1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu và thưởng thức những làn điệu quan họ Bắc Ninh!

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi fantasy2000, 13/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nogoodfriend7

    Nogoodfriend7 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    2.533
    Đã được thích:
    0
    Ngồi tựa mạn thuyền - Thuý Hường
  2. Nogoodfriend7

    Nogoodfriend7 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    2.533
    Đã được thích:
    0
    Ngồi tựa song đào - Thuý Hường
  3. Nogoodfriend7

    Nogoodfriend7 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    2.533
    Đã được thích:
    0
    Vào chùa - Thuý Hường
  4. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Cảm nhận sự khác biệt:
    Bèo dạt mây trôi - Anh Khang $ PDT

    Bên kia bếp lửa
    bèo dạt mây trôi...
    em ơi anh vẫn đợi...

    Chẳng là em phía bên kia bếp lửa
    Tách trà thơm không ấm nổi gian phòng
    Cánh hoa cúc rũ buồn rơi rất nhẹ
    Tiếng chim nào kêu lạc giữa tầng không
    Vắng em rồi phía bên kia bếp lửa
    Tiếng bập bùng tí tách cũng thôi vui
    Mùi hương tóc vắng người bay quanh quất
    Mấy khuôn vần lúng túng chẳng vào đôi
    Không còn em phía bên kia bếp lửa
    Ai hát anh nghe câu quan họ thuở nào
    Để hồn thơ quen miền nắng ấm
    Cũng mơ màng chiếc nón quai thao
    Giá là em phía bên kia bếp lửa
    Hoa sẽ thơm về phía em ngồi
    Dù chỉ một tiếng cười em rất khẽ
    Cũng rộn ràng như ánh nắng ban mai

    (st)
    [nick][nick]
    Được baotrungvip sửa chữa / chuyển vào 16:27 ngày 04/07/2006
  5. chipheo46m

    chipheo46m Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Hi ! cha`o tat'' ca cac'' ban,,minh` rat'' tu ha`o ve`quê hương bac'' ninh.Nhung co'' 1 dieu` minh` ghet'' nhat'' do'' chinh'' la` quan ho que minh` .Neu'' minh` ma` co'' may man'' la`m chu tich tinh bac'' ninh minh` se dep bo quan ho.hehe..cac'' ban biet'' tai sao ko vay.Vi` mot la`n hội la`ng minh` dẫn bạn minh` ve` chỡiem quan ho.Nhung khi nhung lie`n anh lien` chihat'' xong lie`n chia` tay ra xin tiên` .Tha`ng ban minh` định nem'' điên thoại xuống ti'' nửa thi` chim` thuyền.nêu'' ko co'' cảnh chia` tay xin tiền thi` minh` co le se cung rat'' thich'' quan họ
    mong cac'' ban thông cảm nhe''!
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Tôi cũng đồng ý với bạn là cảnh các nghệ sỹ quan họ đưa nón xin tiền trên thuyền là phản cảm. Điều này tôi đã nói nhiều lần rồi, kể cả người có chức phận trong sở văn hoá. Nhưng tư duy nó khó thay đổi thì biết làm thế nào nhỉ? Hình như đã có bài báo viết đến vấn đề này rồi thì phải.
    Càng đọc càng thấy bạn giống tôi quá. Trước đây khi chưa biết Thu Phương, tôi thích giọng ca của cô ấy lắm, từ khi thấy mặt, có cái nốt ruồi, thế là tôi sinh ra ghét giọng hát của cô ấy lắm. Nghe "Bức thư tình thứ hai" tôi mê lắm, nhưng khi biết cô ca sỹ quá gầy tôi chán luôn bài hát đó.
    Tôi cũng sẽ rất thích giọng hát của cô Thanh Lam, nếu như không có nhiều tin đồn thổi về đời tư của cô ấy.
    Với lý do tương tự, đến bây giờ tôi chưa thích được giọng hát của ai cả. Chỉ vì cái lý do "lẽ ra..."
    À lẽ ra tôi rất quý bạn, vì bạn đã trung thực bày tỏ suy nghĩ của mình. Nhưng bạn đánh chữ không dấu, nên tôi chẳng quý nữa.
    Hê hê hê hê...
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    hê hê, các cụ có cái nhìn hơi "nghiêng nghiêng" về việc ngả nón nhận tiền thướng
    có lẽ, cái từ "tiền thướng" hay tạm gọi là thưởng xuất phát từ khi giai đoạn khó khăn, các đoàn phục vụ quan họ bạn ngày xưa, đi diễn có lí do đó chứ, trước hết, đó là vì niềm vui thích, sau vì phải duy trì một di sản.
    Vì công cuộc khó khăn, nên các đoàn quan họ đem việc phục vụ của mình,để đưa tới người xem, người nghe (tạm gọi là fan) những phút giải trí lành mạnh; với một hệ thống hát quan họ Thuyền, lái, và người hát, đi dưới ao, và bà con cô bác hai bên bờ nghe, rồi vỗ tay tán thưởng, nơi nào thấy hay, tự nhiên người ta muốn tặng cho liền anh liền chị quan họ một đôi hào, có lẽ tiền hồi xưa nho nhỏ, nên một nén tiền công cũng chẳng bằng một đồng tiền thưởng vậy
    hay một miếng giữa đàng còn hơn một sàng xó bếp,
    như vậy, đó cũng là một phong tục hay, nếu như không chạy đua theo Kinh tế thị trường, con người ta chạy theo đồng tiền, nên mất đi một hai đồng theo phong trào, cũng tỏ ra là bị mất một thứ gì đó....
    hoặc giả, người tung tiền, có di động, muốn ném, muốn vứt, đó thật sự là một việc làm có vẻ như hơi vô văn hóa đôi chút, ai cũng có tự trọng, ai cũng có sĩ diện, có lẽ, chí phèo bất đồng quan điểm ở đây:)
    chú ném điện thoại, thì liền anh có thể ném micro vào chú ngay, như thế thì "quan họ" thành "quai lộn" sao? thật là bi hài!!!
    Cái việc ngả nón nhận tiền thướng, chỉ đôi khi thôi, đó là trước đây theo tôi được biết, vì ở làng tôi cũng từng có đoàn quan họ, cũng từng diễn dưới ao, vào những dịp đầu xuân năm mới, cảnh đó tôi biết chứ, những lúc hát hay, người ta vẫn vỗ tay, và thưởng, liền anh liền chị, với lại, cái việc đó cũng nên, chứ quan họ, mà thuyền hát cắm xào giữa ao, rồi hát, vọng về hai bên, để các quan khách bên bờ nghe câu được câu chăng (vì hát thì gió thổi, có khi hát nhỏ ấy chứ)
    thì chán, nên thuyền quan họ phải đi lại, phải dọc bờ này sang bờ kia, đề tạo ra không khí vui nhộn, nhưng đậm chất quan họ vậy.
    Mặt khác, cũng có thể, theo việc đồng áng quanh năm, đầu xuân có dịp, quan họ cũng nhân cơ hội đấy kiếm một chút vốn liếng làm ăn, đâu như các ca sĩ trẻ hiện tại, mới nổi lên là catxê cao ngất, hơi phật ý một chút, là giẫy nảy lên đòi hủy hợp đồng,bỏ xô biểu diễn, thế mà giá vé vẫn cao, đôi khi 50K, có lúc tới 200k, thế mà chục cái điện thoại vẫn cứ chạy theo, để rồi chen lấn, xô đẩy, và chaỵ theo một dòng nhạc thị trường nổi lên như một khối u thế kỉ:))
    ha ha
    Ngừời ta hay hát bài, "Giữa Mạc Tư Khoa Nghe câu hò ví dặm" tôi mạo muội cũng post bài "Nghe câu Quan họ trên Cao nguyên" theo đây, làm phong phú cho vốn nghe, đọc, xem, chơi:) của quan khách:))
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=B6C16D493F7BC6A5
    có thể nghe bằng realone player, bài này cũng thú vị đấy chứ
    Trên đây là kiến giải của riêng tôi, có thể làm mếch lòng bạn, nhưng không sao, chúng ta sẽ còn phải tìm hiểu về Quan họ thêm nhiều!
    Buồn cho cái điện thoại, và hành động của bạn
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Về chuyện tiền thưởng thì không chỉ hát quan họ. Ở trên vùng Sapa, khi khách nước ngoài đến muốn xem người dân tộc múa, nhẩy thì phải bỏ tiền ra.
    Cái tồn tại này cũng có lý của nó. Người ta bận công việc nương rẫy, chẳng lẽ ông Tây nào, ông thành phố nào muốn xem, người ta cũng phải "cúc cung phục vụ" như đầy tớ à?
    Không có thực thì không vực được văn nghệ, nhưng vấn đề là các nhà lãnh đạo văn nghệ phải động não để làm sao thoả mãn được 3 điều kiện:
    a, Bảo đảm trả tiền xứng đáng công sức nghệ sỹ để tái sản xuất sức lao động, và cũng là biểu hiện của thái độ tôn trọng lao động nghệ thuật.
    b, Bảo đảm các giá trị nghệ thuật được phát huy tốt nhất. Không còn chuyện vì tiền thưởng bèo bọt mà nghệ sỹ không còn hứng thú hát.
    c,Bảo vệ được không gian sinh hoạt nghệ thuật văn hoá, văn minh.
    Có nhiều cách để thực hiện.
    Ví dụ : khu vực biểu diễn quan họ cần thu vé, nhưng vé bình dân thôi, để ai cũng có thể vào thưởng thức, và khi mất tiền mua vé thì khán giả cũng sẽ có thái độ tôn trọng nghệ thuật hơn.
    Các lễ hội truyền thống bao giờ cũng có tài trợ kinh phí. Số kinh phí này thay vì chui vào túi một số người, thì hoàn toàn có thể dùng trả công xứng đáng cho nghệ sỹ.
    Đối với các lễ hội biểu diễn miễn phí thì có thể làm hòm thưởng, để khách thập phương tuỳ tâm thưởng. Như thế sẽ văn minh hơn là người hát, người cầm nón chìa ra xin tiền. Nó có cái gì đó giống như hát xẩm, rất thiếu văn minh.
    Tôi chia sẻ vài suy nghĩ vậy thôi, vì các bác ở đây chắc chẳng ai là cán bộ sở văn hoá BN.
  9. _mercury_tanana_

    _mercury_tanana_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    1.209
    Đã được thích:
    0
    chả hiểu sao em chẳng ghiền quan họ và tất cả các loại hình nghệ thuật ở miền bắc như tuồng, chèo, hát bội etc... nhưng cải lương của miền Nam thì mê điếu đổ nghe mê mẩn
    cũng là những giai điệu trữ tình của quê hương nhưng mờ các loại hình nghệ thuật ở miền Bắc nghe có gì (xin lỗi các anh chị, các bác ) giả giả thế nào áh còncải lương miền Nam nghe chân chất, thật lòng hiền hậu mà dễ thương cực kỳ nghe là nó cứ đi vào lòng người tự nhiên luôn
    Quan họ thì chỉ nghe được mỗi vài bài cute cute như Ngồi tựa mạn thuyền, bèo dạt mây trôi, đá trông chồng... àh xí luôn cho em hỏi làm sao để down mấy cái file rm ở những trang đầu topic này nè, về nghe ?? wma và mp3 còn biết chứ những file rm này wên cách down mất tiu roài?
    Hôm nọ coi "Hành trình văn hoá" có thấy giới thiệu về quan họ Bắc Ninh hát đối thấy bớt ghét đi tí roài nhưng mà cái kiểu hát quan họ và các loại khác của miền Bắc, con gái thì cứ lúng la lúng liếng, con trai thì cứ ẻo à ẻo uột muốn... chả bù cho con gái Nam, hát cải lương nghe hồn hậu hiền lành ko thể tả!! nhìn đáng yêu cực
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nhỏ có nhận xét cá tính đấy. Nhưng thưa với nhỏ là chẳng qua nhỏ chưa hiểu Quan họ thôi. Đấy là một thứ dân ca sang trọng và rất đẹp đấy.
    Quan họ không sướt mướt như cải lương, không rườm rà như chèo, tuồng.
    Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc trên thế giới đã phải kinh ngạc khi tiếp xúc với quan họ.
    Trong tất cả các loại hình dân ca trên toàn thế giới thì quan họ phong phú vào bậc nhất về các làn điệu. Sự đa dạng về tiết tấu, ngôn ngữ, giai điệu,... biểu hiện năng lực sáng tạo phi thường của tiền nhân.
    Sắp tới Unesco sẽ công nhận quan họ là di sản văn hoá thế giới (phi vật thể). Không biết bao giờ cải lương mới được như vậy?

Chia sẻ trang này