1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu tí về giai thoại những ca khúc Giáng Sinh (trang 3)

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi FJX, 25/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Từ giáo đường ra ngoài thế tục
    Trong bầu không khí vui mừng của Mùa Giáng Sinh, có lẽ chúng ta hãy trò chuyện về Ca Nhạc Giáng Sinh là thích hợp hơn cả. Nhạc về Giáng sinh thì nhiều lắm. Trước hết phải kể những bản thánh vịnh thường hát trong Giáo Đường, trong Cựu Ước những bài thánh vịnh gọi là Nhã Ca, có vài bản thánh vịnh vì quá hay đến nỗi chúng lan ra ngoài thế tục ví dụ như bài Adeste Fideles, Ave Maria, Silent Night, Hark The Herald
    ... Và ngoài thế tục, dân gian Tây Phương cũng có những tiểu khúc hay tiểu nhạc tụng (Carol) do lũ nhi đồng thường đi từng nhà mà hát chúc mừng gia chủ vào dịp Giáng Sinh để xin tiền như chuyện Christmas Carol của Charles Dickens.
    Tục hát rong về Giáng sinh này cũng giống như ở Việt Nam ngày xưa, đêm 30 rạng sáng mồng một Tết có lũ Nhi Đồng hát bài Súc sắc chúc Tết vậy. Các nhạc sĩ dân gian cũng sáng tác rất nhiều bài ca khúc Giáng sinh khác , quen thuộc nhất là những bài Jingle Bells, Let It Snow, Santa Claus Is Coming To Town và hàng chục bài khác rất vui nhộn diễn tả nỗi hân hoan của nhân thế vào ngày lễ hội trên làn sóng phát thanh hay truyền hình và trong các vũ trường.

    Trong những tiểu khúc Giáng sinh, có một bản đã tạo ra một câu chuyện kỳ diệu như huyền thoại là bản La Cantique de Noel hay Minuit Chrétienne với câu mở đầu là ?oMinuit chrétienne , c''est l''heure solemnelle où l''Homme Dieu descend jusqu''à nous... / Giờ nửa đêm Thiên Chúa. Đây là giờ phút long trọng mà Chúa mang thân xác Người giáng hạ với nhân thế chúng ta .? Người ta kể rằng trong trận chiến giữa hai nước Pháp và Phổ vào thời điểm nửa đêm 25 tháng 12. những binh sĩ của hai chiến tuyến bỗng ngừng bắn giết nhau để cùng hát vang bài này trong khi lệ ứa chan hòa. . .

  2. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Một cơ duyên bất ngờ cho sự ra đời của bài Silent Night (Đêm Thánh Vô Cùng)!
    Bây giờ trong số rất nhiều những bản Giáng sinh, người VN chúng ta thường chú ý đến hai bài đặc biệt là Silent Night và Hang Bêlem. Bài đầu lừng danh mà khắp hoàn cầu ai cũng biết và bài thứ 2 rất trứ danh cho thính giả VN, theo Công giáo hay ngoài Công giáo trong vòng nửa thế kỷ qua.

    Trước hết, chúng ta hãy nói về bài Silent Night (nguyên thủy là một bài thơ ngắn bằng tiếng Đức được phổ nhạc với nhan đề ban đầu là Still Natch.

    Ai là tác giả bài Silent Night nguyên thủy và bài này được truyền tụng ra sao?
    Bài này truyền tụng rất rộng rãi khắp nơi trên hoàn cầu từ mấy thế kỷ nay hầu như không ai biết tác giả là ai. Hơi nhạc của nó cao vút tuyệt vời đến nỗi nhiều người gán cho nó là sáng tác của một trong những nhạc sĩ đại tài như Bach, Beethoven, hoặc Handel! Kỳ thực bài Silent Night ban đầu là một bài thơ do một linh mục hay mục sư đặt ra rồi sau đó trong một cơ duyên đặc biệt linh mục hay mục sư nhờ một nhạc sĩ phong cầm phổ nhạc. Vì nó quá hay, nó được truyền tụng quá rộng rãi mà chính những tác giả đặt lời, đặt nhạc không ngờ và chẳng hưởng một đồng xu nhỏ về tác quyền, thậm chí còn chết trong cảnh nghèo túng trước khi được công nhận là tác giả.

    Sự ra đời của bản nhạc này nghe như huyền thoại thật ly kỳ. Câu chuyện như sau:
    Năm 1817, cha Joseph Mohr mới 25 tuổi được bổ nhiệm làm cha của nhà thờ Thánh Nicholas ở miền Oberndorg nước Áo. Vào mùa đông năm sau 1818. cha Mohr đang bận rộn chuẩn bị tổ chức lễ Giáng sinh kề cận sắp đến thì cha phát hiện ra rằng chiếc phong cầm của nhà thờ bị hư. Thật là kinh hãi và tuyệt vọng vì vô phương cứu chữa dù rằng cha bỏ ra cả ngày bò lết bò càng trên sàn nhà để cố tìm ra nguyên nhân tại sao nó cứ ù lì không phát ra âm thanh.

    Mừng ngày Chúa ra đời mà không có nhạc thật là một điều thiếu sót vì chỉ có âm nhạc mới đem lại bầu không khí ý nghĩa cho các giáo dân. Trong lúc vô cùng tuyệt vọng, vì chỉ còn vài giờ đồng hồ thì đến thánh lễ nửa đêm, cha bèn nhớ có làm một bài thơ thánh vịnh ngắn cách đây 2 năm lúc còn phục vụ tại một thánh đường nông thôn vùng Mariapfarr. May thay bài thơ còn nằm trên bàn viết. Ơn trên soi sáng bất ngờ cho tâm trí của cha, cha bèn nhét vội bài thơ trong túi áo và chay kiếm ngay một người tên là Franz Gruber, nguyên là giáo viên trong làng và là người thường lệ chơi phong cầm cho nhà thờ Thánh Nicholas.

    Sau khi kể lể vắn tắt về chuyện chiếc phong cầm của nhà thờ bị hỏng không biết vì lý do gì giây đàn bị chuột cắn hay phím đàn đông cứng sao đó, cha nài nỉ:

    ?oAnh Franz ơi, anh xem có thể đem bài thơ của tôi phổ nhạc được không? Không có phong cầm thì dùng đàn ghi-ta thay thế vậy. Thời gian cấp bách quá.?

    Trước sự chì chiết khẩn khoản của cha Mohr và chỉ còn quá ít thời giờ, ông Franz Gruber nhẩm đọc bài thơ và ngồi xuống đặt nhạc. Và khi Nhạc được hoàn tất và ghi ra trên giấy với lời thơ thì nhìn đồng hồ, không còn nhiều thời giờ tập dợt nên hai nguòi dành chỉ dậy cho ca đoàn phần hòa âm bốn giọng của hai câu thơ cuối.

    Thế là vào thánh lễ nửa đêm tại thánh đường nhỏ bé St Nicholas, lần đầu tiên bài ?oStill Nacht! Heilige Nacht!? được hát đệm bằng tiếng đàn ghi-ta trong bầu không khí sửng sờ xúc động của giáo xứ.

    Và vài tuần lễ sau Tết Dương lịch 1819, cha Mohr gọi anh chàng chuyên ráp và sửa phong cầm trong vùng thung lũng Ziller tên là Karl Mauracher đến sửa phong cầm cho nhà thờ của mình. Trong lúc anh này sửa đàn thì cha Mohr bèn kể lại câu chuyện và hát lại bài hát trên trong tiếng đệm ghi-ta. Chàng Karl Mauraucher nghe thích thú quá bèn lấy bút ghi lại bài thơ và học thuộc lòng những nốt nhạc. Rồi vì nhu cầu nghề nghiệp, chàng này đi đây đi đó khắp chốn để ráp và sửa đàn nên vô tình phổ biến đoản khúc Giáng Sinh này cho các nhà thờ và đô thị lân cận.

    Vào 1832, nhóm du ca Stasser ghé đến vùng của chàng Karl Mauraucher để trình diễn thì học được bài Still Nacht. Trong một dịp hội chợ mấy tuần sau, nhóm du ca trên đến hát tại vùng Leipzig đã hát bài này trước một đám quần chúng rất đông. Bài hát này từ đó phổ biến quá rộng rãi đến nỗi Hoàng Đế Áo Quốc William IV truyền lệnh đem bài nhạc này vô phần nghi lễ Giáng Sinh hằng năm cho các giáo đường trong nước. Đến lúc này, không ai rõ xuất xứ của bản này do ở đâu cho đến khi Franz Gruber lên tiếng về tác quyền bằng gửi thư cho các báo và nhà xuất bản chứng cớ là bản sao có tờ phổ nhạc của mình. Riêng về cha Mohr thì qua đời vào năm 1848 trước khi được công nhận là tác giả của bài thơ nguyên thủy được phổ nhạc, nghĩ lại thật buồn tủi

    Bài nhạc này được phiên dịch ra hơn 20 ngôn ngữ khác nhau ngay vào cuối thế kỷ 19. Và vào năm 1905. bản nhạc đuọc thu âm lần đầu do ban nhạc Haydn Quartet . Và vào 1960 nó là bản đuọc ghi âm nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc. Ở Việt Nam, bài này được nhạc sư Hùng Lân đặt lời Việt là Đêm Thánh Vô Cùng được hát từ hơn nửa thế kỷ trước ở Việt Nam.
  3. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Bài Hang Bêlem của nhạc sĩ Hải Linh đã ra đời thế nào?
    Nói đến nhạc đạo ở Việt Nam, chúng ta phải ghi nhận rằng cũng rất nhiều bài sáng tác cho lễ Giáng sinh với nhiều tên tuổi nhưng nổi tiếng nhất phải kể là bài Hang Bêlem của nhạc sĩ Hải Linh.

    Chúng phải phân biệt hai người làm nhạc đạo rất nổi tiếng là nhạc sĩ Hãi Linh có gia đình và Linh mục Ngô Duy Linh . Thật cũng ngậm ngùi mà nói rằng hai người Việt Nam tài ba về nhạc nhạc sĩ Hải Linh và Linh Mục Ngô Duy Linh đều đã tạ thế và an nghỉ ở New Orleans LA

    Muốn hiểu rõ về tác giả Hải Linh, tôi nghĩ tốt hơn cả là dựa vào bài viết của ông Trần Chí Thành phỏng vấn chính nhạc sĩ Hải Linh.
    Trần Chí Thành: Nhạc phẩm ?oHang Bê Lem? của nhạc sĩ đã được hát hàng ngàn hàng vạn lần ở những nơi có người Việt khi mùa Giáng Sinh đến. Xin nhạc sĩ cho biết đôi giòng về bài đó.
    Hải Linh: Đó là bài đầu tiên mà tôi viết vào tháng 11 năm 1945. Lúc ấy tôi 25 tuổi và đang dạy học ở Trường Giảng ở Nam Định. Một hôm, tôi đi ngang tòa soạn bản nguyệt san Đường Sống ở Nam Định, ông Minh Châu - chủ nhiệm- thấy tôi thường hay hát nên dỗ tôi làm được một bài để đăng vào báo Đường Sống nhân mùa Giáng Sinh. Tôi nhận lời và hẹn ba ngày sau trở lại. Sau ba ngày, tôi đưa bản nhạc ?oHang Bêlem? tới tòa soạn và tập sơ qua cho một số anh em trong tòa soạn. Khi hát lên, mọi người thấy thích quá nên ông Minh Châu mới thương lượng với tôi thế này: Ông sẽ chịu chi phí cho một người cầm bản nhạc lên Hà Nội để tìm Mạnh Quỳnh và thuê Mạnh Quỳnh khắc vào bản gỗ; rồi sau khi đã in vào 2,000 số báo Đường Sống thì ông Minh Châu sẽ cho tôi lại bản gỗ của bản nhạc. Tôi cũng đồng ý như vậy.

    Tôi còn nhớ là lúc ấy tôi đã in ra 500 bản để bán với giá 3 hào hay 3 xu gì đó . Tôi gửi lên Hà Nội 10 bản. Một số nhà thờ hát và nhiều người thấy hay nhưng không tìm đâu ra bản nhạc. Thật tôi là một anh nhà quê vì đối với thủ đô Hà Nội mà chỉ gửi có 10 bản nhạc! Một điều rất đặc biệt là Cha Kim Định đã mua một bản danh dự với giá 100 đồng! Tôi cũng gửi biếu Đức Cha Phạm Ngọc Chi - lúc ấy còn là Linh Mục và đang dạy trường Lý Đoán Phát Diệm- một bản.

    Nhạc sĩ Hải Linh sáng tác rất nhiều, có bài rất nổi tiếng như Lòng Mẹ (lời của Y Vân) và nhất là bài Đà Lạt Trăng Mờ (thơ HMT) trình tấu tại Thảo Cầm Viên Saigon cùng với nhạc Đại Hòa Tấu từ New York qua khoảng 1958. Ngoài ra Hải Linh còn soạn nhạc theo thể Việt Ngũ Cung và thơ Lục Bát.

    Qua cuộc phỏng vấn, Hải Linh nói hồi nhỏ do bà mẹ dậy hát những bài cổ xưa vì bà làm ?obà Quản? dậy hát ở nhà thờ và vì sinh trưởng ở miền Bắc nên biết tất cả những hơi bắc như vè vãn, trống quân, cò lả... Đó là thể nhạc Việt theo ngũ cung.

    Còn về nhạc lý Tây phương, thì chưa có ai dậy ông cả. Khi lên 13 tuổi, ông được một linh mục người Tây Ban Nha tên là Rangel (tên VN là Cố Lễ) dạy cho những bài hát đạo. Rồi ông mượn sách nhạc của cố này về xem và tự tìm hiểu... Nhưng một cơ may là vào năm 1950, cha Phạm Ngọc Chi thụ phong Giám Mục coi sóc địa phận Bùi Chu, nhớ tới bài hát ?oHang Bêlem? của ông tặng ngài nên đã gửi ông sang học ở Âu Châu trong 6 năm: 7 tháng đầu tại Pontifical de Rome, rồi sau đó qua Paris (Pháp) ở trường Cesar Franck chuyên dậy về sáng tác. Vào năm 1956, ông trình luận án với nhan đề: ''La Couleur Vietnamienne dans le Chant Grégorien? ( Mầu sắc Nhạc Việt trong Bình Ca).

    Như vậy nhạc sư Hải Linh vừa có thiên bẩm dồi dào vừa được thụ huấn quy cũ về Âm Nhạc, thảo nào những bản nhạc của ông rất xuất sắc. Riêng bài Hang Bêlem là sáng tác đầu tay lúc ông 25 tuổi sau khi chập chững tự học về nhạc lý Tây phương đã chứng tỏ tài năng của ông đã nở rộ rồi.
  4. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Đã có hàng ngàn bài ca dành cho ngày Giáng Sinh được viết ra và truyền tụng nhiều năm. Một số lớn các bài nổi tiếng nhất đều đã được các nhạc sĩ Việt Nam soạn lời Việt.
    Sau đây là phần sưu tầm lịch sử các bài Giáng Sinh nổi tiếng ghi lại những kiến thức về lễ nhạc của một tôn giáo lớn trên thế giới. Hy vọng do đó sự thưởng thức sẽ thêm đậm đà.
    1. We wish you a Merry Christmas: Bài lễ nhạc cổ xưa nhất, được hát nhiều nhất trên khắp thế giới trong mùa Giáng sinh lại là một bài hát trở thành của tất cả mọi người.
    Các nhà sưu tầm ghi nhận, bài ca ngắn với nhịp điệu vui tươi, dồn dập đã được truyền tụng từ thế kỷ thứ 16 nhưng không rõ năm nào, không biết ai đã viết ra cả điệu nhạc lẫn lời ca. Tại Hoa Kỳ, chúng ta biết lời Anh ngữ, nhưng tại các nước Tây Âu, khắp nơi đều có bài ca chúc mừng Christmas với các ngôn ngữ địa phương.
    Đây là bài ca bất hủ đã từng được các tiền nhân của các quốc gia Âu châu hát cách đây hơn 400 năm.
    2. Silent Night (1816) - Đêm thánh vô cùng: Bài Silent Night nguyên thủy là bài thơ phổ nhạc do một nhà truyền giáo nước Áo sáng tác từ 1816.
    Hai năm sau, vào một đêm lịch sử 1818, cây đàn của nhà thờ thánh Nicholas tại một ngôi làng nhỏ bên Áo quốc bị hư. Cha Joseph Mohr bèn dùng cây đàn Guitar để đệm cho bản Silent Night cất tiếng lần đầu trên thế giới vào đêm Giáng Sinh.
    Từ ngày đó đến ngay, Đêm Thánh Vô Cùng trở thành bài ca huyền diệu nhất của lịch sử Lễ Nhạc Giáng Sinh.
    Kể từ 1818 đến nay vào năm 2005 là 187 năm qua, trên TV, Radio, chúng ta sẽ cùng nghe lại nhiều lần bản nhạc xưa cũ và dịu dàng ca ngợi Giáng Sinh.
    3. Ave Maria (1825): Nhà soạn nhạc danh tiếng của Âu châu là Franz Schubert đã hoàn tất bài Ave Maria vào năm 1825. Đây là bài thơ nguyên tác Anh ngữ của Sir Walter Scott rồi dịch qua tiếng Đức để làm lời cho bản nhạc bất hủ Ave Maria.
    Hiện nay bản này được dịch ra hàng trăm ngôn ngữ khác nhau và chúng ta thường nghe các ca sĩ hát trong nhà thờ ngay cả các lễ cưới cũng như các dịp họp mặt mà không chỉ dành cho Lễ Giáng Sinh. Lời nhạc êm dịu thánh thót của bản Ave Maria, không phải chỉ có ý nghĩa tôn giáo mà trải rộng như tình yêu giữa con người.
    Nếu ta có thể nói âm nhạc đôi khi là môn thuốc thần diệu để đưa ta vào cõi bình yên thì chính là nhạc điệu Ave Maria của Franz Schubert từ thế kỷ thứ 18.
    4. White Christmas (1942): Bài ca về mùa Giáng Sinh tuyết trắng White Christmas viết bởi soạn giả Hoa kỳ Irving Berlin năm 1942, đã được đưa lên phim ảnh với ca sĩ Bing Crosby.
    Đây là bài ca lấy đề tài về tâm tư người chiến binh của Đệ Nhị Thế Chiến giữa mùa Giáng Sinh tuyết phủ xa gia đình. Ba ca nổi tiếng đã làm cho cuốn phim cũng đã một thời nổi tiếng. Cuốn phim tuy đã xưa cũ nhưng riêng bài ca còn truyền tụng đến ngày nay.
    5. O Holy Night (1847): Bài ca ngợi đêm Giáng Sinh có tên là Holy Night được viết ra vào năm 1847 do nhà thơ người Pháp có tên khá dài là Placide Cappeau de Roquemaure và thường được gọi tắt là ông Cappeau. Bài thơ bất hủ này đã được phổ nhạc bởi Adolphe Charles Adams.
    Sau này bài thơ phổ nhạc lừng danh Âu châu đã qua Hoa Kỳ và được viết lời Anh ngữ bởi John Sullivan Dwight. Lập tức Holy Night chinh phục Bắc Mỹ và không một nhà thờ nào lại không trình diễn vào mùa Giáng Sinh.
    6. Jingle Bells (1857): Bản nhạc Giáng Sinh gần gũi với quần chúng Việt Nam nhất lại là bản Jingle Bells với cả những lời ca Việt ngữ rất bình dân do các danh hài Sài Gòn sáng tác. (Jingle Bells, Jingle Bells, Jin cái đầu con heo...)
    Đây là bản nhạc Giáng Sinh do nhạc sĩ Hoa Kỳ James Pierpont viết ra năm 1857 cho thiếu nhi nhưng đã làm say sưa cả người lớn. Nhạc điệu vui tươi như tiếng chuông vang vang trên nóc giáo đường, qua các đô thị, các cửa hàng trên đường phố và đến các thôn xóm hẻo lánh trên thế giới.
    Đây là bản nhạc Giáng Sinh của Hoa Kỳ chinh phục cả thế giới Âu châu như món quà của Hiệp Chủng Quốc từ tân thế giới gửi về quê cũ.
    7. Santa Claus Is Coming To Town (1932): Lại một bản nhạc vui tươi dành cho thiếu nhi Hoa Kỳ nhưng thực sự đã làm rộn ràng cả trái tim người lớn.
    Đây là bản nhạc của Haven Gillespie và Fred Coots cùng soạn năm 1932, phản ảnh truyền thống của Hoa Kỳ với các em nhỏ của bao thế hệ đón chào ông già Noel vào mùa Lễ Giáng Sinh.
    Tất cả các ban nhạc diễn hành đều phải tập thành thạo bản nhạc dành cho các mùa Giáng Sinh và chơi đi chơi lại nhiều lần.
    Đây cũng là bản nhạc có nhiều lời khác nhau đã cùng phổ biến tại Hoa Kỳ, và nghe đi nghe lại không chán.
    8. Let It Snow (1945): Bài hát về tuyết rơi trong mùa Giáng Sinh được viết bởi Sammy Cahn và phổ nhạc do Jule Styne năm 1945.
    Đây là một bài ca có âm điệu rất độc đáo và phổ biết rộng rãi tại Bắc Mỹ. Mới đây lại được đưa vào phim Die Hard (Khó chết) với Bruce Willis đã từng được giới thưởng ngoạn đặc biệt tán thưởng.
    9. You''re All I Want For Christmas - Anh chỉ cần em là quà Giáng Sinh của anh: Bài ca Giáng Sinh sau cùng gửi đến quý vị là bài ca về tình yêu. Từ năm 1962, nhóm trẻ da đen gồm 5 thiếu nhiên đã từ giã vỉa hè với trái banh bóng rổ để trở thành ban hợp ca không cần các nhạc cụ phụ diễn.

Chia sẻ trang này