1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu tí về giai thoại những ca khúc Giáng Sinh (trang 3)

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi FJX, 25/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanah82

    hanah82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên là được rồi Welcomé!!
    Đang lên kế hoạch off Trung thu, có gì sẽ thông báo sau.
  2. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Mọi người cố gắng lên chương chình off Trung Thu cho hoành tráng nhá
    Được co sửa chữa / chuyển vào 05:31 ngày 30/09/2006
  3. causedfrom3stars

    causedfrom3stars Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    Hu hu, bé vẫn còn thiếu tài xế chở đi chơi Trung Thu
    Anh T vào đây rất đúng lúc ạ.
  4. tu_huu

    tu_huu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Chẳng thấy ai bàn kế hoạch gì hết , hay hôm ấy mình oánh lẻ, bé nhờ ?
  5. causedfrom3stars

    causedfrom3stars Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến hay đấy. Số 2 đứa mình sao toàn oánh lẻ
  6. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Dành cho bé@
    Theo âm lịch, ngày 15 tháng Tám là tết Trung Thu. Đây được coi là ngày tết của các em thiếu nhi, nhi đồng. Không phải chỉ Việt Nam mừng Trung Thu, mà cả Trung Quốc, Nhật Bản, và Đại Hàn cũng có tết này.
    Với người Việt Nam mình, vào rằm tháng Tám, người lớn sẽ bày bánh mứt và nước trà. Còn các em nhỏ sẽ có ***g đèn. Các em sẽ đốt đèn và rước đèn đi quanh làng. Mặt trăng thật sáng và tròn, chiếu ánh dịu dàng xuống thế gian.
    Vì chúng ta ở thành phố nên đèn điện mọi nơi làm mất vẻ đẹp của ánh trăng. Nếu có dịp ở thôn quê, chúng ta sẽ thấy ánh trăng và ánh nến trong ***g đèn làm cho ngày tết Trung Thu thêm phần đặc biệt.
    Sau khi rước đèn, các em thiếu nhi sẽ về nhà cùng ăn bánh trung thu, ăn mứt bí với cha mẹ ông bà.
    Riêng tại Trung Quốc, rằm tháng Tám được coi là ngày lễ của phụ nữ vì mặt trăng có vẻ đẹp như bà, mẹ, hay các cô, dì của chúng ta. Người Trung Hoa cũng bầy tiệc có bánh trung thu, và trẻ em cũng rước đèn. Cuối cùng, mọi gia đình sẽ ăn bánh mứt, giống như tục lệ của Việt Nam vậy.
    Còn ở Nhật Bản, dân chúng tổ chức lễ Zyuyoga, nghĩa là ngắm trăng vào ngày rằm của tháng Tám mùa Thu. Họ còn có ngày Zuysanya vào 13 tháng 10, cũng để ngắm trăng. Trẻ em tại Nhật rước đèn cá chép trong hai ngày lễ này. Từ khi sinh ra, em bé Nhật Bản nào cũng có một chiếc đèn cá chép. Theo niềm tin của người Nhật, cá chép chính là hiện thân của một võ sĩ, có thể bảo vệ các em bé. Mâm bánh ngắm trăng của các gia đình Nhật gồm có dưa hấu, hạt dẻ, các loại hoa trái và bánh nhân táo. Người Nhật còn tin rằng trên mặt trăng có thỏ ngọc sinh sống, vì vậy họ nhìn trăng, ăn bánh, và nghĩ rằng có con thỏ ngọc đang ăn bánh bao trên mặt trăng nhìn xuống.
    Đất nước Đại Hàn thì có Lễ Tạ Ơn tổ chức vào ngày mà người Việt Nam ăn tết Trung Thu. Lễ Tạ Ơn của Đại Hàn giống như Thanksgiving tại Hoa Kỳ vậy: người ta cảm tạ tổ tiên đã cho suốt một mùa đầy lúa gạo, trái cây, v.v.. Ngưòi Đại Hàn được nghỉ lễ này trong 3 ngày, họ gặp nhau và ăn bánh Songphyun. Bánh này làm bằng gạo, đậu xanh, mè, hạt dẻ. Họ cũng đi thăm mộ tổ tiên. Các em bé Đại Hàn trong lễ Tạ Ơn sẽ mặc Hanbok, một loại y phục truyền thống của Đại Hàn, và nhảy múa dưới ánh trăng.
  7. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Cảm động quá
    Tết bé chỉ thích đi chơi với mấy anh chị trong box thôi, chị CO về VN chơi với bé đi.
  8. buidoi_miennam

    buidoi_miennam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2005
    Bài viết:
    1.541
    Đã được thích:
    0
    Trung thu Ôi trung thu,
  9. tattoo

    tattoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Đây là một dịp để chúng ta nắm bắt lại nguồn gốc và ý nghĩa văn hoá của những chiếc bánh Trung thu và tìm hiểu gốc gác lai lịch của chúng đó.
    Trước hết, về hình thức, ở Việt Nam từ xưa đến nay có 2 loại bánh Trung thu: bánh dẻo và bánh nướng.
    *Bánh dẻo là bánh sở trường của những tay thợ VN truyền thống với bí quyết làm bánh có thể giữ lâu ăn vẫn dẻo và không lên meo mốc. Bánh dẻo làm bằng bột nếp trắng tinh nhồi với nước đường với nước hoa bưởi thơm ngát, đúc trong khuôn gỗ thường là hình tròn , ít khi vuông, trang trí với hình hoa cúc, hoa lan chạm nổi. Nhân bánh làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn. Bánh dẻo kiểu Hànội thường ngọt sắc hơn kiểu Sảigon. Đường kính của bánh thường lớn có thể gần bằng chiếc mâm để thể hiện hình dáng của vầng trăng thu lớn và trắng ngà do đó mới gọi là Nguyệt Bính. Ý nghĩa chính của bánh là sự ?ođoàn viên của gia đình? hay ?otình nghĩa phu thê? khắng khít như câu Kiều:Đêm khuya chung bóng trăng tròn sánh vai!
    *Bánh nướng: bánh này hầu như cách làm vẫn là bí kíp của dân Việt gốc Hoa. Hình dáng thường vuông hơn là tròn, thường đựng vừa vặn 4 chiếc trong một hộp giấy vuông, có dán nhãn vẽ hình vua Đường Minh Hoàng và chị Hằng Nga đang múa. Vỏ bánh nướng làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rưọu, bí quyết của thợ chuyên nghiệp là bánh có da vàng lườm bóng láng trông vô cùng bắt mắt, để lâu cả tuần ăn không khô cứng và vỡ vụn và khét dầu. Nhân bánh nướng thật là đa dạng: nhân có thể thuần tuý làm bằng hột sen, đâu xanh, đậu đen, khoai môn tán nhuyễn có mùi vani hay sầu riêng, nhân bánh thường bao bọc lấy một hay hai tròng đỏ hột vịt muối; nhân kiểu thập cẩm thì cầu kỳ và mắc tiền hơn gồm đũ thứ như dăm bông, thịt quay, lạp xường, vi yến, dừa, hạt dưa, vỏ quit, ngó sen, bí đao?
    Về mặt thưởng thức của hai loại bánh trên, thì người Việt thường có những nhận định về khẩu vị như sau:
    Đa số các cụ già gốc Bắc vẫn thích bánh dẻo vì nó mang tính chất thuần túy quê hương. Đó là tôi nghe cha mẹ tôi thường nói vậy: Ăn bánh dẻo phải nhai thật chậm rãi từ tốn để thưởng thức tất cả những cái gì gọi là khẩu vị thanh tao vừa dẻo do bột nếp mịn màng, vừa ngọt do đường tinh khiết, vừa bùi do hạt sen tán nhuyễn, vừa thơm đưa lên mũi do mùi hoa cam, hoa bưởi. Ăn một miếng bánh rồi nhắp một hớp trà sen thì theo các cụ chính là đem tất cả hương hoa nhã lịch của quê hương vào tâm can tỳ phế thận của mình. Nói thành thực với chính tôi, hồi nhỏ tôi vẫn có tật háu ăn hảo ngọt thường là đớp với ngốn, nên thường bị các cụ mắng là ?othực bất tri kỳ vị.? Nhưng nay thì tôi vô cùng thấm thía về bài học thưởng ngoạn qua cái nét ăn trên.
    Về bánh nướng Trung Thu thì theo cha tôi vốn là người sành sỏi đã nói là khẩu vị quả là phong phú nhưng vô cùng phức tạp. Nó không phải chỉ đơn thuần chứa ngũ vị căn bản là mặn, ngọt, chua, cay, đắng do loại nhân thập cẩm của nó, mà lại trở thành một cái gì hỗn mang đủ vịï bùi bùi, béo béo, dòn dòn, dẻo dẻo trên mặt luỡi trước khi chui qua vòm khẩu cái để nuốt xuống cuống họng.
    Theo cha tôi bánh nướng Trung thu là một cái gì ?orất Tầu? như đường lối ẩm thực của dân Trung hoa. Lúc tôi còn trẻ, nói chuyện với ông cụ thì tôi chỉ biết ậm ừ nghe, nhưng nay ngẫm nghĩ lại thấy vô cùng lý thú. Một điều mà ít người biết là bánh Trung Thu nướng làm ở Việt Nam hay đa số ở hải ngoại thường làm theo kiểu thức và khẩu vị của vùng Quảng Đông bên Trung Hoa với những đặc điểm sau: vỏ bánh có vị ngọt, đúc từ khuôn gỗ, còn về nhân bánh thập cẩm bao gồm đến 200 loại vô cùng phong phú.. So với những vùng khác của Trung Hoa, vùng Quảng đông đã phát huy ra một nghệ thuật ẩm thực vô cùng phong phú; lý do một phần là do những tay đầu bếp thiện trù của cung đình Bắc kinh chạy qua những cơn ly loạn; một phần khác, Quảng Đông là vùng cảng khẩu nên qui tụ nhiều chất liệu ngoại lai.
    Muốn thưởng thức bánh nướng phải dùng nó với một ấm trà Thiết Quan Âm pha khá đậm để cái vị chát thơm của trà quyện lấy mùi vị vô cùng phong phú của bánh. Người ta lại nói một chiếc bánh nướng làm đúng điệu, ăn nguyên một chiếc không cảm thấy sình bụng mà lại vô cùng sảng khoái, còn bánh dở thì chỉ miếng nhỏ cũng muốn thôi ăn.
    Trung Hoa là cái nôi phát sinh ra Tết Trung Thu. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu những chiếc bánh Trung thu của từng vùng bên Tàu khác nhau ra sao.
    Ta có thể nói những bánh Trung thu trên lục địa Trung hoa rất khác và thay đổi tùy theo sản vật, môi trường và khẩu vị của mỗi địa phương.
    a) Tô Châu là nơi nổi danh với thắng cảnh và mỹ nhân. Bánh Trung thu ở đây có một lịch sữ lâu đời đến 1000 năm từ đời Nam Tống nên kễ ra có hàng tá kiểu thức mà phổ thông nhất là bánh Kim thủy Mai quế Nguyệt bính. Bánh Tô châu ăn ngon và béo được ca tụng vì lớp vỏ làm bằng bột lên men thành từng lớp mỏng tann chứa nhân trái cây và hạt tán nhuyễn.
    b) Bánh Bắc Kinh là bánh cung đình nên trang hoàng tỉ mỉ. Có hai loại: bánh ?oTi chiang? vỏ xốp nhẹ hơn bánh Tô châu; bánh Fan mao (phiến mao) vỏ lại càng mỏng hơn nữa, có nhân làm bằng hai dược liệu là trái Sơn Tra và hoa Tử đằng.
    c) Bánh Ninh Ba rất nổi tiếng ở miền Chiết giang, vỏ mỏng, ruột đặc chứa nhân dăm bông và hải tảo vì vị trí ở cảng khẩu
    d) Bánh Vân Nam gọi là ?oT?To? thì vỏ bánh làm bằng nhiều bột từ gạo, lúa mạch
    e) Bánh Đài Loan thì gọi là ?oNguyệt quang bính? với nhân khoai lang, ăn rất ngọt và không mỡ dầu.
    Trên thực tế, trong ngôn ngữ, người Hoa quen nói bốn chữ là Bình, Tô, Quảng , Đài (ping su kuang tai) để chỉ bốn bánh là Bắc Bình ( Bắc kinh), Tô châu, Quãng đông , Đài loan.
  10. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    To Bé: Gặp CO, bé sẽ sợ mà khóc đấy.
    Từ huyền thoại đến biểu tượng và phong tục
    Ta hãy tìm hiểu về bánh Trung Thu về phương diện ý nghĩa và biểu tượng. Từ hình ảnh tròn của vầng trăng, người Hoa ngày xưa đã ký thác tư tưởng mình thành biểu tượng một chiếc bánh tròn mà chữ Hán gọi là Nguyệt Bính. Người Hoa lại liên kết cái ý niệm ?otròn? của vầng trăng với cảnh Ông Nguyệt lão ngồi chắp những mối tơ để trai gái nên vơ nên chồng và với cảnh vợ chồng ngồi cạnh nhau trong mùa trăng mật . Do đó, ý nghĩa chính của bánh là sự ?ođoàn viên của gia đình? hay ?otình nghĩa phu thê? khắng khít như câu Kiều:
    Đêm khuya chung bóng trăng tròn sánh vai!
    Vầng trăng tượng trưng cho nguyên lý Âm, chủ về phụ nữ nên vào đêm Trung Thu, phụ nữ Trung Hoa có tục Cúng Trăng với hương đèn hoa quả và bánh Nguyệt Bính, đặc biệt có cúng dưa hấu nhưng không được xẻ ra vì họ kiêng cữ ý tưởng ?ophân qua?. Ở VN, ngoài Bắc, vào đêm rằm Trung thu, phụ nữ trong nhà cũng có dịp trổ tài nữ công phụ xảo bằng cách bầy cỗ trước mặt nhà với sự trưng bầy nhiều ?ocon giống? nặn bột thành những con cua, tôm, cá hay những hình hoa tiả gọt bằng đu đủ nhuộm màu.
    Về chiếc bánh Trung thu đầu tiên xuất hiện ở Trung Hoa vào lúc nào thì chưa ai rõ dù có thuyết cho rằng ngày rằm Trung thu là ngày sinh nhật của Vua Đường Minh Hoàng nên có lệnh bắt dân treo đèn bầy cỗ dưới trăng. Phải chờ đến khoảng thế kỷ thứ 6 thì một sách thực phổ có tả một một chiếc bánh gần giống bánh Trung thu ngày nay thôi. Nếu dựa vào thơ của thi sĩ Tô Đông Pha thời Bắc Tống (960- 1126), thì có câu nói về ?ochiếc bánh hình tròn nhỏ như mặt trăng, để ăn nhấm nháp vừa dòn, vừa xốp, nhân bằng đường và thịt? nên chỉ có thể kết luận là bánh Trung thu xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ 6 và thế kỷ 11. Đến đời Minh (1368- 1643) thì những chiếc bánh Trung Thu Nguyệt Bính chắc chắn đã thịnh hành và còn được gọi là Đoàn Viên Bính.
    Được co sửa chữa / chuyển vào 03:43 ngày 05/10/2006

Chia sẻ trang này