1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu Tư pháp Hoa Kỳ!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Remediot, 13/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0

    Tài trợ
    Việc tuân theo 10 nhân tố then chốt trên đây là điều kiện cần thiết để được nhận tài trợ từ Chính quyền Liên bang. Nhiều nguồn tài trợ của bang và địa phương cũng dựa rất nhiều vào những nhân tố này, và sẽ đòi hỏi những người xin tài trợ chỉ rõ chương trình của họ tuân theo các nhân tố đó như thế nào.
    Mặc dù tòa án về tội phạm ma túy chưa bao giờ là một chương trình bắt buộc của Liên bang, song do sự lớn mạnh của chúng trong những năm 1990, Văn phòng Chương trình Tòa án về tội phạm ma túy đã được lập ra trực thuộc Văn phòng các Chương trình Tư pháp (OJP) thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ). (Văn phòng Chương trình Tòa án về tội phạm ma túy đến nay vẫn thuộc OJP). Các tòa án về tội phạm ma túy ở cấp địa phương giờ đây được trợ giúp thông qua Cục Hỗ trợ Tư pháp (BJA), cũng thuộc Bộ Tư pháp.
    Thông qua BJA, DOJ cung cấp nguồn vốn ban đầu cho việc lên kế hoạch thực hiện chương trình tòa án về tội phạm ma túy, cùng với việc tài trợ hạn chế cho công tác thực hiện và nâng cao. Vốn của liên bang cho các tòa án về tội phạm ma túy được cung cấp từ nhiều nguồn, bao gồm các khoản hỗ trợ tuỳ nghi thông qua sự hợp tác của BJA và Văn phòng Quốc gia về Chính sách Kiểm soát Ma túy, dưới sự bảo trợ của Văn phòng Phủ Tổng thống; chương trình Tài trợ Thực thi Pháp luật của địa phương; các khoản tài trợ theo chương trình Edward Byrne Memorial; Trung tâm Điều trị Lạm dụng Ma túy; và Trung tâm Ngăn ngừa Lạm dụng Ma túy, song hầu hết các tòa án về tội phạm ma túy đều hoạt động dựa trên sự kết hợp các khoản tài trợ của Chính quyền Liên bang, bang và địa phương. Một số tòa án về tội phạm ma túy thu của người tham gia chương trình một khoản lệ phí và một số nhận được hỗ trợ tài chính từ các tổ chức phi lợi nhuận được sáng lập để ủng hộ cho các chương trình (nhiều tổ chức trong số này do các ủy ban chỉ đạo khởi xướng). Tuy nhiên, để thành công, các tòa án về tội phạm ma túy cũng phải dựa vào các nguồn lực hiện có ở địa phương, và sắp xếp các nguồn lực này để tránh sự trùng lặp dịch vụ.
    Thành công to lớn
    Các tòa án về tội phạm ma túy đã thu được những thành công to lớn đến nỗi giờ đây chúng xuất hiện ở hầu như tất cả các khu vực đô thị lớn của Hoa Kỳ. Trên thực tế, mỗi bang và vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ đều có một tòa án về tội phạm ma túy. Mặc dù bài viết này bàn về các tòa án về tội phạm ma túy trong bối cảnh của ngành tòa án hình sự cho người lớn, song mô hình tòa án về tội phạm ma túy cũng đã được áp dụng cho các tội phạm vị thành niên, cho các bậc cha mẹ có nguy cơ mất quyền nuôi dưỡng con mình do lạm dụng ma túy, cho những kẻ phạm tội bị bắt khi đang lái xe trong tình trạng say rượu hoặc bị ảnh hưởng bởi các chất gây nghiện khác, cho những tội phạm có các vấn đề về tâm thần (điều chỉnh chế độ thuốc men và xử lý tình huống), và cho những người được tha theo lời hứa danh dự khi trở lại tòa (giám sát những người được tha này về việc nghiện ma túy sau khi được tha về cộng đồng). Ở một số thành phố như San Diego, Bang California và Minneapolis, Bang Minnesota, các ngành tòa án về tội phạm ma túy được áp dụng khi mà nguyên nhân sâu xa của tội phạm phải có thể dẫn đến việc người phạm tội được đưa vào một trong nhiều chương trình do tòa án quản lý - tất cả các chương trình này đều theo mô hình chương trình của tòa án về tội phạm ma túy.
    Hầu hết các chương trình của tòa án về tội phạm ma túy nhắm tới đối tượng là những kẻ phạm tội phi bạo lực. Các tội phạm này được tham gia các chương trình có hình thức rất đa dạng:
    Xóa bỏ tội trạng (tội trạng được bảo lưu cho đến khi hoàn thành chương trình, và khi hoàn thành tốt thì tội trạng sẽ được xóa bỏ);
    Án treo (một người tham gia nhận tội và được hưởng án treo với một điều kiện đặc biệt là phải hoàn thành tốt chương trình của tòa án về tội phạm ma túy); và
    Hủy bỏ án treo (một người tham gia đang bị án treo và vi phạm vì những lý do nghiện ma túy sẽ tiếp tục được thử thách và được đưa vào chương trình tòa án về tội phạm ma túy).
    Các tòa án về tội phạm ma túy xử lý các tội danh đa dạng, từ tàng trữ ma túy đến trộp cướp tài sản. Do nhiều kẻ nghiện ma túy trộm cắp để có tiền mua ma túy, các tòa án về tội phạm ma túy cũng nhắm tới các tội trộm cướp tài sản vì nguyên nhân ma túy này. Nếu một người tham gia chương trình của tòa án về tội phạm ma túy phạm phải một tội có liên quan đến một nạn nhân, chẳng hạn như trong trường hợp ăn cắp, thì chương trình thường đòi hỏi phải bồi thường cho nạn nhân đó.
  2. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0

    Điều trị bắt buộc
    Các tòa án về tội phạm ma túy sử dụng quyền cưỡng chế để buộc những người tham gia duy trì việc điều trị. Tài liệu khoa học mới nhất về điều trị cai nghiện rượu và ma túy cho thấy trên thực tế những bệnh nhân điều trị bắt buộc đạt được kết quả tốt hơn là những người tham gia tự nguyện. Các tòa án về tội phạm ma túy, thông qua hệ thống thưởng phạt và các phiên tòa định kỳ của mình, đảm bảo một mức độ điều trị bắt buộc cố định để giúp cho những người tham gia duy trì việc điều trị. Tòa án về tội phạm ma túy giúp nâng cao tỷ lệ người duy trì việc điều trị, và do đó, nâng cao tỷ lệ thành công của những người cần được điều trị so với các phương pháp điều trị tự nguyện truyền thống.
    Qua nhiều lần đánh giá, các tòa án về tội phạm ma túy cho thấy mức độ người tham gia duy trì điều trị cao. Trong khi nhiều chương trình điều trị cai nghiện rượu và ma túy có tỷ lệ bỏ cuộc lên đến 80-90% thì nhiều tòa án về tội phạm ma túy đã đạt được tỷ lệ bỏ cuộc chỉ là 30%. Hơn nữa, những người được điều trị theo chương trình của tòa án về tội phạm ma túy có tỷ lệ tái nghiện giảm đi rất nhiều, đôi khi giảm đến 90%. Các đánh giá về tòa án chuyên trách ma túy cũng cho thấy những chương trình này ít tốn kém hơn nhiều so với ngành tòa án hình sự truyền thống. Hai nghiên cứu về hiệu quả chi phí - một tại Bang Oregon và một tại Bang Texas - cho thấy rằng tòa án về tội phạm ma túy tiết kiệm cho người đóng thuế khoảng từ 9 đến 10 cent cho mỗi đô-la bỏ ra.
    Nỗ lực quốc tế
    Các tòa án về tội phạm ma túy lúc đầu là một nỗ lực của người dân và ngày nay vẫn như vậy. Từ Thành phố Miami tới Thành phố San Francisco và tới Thành phố Rio de Janeiro, các cộng đồng sử dụng tòa án về tội phạm ma túy để giải quyết các vấn đề địa phương của mình. Các tòa án khác nhau phải đối mặt với các loại ma túy khác nhau, các ngành tòa án hình sự khác nhau, và các nguồn lực sẵn có khác nhau.
    Trong nhiều năm, các chuyên viên của tòa án về tội phạm ma túy đã hỗ trợ và đào tạo lẫn nhau và cho những người quan tâm đến vấn đề tòa án về tội phạm ma túy. Sự hỗ trợ và đào tạo này diễn ra thông qua những nỗ lực và sự ủng hộ của nhiều tổ chức. Ví dụ, các chuyên viên tòa án tội phạm ma túy từ Hoa Kỳ đã sang Brazil, Anh, Úc, Bermuda và Barbados để chia sẻ kinh nghiệm về tòa án tội phạm ma túy ở Hoa Kỳ.
    Hiệp hội Quốc gia Các Chuyên viên Tòa án Tội phạm Ma túy (NADCP), đại diện cho hàng nghìn người hành nghề tại các tòa án về tội phạm ma túy tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1994, và có trụ sở tại Thành phố Alexandria, Bang Virginia. Bộ phận phụ trách nghiên cứu, học thuật và đào tạo của NADCP, là Học viện Quốc gia về Tòa án Tội phạm Ma túy (NDCI), được thành lập vào năm 1997. NDCI được hỗ trợ bởi Văn phòng Quốc gia về Chính sách Kiểm soát Ma túy, đặt dưới sự bảo trợ của Văn phòng Phủ Tổng thống và Cục Hỗ trợ Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Hàng năm, NDCI tổ chức trên 70 khóa đào tạo về tòa án tội phạm ma túy trên toàn Hoa Kỳ và trên khắp thế giới.
    NDCI phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong năm 2002, tổ chức thăm quan các Tòa án về Điều trị cai nghiện ma túyở Brooklyn và Manhattan cho đại diện chính phủ các nước Anh, Phần Lan, Hy Lạp, Áo, Tây Ban Nha, và Italia, và tham gia một cuộc hội thảo truyền hình với nhiều đại diện của chính phủ Thái Lan. NADCP và NDCI cũng có quan hệ hợp tác với Hiệp hội Quốc tế các Chuyên viên Tòa án về Tội phạm Ma túy (IADCP).
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    CÁC TOÀ ÁN CHUYÊN BIỆT VÀ NẠN BẠO HÀNH TRONG GIA ĐÌNH
    Kristin Littel​
    [​IMG] English
    Kristin Littel là chuyên gia tư vấn về vấn đề "bạo hành đối với phụ nữ" cho Văn phòng về Bạo hành đối với Phụ nữ tại Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.
    Vào những năm 1970 ở Hoa Kỳ có một phong trào hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về nạn bạo hành trong gia đình và ảnh hưởng xấu của nó, không chỉ đối với các nạn nhân, mà đối với cả gia đình và xã hội nói chung. Phong trào đã khơi dậy một nỗ lực chung nhằm khuyến khích cải cách sâu rộng để thay đổi cách suy nghĩ và phản ứng trước đây của các cộng đồng và tổ chức đối với loại hình tội phạm này.
    Việc nâng cao sự phản ứng của hệ thống xét xử tội phạm hình sự đối với nạn bạo hành trong gia đình đã thu hút được sự quan tâm đáng kể. Các nhà hoạt động trong phong trào này đã cố gắng xóa đi nhận thức cho rằng bạo lực trong gia đình là một vấn đề riêng của mỗi gia đình. Họ đòi hỏi phải có luật nhằm ghi nhận tính chất nghiêm trọng của loại tội phạm này và những biện pháp để bảo vệ các nạn nhân và buộc những kẻ lạm dụng bạo lực phải chịu trách nhiệm pháp lý. Bà Susan Keilitz đã viết trong tài liệu có tựa đề ?oChuyên biệt hóa xét xử vụ án bạo hành trong gia đình: Bản điều tra toàn quốc? rằng thực thi pháp luật là bộ phận đầu tiên của hệ thống tư pháp cần phải thay đổi cách tiếp cận các vụ án bạo hành trong gia đình, tiếp theo là truy tố, quản chế và cuối cùng là xét xử tại tòa án. Một vài nơi như Thành phố Philadelphia ở Bang Pennsylvania, Quận Cook ở Bang Illinois, và Thành phố Quincy ở Bang Massachusetts đã đi tiên phong trong việc cải cách xét xử các vụ án bạo hành trong gia đình từ những năm 80 của thế kỷ trước. Nhiều bang và địa phương khác đã tiếp tục các cuộc cải cách này một cách nghiêm túc trong suốt những năm 90. Keilitz ước tính rằng vào năm 2000, hơn 300 hệ thống tư pháp trên toàn quốc đã chuyên biệt hóa cơ cấu, quy trình và cách thức xét xử các vụ án bạo hành trong gia đình. Những cơ cấu, quy trình và cách thức này được gọi chung là "tòa án xét xử bạo hành trong gia đình".
    Vào thời gian diễn ra các cải cách trong hệ thống xét xử tội phạm bạo hành trong gia đình, có một chương trình song hành nhằm nâng cao khả năng đáp ứng của tòa án đối với các gia đình và trẻ em. Có một sự lo ngại là thông thường một gia đình có khi đồng thời liên quan đến một số vụ kiện ở nhiều tòa khác nhau trong cùng một hệ thống xét xử. Các tòa bắt đầu thừa nhận rằng thật không hiệu quả nếu muốn xử lý từng vụ kiện một cách riêng rẽ. Và, như Carol Flango, Victor Flango, và H. Ted Rubin đã viết trong tài liệu có tựa đề ?oCác tòa đang phối hợp xét xử các vụ án gia đình như thế nào??, một sự phản ứng riêng rẽ có thể dẫn đến việc các mệnh lệnh của tòa án mâu thuẫn với nhau. Các tòa cũng nhận thấy số vụ án ở trẻ vị thành niên và trong gia đình đang tăng lên và trở nên phức tạp hơn với những khó khăn khác ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhiều hệ thống tư pháp lại có ít dịch vụ dành cho các gia đình và nói chung không có sự phối hợp giữa các tòa. Tòa gia đình - một tòa riêng hoặc kiêm nhiệm thường được thành lập khi kết hợp các vụ án ở trẻ vị thành niên với các vụ án gia đình và có thẩm quyền đối với nhiều vấn đề liên quan đến gia đình - đã xuất hiện như một biện pháp nhằm khắc phục những vấn đề này. Tại nhiều bang và địa phương, các tòa này đang giúp giải quyết các vấn đề pháp lý trong gia đình theo cách thức phối hợp, toàn diện và hiệu quả hơn.
    Cùng với các tòa án xét xử bạo hành trong gia đình, các Tòa án xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình là những công cụ tư pháp để nâng cao sự phản ứng trước nạn bạo hành trong gia đình. Bài viết này tìm hiểu sự cần thiết phải có tòa án chuyên biệt đối với loại tội phạm này, các mô hình tòa án xét xử bạo hành trong gia đình và cơ cấu của tòa xét xử các vụ kiện gia đình cũng như phạm vi xét xử của các tòa này trong các vụ án bạo hành trong gia đình, và tầm quan trọng của sự phối hợp phản ứng của tòa án đối với nạn bạo hành trong gia đình nhằm nâng cao sự an toàn cho nạn nhân và trách nhiệm pháp lý của người phạm tội.
  4. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Nâng cao sự phản ứng của tòa án
                Các tòa án xét xử bạo hành trong gia đình và nhiều tòa xét xử các vụ kiện gia đình được xác định phải nâng cao sự phản ứng trước nạn bạo hành trong gia đình. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả, những tòa này phải được hình thành trên cơ sở nhận thức đúng đắn về bản chất của loại tội phạm này và những lo ngại đặc biệt của các nạn nhân. Ví dụ, các tòa cần thừa nhận nội dung sau đây:
                Bạo hành trong gia đình khác với các loại tội phạm khác về nhiều điểm. Bạo hành theo kiểu này là giữa những người thân quen chứ không phải giữa những người xa lạ và thường có xu hướng gia tăng. Nạn nhân thường có lý khi lo sợ rằng sự can thiệp của hệ thống tư pháp chỉ làm tăng thêm sự đe dọa và lạm dụng bạo lực của kẻ phạm tội. Việc này có thể khiến nạn nhân chần chừ không dám nhờ tòa án giúp đỡ. Các nạn nhân có thể không cần đến sự can thiệp của hệ thống tòa án vì sợ bị buộc tội không bảo vệ được con em mình khỏi bị lạm dụng và có khả năng mất quyền chăm sóc chúng. Để phá bỏ những cản trở này đối với sự an toàn và công lý, các nạn nhân và trẻ em có thể cần được bảo vệ tốt hơn trong thời gian và sau khi có sự tham gia của tòa án, bao gồm cả việc giám sát chặt chẽ hành vi của kẻ phạm tội. Cơ chế này phải được thực hiện để gắn kết các bậc cha mẹ không ngược đãi và con em họ với nhau.
                Bạo hành trong gia đình còn khác với nhiều vấn đề mà các gia đình gặp phải như Billie Lee Dunford-Jackson, Loretta Frederick, Barbara Hart và Mere***h Hofford đã viết trong tài liệu có tựa đề ?oThống nhất các tòa xét xử các vấn đề trong gia đình: Nạn nhân của bạo hành trong gia đình sẽ được phục vụ như thế nào??. Ví dụ, mặc dù tòa án thường tìm cách giải quyết các tranh chấp trong gia đình theo cách thức được tất cả các bên chấp thuận, nhưng có thể kết quả là các bên không đạt được mong muốn của họ trong các vụ bạo hành trong gia đình. Mặc dù các phương pháp giải quyết tranh chấp khác như hòa giải có thể là một công cụ hữu ích giúp các gia đình giải quyết một số vấn đề trong các vụ xét xử bạo hành trong gia đình nhưng những phương pháp này có thể cho phép kẻ lạm dụng dồn ép hơn nữa nạn nhân của mình và buộc trẻ em phải hứng chịu sự lạm dụng. Và mặc dù khuyến khích tránh làm gia đình tan vỡ trong quá trình giải quyết các tranh chấp có yếu tố bạo hành trong gia đình, nhưng các nạn nhân và trẻ em thường cần được bảo vệ trước những kẻ lạm dụng và được hỗ trợ để có được sự độc lập.            Việc đối xử với thủ phạm của nạn bạo hành trong gia đình (thường gọi là chương trình can thiệp giành cho những kẻ ngược đãi) tự nó không phải là một sự can thiệp thích hợp. Một chương trình như vậy có thể giúp những kẻ lạm dụng bạo lực học cách thay đổi hành vi của họ nhưng nó không đảm bảo rằng họ sẽ không tái phạm. Để can thiệp có hiệu quả vào nạn bạo hành trong gia đình, việc giáo dục kết hợp với các chế tài, các biện pháp quản lý chặt chẽ và các điều kiện tương ứng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm là cần thiết để ngăn chặn bạo hành và giúp nạn nhân giành lại sự độc lập.
  5. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Các tòa chuyên biệt xét xử bạo hành trong gia đình
    Có rất nhiều hình thức tòa xét xử bạo hành trong gia đình, trong đó có một số tòa được thành lập như một phần hoặc hoạt động song song với tòa xét xử các vấn đề trong gia đình. Tuy nhiên, bất chấp sự đa dạng này, hàng loạt mô hình khác biệt về mức độ chuyên sâu của tòa án xét xử bạo hành trong gia đình đã xuất hiện. Trong tài liệu có tựa đề ?oThành lập tòa án xét xử bạo hành trong gia đình: Hướng dẫn và các biện pháp tốt nhất?, Emily Sack đã mô tả các mô hình sau đây:
    Sổ lệnh bảo vệ dân sự. Nhiều nạn nhân muốn có các lệnh bảo vệ dân sự của tòa án. Một lệnh như vậy sẽ buộc kẻ ngược đãi phải ngừng dùng bạo lực hoặc thậm chí ngừng liên lạc với nạn nhân hoặc ngừng một hành vi cụ thể (ví dụ, đến nơi làm việc của nạn nhân hoặc trường học của con em họ). Việc xin lệnh bảo vệ và việc xét xử vi phạm thường thể hiện số lượng các vụ bạo hành trong gia đình, qua đó việc lập sổ lệnh bảo vệ dân sự (một sổ như vậy ghi lại các vụ việc chưa giải quyết tại một phiên tòa cụ thể) là một một sự lựa chọn hợp lý tại nhiều địa phương. Các sổ lệnh bảo vệ dân sự khác nhau về lượng thời gian dành cho các vụ xét xử, số lượng thẩm phán ra lệnh và khả năng thi hành lệnh và giải quyết vi phạm. Mặc dù mô hình này còn hạn chế ở chỗ nếu một tòa chỉ sử dụng sổ lệnh bảo vệ dân sự thì không thể giải quyết được tất cả các yêu cầu pháp lý của các bên liên quan. Sổ lệnh có thể hỗ trợ một quy trình dễ tiếp cận và đơn giản trong việc tống đạt lệnh của tòa án. Sổ lệnh bảo vệ dân sự đảm bảo an toàn cho nạn nhân, khuyến khích việc sử dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục của hệ thống tư pháp và liên kết các nguyên cáo với các cơ quan của cộng đồng.
    Mô hình tòa hình sự. Tòa hình sự xét xử các vụ bạo hành trong gia đình giải quyết các vụ án hình sự. Một hoặc nhiều thẩm phán có thể giải quyết các vụ án này. Phần lớn các tòa này chỉ có thẩm quyền xử lý các vụ phạm tội nhỏ. Một vài địa phương đã thành lập các tòa chỉ xử lý các vụ án nghiêm trọng về bạo hành trong gia đình. Tại một số địa phương khác, một tòa chuyên biệt xử lý cả vụ phạm tội nhỏ và các vụ án nghiêm trọng. Mô hình tội phạm nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các biện pháp chế tài thích hợp và giám sát kẻ ngược đãi. Mô hình này có một hạn chế là nó không giải quyết các vấn đề dân sự có liên quan; do đó, sự phối hợp giữa các tòa rất quan trọng để đảm bảo tống đạt các lệnh nhất quán với nhau và cung cấp các dịch vụ phù hợp.
    Tòa án xét xử bạo hành trong gia đình với các vụ án có liên quan. So với sổ lệnh bảo vệ dân sự hoặc tòa hình sự, tòa kiểu này được thành lập để giải quyết toàn diện hơn các vấn đề về gia đình liên quan đến các vụ án bạo hành trong gia đình. Sack đã xác định ba biến thể của mô hình này:
    Tòa kết hợp xét xử bạo hành trong gia đình. Giải quyết các vụ án bạo hành trong gia đình và các vấn đề về gia đình có liên quan như lệnh bảo vệ, giám hộ trẻ em, trợ giúp hoặc ly hôn. Mô hình này thường cung cấp nhiều dịch vụ cho các thành viên trong gia đình.
    Tòa gia đình hợp nhất. Thường cho phép một thẩm phán giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý liên quan tới một gia đình. Tòa này có thể xử lý các vụ bạo hành trong gia đình ở cấp độ dân sự và/hoặc hình sự mặc dù nó thường tập trung nhiều hơn vào các vấn đề dân sự.
    Tòa phối hợp. Một số tòa cùng xử vụ án bạo hành trong gia đình và các vấn đề dân sự có liên quan nhưng theo các sổ ghi án khác nhau.
  6. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Tòa xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình và nạn bạo hành trong gia đình
    Quá trình phát triển. Theo Hunter Hurst trong tài liệu có tựa đề ?oTòa xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình ở Hoa Kỳ?, Bang New Jersey ban hành luật năm 1912 cho phép các tòa cấp quận xét xử tội phạm vị thành niên có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp pháp lý trong lĩnh vực gia đình. Hurst viết rằng luật này là bằng chứng đầu tiên bằng văn bản về một Tòa án xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình. Nhưng trước những năm 60 của thế kỷ trước, tòa xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình bắt đầu xuất hiện và tại Hawaii, New York và Rhode Island đã thành lập hệ thống tòa án xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình đầu tiên ở cấp bang. Nhiều bang khác sau đó đã học tập theo. Ngoài việc thành lập hệ thống tòa xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình cấp bang, nhiều bang đang khuyến khích các hệ thống tư pháp địa phương thành lập Tòa án xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình. Hurst cho biết cả Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ và Hội đồng Quốc gia Các Thẩm phán Tòa Tội phạm Vị thành niên và Gia đình cùng với các tổ chức quốc gia khác đều hỗ trợ việc thành lập những tòa án này.
    Cơ cấu. Các bang và địa phương thành lập Tòa án xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình tuỳ theo yêu cầu, mức độ mong muốn cải cách và sự sẵn có nguồn lực của họ. Như đã nói ở trên, tòa xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình hợp nhất chỉ có một thẩm phán giải quyết tất cả hoặc phần lớn các vụ việc liên quan đến một gia đình. Ở các tòa xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình khác, mặc dù có sự chia sẻ thông tin, phối hợp án lệnh và các dịch vụ nhưng phương thức một thẩm phán giải quyết các vụ việc cho một gia đình có thể không được thực hiện. Một số thẩm phán được giao đảm nhiệm xét xử lâu dài ở các Tòa án xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình cũng như có kinh nghiệm rất rộng và được đào tạo về luật án lệ gia đình trong khi những thẩm phán khác lại luân chuyển thường xuyên hơn tới các tòa khác và có ít hiểu biết hơn về những vấn đề này.
    Các Tòa án xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình khác nhau về kiểu vụ việc được thụ lý giải quyết. Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ khuyến nghị trong tài liệu ?oTòa xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình hợp nhất: Báo cáo tiến độ?, rằng thẩm quyền xét xử của Tòa án xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình cần bao gồm cả các vụ án tội phạm vị thành viên; lạm dụng hoặc bỏ rơi trẻ em; chấm dứt quyền làm cha mẹ; giám hộ trẻ vị thành niên; tội phạm hình sự trong gia đình, bao gồm tất cả các hình thức bạo hành trong gia đình; ly hôn, ly thân, bãi hôn, cấp dưỡng, giám hộ, và bảo trợ trẻ vị thành niên; và những người cần được điều trị khẩn cấp. Mặc dù được khuyến nghị nhưng nhiều Tòa án xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình chỉ giới hạn xét xử các vụ việc dân sự.
    Những tòa này còn khác nhau về phạm vi hợp tác giữa họ với chính phủ và các tổ chức cung cấp dịch vụ tại cộng đồng và phạm vi dịch vụ trực tiếp mà họ dành cho các gia đình, và về cách thức họ sử dụng công nghệ và con người để hỗ trợ việc chia sẻ thông tin và ra quyết định chính xác.
    Bạo hành trong gia đình là vấn đề của tòa xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình. Về cơ bản, hầu hết các tòa xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình giải quyết các vấn đề ly hôn, giám hộ và bảo trợ trẻ em, và những vấn đề dân sự khác mà các gia đình gặp phải khi giải quyết vụ án ngược đãi. Các tòa án có thể giải quyết yêu cầu lệnh bảo vệ dân sự và đảm bảo việc thực thi và xét xử vi phạm. Một số Tòa án xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình có thể xét xử các vụ án hình sự trong gia đình - còn phần lớn chỉ có thẩm quyền xử những tội danh nhẹ. Các tòa án xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình giải quyết một số lượng lớn các vụ án bạo hành trong gia đình hoặc giải quyết cả khía cạnh dân sự và hình sự của những vụ án này có thể lựa chọn thành lập một bộ phận chuyên biệt trong hệ thống tòa của họ để giải quyết những vấn đề này.
  7. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Thuận lợi và khó khăn khi xét xử các vụ bạo hành trong gia đình tại tòa xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình
    Việc đồng thời giải quyết bạo hành trong gia đình và các vấn đề gia đình mang lại nhiều lợi ích. Đó là tạo ra cơ hội cho sự phản ứng có phối hợp và toàn diện của hệ thống tư pháp. Nếu bạo hành trong gia đình được xét xử tại tòa xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình, nhân viên tòa án thường có kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề gia đình đi cùng với loại tội phạm này. Các thành viên trong gia đình thường được dành cho nhiều loại dịch vụ liên quan để giải quyết các vấn đề của họ. Tất cả cảc vấn đề pháp lý của một gia đình có thể được giải quyết trong một phòng xử án. Các điều kiện do tòa đặt ra có xu hướng tương thích chứ không mâu thuẫn, đặc biệt là ở các tòa xử lý cả các án dân sự và hình sự vì các phán quyết thể hiện quá trình hoạt động ngày càng hoàn thiện hơn của Tòa án xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình.
    Tuy nhiên, cũng tiềm ẩn nhiều bất lợi. Nhân viên Tòa án xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình, luật sư và các tổ chức cung cấp dịch vụ có thể thiếu hiểu biết về bản chất đặc biệt của bạo hành trong gia đình và và vô ý ra các quyết định khiến cho nạn nhân và con em họ có nguy cơ tiếp tục bị ngược đãi. Bạo hành trong gia đình có thể chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ vì nó chỉ là một trong nhiều vấn đề. Và bất chấp sự quan tâm của tòa xét xử các vụ kiện liên quan tới gia đình đối với các biện pháp can thiệp chính thống hơn, nhiều tòa xét xử các vụ kiện liên quan tới gia đình không giải quyết tất cả các khía cạnh của bạo hành trong gia đình. Tuy nhiên, như đã chỉ ra trong tài liệu ?oThành lập tòa án xét xử bạo hành trong gia đình: Hướng dẫn và các biện pháp tốt nhất?, các tòa xét xử cả các vấn đề dân sự và hình sự liên quan đến bạo hành trong gia đình có thể đối mặt với những thách thức của chính họ. Ví dụ, họ có thể có xu hướng tập trung vào các vấn đề dân sự mà làm ảnh hưởng đến các vấn đề hình sự hoặc ngược lại, có thể gặp khó khăn trong việc tách riêng thông tin về vụ án, và/hoặc có thể quên các tiêu chuẩn về chứng cứ được áp dụng cho vụ án. Một vấn đề nữa có liên quan là các tòa có thể thiếu nguồn lực để hỗ trợ chia sẻ thông tin khi tính đến yếu tố an toàn và bảo mật.
    Sự phối hợp phản ứng của tòa án
    Có một sự trùng lặp rõ ràng về cách thức mà Tòa án xét xử các vụ kiện liên quan đến gia đình và tòa án xét xử bạo hành trong gia đình phản ứng đối với nạn bạo hành trong gia đình cũng như cơ hội để hai tòa này cùng hợp tác giải quyết các vấn đề liên quan đến loại tội phạm này. Rõ ràng cơ cấu giải quyết các vụ bạo hành trong gia đình của các tòa là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phối hợp phản ứng và giải quyết. Tuy nhiên, dù tòa đã sử dụng phương thức nào, điều quan trọng nhất là các hệ thống tư pháp cần hỗ trợ sự an toàn cho các nạn nhân của bạo hành trong gia đình và con em họ và buộc những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm. Đạt được hai mục tiêu có quan hệ với nhau là một nhiệm vụ phức tạp nhưng chắc chắn là rất căn bản. Một số những thách thức được nói đến trong tài liệu ?oThành lập tòa án xét xử bạo hành trong gia đình: Hướng dẫn và các biện pháp tốt nhất? bao gồm:


    Đào tạo phù hợp cho tất cả những chuyên gia liên quan đến các vụ án bạo hành trong gia đình;

    Thông báo cho nạn nhân về trường hợp của họ và các lựa chọn để họ quyết định chính xác;

    Xây dựng cơ chế tòa án làm giảm rủi ro đối với sự an toàn của nạn nhân và con em họ;

    Giúp tiếp cận các dịch vụ có thể giúp các nạn nhân và con em họ không bị ngược đãi;

    Thúc đẩy chia sẻ thông tin giữa các bộ phận trong hệ thống tòa án và tổ chức cung cấp dịch vụ khi thấy cần thiết trong từng vụ việc;

    Giám sát kẻ ngược đãi và phản ứng kịp thời và nhất quán khi có sự không tuân thủ;

    Giải thích với thẩm phán rằng họ có thể tham gia vào nỗ lực của cộng đồng trong việc ngăn chặn bạo hành trong gia đình mà không ảnh hưởng đến tính vô tư của họ tại tòa án; và

    Hỗ trợ thu thập và đánh giá thông tin liên tục để nâng cao khả năng xét xử của tòa đối với nạn bạo hành trong gia đình.
    Việc thực hiện cam kết đảm bảo an toàn cho nạn nhân và buộc kẻ ngược đãi phải chịu trách nhiệm có thể sẽ mất nhiều thời gian vì phải vượt qua nhiều vấn đề tiềm ẩn gắn liền với bất kỳ tòa chuyên biệt nào xét xử tội bạo hành trong gia đình. Cam kết này làm tăng năng lực của tòa trong việc thực sự giúp đỡ các gia đình đang phải chịu sự ngược đãi./.
  8. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG CHÀNG TRAI SCOTTSBORO VÀ CÁC QUYỀN CƠ BẢN
    David Pitts​
    English
    Năm nay là năm kỷ niệm lần thứ 70 một phiên tòa đã thu hút sự quan tâm của đất nước trong gần hai thập kỷ. Trường hợp những chàng trai Scottsboro ở bang Alabama đã trở thành nguyên nhân, một tiền đề cho phong trào về quyền công dân và dẫn đến hai thay đổi lớn trong những quy định của tòa án tối cao Hoa Kỳ và tăng cường những quyền cơ bản cho mọi công dân Hoa Kỳ. Trường hợp này cũng là một lời cảnh tỉnh rằng những quyền cơ bản được ghi nhận trong hiến pháp trên thực tế rất hiếm khi được thực hiện ngay lập tức mà thường chỉ được thực hiện từ sau khi đã rút ra những bài học thời gian trong hoạt động xét xử.
    Câu chuyện sau đây của David Pitts đã đề cập tới tầm quan trọng của những quy định của tòa án tối cao. Ông đã đến Scottboro để trò chuyện với ngài thị trưởng của thành phố và tìm hiểu những thay đổi của thành phố này kể từ phiên tòa đầu tiên vào năm 1931.

    Tháng 3 năm 1931, chín chàng trai da đen tuổi từ 13 đến 21 đi trên một chiếc xe mui trần chở hàng qua vùng ngoại ô Alabama đã bị tống giam và xét xử ?" sau khi bị buộc tội đã cưỡng hiếp hai phụ nữ da trắng là Ruby Bates và Victoria Price đi cùng chuyến xe đó. Nơi xảy ra là Scottsboro, một thị trấn nhỏ được biết đến như là tên của một trong những vụ án về quyền công dân nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ ?" một câu chuyên về sự phân biệt chủng tộc, sự dập khuôn và sự cấm kỵ về ********- những thứ là trọng tâm của Miền Nam đang bị cô lập hoàn toàn lúc bấy giờ. Tám trong số chín chàng trai đó đã bị kết án một cách vội vàng và bị tử hình. Roy Wright, 13 tuổi, đã thoát khỏi hình phạt này vào phút cuối cùng.
    Trụ sở của tòa án nơi diễn ra phiên tòa đầu tiên vẫn nằm ở trung tâm thành phố, nhưng một người dân ở đó đã cho khách du lịch biết rằng những phiên tòa sau này đã được rời tới một nơi khác ở Alabama. Hầu hết những người được hỏi chỉ còn nhớ lờ mờ về những gì diễn ra ở nơi này bảy thập kỷ về trước. Một cụ già cho biết: "Khi phiên tòa diễn ra tôi còn là một cậu bé. Tôi chỉ nhớ lờ mờ rằng bố mẹ tôi có nhắc đến chuyện đó. Chỉ sau đó tôi mới nhận ra rằng một sự việc quan trọng đã xảy ra ngay trong thị trấn. Nhưng mãi đến khi quyền công dân trở thành một quyền vô cùng quan trọng thì tôi mới nhận ra điều này".
    Tầm quan trọng của vụ án
    Câu chuyện về những chàng trai Scottsboro không chỉ quan trọng trong lịch sử quyền công dân mà còn rất quan trọng đối với quá trình phát triển trong các quy định của hiến pháp bởi vì chính vụ án này đã dẫn đến sự sáng tỏ về sự đảm bảo của điều khoản bổ sung thứ 14 về "sự bảo hộ công bằng của luật pháp" và "sự phát triển của pháp luật". Vụ án này cũng mở rộng quy mô việc đảm bảo của điều khoản bổ sung thứ 6 về quyền của bị cáo "có sự giúp đỡ của luật sư". Nói một cách cụ thể vụ án này vào phút chót cũng đảm bảo được một điều rằng mọi người Mỹ trong các phiên tòa hình sự đều có luật sư bào chữa, cho dù ở các bang hay liên bang, và đạt được yêu cầu là trong bồi thẩm đoàn không có sự phân biệt về chủng tộc hay dân tộc.
    Ðiều khoản bổ sung thứ 6 trong hiến pháp Mỹ bao gồm những quyền khác nhau nhằm đảm bảo cho các bị cáo được xét xử công bằng. Quyền này được thực hiện thông qua luật sư đại diện. Nhưng trong suốt thời kỳ của nền cộng hòa, quyền bào chữa chỉ được áp dụng đối với những người có thể trả phí cho phiên tòa và tội của họ phải nằm trong những vụ phạm tội trong quyền hạn xét xử của liên bang. Ðiều này đã thay đổi đối với những chàng trai Scottsboro, những người đã bị buộc tội hiếp dâm, đây không phải luật của liên bang và họ cũng rất nghèo, họ không thể thuê luật sư để bào chữa cho mình. Cuối cùng thì họ cũng có hai luật sư nhưng hai luật sư thì hoàn toàn không đủ. Một người là đại diện cho hãng bất động sản Tennessee, ông ta luôn luôn uống rượu trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa. Người kia là luật sư của địa phương và chưa từng tham gia một vụ án nào trong hàng chục năm.
  9. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Mốc quyết định đầu tiên của Tòa án Tối cao
    Trong vụ án Scottsboro, mốc quyết định đầu tiên được gọi là Powell v. Alabama (1932) sau khi một trong chín bị cáo được Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tuyên bố rằng những bị cáo nghèo bị tuyên án tử hình phải có luật sư biện hộ. Tòa án đưa ra những quyết định của mình dựa trên điều khoản về tố tụng trong Ðiều khoản sửa đổi thứ 14 trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Ðể có thể thay đổi được án tử hình, đa số tòa án đã nhận thấy rằng các chàng trai Scottsboro thiếu luật sư biện hộ cho mình. Tòa án đã quyết định rằng bào chữa là nền tảng cho quá trình tố tụng trong vụ án nghiêm trọng này, cho dù là ở tòa án bang hay tòa án liên bang.
    Donald Lively viết trong cuốn sách mang tên "Những mốc quyết định của tòa án tối cao" rằng "Ðể thay đổi việc kết án này, tòa tối cao quyết định rằng sự phức tạp của phiên tòa hình sự cần đến một luật sự đại diện". Cho dù trong mốc quyết định Powell v. Alabama chỉ có quyết định rất hạn chế, nó chỉ áp dụng cho các trường hợp tử hình, nhưng các chuyên gia về hiến pháp cho rằng nó có ảnh hưởng mạnh tới luật pháp Hoa Kỳ vì đây là lần đầu tiên quyền được bào chữa được đưa ra trong những phiên tòa của bang cũng như của liên bang.
    Thêm vào đó, theo như từ điển luật hiến pháp Hoa Kỳ giải thích "nó có liên quan chặt chẽ với điều bổ sung thứ 6 của Hiến pháp điều khoản về luật sư bào chữa và theo quy định của điều bổ sung thứ 14 nó phải được thực hiện ở các vụ án nghiêm trọng ở cấp bang"
    Tầm quan trọng của quyết định này cũng được Maureen Harrison và Steve Gibert nhấn mạnh trong cuốn sách của mình với nhan đề "Những quyết định quan trọng của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ". Họ viết "hiến pháp và luật của mỗi bang và quốc gia có ảnh hưởng mạnh đối với sự bảo vệ lâu dài và theo đúng thủ tục được đưa ra để đảm bảo cho sự công bằng của các phiên tòa trong đó mọi bị can đều công bằng trước pháp luật".
    Mốc quyết định thứ hai của Tòa án Tối cao
    Tuy nhiên bang Alabama đã không chịu bỏ cuộc và tiếp tục xét xử vụ án Scottsboro cho dù các bác sĩ giám định cho hai người phụ nữ đã kết luận rằng họ không bị hãm hiếp và thậm chí cô Ruby Bates đã rút lại những lời khai của mình một tháng trước khi phiên tòa mới bắt đầu. Hai bị cáo Heywood Patterson và Clarence Norris vẫn bị kết án tử hình. Mốc quyết định thứ hai của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ là Norris v. Alabama (1935) một lần nữa chống lại án tử hình vì thời gian này bang Alabama vẫn cấm những người Mỹ gốc Phi tham gia vào bồi thẩm đoàn. Quyết định này đã chỉ ra "sự loại trừ hoàn toàn" những người da đen ra khỏi bồi thẩm đoàn và cũng như một số người khẳng định rằng việc người da đen không được đối xử công bằng chính là "cơ sở cho tội ác".
    Nhận xét tầm quan trọng của quy định Norris, cuốn sách Những hướng dẫn của Oxford đối với những quyết định của Tòa án Tối cao cho rằng sự loại bỏ có hệ thống đối với những người Mỹ gốc Phi trong các bồi thầm đoàn quan trọng và bồi thẩm đoàn ở các phiên tòa đã phủ định sự công bằng trước pháp luật của những bị cáo người Mỹ gốc Phi được đảm bảo trong Ðiều khoản sửa đổi thứ 14. James Goodman đã viết trong cuốn sách "Những chàng trai Scottsboro" của mình rằng thực tế thì họ đã bị bồi thẩm đoàn "công minh" từ chối một phiên tòa công bằng. Theo ý kiến của công chúng thì Tòa án Tối cao đã đồng ý với ý kiến cho rằng những người da đen đã bị loại bỏ một cách có hệ thống và độc đoán ra khỏi danh sách bồi thẩm đoàn của bang Alabama và nó đi ngược với những bảo đảm trong Ðiều bổ sung thứ 14.
    Bất chấp hai quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ phản đối việc tiếp tục truy tố vụ án này bang Alabama vẫn tiếp tục kiên trì mở thêm hai phiên tòa nữa. Và cuối cùng thì năm trong số chín chàng trai này đã bị kết án và bị tù nhiều năm. Người cuối cùng được ra tù vào năm 1950. Bốn người còn lại cũng được trả tự do. Mặc dù Tòa án Tối cao Hoa Kỳ không cứu năm trong số các chàng trai Scottsboro thoát khỏi tù tội, nhưng cơ quan này đảm bảo rằng họ không phải chịu án tử hình. Căn cứ theo hiến pháp, tầm quan trọng của vụ án là ở chỗ Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã tận tụy theo đuổi quyền được có luật sư bào chữa, ít nhất là trong các vụ án tử hình. Cơ quan này cũng lưu ý rằng việc loại trừ công dân ra khỏi bồi thẩm đoàn vì lý do chủng tộc sẽ không được chấp nhận. Mốc quyết định Norris v. Alabama cuối cùng được ra năm 1935?" chứ không phải ngay thời đó - đã dẫn đến việc bãi bỏ mô hình tất cả thành viên của bồi thẩm đoàn là người da trắng tại khắp miền nam.
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0

    Các quyết định của tòa án sau đó
    Liên quan đến mốc quyết định Powell v. Alabama, các quyết định cuối cùng của Tòa án Tối cao đã củng cố quyền bảo đảm có luật sư bào chữa. Trong cuốn Johnson v. Zerbst (1936), Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng tất cả các bị đơn phải đối mặt với những lời buộc trọng tội tại tòa án liên bang đều được tòa chỉ định luật sư bào chữa. Trước đó (từ năm 1790), chỉ những người bị kết án tử hình tại một tòa án liên bang mới được tòa chỉ định luật sư bào chữa. Trong những năm 40 của thế kỷ 20, Tòa án đã mở rộng quyền này cho các bị can phạm trọng tội ở cấp bang bị buộc những tội ít nghiêm trọng hơn ở tòa án cấp bang so với các chàng trai Scottsboro. Nhiều tòa án tối cao cấp bang cũng yêu cầu chỉ định luật sư, đặc biệt cho các vụ trọng án hình sự.
    Tuy nhiên, đến cuối năm 1963, vẫn còn bảy bang không yêu cầu chỉ định luật sư cho bị cáo trong các vụ trọng án ở cấp bang. Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã yêu cầu toàn bộ quốc gia tuân thủ theo quyết định đưa ra trong mốc quyết định Gideon v. Wainwright (1963), theo đó áp dụng Ðiều luật bổ sung thứ 6 về quyền được có luật sư bào chữa ở tất cả các bang, cũng như trong các vụ trọng án của tòa án liên bang. "Quyền tham khảo ý kiến luật sư của bị cáo có thể không phải là chính yếu và quan trọng cho phiên xét xử công bằng ở một số nước khác", thẩm phán Hugo Black nói, "nhưng lại là quan trọng đối với chúng tôi"
    Quyết định này là cực điểm của một trong những vụ án gây ấn tượng nhất trong luật hiến pháp Hoa Kỳ, và được ghi chép đầy đủ trong cuốn sách Tiếng kêu của Gideon năm 1964. Lee Epstein và Thomas Walker đã phát biểu trong cuốn sách nổi tiếng của hai ông là "Luật hiến pháp vì đất nước Hoa Kỳ đang thay đổi" rằng "Gideon là một quyết định vô cùng quan trọng". Nó đã mang đến "sự đại diện hợp pháp cho những bị cáo trước đây chưa từng có luật sư biện hộ cho mình".
    Những quyết định sau đó của Tòa án Tối cao được đưa ra vào cuối những năm 60 và đặc biệt vào đầu những năm 70 đã mở rộng quyền được có luật sư biện hộ vào năm 1963. Vào năm 1972 tòa án đã tuyên bố rằng quyền có luật sư không chỉ áp dụng cho các bị cáo ở các bang và liên bang phạm tội nghiêm trọng mà còn áp dụng trong tất cả các phiên tòa mà các bị cáo có thể bị tù giam. Hoa Kỳ đã trải qua một chặng đường dài kể từ vụ án 9 chàng trai Mỹ gốc Phi trẻ tuổi, hoảng hốt trong phòng xử án bẩn thỉu và nóng bức vào mùa xuân năm 1931 trong một phiên tòa liên quan đến tính mạng của họ.
    Tuy nhiên trong vụ án của những chàng trai Scottsboro với sự can thiệp của Tòa tối cao Hoa Kỳ đã khởi đầu cho một loạt những quyết định quan trọng nhằm thúc đẩy những quyền cơ bản cho mọi người Mỹ và đảm bảo rằng vấn đề phân biệt chủng tộc đặc biệt này sẽ trở thành một dấu ấn không chỉ trong lịch sử quyền công dân mà còn trong quá trình phát triển lâu dài của ngành luật Hoa Kỳ. Chính vụ án này đã làm nảy sinh ra những cuộc tranh luận trong suốt những năm 1930 và vẫn còn vang tới tận bây giờ, khẳng định lại sự bảo hộ công bằng của luật pháp.

Chia sẻ trang này