1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu thơ Tản Đà.

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi cucvangcuoithu, 12/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Tìm hiểu thơ Tản Đà.

    Tôi viết bài này lên đây là mượn lời tác giả để dành cho những ai yêu thơ Tản Đà tham khảo. Xin nhận được những lời phê bình, bình luận quanh thơ ông. Xin cảm ơn!
    (Xuân Diệu)

    Trời sinh ra bác Tản Đà
    Quê hương thời có, cửa nhà thời không
    Nửa đời Nam, Bắc, Tây, Đông
    Bạn bè xum họp, vợ chồng biệt ly
    Túi thơ đeo khắp ba kì
    Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng.

    -"Dạ bẩm lạy trời, con xin thưa:
    Con tên Khắc Hiếu, họ là Nguyễn.
    Quê ở Á Châu, về địa cầu.
    ...Đà chưa cạn, Tản chưa mòn,
    Sông Đà, núi Tản, nước Nam Việt:
    Còn ai thi sĩ, lại còn tri âm
    Nực cười cho bác Mai Lâm
    Thương nhau chi sớm ! mà lầm khóc nhau.

    Đây, sự hiện diện của Tản Đà."...
    "Tôi đang nói cái chỗ độc đáo của Tản Đà- Nhà phê bình trước cách mạng tháng tám 1945 Lê Thanh, trong quyển thi sĩ Tản Đà (1939) có phân tích cái thời điểm thơ văn Tản Đà ra đời:
    " Người ta mong đợi một người có thể tả được những nỗi chán ngán, những điều ước vọng của mình, có thể ru được mình trong giấc mộng triền miên.-Thi sĩ NGuyễn Khắc Hiếu ra đời! Thi sĩ ra đời giữa sự mong đợi của cả một thế hệ. Những bản đàn lòng du dương như " Khối tình" được đặc biệt hoan nghênh"... Le Thanh không thiếu táo bạo khi khái quát giá trị thơ Tản Đà: Với những câu chuyện sống quá*, ông là một thi sĩ thường:''''''''"nhưng khi ông nói ông nhớ mà không biết nhớ ai, ông thương mà không biết thương ai, ông than mà không biết than về cái gì, thì thơ ông là thơ sống, và thơ của ông là chất thơ trong như lọc với những cảnh tượng không rõ rệt, những hình ảnh lờ mờ, ông vẽ những bức tranh tuyệt bút ; với những tư tưởng lâng lâng, với những cảm giác mơ mộng, ông làm nên những câu thơ tuyệt mĩ...". Và Lê Thanh với một khía nhìn đặc biệt, đã rất biểu dương một bài thơ:-" Ta hãy giở trong tập thơ của ta từ mấy trăm năm nay, ta tìm thế nào cho thấy những bài như bài:
    Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi
    Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi
    Nghĩ đời lắm lúc không bằng mộng;
    Tiếc mộng bao nhiêu dễ ngán đời.
    NHững lúc canh gà ba cốc rượu;
    Nào khi cánh điệp bốn phương trời.
    Tìm đâu cho thấy người trong mộng;
    Mộng cũ mê đường biết hỏi ai?

    ( Nhớ Mộng)
    Như vậy theo Lê Thanh , trong bài thơ trên đây, có một chút gì đó mà từ trước đến nay chưa có. Từ trước có thể đã có những bài thơ hay hơn, sâu hơn, đau đớn hơn, chẳng hạn; nhưng cái giọng điệu của bài thơ này phải chờ những thập niên đầu của thế kỉ 20 và phải chờ Tản Đà mới có. Đó là chủ nghĩa lãng mạn. Chất lãng mạn trong thơ Khuất Nguyên, thơ Nguyễn TRãi, thơ Nguyễn Du.. nhưng chủ nghĩa lãng mạn với cái ''''''''"tôi", cái "bệnh của thế kỉ" như tôi đã trình bày ở trên đây, với cái buồn mơ màng, cái xúc cảm chơi vơi của cái "tôi", thì phải nói thời hiện đại (moderne) của thế giới mới có, ở Việt Nam, phải đọc nhũng chục năm đầu của thế kỉ 20 với Tản Đà mới có.
    (*) Ý hẳn tác giả muốn nói những chuyện thực tế sống sít.
  2. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Và những câu thơ có thần hơn của Tản Đà, người khác không làm được, là những câu thơ buồn mơ mộng, buồn vô định:
    Con đường vô hạn, khách đông tây
    Ta nhớ ai mà đứng mãi đây
    Suối tuôn rác rách ngang đèo,
    Gió thu bay lá, bóng chiều về tây
    Chung quanh những đá cùng cây,
    Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm?
  3. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Đó là một thời đoạn rất nên thơ của tâm hồn, rất đáng yêu, hấp dẫn, tôi có liên hệ tới khi, sau tuổi dậy thì, người thiếu niên tự ý thức về mình, và mơ màng như chớm yêu ai.

    Lạnh lẽo hơi thu chiếc lá bay
    Gió đưa người cũ lại về đây.

    Gió nhẹ, lá nhẹ, mà người cũng nhẹ, bởi tấm tình hoài man mác bâng khuâng.
    Bốn phương mây nước, người đôi ngả,
    Hai chữ tương tư, một gánh sầu.

    Nội tâm của nhà thơ rất đầy, vì vậy mà hai câu thất ngôn trên đây, những chữ dùng thoạt nhìn như sáo mòn, mà khi bốn mảnh ghép vào nhau, tâm tình của tác giả xuyên suốt, cho nên đọc vẫn gợi cảm ; đó không phải là thơ của Tú Xương, thơ Nguyễn Khuyến, hoặc là " thơ mới". Về sau nàyn thơ mới 1932_1945 thì phải cao độ, xoáy thắt, run lên bần bật ; đây là thơ Tản Đà chứ không ai khác, những hoa quả đầu mùa chủ nghĩa lãng mạn, lâng lâng mà đậm, có thể nói hồn thì nhẹ mà tm thì nặng.
    Diễn tả cái tâm tình man mác, là sở trường của Tản Đà ; bản lĩnh của thi nhân kết với thời điểm của thời đại ( 1915_1935) và việc này bất phục phả, không tái diễn ; cũng như chùa và tượng Phật đời nhà Lý, thì chỉ có đời Lý mới xây mới làm như thế được ; người đời sau có thể viết hay hơn, nhưng cái man mác của thơ Tản Đà, cái thủa ban đầu lư luyến ấy ( thơ Thế Lữ) thì chỉ có Tản Đà mới như thế.
    Được cucvangcuoithu sửa chữa / chuyển vào 19:33 ngày 12/03/2007
  4. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Mỗi nhà văn, nhà thơ bị cái " văn mạch" của thời mình chi phôi, những chữ sẵn cứ đến ở ngòi bút, cái "gu", khiếu thẩm mỹ, khó tránh khỏi thời những thường ưa thích của độc giả thời mình. Tản Đà đưa đến một điệu tâm tình, một giọng tâm hồn mới mẻ,bên cạnh điều này, cây bút ấy vẫn thích chơi chữ như trong xã hội phong kiến :
    Bước xuống thuyền, chân dẫm nhịp ba
    Trách cô hàng trứng ở ra hai lòng


    Tản Đà đã từng đắc ý về "nhịp ba" của chân và "hai lòng" của trứng ; khi ông góp lại thất nhiều màu sắc trong một câu văn ; phải chăng đây cũng là một đặc điểm ưa thích của dân tộc ta, ngày trước, các cố đạo công giáo từ Âu Tây mới sang kể lại rằng đòng bào ta chuộng mặc áo mớ ba mớ bảy một lúc. Trong Giấc mộng con !, Chu Kiều Oanh, người yêu lý tưởng của Tản Đà, viết thư cho Tản Đà : "... Được một người bạn nam nhi là cố nhân, để những khi lá hồng gió thu, đêm đông đèn biếc, thới, lại mượn tờ giấy trắng, giọt mực đen, chiếc tem đỏ, để tả tấm gan vàng, mà đưa người mắt xanh"- tất cả bảy màu!
    Được cucvangcuoithu sửa chữa / chuyển vào 19:51 ngày 12/03/2007
  5. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Đề tập thơ Khối tình con thứ nhất của mình, Tản Đà viết :
    Nửa ngòi bút ngỗng ba sinh luỵ
    Một mối tơ tằm mấy đoạn vương

    cũng dùng chữ sẵn - một đời làm thơ, cây bút của Tản Đà dùng biết bao nhiêu là con tằm, tơ tằm, mối tơ, cũng như đã dùng không biết bao nhiêu là non nước, nước non, non xanh nước biếc, nhan nhản trong văn mạch chung của thời ấy ; tuy nhiên hai câu trên đây, câu dưới không có sáng tạo, chứ câu trên thì độc đáo. "Ba sinh" là chữ cũ, nhưng ba sinh luỵ, đảo ngữ đi rồi, và âm thanh "luỵ" ở cuối câu, luỵ đến bản thân mình, đồng thời như câu hát ở Bình Định nói : "Thương nhau trường đoạn, đoạn trường - Luỵ lưu, lưu luỵ dạ đường kim châm", lên rơi, rơi lệ ; còn như nửa ngòi bút ngỗng thì thật là mới, từ "ngỗng" vào vị trí ấy, thiệt hay, đó là thời mà khi bút lông đổi sang bút sắt, nó pgải đi qua bú bằng lông ngỗng cái đã ; bút lông ngỗng cụ Lư Thoa thế kỉ 18 đã từng dùng ; Lư Thoa mà Tản Đà rất phục, có tặng thơ, và đã gặp trên thiên đình ; trước Tản Đà, chẳng nhà văn nhà thơ nào nói đến bút lông ngỗng ở Viết Nam, mà sau Tản Đà cũng chẳng ai nói. Nửa ngòi bút ngỗng ba sinh luỵ, đây là cái điệu thơ man mác của Tản Đà.
    Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
    Trần thế em nay chán nửa rồi

    Bài thơ muốn làm thằng cuội mở đầu bằng một tiếng kêu, tiếng kêu tâm sự ;
    Vì ai cho tớ phải lênh đênh
    Nặng lắm, ai ơi, một gánh tình

    Bài thơ chơi hoà bình cũng đột khởi kêu lên như thế. Có thể nói : phần lớn bài bát cú của Tản Đà, dạng giữa cái giọng bình thường, thường tình, "hiện thực", lại cất lên, thốt ra cái gì quý báu nhất của một thi sĩ : tiếng của trái tim, tiếng của linh hồn.

    Bài sự đời, 6 câu dưới nói những sự đời dung tục, tục tĩu, nào là "Quần tía đùi non anh chiệc vỗ" , nào là "Áo mũ râu ria, mấy đám chèo",nhất là hai câu 3, 4 :"Thối om sọt phẩm nhiều cô gánh - Tanh ngắt hời đồng lắm cậu yêu", thế mà khi mở bài thơ :

    Gió gió mưa mưa đã chán phèo
    Sự đời nghĩ đến lại buồn teo

    không một chút gì hoi thơ "thực tế, mà lại là nhạc điệu thơ tâm tình".....Tản Đà tự nhận là mình có tính ngông"
    Trong bài Hầu Trời:
    Thiên tào tra xét sổ vừa xong,
    Đệ sổ lên trình Thượng Đế trông :
    "Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
    Đầy xuống hạ giới vì tội ngông".

    Khi Tản Đà và chú Cuội gặp nhau ở thiên đình (
    Giấc mộng con2[/i]), cùng ngồi gốc cây đa nói chuyện, cuội hỏi :
    - Ông bây giờ đã bớt ngông chưa?
    - Tôi ngông đã bằng anh nói dối đâu !
  6. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Ta tìm hiểu cái hầu như là thuộc tính của Tản Đà, cái ngông này. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đăng báo rằng mình lấy số Hà Lạc cho những ai cần đến ( Còn như đặt quẻ - Nhiều năm (5 đồng) ít có ba (3 đồng) - Nhiều ít tuỳ ở khách - Hậu bạc kể chi mà ), thì Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu có thơ đùa, đồng thời là một cách làm tiếng loa rất có tuyên truyền cho " Tản Đà Cốc Tử", làm như là một cốt ruộng đồng : khoe người cùng tên với mình vốn đã dùi mài Kinh Dịch từ xưa, từ thủa báo An Nam đã chú thích Kinh Dịch. "Ngày nay đoán việc âm dương - Hẳn không bố phượu như phường bẻ hoa" ; tiếp theo : Nào hãy đến Tản Đà cốc tử, thế đúng là quảng cáo hộ chứ không gì nữa. Lại an ủi trước, nếu muôn một mà thầy đoán không đúng chăng nữa
    Dù thầy cố tán nhăng tán cuội,
    Nghe nhà thơ lời nói văn hoa
    Nhất khi rượu đã khề khà
    Tán đâu ra đấy đậm đà có duyên,
    Thời khách mất đòng tiền dặt quẻ
    Cũng vui tai và sẽ vừa lòng
    ...

    tuy nhiên bài thơ có kết thúc :
    Nhưng xin thầy chớ "nói ngông" !

    thân yêu nói xỏ Tản Đà !
    Nhà thơ trữ tình hoạ lại nguyên văn của nhà thơ trào phúng, mình đã làm nghề bói toán thì cũng phải nói cho dõng dạc đường hoàng :
    ....Trời mới bảo Tăn Đà tiểu tử
    Vạch kiền khôn xét xử lại sao,
    Trổ tài thần thánh tyệt cao,
    Mà cho thiên hạ xem vào phải chăng ?

    Đại ca đã ân cần dắt mối cho tiểu đệ, thì tiểu đệ có chút lòng thành :
    Riêng với bác miễn tiền đặt quẻ,
    Đoán thật hay bác sẽ ghê lòng.

    Và bài thơ kết thúc :
    Tuổi già nay chớ nói ngông ...
    hai bạn thơ có tuổi làm thơ trêu nhau, còn tôi thì đến câu cuối của bài thơ Tản Đà, tôi ứa nước mắt. Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa! " Ngông" là bản lĩnh của Tản Đà, chính cái họi là "ngông" ấy tạo cho Tản Đà cái độc đáo, mà độc đáo trước nhất là trong văn. Thế mà nhà thơ phải nói rằng tôi "ngông" là đặc điểm khi tôi còn trẻ> Nguyễn Trãi nói : Huống mỗ già, dại dột thêm, dù có là nói nhún, nói dỗi tì cũng tội nghiệp> Có những thứ huơng hoa rừng vẫn còn đăng đắng giữa mùi hương, dặc sắc ở cái dắng ấy ; bây giờ hương mất cái đẵng ấy rồi !".....
    ....Đi thi chữ nho, hỏng khoa Kỉ Dậu, rồi lại hỏng khoa Nhâm Tý, Tản Đà có hai câu thơ :
    Bởi ông hay quá, ông không đỗ
    Không đỗ, ông càng tốt bộ ngông !

  7. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Sau khi thi không đỗ về, người mình yêu đi lấy chồng, thế là "cử tú không mà rể cũng không", không đỗ cũng không làm rể, giữ cái áo đoạn sang trọng kia làm gì nữa ! Tản Đà viết bài thơ Dạm bán áo đoạn để mỉa mai tình cảnh, với hai câu kết :
    Thơ lưng chất nặng, tay buồn rổi,
    Bán áo mà mua lấy viết ngông !

    bán áo để mua giấy là ngông, và những điều sẽ viết lên trên mặt giấy là ngông bội phần. NHưng khi Tản Đà 49 tuổi, Tiễn ông Công lên chầu trời, nhà thơ có những đoạn thơ rất đau xót :Khi làm chủ, báo lúc viết mướn,
    Hai chục năm dư cảnh khốn cùng...
    Ngày xanh như ngựa, đầu xanh bạc,
    Chán cả giàn hồ hết cả ngông !

    Giấc mộng con ra đời khi Tản Đà mới 28 tuổi, lúc ấy bản thân tôi chưa đẻ - Chúng ta nói tản văn của Tản Đà hay đến đâu, nhưng thời buổi quốc văn mới phôi thai, mới có văn xuôi đầu tiên ấy, ta mới quý mến Tản Đà tự nghĩ mà viết ra,, chẳng bắt chước ai, chẳng theo mẫu mực nào. Thoát ra ngoài khuôn sáo xã hội phong kiến, là ngông. Những tuỳ bút, bút kí tản văn đầu tiên, Tản Đà đặt cho một cái tên chung thành ra tập thơ khối tình ; còn thơ, thì là những tập khối tình con.- Chúng ta nay, bảy chục năm sau, lật lại sách cũ mà đọc 22 bản Khối Tình (bản chính), 15 bài Khối tình (bản phụ) và 4 bài nữa, làm thành tập Tản Đà tản văn, (Hương Sơn xuất bản) ta nên cảm thương người đi trước ; nghĩ theo, nói hùa thì dễ, chữ ngay khi đã có những ý bao quát chung rồi, có được vài ba suy nghĩ riêng, để viét những câu văn độc đáo, thật đã chất óc, huống chi bao quát lại của mình mà tự ngẫm nghĩ nữa, công lao biết bao nhiêu ! Văn xuôi lại là loại văn xuôi nghệ thuật, nghĩa là có một hình thức riêng, càng khó! Và người thanh niên Tản Đà kết hợp mưa Âu và Á, lúc ấy chàng là một người tân học, rút những cái mới học của Âu kết hợp với vốn văn hoá của Á cổ truyền. Thật đáng cảm động. Cho nên những bài văn Khối tình này đăng lên báo chí đã được chú ý và hoan nghênh.
  8. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Là một người dân mất nước, lo cho vận mạng của quốc gia dân tộc, Tản Đà có những vần thơ cảm khái, nhà văn Nguyễn Công Hoan sinh thời có kể lại rằng Tản Đà dã nói với tác giả bước đường cùng tại sao trong giấc mộng con, nhà thơ đã đặt bài hát cho Chiêu Quân đánh Tỳ Bà, Dương Quý Phi say rượu đứng dậy múa, và Tây Thi hát : cả ba mỹ nhân với mình đều là dân vong quốc cả.
    Lạnh lẽo hơi sương toà tạp chí,
    Lệ ai giàn giụa với giang sơn
    Dân hai trăm triệu ai người lớn ?
    Đất bốn nghìn năm vẫn trẻ con
    Nỗi đau chung đã thành nỗi đau riêng của một người :

    Ức bốn biển hai hàng luỵ ngọc
    Gầy ba đông một vóc sương mai
    Ba thu ngày tháng la đà uổng
    Bốn biển âm thư vắng vẻ hoài.
    Bóng lặn tà dương trời xẩm tối,
    Ếch kêu đầy phố, tiếng xe hơi,
    Dơn hải hỡi ai người thệ ước,
    Gió hiu , trăng lạnh , tiếng ve sầu.

Chia sẻ trang này