1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu Tư pháp Hoa Kỳ!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Remediot, 13/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu Tư pháp Hoa Kỳ!

    CÁC CHỦ THỂ TRONG THỦ TỤC TƯ PHÁP HOA KỲ​
    Stuart Gorin và Bruce Carey
    Ngoài bị đơn trong một phiên tòa ra, còn có những chủ thể khác đưa ra quan điểm riêng của mình vào quá trình xét xử. Trong các cuộc phỏng vấn riêng, hai nhà biên tập Stuart Gorin và Bruce Carey trò chuyện với Trợ lý Chánh án Mỹ Rosa Rodriguez Mera, Quận Miền Nam Florida, về vai trò của công tố viên; Martin Sabelli, một luật sư bào chữa nhà nước ở San Francisco bàn về quyền dân sự khá mới mẻ ở Mỹ, đó là quyền có luật sư trong một phiên tòa hình sự; Steve Mayo, một luật sư ở San Francisco và là Giám đốc Học viện Nghiên cứu Hệ thống Pháp luật, nhận xét về quá trình chọn bồi thẩm đoàn; và Thẩm phán Laura Safer Espinoza, một Thẩm phán bang New York, giải thích về các thủ tục, hoạt động trong phòng xử án.

    1- Công tố viên

    Trợ lý Chánh án Mỹ Rosa Rodriguez Mera, phụ trách truy tố các vụ án ma túy ở Nam Florida cho biết các công tố viên Liên bang chia các vụ án thành hai loại chính: phản ứng và chủ động.
    Rodriguez nói ?ocác vụ án phản ứng xảy ra tức thời: ví dụ, một hành vi phạm tội tại sân bay liên quan đến ma tuý?. Đối với các vụ chủ động có thể rất mất thời gian, cần tiến hành công việc điều tra trước khi bắt một người nào đó. Rodriguez nói thêm rằng những loại vụ án này thường được phối hợp với các cơ quan Liên bang như Cơ quan Phòng chống Ma tuý, Cục Điều tra Liên bang FBI, và Cục Hải quan của Mỹ. Bà giải thích rằng khi công tố viên phỏng vấn các nhân chứng thi hành luật pháp, các nhân viên này phải giải thích những điều như cách thức theo dõi của họ chẳng hạn. Băng ghi âm và các bản giấy tờ cũng được các nhân chứng chỉ điểm kiểm tra và đây là những người sẽ làm chứng của vụ án.
    Rodriguez Mera nói rằng trong cả hai trường hợp này, ?ovăn phòng Chánh án Mỹ có vai trò truy tố những vi phạm luật Liên bang?.

    Khi có một hành vi phạm tội và kẻ tình nghi bị tạm giam thì nhân viên điều tra thông báo cho công tố viên làm nhiệm vụ để xác nhận cần có bằng chứng gì để bắt giữ. Những câu hỏi như ?oMa túy giấu ở đâu?? và ?oLàm thế nào chúng ta có thể biết rằng bị đơn biết là có ma túy trong vali?? được đặt ra đối với các nhân viên bắt giữ. Sau đó công tố viên liên hệ với thẩm phán xử án đang làm nhiệm vụ để ra lệnh bắt giữ và mức tiền bảo lãnh.
    Bị đơn trình diện lần đầu tiên trước quan tòa trong vòng 48 giờ đồng hồ. Tại buổi xét xử đó, một luật sư được chỉ định cho bị đơn nếu người đó cần; bị đơn được thông báo về những tội danh và thời gian giam giữ. Rodriguez Mera nói rằng nếu có liên quan đến một lượng ma túy lớn hoặc nếu có dấu hiệu bỏ trốn hay gây nguy hiểm đối với cộng đồng dân cư thì chính quyền sẽ yêu cầu giam kẻ tình nghi mà không đề ra mức bảo lãnh. Nếu không, thẩm phán có thể xác định mức tiền bảo lãnh và thả bị đơn ra để chờ ngày xử án.

    Sau khi bị cáo đã bị buộc tội, nếu người đó quyết định ?okhông nhận tội? thì có một số bước có thể làm chậm lại việc mở phiên tòa như kiến nghị của luật sư nhằm phủ nhận bằng chứng làm cơ sở cho phán quyết của thẩm phán và các phát hiện điều tra khi công tố viên giao các bản sao lời khai, báo cáo phòng thí nghiệm, băng ghi âm và các chứng cứ khác cho luật sư tư vấn.
    Rodriguez Mera nói rằng tùy theo từng vụ trong khuôn khổ những hướng dẫn có sẵn thì có thể cho phép một phần việc ?othương lượng biện hộ? của bị cáo. Bà cho biết thêm ví dụ để bị cáo nhận tội, chính quyền có thể yêu cầu giảm án tù cho bị cáo nếu bị cáo ?ocó thái độ hợp tác tích cực trong vụ án, ví dụ như hợp tác chống lại đồng bọn?. Bà nêu một ví dụ một vụ án liên quan đến 10 cân cocaine và án tù bắt buộc 10 năm. Rodriguez Mera nói rằng nếu bị cáo hợp tác tích cực thì chính quyền có thể kiến nghị giảm án, nhưng bà cũng chỉ ra rằng thẩm phán không cần phải chấp nhận khuyến nghị này.

    2- Luật sư Nhà nước

    Luật sư Nhà nước Martin Sabelli, một luật sư hành nghề bào chữa cho những người bị buộc tội theo luật Liên bang, nói rằng quyền có luật sư trong một phiên tòa hình sự là ?omột quyền dân sự tương đối mới ở Mỹ?.

    Sabelli nói tiếp ?oÍt nhất ở cấp tiểu bang, trong danh sách gồm rất nhiều quyền mà tòa án đã chiểu theo Hiến pháp và đã được đưa vào các văn bản gốc của những người soạn thảo hiến pháp, thì quyền này chỉ có từ thập niên 1960 và trong 30 năm đã được phát huy rất hiệu quả?.

    Quyền có luật sư xuất phát từ vụ án năm 1963 của Clarence Gideon, một người đàn ông nghèo thất học ở Florida bị buộc tội với một tội danh nhỏ. Gideon ra tòa mà không có tiền hay luật sư và yêu cầu tòa chỉ định cho ông ta một luật sư. Nhưng thẩm phán từ chối vì luật Florida chỉ cho phép tòa chỉ định luật sư đối với những vụ có thể có án tử hình. Gideon vị buộc tội và kết án tù nhưng đã kháng cáo qua hệ thống tòa án tiểu bang Florida và cuối cùng lên Tòa án Tối cao Mỹ.

    Sabelli nói ?oChỉ riêng điều đó đã rất tuyệt vời rồi. Đối với một người nghèo thất học có quyền khiếu kiện các tòa án lên tới tận Tòa án Tối cao vì xử sai cho ông cho thấy tầm quan trọng rất lớn của việc bảo vệ quyền tự do cá nhân trong hệ thống luật pháp của chúng ta?.

    Trong trường hợp của Gideon, Tòa án Tối cao đã nhất trí phán quyết rằng mọi bị cáo hình sự ở các tòa Liên bang và tiểu bang đều có quyền có luật sư, và nếu người đó không đủ tiền để thuê luật sư thì tòa án phải chỉ định một người. Gideon được chỉ định một luật sư và được xử lại ở Florida. Với sự giúp đỡ của luật sư do tòa án chỉ định, Gideon được trắng án.

    Sabelli nói rằng phán quyết vụ Gideon được xem là một cột mốc trong quá trình nâng cao và thúc đẩy nhân quyền. Ông nói tiếp ?oVụ Gideon đã đưa đến việc thành lập văn phòng luật sư công (P.D.) trong hệ thống Tòa án Liên bang và trong toàn bộ 50 tiểu bang. Trong những tình huống đặc biệt, tòa sẽ chỉ định một luật sư của công ty luật tư nhân để bào chữa cho một người bị buộc tội. Nhưng đại đa số những bị cáo nghèo bình thường được các luật sư của văn phòng P.D. giúp đỡ?.

    Thực ra luật sư công cũng là một thành viên của tòa án. Sabelli chỉ ra rằng ?oChúng tôi là thành viên của cơ quan tư pháp, và thẩm phán giám sát hoạt động của chúng tôi để đảm bảo hành vi đạo đức đúng mực và thực hiện công việc tốt?. Nhưng không có thẩm phán nào, thực ra là không có ai, có thể can thiệp vào mối quan hệ ưu tiên giữa một luật sư công và khách hàng của mình. Và các luật sư công làm việc vất vả hơn vì biết rằng sự hiện diện của họ sẽ khiến công tố viên phải làm việc vất vả hơn. Trong những năm qua, Sabelli đã nhận thấy các chánh án Mỹ cẩn thận hơn trong việc chuẩn bị xử án và đối xử với bị cáo rất công bằng và đúng mực khi họ biết có luật sư công đang giúp đỡ bị cáo.

    Sabelli kết luận ?oQuyền có luật sư là quyền cơ bản nhất. Nếu không có quyền này thì những quyền quý giá khác không thể được đảm bảo ?" quyền theo Điều bổ sung sửa đổi số 4 không bị lục soát và bắt giữ vô cớ; quyền theo Điều bổ sung sửa đổi số 5 chống lại nguy hiểm hai lần và tự buộc tội, và quyền được xét xử đúng thủ tục; quyền theo Điều bổ sung sửa đổi số 6 được xét xử công khai nhanh chóng, được phép đối chất với nhân chứng và thu thập bằng chứng có lợi. Quyền có luật sư sẽ giúp thực hiện được tất cả những quyền kia?. Ông nói rằng về lâu về dài, ?oquyền này giúp chúng ta xét xử công bằng hơn và nâng cao lòng tin vào Chính phủ?.
  2. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    3- Bồi thẩm đoàn
    Steve Mayo, một luật sư ở San Francisco và là Giám đốc Viện Nghiên cứu Hệ thống Pháp lý, nói rằng trách nhiệm của bồi thẩm đoàn trong quá trình xét xử của Mỹ là ?oxác định sự thật?. Ông nhấn mạnh rằng nếu không có bồi thẩm đoàn thì thẩm phán sẽ phải đưa ra tất cả các phán quyết về luật và về bằng chứng. Thay vào đó, bồi thẩm đoàn đưa ra quyết định dựa trên các bằng chứng tại phiên toà, lời làm chứng của các nhân chứng sống, các tài liệu và lập luận của các bên được trình bày trước toà.
    Mayo nói tiếp rằng việc chọn lựa bồi thẩm đoàn gồm những người ngang hàng nhau là một quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên. Các thư ký của hệ thống tòa án địa phương chọn tên qua một số danh sách, kể cả nhưng không chỉ hạn chế trong các danh sách đăng ký cử tri, đăng ký xe hơi, và bằng lái xe. Bất kỳ ai trên 18 tuổi, là công dân Mỹ, và không có tiền án nghiêm trọng đều đủ tư cách, và yêu cầu phải báo cáo với tòa án vào một ngày xác định với tư cách là một thành viên của bồi thẩm đoàn. Một số tiểu bang yêu cầu những người trong nhóm phải quay trở lại hàng ngày trong một khoảng thời gian nhất định; những bang khác sử dụng hệ thống ?omột ngày hay một phiên toà?, sau đó người dân đó được giải phóng khỏi nhiệm vụ. Thường thì cả trong hai trường hợp trên một người không được gọi lại trong vòng vài năm.
    Mayo nói rằng vào một ngày cụ thể có hàng trăm bồi thẩm viên tương lai được mời đến tòa và được thẩm phán cùng các luật sư phỏng vấn và xác định ai đủ tư cách. Các câu hỏi đại loại như ?oBạn có nói và hiểu tiếng Anh không?? và ?oBạn đã bao giờ là nạn nhân của một tội ác chưa??.
    Ông nói rằng trong hệ thống hình sự, luật sư của cả hai phía đều gặp phải một số khó khăn trong việc loại bỏ các bồi thẩm viên tương lai mà không đưa ra lý do cụ thể tại sao. Cuối cùng họ nhất trí chọn 12 người cả nam và nữ để phục vụ phiên tòa và cũng lựa ra 3 người thay thế nếu 1 trong 12 người trên không thể tham gia trong suốt phiên toà. Đối với các vụ án dân sự thường chỉ cần 6 bồi thẩm viên.
    Mayo nói rằng thường đối với một số vụ án hình sự nghiêm trọng thì bồi thẩm đoàn bị ?ocách ly? trong suốt phiên toà. Điều này có nghĩa là các bồi thẩm viên không thể về nhà và bị giữ lại trong các phòng khách sạn, không được nghe đài, xem TV hay đọc báo để không bị chi phối bởi các bản tin về vụ án của giới truyền thông.
    Mayo cho biết ngay trước một phiên toà, các luật sư sau khi nhất trí với thẩm phán phải quyết định cho phép những bằng chứng gì được cung cấp cho bồi thẩm đoàn. Ông nói thêm rằng các luật sư cũng đưa ra ?onhững câu hỏi đối với các bồi thẩm viên để đến phần tranh luận họ sẽ nhận được các câu hỏi cụ thể mà họ phải trả lời đúng sự thật?. Ví dụ một câu hỏi trong một vụ án dân sự có thể là ?oNgười đó có lơ đễnh khi đâm vào chiếc xe kia không??. Trong một vụ án hình sự, luật sư có thể hỏi ?oBị cáo có chủ ý bắn vào người đó hay không??.
    Các luật sư và thẩm phán cũng phải soạn ra những chỉ dẫn cụ thể về luật pháp cho bồi thẩm đoàn. Mayo nói rằng những chỉ dẫn có thể là định nghĩa thuật ngữ sử dụng trong phiên toà, cách xử lý chứng cứ gián tiếp và làm việc với các nhân chứng lão luyện.
    Khi bồi thẩm đoàn tranh luận, họ chọn ra một người đại diện cho các thành viên. Mayo lưu ý rằng ?ongười này là người điều khiển tranh luận và thường thì mọi người rất khó thay đổi ý kiến và không chịu lắng nghe người khác trình bày quan điểm?. Người đại diện này cho phép mọi người được trình bày quan điểm và giữ cho cuộc thảo luận không lan man.
    Tranh luận có thể mất hàng giờ hay thậm chí hàng ngày vì các quyết định phải trên cơ sở nhất trí. Có thể tuyên bố huỷ phiên tòa nếu bồi thẩm đoàn không thể đưa ra được cáo trạng. Trong một vụ án hình sự, nếu đưa ra được một cáo trạng phạm tội thì bản án thường được chuyển cho thẩm phán vào một ngày sau đó. Và dù phạm tội hay vô tội thì vào cuối phiên tòa bồi thẩm đoàn được giải tán và được tòa án cảm ơn vì đã thực hiện nghĩa vụ công dân.
    Mayo kết luận rằng trừ một số ngoại lệ, hệ thống bồi thẩm đoàn hoàn thành nhiệm vụ rất tốt và các quyết định đưa ra hầu như luôn giống với quyết định của thẩm phán trong trường hợp không có bồi thẩm đoàn.
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    4- Thẩm phán
    Laura Safer Espinoza, thẩm phán bang New York, nói rằng ?osự độc lập về tư pháp là rất quan trọng? ở Mỹ, và sự công khai đối với báo giới và công chúng ?olà một sự kiểm soát tốt đối với cơ quan tư pháp?. Do đó, vai trò của thẩm phán trong hệ thống luật chung của Mỹ là ?omột người tìm ra sự thật trung lập, không thiên vị và trong một số trường hợp còn là người tìm ra luật pháp?.
    Espinoza nói tiếp rằng điều này khác với hệ thống luật dân sự ở nhiều nước khác nơi thẩm phán ?ocó vai trò là người điều tra và xác lập tội danh cũng như là người xử vụ án?. Tuy nhiên, bà chỉ ra rằng trong cả hai hệ thống, nếu có bằng chứng phạm tội, thẩm phán thường quyết định bản án.
    Espinoza lưu ý rằng trong một phiên tòa hình sự ở Mỹ, bị cáo có quyền đối chất với người buộc tội, luật sư bên bị có quyến kiểm chứng nhân chứng, và tất cả điều này diễn ra trước sự chứng kiến của thẩm phán và/hoặc bồi thẩm đoàn, những người sẽ ?ođộc lập xác định sự thật? trong vụ án. Không thẩm phán nào được phép trò chuyện bên ngoài phòng xử án mà không có sự hiện diện của cả hai luật sư hai bên. Bà nói thêm rằng ?oĐây là yêu cầu của quy định về đạo đức nghề nghiệp của chúng tôi và là một yếu tố quan trọng đối với việc giữ thái độ trung thực và tránh khả năng tham nhũng trong hệ thống này?.
    Về nội quy phòng xử án, Espinoza nói rằng các phiên tòa mở cửa cho công chúng và ?obất kỳ công dân nào cũng có quyền theo dõi những gì đang diễn ra?. Bà nói thêm là thẩm phán phải bảo đảm trật tự của những người dự phiên tòa và hai bên trong phiên toà, đồng thời điều hành phiên toà. Nếu các luật sư không cư xử một cách chuyên nghiệp thì thẩm phán có quyền buộc tội họ không tuân lệnh tòa và họ có thể bị phạt tiền hoặc bị kết án tù ngắn hạn, dù điều này hiếm khi xảy ra.
    Trong những năm gần đây, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra ở Mỹ về việc có nên cho phép truyền hình các phiên toà. Đó là lập luận về sự cân bằng giữa quyền của công chúng được biết về vụ án và quyền của bị cáo được giữ bí mật riêng tư. Espinoza cho rằng báo viết có quyền vào phòng xử án nhưng máy quay phim ?ocó thể dẫn tới việc bóp méo vụ án?, đặc biệt trong những vụ án nghiêm trọng. Các bộ luật tiểu bang khác nhau đề ra những quy định của mình về truyền hình trong phòng xử án nhưng dù được phép thì thẩm phán vẫn có quyền cấm trong một số trường hợp. Ngược lại, máy quay phim không được phép đưa vào phòng xử án Liên bang.
    Quá trình lựa chọn để trở thành một thẩm phán ở Mỹ là khác nhau tùy theo các bang, nhưng nói chung đều thông qua một trong hai kênh chính ?" thông qua bầu cử công khai hoặc do thống đốc hoặc thị trưởng bổ nhiệm. Ở bang quê nhà New York của Espinoza, ứng cử viên phải là luật sư đang hành nghề ít nhất là 10 năm và được xem xét bởi một ban tuyển chọn theo năng lực gồm các đại diện của các trường luật, các hội luật gia và các tổ chức cộng đồng. Sau đó các ban này chuyển cho các quan chức bầu cử tên tuổi để xem xét đưa vào danh sách bỏ phiếu, hoặc chuyển cho quan chức phụ trách tuyển chọn nếu áp dụng cách bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của thẩm phán ở New York là 10 năm đối với tòa án cấp thấp và 14 năm đối với tòa án cấp cao hơn. Tùy theo năng lực hoạt động mà các thẩm phán có thể được hoặc không được bầu lại hay tái bổ nhiệm.
  4. SMac

    SMac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Bác Remediot có bản Tiếng Anh không? Nếu có cho tôi xin, ở hòm thư hoangson_mt@yahoo.com.
    Xin chân thành cảm ơn.
    ubi societas, ubi jus
  5. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Tôi có đề nghị như sau:
    - Nâng cấp thảo luận này lên thành một nơi cung cấp thông tin về bộ máy nhà nước nói chung của các nước trên thế giới mà bạn biết - như vậy, sẽ phải đổi tên.
    - Chuyển lên mục các chủ đề cần chú ý. Vì thông tin trong này không bao giờ sợ mất tính thời sự của nó.
    Thân mến.
    Tôi sẽ gửi 2 bài sưu tầm được về nhà nước Canada
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  6. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    To No-fear : Thanks :) . Sẽ post dần lên , hy vọng phần nào thông tin thêm cho mọi người.
    To SMac : Bạn có thể tham khảo bản tiếng Anh tại địa chỉ này :
    http://usinfo.state.gov/journals/itdhr/0999/ijde/gorin.htm
    To : ngualuoi
    - Cám ơn vì đã bớt chút thời gian tìm + gửi cho Reme mấy cái NĐ đó :) .
    - Về ý kiến của bạn : làm vậy cũng được, tuy nhiên nếu là 1 topic chứa đựng thông tin về Bộ máy nhà nước của các nước trên thế giới thì rộng quá, sợ sẽ tản mạn, không liền mạch và khó theo dõi. Trong topic này, Reme dự định sẽ post dần lên loạt bài viết về Tư pháp Hoa kỳ - có khoảng 6-7 bài gì đó, mỗi bài chừng 4 trang A4 . Về ý kiến của bạn, Reme cho rằng có thể làm theo 2 phương thức :
    1 - Lập 1 topic mang tính tổng hợp những bài viết liên quan đến bộ máy nhà nước của các quốc gia trên thế giới - Bàn về Bộ máy nhà nước nói chung, mang tính tổng quát.
    2- Dần dần lập những topic với những chuyên đề khác nhau - về từng nhánh cơ quan trong bộ máy nhà nước - Ví như topic về Tư pháp HK, Tư pháp Canada...
    Như vậy sẽ tiện theo dõi hơn là để tất cả những vấn đề trong cùng 1 topic tổng hợp .
    Bạn thấy thế nào ??
    Ah, bài viết về Tư pháp Canada của bạn bị lỗi font, những ký tự ả, ơ đều bị khuyết khi post lên TTVNol . Bạn convert lại cho tiện theo dõi trong những bài sau nhé .
    Thử dùng cái này để convert xem có được không:
    http://www.tcvn.gov.vn/webconvert/vietconvert.html
  7. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    HỆ THỐNG TÒA ÁN HOA KỲ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO​
    Giáo sư Toni Fine, Phó Giám đốc Chương trình Trường Luật
    Hiến pháp Mỹ thiết lập một hệ thống chính trị kiểu Liên bang trong đó Chính phủ Liên bang được trao quyền lực hạn chế và tất cả những quyền lực còn lại là dành cho các bang. Mô hình chia sẻ quyền lực này xác định mối quan hệ giữa các tòa án liên bang và các tiểu bang. Trong bài đánh giá tổng quan về các cấp tòa án ở Mỹ, Toni M.Fine, Phó Giám đốc Chương trình Khoa Luật Toàn cầu tại Khoa Luật, Đại học Tổng hợp New York, sẽ giải thích về cách thức hoạt động của hệ thống tòa án ở Mỹ.
    Cho rằng Mỹ có chỉ có một hệ thống tòa án là điều sai lầm vì hệ thống tư pháp của Mỹ thực ra gồm nhiều tòa án độc lập khác nhau. Có một hệ thống tòa án Liên bang, và đây là một hệ thống hợp nhất được chia thành nhiều đơn vị địa lý và các cấp độ tòa án khác nhau; hơn nữa, mỗi tiểu bang đều có hệ thống tòa án của riêng mình với một hệ thống tòa án địa phương hoạt động trong phạm vi tiểu bang đó. Theo cấu trúc tòa án tiểu bang/Liên bang tồn tại song song này, Tòa án Tối cao Mỹ là cơ quan phân xử cuối cùng theo luật Liên bang, trong khi tòa án cấp cao nhất ở mỗi tiểu bang (thường được gọi là các tòa án tối cao) có quyền lực cao nhất quyết định về các vấn đề theo luật của tiểu bang đó. Khi có các vấn đề liên quan đến hiến pháp Liên bang hay luật Liên bang thì các tòa án Liên bang có quyền phán quyết tiểu bang đó có vi phạm luật Liên bang hay không.
    Phương thức hoạt động của các hệ thống này rất phức tạp do có quá nhiều nguồn luật được áp dụng, và các tòa án thuộc hệ thống này thường được yêu cầu phải giải thích và áp dụng luật của một khu vực tài phán khác. Hơn nữa, hai tòa án trở lên cũng có quyền được tham gia phân xử một vụ án nào đó.
    Các hệ thống tòa án Liên bang và của từng tiểu bang được xây dựng như mô hình một kim tự tháp. Các tòa án ở cấp thấp nhất (lối vào) của hệ thống tiểu bang và Liên bang là các tòa sơ thẩm, trong đó nhân chứng được mời đến, các bằng chứng khác được đưa ra và người tìm ra sự thật (bồi thẩm đoàn hoặc đôi khi là một thẩm phán) được mời phán quyết về các vấn đề đó dựa trên luật pháp.
    Trên đỉnh của mỗi cấu trúc kim tự tháp là ?otòa án cấp cuối cùng? (trong hệ thống Liên bang là Tòa án Tối cao Mỹ; trong hệ thống tiểu bang là tòa án tối cao tiểu bang) có quyền diễn giải luật của khu vực tài phán đó. Tại hầu hết các tiểu bang và trong hệ thống Liên bang đều có một tòa án phúc thẩm cấp trung gian.
    Đại đa số các tòa án ở cả cấp tiểu bang và Liên bang là ?onhững tòa án có quyền hạn tài phán chung?, có nghĩa là những tòa án này có quyền phán quyết các vụ án thuộc nhiều loại khác nhau. Không có tòa án hiến pháp đặc biệt nào ở Mỹ; bất kỳ tòa án nào cũng có quyền tuyên bố một bộ luật hay hành động của một cơ quan hành pháp Chính phủ là không hợp hiến và được phúc thẩm ở một tòa án cấp cao hơn.
    1- Tòa án Liên bang
    Các tòa án Liên bang truyền thống thường được gọi là các tòa án theo Điều III của Hiến pháp Mỹ vì các tòa án này có quyền xét xử phúc thẩm và một số quyền bảo đảm theo Điều III của Hiến pháp. Những tòa án này được tổ chức theo cấu trúc từ trên xuống gồm ba cấp và theo khu vực địa lý. Ở cấp thấp nhất là Tòa án Quận của Mỹ và đây là các tòa sơ thẩm. Đề nghị phúc thẩm của Tòa án cấp quận của Mỹ được gửi lên Tòa Phúc thẩm của Mỹ, và thường được gọi là Tòa Điều tra của Mỹ. Từ đó, các vụ án có thể được gửi lên Tòa án Tối cao của Mỹ. Phần lớn quyền phúc thẩm của Tòa án Tối cao là tùy từng vụ án, và chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các vụ án đưa lên Tòa án Tối cao thực sự được Tòa án Tối cao phán quyết.
    Các tòa án cấp quận của Mỹ là những tòa án cấp sơ khởi với khu vực tài phán chung chung, có nghĩa là các tòa án này tham gia xử các vụ án liên quan đến các vấn đề hình sự và dân sự khác nhau. Có 94 quận tư pháp Liên bang ở Mỹ với tối thiểu một tòa án cấp quận ở mỗi tiểu bang. Ở những bang lớn nhất và đông dân nhất thì có nhiều quận, nhưng các quận không vượt ra khỏi ranh giới của tiểu bang. Con số thẩm phán tùy thuộc vào diện tích và số dân của bang, và do đó cũng phụ thuộc vào khối lượng công việc của mỗi tòa án cấp quận. Mặc dù mỗi tòa án cấp quận có nhiều thẩm phán nhưng chỉ có một thẩm phán duy nhất chủ tọa mỗi vụ án mà thôi.
    Các tòa phúc thẩm của Mỹ là tòa án Liên bang cấp trung gian. Các tòa phúc thẩm được xem là trại tế bần của hệ thống tòa án Liên bang, vì phần lớn các vụ án được giải quyết ở đây. Các yêu cầu phúc thẩm được gửi từ các tòa án cấp quận lên tòa án phúc thẩm của Mỹ nếu bên thua kiện cảm thấy là thẩm phán ở tòa cấp quận hiểu và vận dụng sai luật. Yêu cầu phúc thẩm có thể không được chấp nhận để khắc phục những sai sót về bằng chứng, trừ phi có sai sót rõ ràng về luật pháp. Do đó, giả dụ như bên thua kiện có thể lập luận rằng vị thẩm phán đã sai sót khi chấp nhận một tài liệu nào đó làm bằng chứng; nhưng bên thua kiện không thể lập luận rằng vị thẩm phán đó hay bồi thẩm đoàn đã đưa ra một kết luận sai lầm do chỉ dựa trên tài liệu đó.
    Tòa phúc thẩm Mỹ được chia theo địa lý thành 12 tòa án khu vực, trong đó 11 tòa án khu vực được đánh số, mỗi khu vực gồm ít nhất 3 tiểu bang, và Tòa Phúc thẩm của Mỹ của Quận Columbia (Tòa án Khu vực D.C.) cũng tham gia xử các vụ án có liên quan đến chính quyền Liên bang. Mỗi tòa khu vực sẽ xét xử các yêu cầu phúc thẩm của tòa án cấp quận trong ranh giới của mình.
    Con số thẩm phán của mỗi tòa khu vực rất khác nhau và được xác định dựa trên số dân và diện tích của mỗi khu vực. Một ban gồm ba thẩm phán được chọn ngẫu nhiên sẽ chủ tọa từng vụ và các nhóm thẩm phán khác nhau sẽ chủ tọa các phiên tòa khác nhau.
    Tòa Phúc thẩm Mỹ có thể phán quyết các vụ án dựa trên các văn bản biện hộ của nguyên đơn hay có thể lập luận bằng lời. Phán quyết được dựa trên một bản ý kiến của một trong các thẩm phán và được chuyển cho hai thành viên còn lại của ban thẩm phán. Quan điểm của tòa cũng phải do ít nhất hai thành viên của ban thẩm phán ký tên. Bất kỳ thẩm phán nào trong ban cũng có thể viết một bản đưa ra quan điểm nhất trí theo đó thẩm phán đồng ý với kết quả đạt được do nhất trí theo đa số nhưng vì những lý do khác. Một thẩm phán bất đồng với quan điểm của tòa án thì thay vào đó có thể viết một bản đưa ra quan điểm bất đồng giải thích tại sao thẩm phán đó đã đi đến một kết luận khác biệt. Tuy các bản đưa ra quan điểm bất đồng hay nhất trí không có hiệu lực pháp lý nhưng các văn bản này thường có ảnh hưởng rất lớn trong các phán quyết sau đó của tòa án.
    Sau khi ban gồm 3 vị thẩm phán đã đưa ra phán quyết thì nguyên đơn có một số sự lựa chọn: họ có thể xin chính ban thẩm phán này ?oxem xét lại? phán quyết của họ; họ có thể xin tất cả các thẩm phán của tòa khu vực đó cùng nhau ?onghe lại? phán quyết của ban thẩm phán; hoặc họ có thể xin Tòa án Tối cao Mỹ phúc thẩm bằng cách gửi một bản khiếu nại về việc tòa án cấp thấp hơn đã phán quyết và họ không tán thành với quan điểm của các thẩm phán). Tuy nhiên việc áp dụng những biện pháp cứu vãn này là còn tùy và ít khi được chấp nhận.
    Tòa án Tối cao Mỹ là cấp cao nhất trong hệ thống tòa án Liên bang và gồm 9 ngài thẩm phán nghe và phán quyết vụ án. Cũng như ở Tòa Phúc thẩm của Mỹ, các thẩm phán có thể cũng có quan điểm như đa số hoặc có thể viết hoặc cùng có quan điểm nhất trí hoặc phản đối.
    Quyền hạn xét xử nói chung của Tòa án Tối cao phần lớn là tùy vụ việc thông qua quá trình gửi khiếu nại phúc thẩm. Theo cái gọi là quy định bốn người, nếu 4 trong số 9 thẩm phán chấp thuận nghe xử vụ án thì khiếu nại sẽ được chấp nhận. Thường thì Tòa chấp nhận các vụ án có sự phân chia quyền hạn giữa các tòa án theo khu vực khác nhau ở Mỹ hoặc có đụng chạm đến các nguyên tắc hiến pháp quan trọng hoặc các nguyên tắc pháp lý khác. Việc bác các khiếu nại phúc thẩm không có nghĩa là nhất trí với các phán quyết của tòa án cấp thấp hơn mà đơn giản là thể hiện rằng số lượng cần thiết các thẩm phán vì một lý do nào đó không muốn xử vụ án đó.
    Ngoài khiếu nại phúc thẩm, Tòa án Tối cao có thể xử phúc thẩm các vụ án đưa lên từ tòa án Liên bang hay các tòa án tối cao tiểu bang và các phán quyết được đưa ra dựa trên luật pháp Liên bang (ví dụ khi một tòa án phúc thẩm Liên bang không chấp nhận một bộ luật của tiểu bang; hoặc khi một tòa án tiểu bang không chấp nhận một bộ luật của Liên bang). Tòa cũng có thể quyết định về những vấn đề pháp lý cụ thể do các tòa án Liên bang cấp dưới đưa lên.
    Tòa án Tối cao cũng được quy định có quyền hạn xét xử một số vụ án hạn chế: các cuộc tranh cãi giữa hai tiểu bang; tranh cãi giữa Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ và một tiểu bang nào đó; hành động của một tiểu bang chống lại công dân của một tiểu bang khác hay một người nước ngoài; và các vụ án do đại sứ hay lãnh sự nước ngoài khởi kiện hoặc chống lại họ.
    Được Remediot sửa chữa / chuyển vào 11:00 ngày 19/10/2003
  8. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    2- Tòa án đặc biệt
    Nói chung, hệ thống tòa án Liên bang không thiết lập những tòa án đặc biệt trong những vấn đề cụ thể. Hai ngoại lệ đáng chú ý đối với quy định này là Tòa án Bảo vệ Các quyền Liên bang xử các vụ án về tài chính chống lại Mỹ, và Tòa án Thương mại Quốc tế của Mỹ có quyền xử và phán quyết các hành động dân sự phát sinh từ bất kỳ bộ luật nào về thương mại quốc tế chống lại nước Mỹ, các cơ quan Liên bang hay các nhân viên của các cơ quan này.
    Còn có một tòa án phúc thẩm chuyên môn cấp Liên bang là Tòa án Phúc thẩm dành cho Tòa Khu vực cấp Liên bang của Mỹ. Tòa án này có quyền hạn xét xử các đề nghị phúc thẩm của tất cả các tòa án cấp quận trong các vụ án liên quan đến luật về bằng sáng chế cũng như các đề nghị phúc thẩm của Tòa án Bảo vệ Quyền Liên bang và Tòa án Thương mại Quốc tế của Mỹ.
    Hệ thống Liên bang cũng bao gồm một số tòa án được xem như là tòa án lập pháp hay tòa án theo Điều I, tức là theo Điều I trong Hiến pháp Mỹ. Các tòa án theo Điều I hoạt động theo các quyền lập pháp của Quốc hội và có quyền quyết định về các vấn đề bằng chứng liên quan đến những vấn đề cụ thể. Ví dụ có các tòa án theo Điều I như Tòa án Phúc thẩm Quân đội Mỹ, Tòa án Phúc thẩm Cựu chiến binh Mỹ, Tòa án Thuế của Mỹ, Tòa án Phá sản Mỹ. Các đề nghị phúc thẩm của các tòa án này có thể được đưa lên Tòa án Phúc thẩm Mỹ.
    3- Tòa án hành chính
    Các cơ quan Liên bang đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng và triển khai luật pháp của Mỹ trong rất nhiều lĩnh vực, từ quy định về tài nguyên thiên nhiên đến sức khoẻ và an toàn của công nhân. Thường thì điều này có nghĩa là một cơ quan nào đó sẽ đóng vai trò như một tòa án xét xử và áp dụng các quy định của Liên bang. Khi có bất đồng, các bên đưa ra bằng chứng của mình cho một vị thẩm phán luật hành chính đóng vai trò người phân xử. Mỗi bên có thể khiếu nại phán quyết của vị thẩm phán này, thường là lên một ban hoặc một uỷ ban được lập ra bởi cơ quan Liên bang ban hành các quy định này. Vì thẩm phán luật hành chính đã thực hiện nhiệm vụ thu thập chứng cứ tìm ra sự thật mà thường do tòa án Liên bang cấp quận thực hiện nên các đề nghị phúc thẩm các phán quyết của các cơ quan lớn như Ban Quan hệ Lao động Quốc gia hoặc Uỷ ban Thương mại Liên bang được đưa trực tiếp lên Tòa án Phúc thẩm Mỹ. Mặc dù những đề nghị phúc thẩm đó có thể được đưa tới bất kỳ tòa khu vực nào nhưng thường thì Tòa khu vực D.C. sẽ xét xử hầu hết các vụ phúc thẩm của các cơ quan Liên bang.
    4- Tòa án tiểu bang
    Mỗi tiểu bang và cả Quận Columbia lẫn Khối thịnh vượng chung Puerto Rico đều có hệ thống tư pháp độc lập của riêng mình và hoạt động độc lập. Tòa án cấp cao nhất ở mỗi bang có quyền lực cao nhất về xây dựng luật tiểu bang theo quan điểm của tiểu bang đó.
    Cũng như các tòa án Liên bang, cấu trúc của các tòa án tiểu bang theo hình kim tự tháp. Hầu hết các tiểu bang đều có một hệ thống tư pháp ba cấp gồm cấp tòa sơ thẩm (thường được gọi là tòa án cao cấp, tòa án cấp quận hay tòa khu vực), một tòa án thượng thẩm (hay còn gọi là phúc thẩm) và một tòa án giải pháp cuối cùng (thường được gọi là tòa án tối cao). Một số tiểu bang chỉ đơn giản có một tòa án cấp phúc thẩm.
    Như trong hệ thống tòa án Liên bang, các phiên tòa được chủ trì bởi một thẩm phán duy nhất (thường ngồi với bồi thẩm đoàn); các vụ án kháng cáo cấp khởi điểm được xử bởi một ban 3 vị thẩm phán; và tại tòa án tối cao tiểu bang, các vụ án được xử bởi tất cả các thành viên tòa án, thường có 7 hay 9 thẩm phán.
    Cũng như hệ thống Liên bang, các vụ án của tòa tiểu bang bắt đầu từ cấp khởi điểm. Những tòa án này thường được chia thành hai cấp: tòa án xét xử chung và tòa án chuyên môn.
    Các vụ án được phán quyết bởi một tòa sơ thẩm có thể bị kháng cáo và được tòa thượng thẩm xem xét lại. Như đã đề cập ở trên, ở một số tiểu bang, chỉ có một cấp phúc thẩm từ tòa án tiểu bang cấp thấp nhất. Ở các bang có hai tòa phúc thẩm thì các quy định có khác nhau về việc một vụ án có thể tự động được đưa lên tòa phúc thẩm hoặc lên tòa án tối cao của tiểu bang. Ở một số tiểu bang, yêu cầu phúc thẩm từ tòa sơ thẩm gửi lên tòa thượng thẩm tiểu bang cấp trung gian, và sau đó việc xem xét lại vụ án còn tùy vào tòa án tối cao tiểu bang. Ở các tiểu bang khác, bên nguyên gửi kháng cáo trực tiếp từ tòa sơ thẩm lên tòa án tối cao và tòa này sẽ quyết định có thụ lý vụ án hay không hay giải quyết kháng cáo thông qua tòa án phúc thẩm trung gian. Trong bất kỳ khả năng nào thì tòa án tối cao tiểu bang nói chung cũng xem xét lại các vụ án có liên quan đến các vấn đề quan trọng về luật hay chính sách tiểu bang.
    Các tòa án chuyên môn tiểu bang là những tòa án sơ thẩm có quyền hạn xét xử hạn chế và chỉ xử các vụ liên quan đến những loại vấn đề hay tranh chấp pháp lý cụ thể. Mặc dù các tòa của các bang là khác nhau nhưng nhiều bang có những tòa án chuyên môn đối với các vấn đề giao thông, luật hôn nhân gia đình, chứng thực di chúc về quản lý bất động sản của người quá cố, và các vụ kiện quyền sở hữu nhỏ (các vụ liên quan đến số tiền nhỏ chẳng hạn). Phán quyết của các tòa án chuyên môn này cũng có thể bị kháng cáo và xem xét lại bởi các tòa án tiểu bang có quyền hạn xét xử chung.
    5- Tòa án địa phương
    Mỗi một 50 bang được chia thành các địa phương hay các khu đô thị được gọi là thành phố, hạt, thị trấn hay làng. Các chính quyền địa phương cũng như các chính quyền tiểu bang đều có hệ thống tòa án của mình và được các quan tòa địa phương chủ toạ, họ là những công chức có quyền hạn về tư pháp do luật địa phương quy định. Đó có thể là quyền phán quyết theo luật liên quan đến quyền hạn phân vùng, thu và chi tiêu các khoản thuế địa phương, hay thành lập và điều hành các trường công lập.
    Kết luận
    Một trong những yếu tố làm cho hệ thống luật pháp ở Mỹ quá phức tạp và rất thú vị là ở chỗ cả chính phủ Liên bang và mỗi tiểu bang đều có hệ thống tư pháp của riêng mình. Mỗi hệ thống tư pháp được đánh dấu bởi sự khác biệt về chức năng và hoạt động. Hơn nữa, việc quyền hạn xét xử chồng chéo nhau và bất kỳ tòa án nào cũng có thể xử về các vấn đề luật Liên bang và tiểu bang đã làm rối rắm hơn nữa hoạt động của các hệ thống này.
    Về cơ bản, tất cả hệ thống tòa án ở Mỹ đều giống nhau về hầu hết các phương diện cơ bản. Phần lớn các tòa án Mỹ là những tòa án có quyền hạn xét xử chung. Hơn nữa, mỗi hệ thống đều theo mô hình thứ bậc của cấu trúc kim tự tháp, tạo điều kiện cho việc xem xét lại và nếu cần sửa đổi lại phán quyết tại tòa án cấp cao hơn.
    ---------------------------------
    Bản tiếng Anh : http://usinfo.state.gov/journals/itdhr/0999/ijde/fine.htm
  9. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ÁN LỆ SO VỚI HỆ THỐNG LUẬT THÀNH VĂN ​
    Thẩm phán Peter J. Messitte
    Sự độc lập của ngành tòa án là một đảm bảo cho chất lượng của hệ thống pháp luật nước Mỹ. Là một nhánh bình đẳng của chính phủ, ngành tư pháp hoạt động tự do với mức độ rất cao ngoài sự kiểm soát của ngành hành pháp và lập pháp, giải quyết các vụ án một cách công bằng, không bị tác động bởi ý kiến của bên ngoài. Ngay cả khi đôi lúc có chỉ trích thì nhân dân Mỹ vẫn tôn trọng các tòa án và thẩm phán của họ. Trong bài phân tích sự tương phản giữa hệ thống pháp luật án lệ và hệ thống luật thành văn, ông Peter Messitte, Thẩm phán Tòa án Quận Maryland của Hoa Kỳ tìm hiểu một số khía cạnh cơ bản của cả hai hệ thống và so sánh hệ thống pháp luật án lệ của nước Mỹ với hệ thống luật thành văn.
    Hai hệ thống pháp luật chính trên thế giới ngày nay là hệ thống luật thành văn và hệ thống luật án lệ. Châu Âu lục địa, Mỹ La-tinh, phần lớn châu Phi và nhiều nước Trung Âu và châu Á áp dụng hệ thống luật thành văn; Hoa Kỳ, cùng với Anh và các nước từng thuộc Đế chế Anh sử dụng hệ thống luật án lệ.
    Hệ thống luật thành văn bắt nguồn từ luật La mã cổ đại, được cập nhật vào thế kỷ thứ 6 sau công nguyên bởi Hoàng đế Justinian và những thời kỳ sau đó được chỉnh sửa bởi các luật gia Pháp và Đức.
    Hệ thống luật án lệ bắt đầu phát triển ở nước Anh gần một thiên niên kỷ trước đây. Trước khi Nghị viện Anh được thành lập, các thẩm phán hoàng gia Anh đã bắt đầu đưa ra phán quyết dựa trên luật ?otập tục chung? cho cả vương quốc. Tập hợp các phán quyết được tích luỹ dần. Các luật gia có uy tín hỗ trợ cho quá trình này. Tại lục địa châu Âu, những cuốn sách luật được khôi phụclại của Hoàng đế Justinian và hệ thống pháp luật của Nhà thờ Thiên chúa giáo đóng vai trò quan trọng trong việc hòa hợp hàng ngàn luật địa phương. Trong quá trình xây dựng một hệ thống pháp luật linh hoạt cho bản thân mình, nước Anh ít bị tác động hơn bởi những nguồn nêu trên. Nước Anh không bao giờ tiếp thu quan điểm của Cách mạng Pháp cho rằng quyền lực của thẩm phán cần phải được kìm hãm, rằng họ cần bị hạn chế nghiêm ngặt chỉ áp dụng pháp luật mà cơ quan lập pháp công bố.
    Do đó, những người Anh đến nước Mỹ khai hoang cũng đi theo truyền thống ấy. Thực vậy, trong số những mối bất bình được liệt kê trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ có những ý như nhà vua Anh đã tước quyền công dân Anh của những người đi khai khẩn, rằng ông ta đã khiến cho các thẩm phán ở thuộc địa trở nên ?ođộc lập hành động theo ý chí của bản thân họ trong thời gian công tác? và rằng ông ta đã không cho người dân được hưởng ?olợi ích của việc Xét xử bởi Ban bồi thẩm?.
    Sau cuộc Cách mạng ở nước Mỹ, hệ thống luật án lệ của Anh được nhiệt tình tiếp thu bởi các bang mới được độc lập của nước Mỹ. Trong hơn 200 năm từ đó đến nay, luật án lệ ở Mỹ đã có rất nhiều thay đổi - về các mặt kinh tế, chính trị và xã hội - và đã trở thành một hệ thống độc đáo cả về phương pháp nghiệp vụ và phong cách xét xử.
    Vậy hệ thống pháp luật án lệ của Mỹ khác với hệ thống luật thành văn thế nào?
    1- Luật do ?othẩm phán lập ra?
    Người ta thường cho rằng hệ thống luật án lệ bao gồm những điều luật bất thành văn do ?othẩm phán lập ra? trong khi hệ thống luật thành văn lại bao gồm các bộ luật thành văn. Phần nhiều luật pháp ở Hoa Kỳ ngày nay được ?olập ra? bởi ngành lập pháp. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, quan niệm về luật do thẩm phán lập ra cũng đúng.
    Về mặt lịch sử, nhiều điều luật trong hệ thống luật án lệ của nước Mỹ được tạo ra bởi các phán quyết của tòa án, đặc biệt là trong những lĩnh vực quan trọng như luật về sở hữu tài sản, hợp đồng và các sai lầm cá nhân hoặc dân sự - cái mà ở các nước sử dụng hệ thống luật thành văn được gọi là những ?otội danh riêng?. Ngược lại, những nước sử dụng hệ thống luật thành văn đã áp dụng những bộ luật thành văn toàn diện bao trùm các chủ đề như pháp nhân, tài sản, nghĩa vụ và thừa kế, cũng như những bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng và các bộ luật khác như luật thương mại chẳng hạn.
    Nhưng nếu nói luật tập tục là luật bất thành văn thì không đúng. Trên thực tế, những phán quyết của tòa án làm cơ sở cho điều luật được ghi lại và luôn luôn có thể tra cứu. Ngay từ những buổi ban đầu - Magna Carta là một ví dụ tốt - đã có ?osự lập pháp?, việc mà trong các hệ thống luật thành văn sẽ được gọi là ?oban hành luật?. Ở Hoa Kỳ, việc lập pháp này bao gồm cả hiến pháp (cả của liên bang và của bang) cũng như những đạo luật của Quốc hội và các cơ quan lập pháp bang.
    Ngoài ra, ở cả cấp liên bang và cấp bang, nhiều điều luật trên thực tế đã được pháp điển hoá. Ví dụ, ở cấp liên bang, có một bộ luật về thu nhập nội địa. Các cơ quan lập pháp bang đã áp dụng những bộ luật thống nhất trong những lĩnh vực như luật thương mại và luật hình sự. Cũng có cả những quy định thống nhất về thủ tục tố tụng hình sự và dân sự mà rút cục các cơ quan lập pháp cũng phê chuẩn mặc dù chỉ thường được áp dụng bởi những tòa án cấp cao nhất của liên bang và của bang. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng nhiều đạo luật và quy định chỉ đơn thuần pháp điển hóa kết quả đạt được bởi luật tập tục hay luật theo tiền lệ. Bản thân những phán quyết của tòa án giải thích cho hiến pháp và các đạo luật của cơ quan lập pháp cũng trở thành nguồn luật, và như vậy, rút cục, quan niệm cơ bản cho rằng hệ thống pháp luật của nước Mỹ gồm những điều luật do thẩm phán lập ra vẫn đúng.
    Đồng thời, không phải tất cả luật pháp ở những nước sử dụng hệ thống luật thành văn đều được pháp điển hóa theo nghĩa là chúng được tổ chức trong một văn bản pháp luật trọn vẹn, toàn diện, có hệ thống về một chủ đề xác định. Đôi khi những đạo luật đơn lẻ được ban hành để giải quyết những vấn đề cụ thể mà không được pháp điển hoá. Những đạo luật này vẫn song song tồn tại với những bộ luật thành văn hoặc hình sự toàn diện hơn của hệ thống luật thành văn. Và mặc dù phán quyết của tòa án cấp cao tại khu vực sử dụng hệ thống luật thành văn có thể không có giá trị pháp lý bắt buộc áp dụng trong những vụ án sau đó (như trong hệ thống luật án lệ), song thực tế là ở rất nhiều nước sử dụng hệ thống luật thành văn, những tòa án cấp thấp thường có xu hướng áp dụng phán quyết của những tòa án cấp cao hơn trong hệ thống do những luận chứng có sức thuyết phục của họ. Tuy nhiên, một thẩm phán trong hệ thống luật thành văn không bị ràng buộc về mặt pháp lý bởi những phán quyết trước đó của một tòa án cấp cao hơn trong những vụ việc tương tự và hoàn toàn có thể không quan tâm đến phán quyết trước đó.
    Được Remediot sửa chữa / chuyển vào 11:27 ngày 21/10/2003
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    2- Khái niệm tiền lệ án
    Tại Hoa Kỳ, các phán quyết của tòa án hoàn toàn có giá trị như pháp luật và phải được tôn trọng bởi công chúng, luật sư và tất nhiên là bởi bản thân các tòa án nữa. Đây chính là nội dung ?okhái niệm tiền lệ án?, như được thể hiện trong cụm từ Latinh ?ostare decisis? (tôn trọng các phán quyết của tòa án). Trong cùng một khu vực pháp lý, những phán quyết của tòa án cấp cao phải được tôn trọng, thừa nhận trong những vụ việc tương tự do tòa án cấp thấp ra phán quyết.
    Truyền thống này mà Hoa Kỳ kế thừa từ nước Anh được dựa trên một số cân nhắc về chính sách. Đó là tính có thể dự đoán của kết quả, mong muốn đối xử bình đẳng với tất cả những người cùng gặp phải những vấn đề pháp lý tương tự nhau, những lợi ích thu được khi một vấn đề được quyết định sẽ tác động tới tất cả các vụ việc tương tự sau đó và sự thừa nhận trí tuệ được tích luỹ của những luật sư và thẩm phán trong quá khứ. Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng trách nhiệm làm luật chính thuộc về cơ quan lập pháp; các thẩm phán thường có vai trò giải thích luật, nhiều lắm là lấp những khe hở khi mà hiến pháp và pháp luật mơ hồ hay không đề cập.
    Như vậy, có những đặc điểm quan trọng định ra giới hạn của khái niệm tiền lệ án. Trước hết, một phán quyết của tòa án sẽ chỉ có giá trị ràng buộc đối với một tòa án cấp thấp hơn nếu tòa án ra phán quyết ở cấp cao hơn trong cùng một phạm vi thẩm quyền. Ví dụ, một phán quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ về một vấn đề của hiến pháp hay luật liên bang thông thường sẽ có giá trị ràng buộc đối với tất cả các tòa án trên nước Mỹ vì tất cả họ đều ở cấp thấp hơn và trong cùng một phạm vi thẩm quyền với Tòa án Tối cao về những vấn đề đó. Nhưng phán quyết của một trong số những Tòa Phúc thẩm của Hoa Kỳ - những tòa phúc thẩm tầm trung của liên bang - sẽ chỉ ràng buộc những tòa sơ thẩm liên bang trong phạm vi khu vực quyền hạn của họ. Phán quyết của một tòa án tối cao của bang về ý nghĩa một đạo luật của bang nơi có tòa án đó sẽ có giá trị ràng buộc mọi nơi, miễn là phán quyết đó của tòa án bang không mâu thuẫn với hiến pháp và pháp luật của liên bang.
    Các thẩm phán Hoa Kỳ có xu hướng rất cẩn trọng khi đưa ra quyết định. Thường thì họ chỉ tiếp nhận những vụ án hoặc vấn đề tranh luận thực tế đưa ra bởi những bên theo kiện có lợi ích bị tác động trực tiếp. Ngoài ra, các thẩm phán thường quyết định các vụ kiện trên cơ sở hẹp nhất có thể, ví dụ như tránh những vấn đề liên quan đến hiến pháp khi mà vụ việc có thể được giải quyết trên cơ sở phi hiến pháp. Đồng thời, thứ ?oluật? mà các thẩm phán đưa ra trong phán quyết của mình chỉ ở mức cần thiết vừa đủ để quyết định vụ án. Bất kỳ tuyên bố nào khác về điều luật đó đều là không chính thức.
    Một đặc điểm giới hạn quan trọng khác của khái niệm tiền lệ án là những vụ việc được áp dụng tiền lệ án phải hoàn toàn giống hoặc sát với vụ việc trước đó. Trừ khi các sự kiện giống nhau hoặc rất tương đồng với nhau, tòa án xét xử sau sẽ có thể gạt bỏ vụ án trước và không bị ràng buộc bởi vụ án đó.
    Tòa án cấp cao nhất của một khu vực pháp lý, ví dụ Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đối với toàn nước Mỹ hay một tòa án tối cao của bang trong phạm vi bang đó, có thể bác bỏ một tiền lệ án ngay cả khi những tình tiết của vụ án sau giống hệt hoặc rất tương đồng với vụ án trước. Lấy thí dụ, vào năm 1954, trong vụ hợp nhất trường học nổi tiếng giữa Brown và Board of Education, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã bác bỏ một quyết định tương tự mà họ đã đưa ra vào năm 1896.
    Nhưng những trường hợp bác bỏ trực tiếp như vậy không phổ biến. Điều thường xảy ra hơn là theo thời gian tòa án cấp cao sẽ phân biệt các vụ án sau khác vụ án trước để rời bỏ dần một tiền lệ án trước đó đã trở nên lỗi thời. Song hầu như những tiền lệ án của tòa án cấp cao vẫn tồn tại lâu dài.

Chia sẻ trang này