1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu tí về giai thoại những ca khúc Giáng Sinh (trang 3)

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi FJX, 25/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu tí về giai thoại những ca khúc Giáng Sinh (trang 3)

    Có cái trang tiếng Tàu, lười dịch òi nên mò wikipedia:

    Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi, người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích. Tết Trung Thu đã có từ thời Đường Minh Hoàng bên Trung Hoa, vào đầu thế kỷ thứ 8.

    Nguồn gốc:

    Tết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ. Nhà văn Toan Ánh trong quyển "Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam Quyển Hạ" cho rằng: Theo sách cổ thì Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu trông trăng nên còn gọi là Tết Trông Trăng.

    Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được ông Phan Kế Bính diễn tả trong "VN Phong tục": "ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Ðầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu các sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp".

    Ý nghĩa:

    Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ ***g đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

    Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.

    Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.

    Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.

    Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình". Trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng.

    Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị v.v. Người Trung Hoa không có phong tục này.
  2. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Hồi đó có 4,5 tuổi ở trong cái xóm nhà lá chơi Trung Thu thế mà vui. Nhớ lúc đó chả có cái ***g đèn Trung Quốc như bây giờ, mà là ***g đèn giấy kiếng, bỏ đèn cầy đốt. Rồi nấu sáp đèn cầy cho chảy ra, múc vô mấy cái vỏ nghêu lắc qua lắc lại rồi bỏ vào thau nước, lát nó bong ra nhìn đã con mắt. Một năm chỉ có duy nhất ngày đó là chơi bán đồ hàng có món... nghêu đèn cầy, keke
    Đêm trung thu đi rước đèn với bọn trẻ con trong xóm, chả còn nhớ bọn nó rống cái gì nhưng vui nhất là khoản đèn cầy mà tắt thì cả đám nhao nhao ngay. Một lũ trẻ con mà đứa lớn nhất chỉ chừng 7 tuổi cầm cây đèn cầy châm lửa nhìn yêu dã man (mà mình cứ tưởng nó oách lắm, suốt ngày kêu bằng anh). Lúc đó xóm này bất kể ng Hoa hay ng Việt tụ tập lại tám, cái khoản bàn nhiều nhất là con anh con em con chúng ta đã... lớn, đã biết rước đèn. Tối đó về mấy chị em trong nhà giành nhau xem miếng bánh trung thu nào to hơn, nhiều trứng hơn, tự nhiên thấy đêm Trung Thu có ý nghĩa.
    Giờ, Trung Thu phải nói là cực chán. Đêm Trung Thu mà nằm nghe lũ trẻ con hát "Bóng trăng trắng ngà có cây đa to..." thì phải nói là cực điếc tai. Mình không còn trẻ con nữa nhưng bọn trẻ con trong xóm thì không còn tí gì cái sự hồn nhiên của con nít. Ra đường thấy bọn nó nhiều lúc còn tránh kẻo nó ném đá bể cửa nhà mình. Còn mấy bà hàng xóm thì chả cần biết đêm với ngày gì sất, khỏi ở nhà thì mấy bả ngồi sòng tứ sắc. Còn nhà mình thì hôm đó chắc vui, keke, bọn trẻ con nhà mình đáng iu dã man.
    Trung Thu nhà mình off rước đèn nhá. Anh Nghĩa có nhiệm vụ biếu các em gái mỗi em 1 cái ***g đèn loại dùng đèn cầy ý (***g đèn TQ chán è). Anh Giang và anh Minh mỗi anh cho các em gái mỗi người 1 bánh TT gà quay 2 trứng.
  3. NUL76

    NUL76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    0
    Trung thu Tết của thiếu nhi
    Chỉ thấy người lớn họ đi là nhiều
    Ði chơi họ lại làm liều
    Làm liều rồi lại có nhiều thiếu nhi
    Thiếu nhi thì kệ thiếu nhi
    Bác sĩ nhiều lắm tội chi không liều
    (ST)
  4. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Tết Trung thu có từ bao giờ?
    Theo sử sách, Tết Trung thu đã có cách đây ít nhất 2.000 năm. Từ thời cổ xưa, các vị vua chúa có tục lệ tế mặt trời vào mùa xuân, tế mặt trăng vào mùa thu.
    Theo Âm lịch, ngày 15 tháng 8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày "lành" để làm lễ tế thần mặt trăng.
    ở nước ta và một số nước châu á khác, ngày 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm được lấy làm ngày Tết Trung thu.
    Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung thu đã có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm.
    Trong đêm 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.
    Đêm Trung thu, các em rước đèn, múa sư tử. Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên con đực, lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Lân là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.
    Thoạt nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy, người ta gọi múa lân thành múa sư tử.
    ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Đèn kéo quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được.
    Trẻ em rất thích ăn bánh Trung thu, múa lân và rước đèn kéo quân. Từ đó, Tết Trung thu nghiễm nhiên trở thành Tết của các em từ hàng ngàn năm nay.

    Được co sửa chữa / chuyển vào 23:31 ngày 25/09/2006
  5. tu_huu

    tu_huu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Thế đấy, bé H mở topic này với mục đích chính là cái này đây
  6. vietasv555

    vietasv555 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    717
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  7. haha_chetchua

    haha_chetchua Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    1.388
    Đã được thích:
    0
    Tình hình là sắp Trung Thu,. cả nhà bàn bạc đi rước đèn đi em thick lắm
  8. sup_cua

    sup_cua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    e la thanh vien moi toanh, cac pac co cho e tham gia ruoc den trung thu k ah?
  9. sup_cua

    sup_cua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    mong cac sis tra loi som de e con tranh thu ung ho chuong trinh.Lien he voi e theo so dt: 0903112441.Thanks cac sis nhieu!
  10. hidetoshi

    hidetoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    3.585
    Đã được thích:
    0
    Mì?nh nghìf là? 'ược,cà?ng nhiĂ?u ngươ?i tham gia cà?ng vui mà?
    Đi ngù? 'Ăy

Chia sẻ trang này