1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

*Tìm hiểu và giới thiệu các nhạc cụ dân tộc

Chủ đề trong 'Nhạc cụ - Kỹ thuật' bởi home_nguoikechuyen, 11/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    *Tìm hiểu và giới thiệu các nhạc cụ dân tộc



    Đàn bầu

    Cấu tạo của chiếc đàn bầu

    Đàn Bầu có tên chữ là Độc Huyền Cầm, là nhạc cụ đàn một dây của người Việt, gảy bằng que hoặc miếng gảy. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.

    Đàn thân tre: là đàn của những người hát Xẩm. Thân đàn làm bằng 1 đoạn tre hoặc bương dài khoảng 120 cm, đường kính 12 cm. Mặt đàn là chỗ đã được lóc đi một phần cật thích hợp trên đoạn tre hoặc bương.

    Đàn hộp gỗ là loại đàn cải tiến sau này, dùng cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Đàn hộp gỗ có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. Loại phổ biến nhất là loại hình thang có chiều dài khoảng 115 cm. Đầu lớn rộng 10 cm, cao 9 cm, đầu nhỏ rộng 8 cm, cao 7 cm. Mặt đàn cong làm bằng loại gỗ nhẹ, xốp như gỗ Ngô Đồng, gỗ Vông. Đáy đàn phẳng cũng làm bằng gỗ nhẹ, xốp có lỗ thoát âm. Thành đàn làm bằng một loại gỗ cứng như gỗ Trắc, Mun.

    Về hình dáng và chất liệu của hộp cộng hưởng (tức Thân đàn) của hai loại đàn có khác nhau, nhưng về cấu tạo, hai đàn hoàn toàn giống nhau.

    Dây đàn được cuốn vào trục ở phía dưới mặt đàn, đầu kia buộc vào vòi đàn nơi có gắn núm một quả bầu khô (nay đợc làm bằng gỗ). Do có núm bầu này mà có tên là "đàn bầu". Dây đàn có chiều dài chạy suốt thân đàn. Thuở xưa dây đàn làm bằng tơ tằm se thành sợi, về sau thay bằng dây sắt.

    Bầu đàn làm bằng 1/2 vỏ quả bầu nậm (lấy đoạn núm thắt cổ bồng). Bầu đàn ***g vào giữa vòi đàn nơi buộc dây đàn. Bầu đàn có tác dụng tZng thêm âm lượng cho đàn. Ngày nay người ta tiện bầu đàn bằng gỗ và chỉ có tác dụng tạo dáng mà thôi.

    Trục lên dây làm bằng tre (ở đàn tre) hoặc bằng gỗ (ở đàn gỗ). Trục lên dây nằm ở cạnh trong sát phía dưới thân đàn. Dây đàn luồn qua một lỗ nhỏ ở mặt đàn rồi sâu vào trục lên dây. Phía trước lỗ nhỏ có một ngựa đàn đỡ dây đàn.

    Vòi đàn vót từ cật tre hoặc sừng trâu cắm xuyên qua mặt đàn xuống tới đáy ở phía đầu đàn. Đó là bộ phận cơ bản để tạo nên các cao độ. Nhờ chiếc vòi dẻo này người chơi đàn có thể điều chỉnh độ cZng - chùng của dây đàn để tạo nên những chuỗi âm cao thấp nối tiếp nhau khi khoan khi nhặt một cách mềm mại uyển chuyển chỉ với một lần gảy trên dây.

    Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha"

    Âm thanh ngọt ngào, sâu lắng tình người. Không chỉ là người Việt Nam mà bất cứ ai đã từng nghe tiếng đàn bầu chắc hẳn đã bị cuốn hút bởi những giai điệu ngân nga, ngọt ngào, quyến rũ đến khó quên.

    Bên cạnh các loại nhạc cụ dân tộc khác như sáo trúc, thập lục, t''rưng... đàn bầu nổi bật lên với vẻ độc đáo về cấu trúc và sức lôi cuốn kỳ diệu của âm thanh đúng với tên của nó là "độc huyền cầm" - đàn một dây! đúng vậy, dù chỉ cấu tạo bằng một dây nhưng đàn bầu có thể thực hiện được tất cả các cao độ và kỹ thuật âm thanh từ đơn giản đến phức tạp, từ những giai điệu dân ca, những khúc nhạc vui dân tộc đến những bản nhạc hiện đại nước ngoài.

    Âm thanh của đàn bầu rất gần với ngữ điệu tiếng Việt nên nó còn được dùng làm nhạc đệm cho các bài hát, phim và sân khấu.

    Đàn bầu được cấu tạo bởi một dây sắt mắc lên một chiếc hộp gỗ dài khoảng 1m, rộng 12cm và cao 15cm. Một đầu gắn vào cần đàn là một que tre nhỏ uốn cong nối với một "hộp âm thanh" hình quả bầu ở một đầu hộp, đầu dây kia gắn phía cuối hộp.

    Khi chơi, cùng một lúc người ta dùng tay phải gảy lên dây đàn, tay kia điều chỉnh độ cZng của dây bằng cách uốn cần đàn để tạo ra những âm thanh khác nhau. Với đôi bàn tay tài hoa của mình, người nghệ sĩ Việt Nam sử dụng kỹ thuật uốn và rung cần đàn tạo ra những âm thanh trữ tình và đậm đà màu sắc tình cảm.

    Để chơi đàn bầu thật hay không phải chuyện dễ. Muốn nắm được những thủ pháp để tạo ra hàng loạt âm thanh trầm bổng khác nhau, phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức luyện tập.

    Cây đàn bầu có nguồn gốc từ những vùng nông thôn miền Bắc, người nông dân đã dùng nó để biểu lộ niềm vui và nỗi buồn của họ trong cuộc sống. Từ lâu đời, cây đàn bầu đã gắn liền với âm nhạc trong các hội hè, đình đám. Những âm thanh ngân nga, ngọt ngào của nó được dùng để thể hiện những bài ca trữ tình và những câu chuyện dân gian sinh động và đôi khi nói lên tâm trạng thiết tha của người chơi đàn.

    Nét đặc sắc của đàn bầu là trong kỹ thuật diễn tấu hoàn toàn chỉ sử dụng âm bồi, do đó âm sắc của đàn bầu đặc biệt êm dịu, tinh khiết. Kết hợp với khả nZng luyến láy rất mềm mại nói trên, âm thanh đàn bầu vì vậy rất gần với giọng người.

    Âm hưởng của Đàn Bầu nhỏ chỉ thích hợp với không gian yên tĩnh. Thủa xưa Đàn Bầu là nhạc cụ của những người hát rong (hát Xẩm). Về sau này Đàn Bầu đã tham gia trong các dàn nhạc Chèo, Tài Tử, Ngâm Thơ, tốp nhạc, nhóm nhạc và độc tấu. Có rất nhiều tác phẩm đã sáng tác riêng cho Đàn Bầu độc tấu.

    Trong số những cây đàn một dây của các nước trên thế giới như đàn Tuntina của ấn Độ, Đàn Cung ở vùng Đông Phi, đàn TushuenKin (độc huyền cầm) của Trung Quốc. Không có cây đàn một dây nào phát ra cả một hệ thống âm bồi vừa có tính phổ cập, vừa có tính nghệ thuật cao như cây Đàn Bầu của Việt Nam.
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    chiêng đồng
    Chiêng đồng (hay còn gọi là cồng) là loại nhạc khí rất thông dụng ở nước ta từ rất lâu đời. Vào thời Hùng Vương, chiêng đồng đã được phổ biến trong dân gian. Trên các trống đồng cổ nhất như Ngọc Lũ, Hoàng Hạ... cách đây gần ba nghìn năm có khắc hình người đánh chiêng trong những nhà sàn thấp mái, hình vòng cung, mỗi dàn có từ tám đến mười chiêng. Người đánh chiêng đứng giữa hai dàn chiêng, hai tay cầm hai dùi đánh chiêng treo ở hai bên. Đáng chú ý là người đánh chiêng ở đây mặc váy có vạt tỏa ra hai bên, chứng tỏ đó là một phụ nữ. Bên cạnh những người đánh chiêng là những người phụ nữ thổi khèn, hát múa... Điều đó nói lên vai trò phụ nữ rất quan trọng trong lĩnh vực âm nhạc và ca múa lúc bấy giờ.
    Nhiều dân tộc ở nước ta hiện nay hãy còn sử dụng chiêng rất phổ biến. Ơở người Kinh chiêng thường chỉ được dùng riêng hoặc đi kèm với trống cái dùng điểm nhịp trong nghi lễ đình đám ngày xưa. Trước cách mạng Tháng Tám, vùng Bắc Ninh còn có câu ca ca tụng ba thứ nhạc khí lớn có tiếng ở vùng này, và cũng là những thứ nhạc khí lớn ở miền Bắc nước ta: trống Chờ, chiêng Chõ, mõ Phù Lưu (làng Chờ thuộc huyện Yên Phong, làng Chõ và làng Phù Lưu thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũ, nay là tỉnh Hà Bắc).
    Khác với người Kinh, người Mường và các dân tộc Tây Nguyên thường dùng chiêng cả bộ gồm nhiều chiếc lớn nhỏ khác nhau. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa tập hợp được đủ, các chiêng đồng theo bộ của nó, nhưng những dàn chiêng ít nhất cũng có từ năm chiếc trở lên. Có bộ chiêng dùng để đánh giai điệu. Có bộ dùng đệm từ nhỏ đến to, từ trầm đến cao, chủ yếu dùng trong các ngày hội hè vui chơi. Rất đáng chú ý là nhiều dàn chiêng Mường hiện đại vẫn còn giữ được đủ bộ tám chiếc vốn có từ thời Hùng Vương. Lý thú hơn nữa là trong các ngày hội của đồng bào Mường, người đánh chiêng cũng là phụ nữ.
    Những bộ chiêng, cồng có đinh âm là những cơ sở quan trọng rất cần thiết cho việc nghiên cứu hòa thanh của ngành âm nhạc Việt Nam.
    Chiêng đồng thường là thứ nhạc khí dùng trong hội hè dân gian, nhưng cũng dùng làm hiệu lệnh trong làng xã khi có những việc hệ trọng xảy ra như cháy, trộm cướp, vỡ đê, v.v... Có khi chiêng đồng trở thành vũ khí lợi hại thúc giục các chiến sĩ xông ra chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Vùng Thanh Hóa còn truyền thuyết về chiến công lịch sử của Bà Triệu và câu ca dao:
    Ru con, con ngủ cho lành
    Để mẹ gánh nước rửa bành con voi
    Muốn coi lên núi mà coi
    Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng !
    Trong phòng trưng bày "các phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVIII của viện Bảo tàng lịch sử có một cái chiêng đồng rất quý. Đó là cái chiêng của nghĩa quân Nguyễn Danh Phương (tức Quận Hẻo) dùng làm hiệu lệnh chiêu tập và cổ vũ quân sĩ chống lại bọn phong kiến thối nát Lê Trịnh. Chiêng này có đường kính 56 cm, thành chiêng cao 9,5 cm. Mặt chiêng hơi lõm xuống, ở giữa chiêng có một núm tròn dẹt đường kính 11,5 cm, núm chiêng cao 6,5 cm. Chiêng này tìm được ở Vực Tắm Voi vùng Thanh Lanh, Ngọc Bội nay thuộc xã Trung Mỹ huyện Bình xuyên tỉnh Vĩnh Phú là khu căn cứ của nghĩa quân Danh Phương.
    Đầu năm 1744, lực lượng nghĩa quân tập hợp quanh tiếng chiêng đồng của Quận Hẻo đã lớn mạnh tới hơn mười nghìn người. Nghĩa quân đã xây dựng khu căn cứ Ngọc Bội, Thanh Lanh ở chân núi Tam Đảo (Vĩnh Phú) và kiểm soát một vùng rộng lớn gồm phần đông bắc trấn Sơn Tây, một phần trấn Thái Nguyên và Tuyên Quang (tương đương với vùng đất của các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình, Hà Tuyên và Bắc Thái ngày nay). Với lực lượng lớn mạnh và khu căn cứ rộng lớn đó, Nguyễn Danh Phương đã chống lại tập đoàn phong kiến ********* Lê Trịnh trong suốt mười năm.
    Tiếng chiêng đồng của nghĩa quân Nguyễn Danh Phương đã ngân vang trong những ngày luyện quân, trong các dịp hội xuân, đặc biệt là những hội chiến thắng. Có thể nói, tiếng chiêng của nghĩa quân đã trở thành tiếng nhạc vui mừng, ca ngợi chiến thắng. Nhưng vai trò của chiêng đồng Thanh Lanh không chỉ có thế. Theo truyền thuyết mà nhân dân địa phương kể lại thì tiếng chiêng đồng đã trở thành hiệu lệnh kêu gọi quân sĩ tiến công khi quân phong kiến họ Trịnh vây hãm. Tiếng chiêng thiêng liêng đã thôi thúc, giục giã nghĩa quân làm phấn chấn tướng sĩ của Quận Hẻo trong hơn mười năm.
    Tómlại, chiêng đồng là một loại nhạc cụ gõ của dân tộc ta đã được truyền tụng từ mấy nghìn năm nay. Hiện nay, các đoàn văn công, đặc biệt là Đoàn ca nhạc dân tộc trung ương đang từng bước nghiên cứu đưa cồng này lên sân khấu. Vừa qua, Ty văn hóa Hà Sơn Bình cũng đã tổ chức "Hội cồng mùa xuân" của đồng bào Mường nhằm nghiên cứu, cải biên để phát huy tác dụng tích cực của loại nhạc cụ truyền thống dân tộc này, để góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa, văn nghệ mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chia sẻ trang này