1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu và thảo luận tác phẩm GoRinNoSho & đường lối của Miyamoto Mushashi

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi cucat, 12/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cucat

    cucat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu và thảo luận tác phẩm GoRinNoSho & đường lối của Miyamoto Mushashi

    Hôm nay, Kucat mở topic này để mọi người cùng tham gia tìm hiểu cũng như nêu lên các ý kiến, quan điểm của mình xung quanh cuốn sách "vô giá" này.
    Trong quá trình đọc và nghiền ngẫm GRNS, Kucat cũng có rất nhiều thắc mắc và câu hỏi,
    nhưng hỏi lão M thì lão luôn bảo từ từ rồi nó thấm (đợi gần cũng gần nửa năm rùi,..ặc ặc), thành ra sốt ruột,...Nay, KuCat quyết tâm tìm hiểu nó đến nơi đến chốn cùng mọi người, mong mọi người cùng tham gia thảo luận sôi nổi và hào hứng...

    Mở đầu, Kucat muốn thảo luận về View theo quan điểm của Musashi :

    (GoRinNoSho - The Water Book)
    The Gaze in Strategy
    The gaze should be large and broad. This is the twofold gaze "Perception and Sight". Perception is strong and sight weak.
    In strategy it is important to see distant things as if they were close and to take a distanced view of close things. It is important in strategy to know the enemy''s sword and not to be distracted by insignificant movements of his sword. You must study this. The gaze is the same for single combat and for large-scale combat.
    It is necessary in strategy to be able to look to both sides without moving the eyeballs. You cannot master this ability quickly. Learn what is written here: use this gaze in everyday life and do not vary it whatever happens.


    --Lược dịch---- :
    Cái nhìn trong Chiến pháp
    Cái nhìn phải rộng lớn. Đây là cái nhìn với 2 mặt ?othấy và nhận thức?. Thấy thì yếu, nhận thức thì mạnh
    Trong chiến pháp, điều quan trọng là thấy những điều, sự việc ở xa như thể gần và nhìn những sự việc ở gần ở một khoảng cách xa.
    Điều quan trọng trong chiến pháp là hiểu đường kiếm của địch thủ chứ không để bị rối loạn bởi những động tác vô nghĩa của hắn.Anh phải nghiên cứu điều này. Cái nhìn trong trận đấu tay đôi hay đánh lớn đều như nhau.
    Điều quan trọng nữa trong chiến pháp là có thể nhìn ở cả 2 bên trái, phải mà không cần liếc mắt. Anh không thể đạt được điều này một cách nhanh chóng. Học những cái gì được viết ra ở đây : Sử dụng cái nhìn này trong đời sống hàng ngày và không thay đổi nó, cho dù bất cứ điều gì xảy ra.


    Như vậy, có thể thấy, quan điểm của Musashi về cái nhìn không đơn thuần chỉ là thấy đó và nghĩ đó mà còn phải có sự "nhận thức". Riêng vấn đề có thể nhìn cả 2 bên trái, phải , KuCat nhớ đã từng post lên trong topic "Bộ não và võ thuật", không biết quan điểm mọi người ở điều này ra sao ???
  2. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    Nhafn quan ưng đại tâm ưng tế (Nhật Trung Ngục Ký)
  3. sunshine74

    sunshine74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Cái việc quan sát hai bên trái phải cùng một lúc là một loại luyện tập khá phổ biến có trong các bài quyền cổ của võ cổ truyền VN hay võ thuật Trung Hoa cũng có.
    Khi luyện tập bài quyền người VS có những đoạn tiết tấu buộc phải tung đòn ra theo hai hướng khác nhau và trong trong cùng một thời điểm. Trường hợp này người VS buộc phải luyện cho mắt mình dõi theo hai đòn cùng một lúc. Cái nhìn này ban đầu thì rất khó nhưng về sau do luyện tập nhiều người tập sẽ sinh ra khả năng quan sát bằng cả hai mắt ra hai hướng khác nhau trong cùng một thời điểm.
    Việc luyện tập kiểu nhìn ra hai bên cùng một lúc này không có gì là mới hay cao siêu cả, nó đã có từ rất lâu rồi trông các bài quyền cổ của võ thuật VN cũng như Trung Hoa. Nếu bạn muốn luyện tập nhanh hơn tôi cũng có một bài tập bổ trợ cho ban như sau.
    Để hai ngón tay của hai bàn tay trái và phải ngay trước mắt khoảng giữa ấn đường, sau đó cùng một lúc từ từ dịch chuyển hai ngón tay theo hai hướng trái phải ngược chiều nhau. Tập trung thị trường của mỗi bên mắt theo một bên ngón tay. Dần dần theo thời gian luyện tập bạn sẽ tăng khả năng quan sát hai bên trái phải cùng một lúc tại cùng một thời điểm.
    Hy vọng là bạn sớm thành công trong việc luyện tập cách nhìn theo hai hướng khác nhau này.
    Nếu bạn có phương pháp luyện hay nào khác thì hy vọng bạn có thể chia sẻ cho mọi người cùng biết và luyện tập.

  4. apollo3785

    apollo3785 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi, tập thế này thì có khả năng mắt bị lác không vậy!
  5. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    thực ra việc nhìn sang 2 bên tui cũng được tập khi chơi bóng rỗ, thằng cha huấn luyện viên bảo khi dằn banh chuan bi để chuyền, lên rổ hay vượt qua đối thủ, không được nhìn ngang hay dọc mà phải liếc xem mình đang ở đâu.
    đối với cách nhìn trong Ngũ Luân Thư thì lão M có cách lý giải khác. đợi lão M nói cho nghe hem chú cu Mèo
  6. MrLeon

    MrLeon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Trong cuộc sống hàng ngày thì khi đi đứng làm việc, con mắt của chúng ta có thể nhìn 1 khoảng bao quát khá rộng và theo em, cái khoảng bao quát đó có thể = hoặc > 180 độ. Đây này, em đang ngồi nhìn thẳng vào màn hình, mắt không liếc mà nếu tập trung sang 2 bên, em có thể nhận ra cây đàn guitar bên trái và cái ổ điện ở bên phải (đấy là 2 điểm gần mép biên giới của khoảng bao quát của tầm nhìn em).
    Ý của em là, tầm nhìn của người bình thường chúng ta khá là rộng, chỉ có điều, chúng ta chỉ quen nhìn, nhận ra những thứ ở trước mặt chứ những thứ ở 2 bên trái phải, chúng ta chỉ nhìn thấy chứ không nhận ra.
    Có lẽ ý của Musashi là, chúng ta phải biết được cách nhìn bao quát nhất, nhận ra tất cả các thứ trong tầm mắt 1 cách nhanh nhất chứ không phải là chỉ nhìn thấy và nhận ra những thứ ở trước mặt.
    Còn về cách nhìn đường kiếm thì em chịu, chưa suy luận ra.
  7. coixaygiotver

    coixaygiotver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2005
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Hãy nhìn giống như không nhìn
    Không nhìn nhưng vẫn biết hết
    Đừng luôn luôn tin vào mắt mình.
    Để địch thủ biết bạn đang nhìn vào đâu là thất bại một nửa rồi.
  8. cucat

    cucat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Mình rất thích quan điểm này, thật ra, cho đến lúc này, CC thấy rằng cái gì con người đã được tạo hoá cho có sẵn, chỉ có điều mình có nhận thức được điều đó hay không.
    Có lần ngồi nói chuyện với một ông anh tập AKD, ảnh nói về cái nhìn của Phật, khá giống với quan điểm của Musashi, tuy nhiên một hồi lại nói có thể nhìn và biết được cả người định tấn công ở phía sau,... cái trở thành vô nghĩa. Vấn đề ở đây, có những điều là vô lý, phi khoa học nhưng vẫn có nhiều người tin và chúi đầu tập theo...
    CC không thích quan điểm này lắm vì nó tạo ra cảm giác mơ hồ, không biết và không nhận thức được chính bản thân mình đang làm gì. Nhận thức về chính mình, về hoàn cảnh xung quanh,...Mình phải làm chủ được bản thân mình, sự nhận thức của mình và mọi điều xung quanh...

  9. akdo47

    akdo47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2008
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Khi nhìn 1 thằng cầm dao đòi mình móc bóp cởi đồng hồ đưa cho nó tui thấy rằng nó không có ý định làm mình thương tích nếu không chống cự và tui cũng thấy rằng là nó không có súng
  10. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    1) Cấp độ nhi?n theo Phật Giáo ma? anh biết thi? được phân tư? thấp đến cao như nhi?n bă?ng mục, nhi?n bă?ng nhafn, nhi?n bă?ng
    tuệ ... cái nhi?n cu?a không nhi?n.
    2) Vô lý ? có thê? đó la? việc không hiê?u được lý lef hoặc chưa ti?m được lý lef đâ?y đu? đê? gia?i thích nhưng hiện tượng đó vâfn tô?n tại đấy thôi !
    3) Phi khoa học ? có nhưfng điê?u đaf tô?n tại nhưng khoa học chưa chạm va?o được nếu gọi la? phi khoa học la? chu? quan.

Chia sẻ trang này