên tử và hạt nhân nguyên tử đã được thiết lập, điều này càng làm rõ thêm bản chất quy luật tuần hoàn theo chu kỳ của các nguyên tố.
    Từ những năm 40 của thế kỷ 20, dưới sự dẫn dắt của lý luận này, các nhà hoá học đã tạo ra nhiều nguyên tố mới sau nguyên tố thứ 92 là uranium. Những nguyên tố nhân tạo mới này có tên gọi là "nguyên tố siêu uranium". Hơn nữa, các nhà hoá học còn lợi dụng phương pháp phản ứng hạt nhân và bắn phá hạt nhân để thực hiện "giấc mộng chưa thành" của các nhà "giả kim thuật" cổ đại bằng việc cho ra đời nhiều nguyên tố nhân tạo. Ðây chính là "thuật luyện kim" hiện đại.
    Với sự phát triển của hoá học hiện đại người ta ngày càng hiểu chính xác và thấu đáo về bí mật của thế giới vật chất. Vũ trụ bao la với vô vàn vạn vật luôn biến hoá không ngừng chính là do hơn 90 nguyên tố hoá học kia tạo nên. Và ngay cả cơ thể con người - loài động vật đứng đầu muôn loài, bắt cả thế giới tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình, cũng chính là do hơn 20 loại nguyên tố hoá học chủ yếu tạo thành.

    Thế giới quả là rộng lớn và còn nhiều điều phải làm!

Chia sẻ trang này