1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu và thưởng thức những làn điệu quan họ Bắc Ninh!

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi fantasy2000, 13/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. _mercury_tanana_

    _mercury_tanana_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    1.209
    Đã được thích:
    0
    1. con mèo giống con hổ, ko có nghĩa là con mèo là con hổ
    ok? Giao hưởng thuộc về cấp độ khác! cấp độ nhạc-học viện! đây đang bàn về nghệ thuật văn hoá truyền thống dân gian +
    Quan họ tuy dân gian những lại mang chất bác học.
    Dĩ nhiên mọi sự so sánh đều có độ chênh, khập khiễng, nhưng nên hiểu người so sánh đáng muốn so sánh yếu tố nào? Và sự so sánh ấy có đạt không?

    hiểu roài nhưng tùy người, sự khó hiểu của thể loại nhạc này có thể là của người này nhưng có thể là ko của người khác! nên nói như lão (ở lần trả lời đầu tiên) thì cũng là khập khiễng khi đem lên bàn cân 2 thứ ấy mà so sánh vậy

    2. Vì người Bắc là người hay che giấu tình cảm nên khi ai bày tỏ một cách đôn hậu tí là bị ---> nói như thế ngay ---> PHIẾN DIỆN!
    Nói như thế là nhóc mới chỉ hiểu một mà chưa hiểu hai về người miền Bắc. Họ vừa kín đáo, nhưng cũng rất mạnh dạn khi cần bộc lộ.
    Đến như các cụ Kinh Bắc, từ rất lâu rồi đã dám "yêu nhau cởi áo trao nhau" rồi.
    Hay :
    Người về em chẳng cho về
    Em níu vạt áo, em đề bài thơ....
    Như vậy thì người con gái Kinh Bắc cũng bạo dạn lắm chứ, đâu phải là luôn che giấu tình cảm?
    Bày tỏ tình cảm một cách đôn hậu không phải là sướt mướt, sướt mướt là ở chỗ thiếu tính mạnh mẽ như con gái Bắc.

    --> có nghĩa là cứ ko mạnh mẽ như con gái Bắc thì là sướt mướt?? định nghĩa hay ghê há Lão đã giảng cho nhóc nghe về người Bắc thế rùi nên để khai thoáng đầu óc lão tí nhóc sẽ viết cho lão coi một bài về con gái Nam bộ nhé Bonus ở phần dưới!
    3. Nhưng tính người Nam bộ là thế, nồng hậu và chân chất Con gái Nam bộ hiền lành mà đảm đang!
    +Người con gái miền Bắc không thế à?
    có em đâu có bảo con gái Bắc ko thế đâu nhỉ? sao lão cứ khoái suy ra từ câu nói trần thuật khách quan của em ý kiến của lão một cách vặn vẹo con trẻ thế nhỉ
    4. Còn mấy đứa con gái nói giọng Nam chưa chắc là con gái Nam bộ gốc chuẩn mấy đứa đó là con gái Bắc di cư vào nói tiếng Nam đấy!!
    + Nhóc nên đọc thêm về lịch sử để biết là : Thế nào là con gái Nam Bộ gốc chuẩn ?
    Tất cả con cháu người Bắc đi vào Nam khai hoang lập nghiệp phải loại hết đó nha, từ thời Chúa Nguyễn Hoàng ấy !

    Thế theo lão, thế nào là con gái gốc Nam Bộ chuẩn? Lão sống với người Nam nhiều nhất là bao nhiêu nảm? mà lão có thể đánh đồng người Nam bằng cái cách nghĩ lão đang nghĩ trong đầu???
    5 .Đàn ông SG dễ cặp bồ nhưng cũng dễ vứt bỏ --> ko gây đau đớn gì nhiều về tinh thần lẫn thể xác cho người con gái, còn đàn ông Hà Nội thâm sâu nham hiểm tán người khác xong, vứt bỏ còn để lại cả đống day dứt cho người bị bỏ
    + Có khác gì nhau? Đàn ông SG cặp bồ xong vứt bỏ, thế mà không đau đớn gì à? Thế mà "đàn ông Hà Nội" tán xong vứt bỏ thì lại "để lại cả đống day dứt cho người bị bỏ ".
    Khác gì nhau nhỉ ???
    Mà lão cũng nói để nhóc hiểu rằng, đừng đồng nhất miền Bắc với Hà Nội. Đấy là cái lỗi rất thường gặp của các cô miền Nam.
    Khi cô chưa sống ở miền Bắc, và chưa gặp những người miền Bắc tốt thì cô sẽ còn nhiều thành kiến phi lý.

    Hèn gì lão tự xưng là "lão" với em Trí óc kém minh mẫn khủng! lão coi lại bài đầu tiên lão trả lời em coi ai đánh đồng???? đấy là em nói theo lão, chứ ko phải em tự ý đưa ra khái niệm con trai Bắc = con trai HN!!
    Còn về vấn đề những người con trai xấu tính SG và HN (mà đã bị lão đánh đồng là = Nam và = Bắc ) thì em trả lời thế này: lão chẳng hiểu ý câu đó em nói Tại vì con trai SG yêu dễ dàng như thế (ko phải tất cả - chỉ đang nói tới những người xấu tính) nên bỏ cũng dễ dàng --> chóng đến chóng đi! Còn con trai HN (cũng mở ngoặc giải thích tương tự câu trên) yêu có tính toán, tán có vụ lợi, hoặc muốn danh tiếng (là sát gái) hoặc muốn một thứ nào đó --> nên hậu quả để lại đương nhiên khắc nghiệt hơn là sự chơi bời vui đùa thuần tuý như lũ kia Nhắc lại thêm một lần nữa đây chỉ bàn tới một bộ phận thành phần ko xét trên tất cả! ---> vì lão nói ở bài đầu tiên, và cả bài sau này nữa, như thể đánh đồng tất cả ---> nên em mới chỉnh sửa lại cho lão dễ hiểu thế ---> mệt lão quá đi!! Ở đâu cũng có thượng vàng hạ cám! sao lão cứ quy chụp chung cho toàn thể đều thế rồi đi lên giọng này nọ với 1 đứa nhóc như em?
    với cả nói thật với lão luôn, em ko hề thành kiến với con trai Bắc nói riêng và người miền Bắc nói chung! Về khoản này thì lão làm thầy bói sai bét em cực kỳ tê con trai Bắc và cực khoái được làm người iu của một người Bắc (cũng vì cái lý do mà lão vừa nói ở câu 2 mà em đã nhận ra từ rất rất lâu rồi đấy ) Tranh chấp ở đây với lão chẳng qua em muốn thử cảm giác tay đôi nó thế nào thôi mà
    Vì thế cho nên suy ra câu này của lão:
    P/S: Cứ nghe cái điệu bộ của cô thì lão cũng đoán là chắc hẳn trái tim cô từng tan nát về một bóng hình chàng trai xứ Bắc. Không thất tình, không thể nói cay đắng như cô được !!!
    -----> là hoàn toàn sai lè ko hề có căn cứ Mà sự thật là ngược hẳn với những gì lão nghĩ đấy lão ạh
    p/s: Nếu em chẳng khai ra em sinh năm mấy thì có lẽ lão đã ko "nhìn xuống" em như thế Tình hình là cứ phải qua lại thì mới bền được lão àh, có lẽ lão cũng hiểu từ "tôn trọng" chăng?
    <--- đấy là em chỉ nói với lão còn những người khác, thích thì đọc, mỏi mắt quá thì phán một câu cho trông mình có vẻ "người lớn" thế cũng chả sao Ko được nữa thì cứ lướt cho nước nó trong, đừng làm đục bẩn cả một lối nhận thức
    Em nó còn nhỏ tuổi, suýt soát thế hệ 9X mà.
    <---- Nói như lão thì em cũng có quyền tự nghĩ rằng mình đang nói chuyện phí hơi với một ông già cổ hủ chát chúa đầy định kiến
  2. _mercury_tanana_

    _mercury_tanana_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    1.209
    Đã được thích:
    0
    Phần bonus
    người Nam Bộ
    Do nguồn gốc lịch sử, hoàn cảnh sống và tác động của môi trường thiên nhiên đã hình thành nên tính cách người Nam Bộ. Ngoài tính hiếu khách, tính bộc trực, mạnh mẽ , hào phóng và đôn hậu, người Nam Bộ còn biết bao nét đẹp truyền thống đáng trân trọng như tính nghĩa khí hào hiệp, tấm lòng nhân hậu, bao dung, tư chất thông minh và giàu nghị lực. Đặc biệt phụ nữ miền Nam rất đỗi vị tha, dịu dàng lại khéo tay, chiều chồng nhưng đáng quý nhất là sự hy sinh cho chồng con, cho quê hương, đất nước. Điều đó đã được minh chứng suốt quá trình hơn 300 năm lịch sử của Nam Bộ.
    Tính bộc trực
    Trong dân gian còn lưu truyền câu "Ăn mặn nói ngay" để nói lên tính cách người miền Nam. Lý giải cho câu thành ngữ này phải dựa trên cơ sở lịch sử và đời sống thực tế Nam Bộ. Như đã nói, họ là những lưu dân đến đây chủ yếu bằng đường biển, suốt hành trình lênh đênh giữa sóng to gió lớn để chống lại giá rét, chống lại những cơn cuồng nộ của biển cả... buộc họ phải tìm cách đảm bảo mạng sống và sinh tồn. Để lặn sâu dưới nước, thường người ta hay uống nước muối; giữ cá được lâu thì muối hoặc làm mắm... Dần dần mà khẩu vị của người đi biển trở nên mặn mà hơn so với người ở đất liền. Trong bữa ăn truyền thống của người miền Nam không bao giờ thiếu được món kho như: thịt kho, cá kho, mắm kho hoặc cá muối chiên hay khô mặn, ba khía... Đặc biệt bất kỳ nhà giàu có hay nghèo hèn, dù bữa ăn bình dân hay tiệc tùng lễ lạt giữa nhà hàng sang trọng đều có chén nước mắm trong mâm thức ăn dùng làm nước chấm.
    Tính mạnh mẽ
    Người miền Nam trong lịch sử khẩn hoang Nam Kỳ là những người luôn luôn đương đầu với nghịch cảnh, bởi thế họ không có thì giờ để con cà con kê, nếu cần diễn đạt thì nói một cách dứt khoát, ngắn gọn, trực tiếp và rõ ràng. Vì lênh đênh giữa biển, sóng vỗ ì ầm, trời nước mênh mông nên tiếng nói của con người bị át đi. Cho đến khi lên bờ khai khẩn thì đất rộng người thưa, cây cối um tùm, phương thức lao động không phải tập đoàn hay hợp quần mà thủ công - riêng lẻ, khi cần gọi nhau để trao đổi thì phải hét to hoặc dùng tiếng động lớn làm ám hiệu cho nhau, bởi vậy mà người miền Nam cho tới sau này vẫn còn ăn to nói lớn.
    Tính đôn hậu
    Người miền Nam luôn chân tình, cởi mở và dễ hòa mình. Xét trên góc độ khoa học, đó là sự hội nhập giao lưu và hòa đồng giữa cộng đồng các dân tộc. Khi người Kinh đặt chân đến Nam Kỳ thì ở đây đã có người Khmer, người Hoa sinh sống. Tuy phong tục mỗi dân tộc mỗi khác nhưng tất cả như có một mẫu số chung là tinh thần nhân ái. Trong ngôn ngữ miền Nam hiện nay vẫn còn tồn tại những tiếng có nguồn gốc Khmer và Hoa như: mình ên, cà tha, xiêm lo, xích xái, lì xì, thèo lèo, xí muội, thò lò... Còn địa danh ở Nam Bộ có những tên đi vào lịch sử như: Sa Đéc, Sóc Trăng, Bãi Xáu, Chắc Cà Đao...
    Thông thường mỗi khi giỗ chạp, Tết nhất hay mỗi khi bày cỗ cúng kiến, người miền Nam ngoài việc dọn cỗ trên bàn thờ ông bà, cha mẹ... còn có một mâm riêng được bày lên trước cửa nhà để cúng gọi là "mâm đất đai". Mâm thức ăn này để cúng các bậc tiền hiền đã có công khai phá vùng đất hiện tại cùng những người khuất mặt khuất mày đã bỏ mạng nơi đây mà không nơi nương tựa. Trước khi khấn vái ở bàn thờ gia tiên thì gia chủ phải thành tâm trước "mâm đất đai", xem như một thủ tục trình báo với "sở tại". Điều này nói lên tấm lòng người miền Nam nhân ái, vị tha, giàu tình người mà bà con ta gói gọn trong hai tiếng "biết điều".
    Những người dân hiếu khách

    Những cư dân Đàng Ngoài từ chỗ có làng xã, sinh hoạt lề thói nhiều đời đến nơi ở mới tứ cố vô thân lại thêm phong thổ khắc nghiệt... đã làm cho họ trở nên bản lĩnh và đặc biệt là rất hiếu khách. Hiếu khách có lẽ là nét đặc trưng, là cá tính độc đáo của người miền Nam, bởi họ rất cần người để tâm sự, để giãi bày những nỗi niềm sâu kín hoặc để uống với nhau ly rượu giải sầu - cái sầu ly hương - hay để hàn huyên chuyện xứ sở Đàng Ngoài, nơi quê cha đất tổ. Trong sinh hoạt láng giềng Nam Bộ hiện tại, ta thấy có nhiều tiệc tùng, nhậu nhẹt, đám cưới, đám giỗ, thôi nôi, đầy tháng, tân gia... mà người được mời ít khi từ chối, mặc dù hiểu rằng "ăn bữa giỗ lỗ bữa cày". Họ đến đó không phải vì rượu thịt, vì miếng ngon vật lạ mà vì "phải quấy" - nói theo tiếng bà con miền Nam hay nói. Ai không đi, không dự được thì gởi bao thư, lễ vật và xin cáo lỗi; còn nếu như làm thinh, không có "phản hồi" gì hết là "có vấn đề"! Từ những bàn tiệc này mà đôi khi nảy sinh những quan hệ tình cảm mới như: kết nghĩa thông gia, kết nghĩa tri âm tri kỷ hoặc kết nghĩa anh em...
  3. _mercury_tanana_

    _mercury_tanana_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    1.209
    Đã được thích:
    0
    thieulambacphai đã dẫn chứng trong bài trả lời Mercury bằng những câu ca dao biểu trưng cho người Bắc, nên Mercury sẽ lễ phép đáp lại bằng một bài viết sau (nguồn: google)
    Tính cách Nam bộ qua biểu trưng ca dao
    Biểu trưng nói một cách đơn giản là dùng cái A để nói cái B. Chẳng hạn, cặp biểu trưng "cá chậu - chim ***g" biểu trưng cho cảnh tù túng của một ai đó, trong ca dao thường có biểu trưng cho người con gái có chồng (mà không hạnh phúc). Biểu trưng bao giờ cũng gắn với văn hóa tộc người và vùng đất bởi quá trình biểu trưng hóa (quá trình liên tưởng so sánh giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt) bị sự chi phối của môi trường tự nhiên và hoàn cảnh xã hội. Xuất phát từ luận điểm này, chúng tôi tìm hiểu tính cách người Việt Nam bộ qua các biểu trưng ca dao.
    1/ Biểu trưng với tinh thần trọng nghĩa khinh tài
    Trọng nghĩa là tinh thần của những con người nghĩa khí, những con người sẵn sàng xả thân mình để cứu người, để làm những việc mà họ cho là hợp với đạo lý và lòng trung thành. Lục Vân Tiên, Hớn Minh của Nguyễn Đình Chiểu cũng là những nhân vật được xây dựng trên tinh thần "Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, làm người thế ấy cũng phi anh hùng". Tác giả ca dao Nam bộ thường xuyên nói về chữ nghĩa cũng trên tinh thần đó. Trọng nghĩa là thái độ ứng xử của người Việt Nam nói chung chứ không riêng của người Việt Nam bộ. Có điều, đây là một nét trội trong tính cách của người dân vùng đất mới. Họ vốn là những lưu dân đi tìm sự sống trong muôn ngàn cái chết. Qua nhiều lần thoát hiểm nhờ sự liên kết, nhờ tinh thần hoạn nạn tương cứu, sanh tử bất ly, họ càng thấm thía thế nào là tình huynh đệ hào hiệp. Trọng nghĩa gắn với khinh tài. Nếu người xưa đã từng cay đắng nhận rằng "nén bạc đâm toạc tờ giấy" hoặc chua chát "có tiền mua tiên cũng được" thì tác giả ca dao Nam bộ khẳng định:
    Tiền tài như phấn thổ,
    Nghĩa trọng tợ thiên kim
    Con le le mấy thuở chết chìm
    Người bạc tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi.

    Phấn thổ (bụi đất) và thiên kim (ngàn vàng) trong bài ca dao mang ý nghĩa biểu trưng. Sự đối lập của hai hình ảnh nầy chính là sự đối lập giữa cái tầm thường và cái cao quí. Nếu có cái gọi là bên trọng bên khinh thì nghĩa là bên trọng, tiền tài là bên khinh. Bài ca trên còn một dị bản như là bằng chứng về sự phổ biến của thái độ trọng nghĩa khinh tài:
    Tiền tài như phấn thổ,
    Nhân nghĩa tựa thiên kim
    Đứt dây nên gỗ mới chìm
    Người bất nhân bất nghĩa kiếm tìm làm chi.

    Biểu trưng vàng trong bài ca trên đã từng được tác giả ca dao Nam bộ sử dụng. Nghĩa khái quát nhất, tập trung nhất của vàng là biểu trưng cho cái quý giá. Đó là cái quý giá về vật chất, quý giá về tinh thần và con người quý giá. Vàng trong lòng vàng biểu trưng cho lòng chung thủy trong tình yêu:
    **** ong bay lượn rộn ràng,
    Em nguyền giữ tấm lòng vàng với anh.

    Trong ca dao Nam bộ, vàng thường xuất hiện với đá cùng với cách nói nghĩa đá vàng. Ở đây tác giả dân gian không nhầm so sánh giá trị hơn kém giữa chúng mà hướng tới đặc điểm chung của hai loại chất. Đá và vàng đều có khả năng tồn tại lâu dài, bền vững cho nên chúng biểu trưng cho nghĩa sắt son:
    Ví dầu nước chảy đá mòn,
    Xa nhau nghìn dặm lòng còn nhớ thương.

    Người nghĩa khí một mặt sẵn sàng xả thân vì nghĩa xem tiền tài như cỏ rác, một mặt chấp nhận cảnh sống bần hàn để giữ tròn đạo nghĩa qua hình ảnh biểu trưng của hai đại đệ tử Khổng giáo, Tăng Sâm và Tử Lộ:
    Anh tỉ phận anh
    Thà ở lều tranh
    Như thầy Tăng, thầy Lộ,
    Chớ không ham mộ
    Của Vương Khải, Thạch Sùng,
    Đạo người anh giữ vẹn, bần cùng sá bao.

    Ca dao Bắc bộ (ca dao các vùng khác nói chung) không thiếu những bài nói về tình nghĩa, nghĩa bạn bè, nghĩa đồng bào, tình nghĩa lứa đôi... với những hình ảnh biểu trưng như bầu bí, nhiễu điều - giá gương... bằng một giọng điệu nhẹ nhàng:
    Bầu ơi, thương lấy bí cùng,
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
    (Ca dao Bắc bộ)
    Ca dao Nam bộ cũng với tinh thần trọng nghĩa ấy nhưng được thể hiện bằng tình huống và thái độ mạnh mẽ với biểu trưng sống qua hình ảnh ruột thắt gan bào:
    Ngó lên trời mây bay vần vũ,
    Ngó xuống âm phủ đủ mặt bá quan,
    Ngó lên Nam Vang thấy cây trăm thước,
    Nhìn sông Trước thấy sóng bủa lao xao,
    Anh thương em ruột thắt gan bào,
    Biết em có thương lại chút nào hay không?

    Đạo nghĩa hay điệu nghệ là luật lệ riêng của lưu dân thời kỳ khai hoang, những người bị giai cấp cầm quyền coi là kẻ tiểu nhân dốt nát. Lưu dân thú nhận sự dốt nát của họ bằng thái độ tự tôn. Họ bất cần bọn quan lại và luật lệ của chúng, để rồi hướng tới tinh thần điệu nghệ. Điệu (đạo), là lòng từ bi bác ái, tình nghĩa giữa con người, Nghệ (nghĩa) là nghĩa khí, không lợi dụng quyền thế lấn áp kẻ yếu, không hại kẻ thất thế, ăn ở thủy chung, kết giao không tính toán thiệt hơn, dám liều thân giúp người... Quan niệm điệu nghệ tạo nên một kiểu anh hùng, một kiểu quân tử bình dân. Biểu trưng chim quyên, một biểu trưng riêng của ca dao phương Nam, là hình ảnh của kiểu quân tử bình dân đó:
    Chim quyên xuống đất ăn trùn
    Anh hùng lỡ vận lên rừng đốt than.

    Chính quan niệm điệu nghệ đề cao con người không phải ở tiền bạc, địa vị, dòng dõi mà ở thái độ sống tích cực, sống có nghĩa khí, sống với tinh thần: "bần tiện chi giao mạc khả vong, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng". Quan niệm điệu nghệ cho người ta luôn luôn mở rộng cửa đón tiếp mọi người không phân biệt tốt xấu giàu nghèo trong quá khứ. Nếu biết điệu nghệ thì mọi việc có thể giải quyết trong tình anh em không cần đến pháp luật và quan lại: Đấng trượng phu đừng thù mới đáng, đấng anh hùng đừng oán mới hay.
    Cuối cùng, người nghĩa vẫn là những con người bình dị qua hình ảnh "con chim nho nhỏ" trong ca dao Nam bộ. Công thức "con chim nho nhỏ" thường mở đầu cho lời khuyên nhủ, mong ước. Lời khuyên nhủ thường phải là lời của một ai đó cho nên hình ảnh trên biểu trưng cho con người biết trân trọng, giữ gìn đạo lý:
    Con chim nho nhỏ,
    Cái lông nó đỏ,
    Cái mỏ nó vàng,
    Nó kêu người ở trong làng,
    Đừng ham lãnh lụa phụ phàng vải bô.

    2/ Biểu trưng với tính cách ngang tàng
    Lối sống ngang tàng là hệ quả của tinh thần nghĩa khí hào hiệp trong con người Nam bộ. Những con người tứ chiếng từ những huyện phủ khác nhau về vùng đất mới mang trong mình nhiều chất phản kháng, ít chịu sự ràng buộc của lễ giáo, không bao giờ bị khuất phục. Họ chấp nhận mọi hiểm nguy, mọi thử thách (nắng mai - mưa chiều) thậm chí trong những hoàn cảnh nhất định, họ đã phải liều:
    Ra đi là sự đánh liều,
    Nắng mai không biết, mưa chiều không hay.

    Cho dù phải luôn luôn đối mặt với tình huống khó khăn kiểu nắng mai- mưa chiều, người Nam bộ vẫn muốn khám phá cuộc sống bất chấp non cao sông sâu:
    Lên non mới biết non cao,
    Xuống sông mới biết chỗ nào cạn sâu.

    Con người Nam bộ ngang tàng được thể hiện qua các biểu trưng chim, cây là con người cứng cỏi giữa cuộc đời. Chim biểu trưng cho con người sống giữa cuộc đời rộng lớn, đầy biến động. Đó là con người đi xa, người có chí khí thường là người đàn ông. Đó là chim trong các hình ảnh cánh chim hồng, chim khôn, chim kia sớt cá, chim trên rừng, chim bay về rừng, chim bay, chim trời, cánh chim...
    Bể sâu con cá vẫy vùng,
    Trời cao muôn trượng, cánh chim hồng cao bay.

    Cây cứng lá dai là khí phách của người không biết luồn cúi, không sợ uy quyền:
    Trời sinh cây cứng lá dai,
    Gió lay mặc gió chiều ai không chiều.

    Ngang tàng có nghĩa là dám sống, sống hết mình đúng với chính mình, dám tin vào chân lý cuộc sống, tin vào tình yêu như hình ảnh cây khô chết đứng:
    Cây khô chết đứng giữa trời,
    Chết thời chịu chết không quên lời anh than.

    Chấp nhận tất cả rủi ro trên con đường phiêu bạt, người Nam bộ coi nhẹ tính mạng nên sống ngang tàng. Mặt khác, việc khai thác vùng đất mới đầy gian khổ hiểm nguy cũng góp phần tôi luyện tính cách trên. Nhưng cần phải thấy rằng, ngang tàng ở đây không phải là phá phách, là làm loạn. Ngang tàng là một nét nhân cách Nam bộ, đó là những con người không chấp nhận sống mà phải cầu xin, phải khuất phục trước bạo lực. Đó là những con người vươn tới những điều to tát, không quan tâm đến những cái vụn vặt. Có thể trong cuộc sống hiện đại, đây đó vẫn có những con người Nam bộ tầm thường. Điều này không có gì lạ. Nhưng trong ca dao, người Nam bộ hướng tới một nhạn bay cao quí mà không thèm để ý đến chim sâu tầm thường. Và nếu chàng trai nào chỉ muốn bắt chim sâu thì sẽ bị chê cười:
    Bình tích thủy đựng bông hoa lý,
    Chén chung vàng đựng nhụy bông ngâu,
    Trách ai làm trai hưu nhãn vô châu,
    Chim oanh không bắn, bắn con chim sâu đậu nhành tùng.

    Lối sống ngang tàng gắn với một thái độ dứt khoát kiểu đã tròn cho ra tròn, vuông cho ra vuông. Một số không ít ca dao Nam bộ biểu lộ thái độ quyết liệt bằng các phân biệt rạch ròi giữa đỏ và đen, giữa tốt với xấu giữa Nguyệt Nga - Vân Tiên với cha con Bùi Kiệm:
    Con rắn hổ nó mổ con rắn rồng,
    Tiền kẽm xỉa với tiền kẽm tiền đồng xỉa riêng.
    Nguyệt Nga kết với Vân Tiên,
    Cha con Bùi Kiệm ngồi riêng một mình.

    Tóm lại, tính cách Nam bộ vẫn là tính cách Việt Nam, vẫn là những con người yêu nước có tinh thần dân tộc đã từng dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm... Ở đây chỉ nêu ra hai nét nổi trội của tính cách người Việt Nam bộ được khắc họa trong ca dao.
    (google)
    Chào thân ái và quyết thắng
    Trân trọng
    Mercury Tanana - box Đà Nẵng
  4. _mercury_tanana_

    _mercury_tanana_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    1.209
    Đã được thích:
    0
    tại bác thieulambacphai lạc đề trước đấy nhé ko phải em cố tình phá bĩnh topic "Tìm hiểu và thưởng thức những làn điệu quan họ Bắc Ninh!" này đâu nhe!! Mod đừng chỉ trích em tội nghiệp cứ nắm đầu cái tên chủ mưu ấy Mod ạh
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    ủa, tui lạc đề hử? Ừ, cũng có thể dạo này hay quên. Ờ ! Mà bình rượu Bàu Đá đâu rồi nhỉ? Rõ ràng mình vừa để ở bàn cơ mà. Dạo này đãng trí quá. Già cả rồi có khác....
    Trò chuyện với nhóc kể cũng vui ra phết. Vặn vẹo nhí nhách, rất trẻ con, rất miền Nam.
    Nói chung lão cũng chơi nhiều với bạn bè trong đó.
    Từ năm 1994 đến 1997 có một ông thày người Huế, chơi rất gần gũi. Từ giữa năm 1994 đến cuối năm 1996 yêu một cô người Nha Trang(xinh đẹp và dễ thương nhất trường Tổng hợp) Đã từng một năm yêu cô Đà Lạt(thuộc hàng hoa khôi), hai năm yêu cô Cần Thơ.Từ năm 2000 đến nay chơi thân với một cậu KonTum,còn chơi bình thường với nhiều người khác như ở Ban Mê Thuật, Bình Dương, Vũng Tàu...
    Như vậy chắc cũng hiểu phần nào về người Nam phải không nhóc Mẹc ?
    Con gái miền Nam ăn đứt con gái Bắc ở khoản nũng nịu. Nói thế nhóc Mẹc chịu chưa nào?
    Nhưng con gái Bắc nhìn chung cứng cỏi hơn, lạnh lùng hơn con gái Nam. Con gái Bắc biết hát quan họ, còn con gái Nam thì không (gài thêm một câu cho khỏi chệch topic )
    Mỗi thứ có cái hay riêng nhóc ạ.
    Còn chuyện tình cảm của nhóc, không giấu được lão đâu.
    Lão là người có khoảng gần 10 ông bạn già, toàn trên 70 tuổi, chơi với họ có người 13 năm rồi, nên lão rút ra một kinh nghiệm là : Khó có thể giấu được một cảm xúc nào đó trước một người già có hiểu biết và nhạy cảm.
    Với cảm xúc của nhóc cô nương, lão thấy là cô nương đã dồn nén cái đau khổ hơi bị nhiều. Không việc gì phải thế. Cuộc sống cứ để nó trôi tự nhiên. Đừng đau khổ một cách vô nghĩa.
    Về bài trả lời ở trên của nhóc, và hai bài Bonus, lão sẽ đọc kỹ sau.
    Chúc một ngày mới tốt lành, và hãy thưởng thức quan họ đi nhé !
  6. _mercury_tanana_

    _mercury_tanana_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    1.209
    Đã được thích:
    0
    Đúng là người lớn có khác vui chơi hoà nhã ko cay cú
    Đời lão ---> thăng trầm ghê nhỉ Hèn gì nhìn ai cũng đầy tư lự thế!! Chứ ko lão nghĩ sao mà phán cho Mercury một câu "đã dồn nén cái đau khổ hơi bị nhiều" Nghe mắc cười sém xỉu!! Mà lạ gê Hình như giọng điệu em có vấn đề hay sao mờ ai đọc mấy bài hơi hơi... thế của em đều tưởng em kinh qua lắm nhỉ Chắc cái lối viết thế quen mất rùi Tuổi nhỏ thì học hành xây dựng tổ quốc thôi lão ơi!! yêu đương đau khổ vớ vẩn gì cho nó mất thời giờ Từ lúc ba mẹ cho ra đời đến nay chưa từng phải liêu xiêu thằng ku nào quá đáng đâu lão ạh (chỉ có kiểu hồn nhiên trong sáng trẻ con thì có )
    Còn đến tận giờ thì vẫn mới đang tập iu thui mờ cầm tay còn chả dám nữa là...
    Hìhì!! thế cho nên mới tập nghe quan họ cho đầu óc nó già giặn tí <--- đá qua chủ đề tí ko thoai lại bị kêu ca nữa khổ lắm
  7. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
  8. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Bảo tồn dân ca quan họ Bắc Ninh, từ vật thể đến phi vật thể (ST-TCDS)

    Ngày nay nhìn trên bản đồ, chúng ta dễ dàng nhận thấy, các làng Quan họ phân bố tập trung ở các huyện phía Tây Bắc tỉnh Bắc Ninh trong lưu vực của ba con sông Đuống ở phía Nam, Sông Cầu và sông Thương ở phía Bắc.
    Xen giữa ba con sông lớn đó là một hệ thống các sông, ngòi chằng chịt, đáng kể nhất là sông Ngũ Huyện Khê và sông Tiêu Tương thơ mộng, huyền thoại, nhiều chỗ nay khô cạn đã trở thành đồng ruộng trồng lúa, trồng khoai, nhưng vẫn chở đầy hoài niệm về chàng Trương Chi với giọng hát ngọt ngào làm say đắm lòng người thuở nào. Môi trường tự nhiên đó trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa của đồng bằng Bắc Bộ nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nông. Đến tận bây giờ khi cả nước nói chung, Kinh Bắc nói riêng, đang thực hiện đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa với một tốc độ chóng mặt, thì diện mạo chung của Kinh Bắc về cơ bản vẫn là một vùng quê nông nghiệp.
    Xa xưa khi người Việt cổ tiến ra chiếm lĩnh khu đồng bằng châu thổ sông Hồng tạo dựng nền văn minh lúa nước, người Kinh Bắc cũng như các vùng đất khác ở nước ta trong suốt mấy ngàn năm dựng nước đã tạo nên những làng quê trù phú. Trong quá trình xây dựng, phát triển, bên cạnh họat động lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất để sinh tồn, con người luôn có nhu cầu về sinh hoạt tinh thần. Một đặc điểm nổi bật trong văn hóa Việt Nam, có lẽ là ở chỗ, mỗi vùng quê, ngoài những nét chung của cư dân nông nghiệp như tổ chức lễ hội vui chơi vào lúc nông nhàn, cầu mong sự no đủ, lại có những sinh hoạt văn hóa dân gian riêng, tạo nên sự phong phú đa dạng trong diện mạo văn hóa chung của cả nước. Chúng ta thật khó mà kể hết những loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian đó, từ hát Then của người Tày, hát Ghẹo Phú Thọ, chèo Tàu Tân Hội (Hà Tây), tuồng ở đồng bằng Bắc Bộ, hát Dặm xứ Nghệ, ca Huế, Lý ở Trung Bộ, cải lương, đờn ca tài tử Nam Bộ.v.v.
    Để lý giải cho sự phong phú, đa dạng văn hóa đó, có học giả nước ngoài nói rằng: Do trong giọng nói của người Việt đã chứa sẵn âm điệu của những bài hát, mà thổ âm của mỗi nơi lại một khác, cho nên việc ra đời những làn điệu dân ca phù hợp với chất giọng của mỗi vùng, miền là một điều dễ hiểu. Đó là một cách giải thích, song đương nhiên không phải chỉ có vậy. Dân ca Quan họ ra đời trên mảnh đất Kinh Bắc - ở phía Bắc sông Hồng về mặt địa lý tự nhiên, phía Bắc kinh thành Thăng Long về mặt địa - chính trị. Bản thân dân ca ra đời trước hết do nhu cầu yêu ca hát (thăng hoa) của con người, nhằm tô điểm cho cuộc sống và đáp ứng những nhu cầu về mặt tinh thần của mỗi cá nhân và cộng đồng.
    Quan họ ra đời và phát triển gắn liền với làng quê, với cộng đồng trong vòng quay của chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Mỗi làng quê Việt xưa kia được coi như một thực thể xã hội khép kín sau lũy tre làng, ở đó ngoài sự ràng buộc của nhà nước, con người quan hệ với nhau qua các mối dây về địa vực, dòng máu thân tộc, lớp tuổi, nghề nghiệp..., cuộc sống xoay quanh nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp. Mỗi làng thôn chịu sự chi phối của chính quyền quân chủ trung ương qua việc đóng góp các nghĩa vụ thuế má, sưu dịch cho nhà nước, nhưng đồng thời cũng có những sự tự chủ rất cao trong các hoạt động của làng, vì vậy ngoài ?ophép nước? thì cũng có ?olệ làng? mà nhiều khi ?olệ làng? còn mạnh hơn phép nước, bởi người dân trước hết, trên hết và hàng ngày phải đối mặt với ?olệ làng?. Tuy nhiên, bên cạnh nghề nông, các làng quê ở Kinh Bắc nói chung, các làng Quan họ nói riêng, làng nào cũng có nghề phụ (nghề làm giấy Đống Cao, làm hàng mã Xuân ổ, dệt vải ở Lũng Giang.v.v.) sản phẩm làm ra cần có nơi tiêu thụ ở chợ gần, chợ xa, nhất là các chợ phiên trong vùng.
    Bên cạnh sự giao lưu về kinh tế, các thôn làng còn mở rộng quan hệ ra ngoài lũy tre làng thông qua tục kết chạ giữa các làng với nhau (kết chạ giữa hai làng với nhau hoặc giữa một làng và nhiều làng). Song song với các họat động kinh tế và xã hội như trên, các hoạt động văn hóa, trong đó có Quan họ, đã góp phần mở cửa giao lưu văn hóa, tình cảm với các làng thôn khác.
    Nói Quan họ Bắc Ninh là một cách nói tượng trưng vì dân ca Quan họ phổ biến ở tỉnh Bắc Ninh, có thể nói, hễ là người Kinh Bắc có lẽ ai cũng có một chút ?omáu? Quan họ. Nhưng không phải cả tỉnh Bắc Ninh làng nào cũng là làng Quan họ. Hơn thế nữa ngòai Bắc Ninh, tại Bắc Giang cũng có một số làng Quan họ ở huyện Việt Yên. Theo các tiêu chuẩn khắt khe của một số nhà nghiên cứu Quan họ, đại để vùng Kinh Bắc xưa kia còn lại 49 làng Quan họ (theo hai tiêu chí: Làng có bọn Quan họ đi kết bạn với bọn Quan họ khác giới ở làng khác từ 2,3 thế hệ trở lên, và được Quan họ các làng khác thừa nhận). Các làng này chỉ tập trung tại 4 huyện thị của Bắc Ninh là thành phố Bắc Ninh (14 làng), huyện Tiên Du (12 làng), huyện Từ Sơn (2 làng), huyện Yên Phong (16 làng) và Việt Yên của Bắc Giang (5 làng) - theo cách phân chia hành chính hiện nay cả tỉnh Bắc Ninh có 8 huyện, thị(1). Trong mỗi làng Quan họ, cộng đồng dân làng chính là bệ đỡ cho Quan họ, hầu hết dân trong làng từ trẻ em đến người già đều yêu thích Quan họ, ai ai cũng biết hát hoặc thuộc Quan họ, kẻ biết nhiều, người biết ít. Có lẽ từ trong nôi họ đã được nghe hát Quan họ qua những lời ru của bà, của mẹ. Trong cộng đồng Quan họ đó nảy sinh một số người có năng khiếu, say mê Quan họ, biết nhiều bài hơn, giỏi lề lối hơn, mỗi liền anh liền chị Quan họ có thể biết khoảng 200 bài, lại có người biết ?ođặt câu?, ?obẻ giọng? có thể sáng tác thêm các bài ca mới. Những người này tham gia vào các bọn Quan họ của xóm của làng, trở thành các liền anh, liền chị. Trong số họ lại xuất hiện những nghệ nhân nổi tiếng được cộng đồng thừa nhận(2).
    Không biết từ bao giờ đã có qui định, Quan họ là hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ, nói đúng hơn là đối đáp giữa các liền Anh của một bọn Quan họ của làng này với các liền Chị của một bọn Quan họ của làng khác. Bọn Quan họ liền anh, liền chị trong cùng một làng có thể tập với nhau trong làng nhưng không hát đối đáp với nhau ở lễ hội hoặc trong các dịp hội hè. Một số bọn Quan họ còn tổ chức kết bạn giữa bọn liền anh Quan họ làng này với bọn Quan họ liền chị ở làng khác (Bồ Sơn - Y Na, Diềm và Bịu...)
    Theo qui định bất thành văn, một bọn Quan họ chỉ hạn chế khoảng 7, 8 thành viên kêu bằng anh (chị) hai, ba, tư, năm, sáu, nếu thêm thì không gọi là bảy, tám mà gọi là ba, tư (bé). Chính vì sự hạn chế về số lượng, nên ở những làng Quan họ phát triển như làng Diềm (Viêm Xá) có đến 10 bọn Quan họ, Lim có 8 bọn, Trà Xuyên 6 bọn. Có lẽ cũng vì vậy mà Quan họ kết bọn theo các xóm. Song, không phải làng nào cũng có cả bọn Quan họ nam và bọn Quan họ nữ (Diềm), một số làng chỉ có bọn Quan họ nam mà không có quan họ nữ (Thị Cầu, Ngang Nội, Sen Hồ...).
    Việc đào tạo thế hệ tương lai cho Quan họ trước đây được thực hiện trong cộng đồng, các anh nhớn, chị nhớn Quan họ truyền dạy cho các bọn Quan họ lớp sau, hoặc do các nghệ nhân quan họ cao tuổi trong xóm, làng truyền dạy theo lối truyền trực tiếp. Việc kết bọn trong từng xóm rất tiện cho việc luyện tập, truyền dạy như vậy.
    Bài bản Quan họ được sáng tác có những bài không còn rõ nguồn gốc xuất phát từ làng nào, nên được gộp chung vào Quan họ Kinh Bắc. Tuy nhiên hiện vẫn còn phân biệt được có những bài riêng của từng làng. Vì các làng Quan họ có tục kết chạ, nên mỗi năm các bọn Quan họ lại bí mật sáng tác ra những bài bản mới để đối đáp với nhau như một thứ ?ocủa độc?. Mỗi làng có một số bài hát được coi là sáng tác riêng của làng mình, tỉ dụ như làng Thị Cầu có các bài: Lã Vọng buông câu; Bát tiên quá hải, Anh hùng tương ngộ; vùng Lim nổi tiếng với các bài: Con ếch, Thân lươn, Xúc miệng, ấm đồng, Lên núi Ba Vì; ở làng Diềm có các bài tủ như: Hừ la, Cầm Bằng, Cơm vàng, Đi cấy...
    Trong một làng Quan họ, bên cạnh dân ca Quan họ trong quá trình giao lưu tiếp xúc với bên ngoài, cũng có thể còn có các lọai hình văn nghệ dân gian khác như: Tuồng (Viêm Xá, Thị Cầu, Hoài Bão), chèo (Ngang Nội, Khúc Toại, Viêm Xá), chèo Chải Hê (Lũng Giang, Tam Sơn), trống Cổ Bộ ( Thị Cầu), ca trù (Trà Xuyên, Lũng Giang), múa rối cạn (Trà Xuyên), hát ghẹo (Viêm Xá), hát ví (Quế Võ), hát trống quân (Đông Mơi)... Vì vậy, cũng dễ hiểu vì sao trong Quan họ có những sáng tác chịu ảnh hưởng của một số loại hình văn nghệ dân gian khác như: Tuồng, chèo, ghẹo, hát đúm, hát ví? Lời ca Quan họ cũng như các làn điệu dân ca khác chủ yếu nêu lên tình yêu quê hương đất nước, tình yêu nam nữ, thắt chặt mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, tình yêu lao động, phục vụ nghi lễ tín ngưỡng...
    Không gian sinh hoạt Quan họ được thực hiện tại một số địa điểm gọi là ?onhà chứa? trong xóm, thường là nhà của các ông (bà) trùm hoặc trong nhà thành viên của bọn. Quan họ biểu diễn trong các dịp hội hè giữa các liền anh, liền chị tại lễ hội ở các di tích như: Đình chùa, đền, lăng mộ(3). Người Quan họ ca sự tại đình, tại nhà chứa, tại lễ hội, ngoài sông Ngũ Huyện Khê (ruớc Chăm Khê), có khi tại khu vực nhà các thành viên Quan họ (Quan họ trùm đầu).v.v.

  9. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Tiếp....
    Thời gian thực hiện biểu diễn Quan họ vào những lúc nông nhàn, các làng Quan họ cũng như các làng nông nghiệp khác, bên cạnh nghề nông là chính ?odĩ nông vi bản? thì đều có nghề phụ. Tuy nhiên vào những dịp rảnh rỗi, đặc biệt vào mùa xuân, mùa lễ hội trong một năm theo nông lịch là lúc Quan họ Kinh Bắc phô diễn tập trung nhất. Với người Kinh Bắc, Quan họ từ lâu đã là một phần của lễ hội bên cạnh các hoạt động truyền thống khác, tỉ dụ như làng Đông Mơi hát Quan họ trước khi rước thành hoàng; làng Nhồi Quan họ tham gia rước bà Đống; ở Chăm Khê Quan họ tham gia vào tục tắm Phật, ở Diềm (Viêm Xá) Quan họ tham gia lễ cầu đảo. Ngoài ra cũng có những sinh hoạt Quan họ vào một số thời điểm khác trong năm nhưng không tập trung, phổ biến của cả vùng Kinh Bắc như Quan họ ?otrùm đầu? hát vào mùa thu.
    Trong các họat động của lễ hội Quan họ có thể được tổ chức thành một hoạt động riêng, đồng thời được tổ chức như một hoạt động của lễ hội bên cạnh các trò chơi hấp dẫn khác như: Đánh đu, chọi gà, đấu vật, dệt vải, thi làm cỗ...
    Thành phần tham gia vào các hoạt động biểu diễn của các ?ocanh? Quan họ ngoài các liền anh, liền chị trong các bọn Quan họ phải kể đến lực lượng đông đảo là cư dân trong cộng đồng, những người này hầu hết đều có ?omáu? Quan họ, vì thế họ rất am hiểu và khích lệ hát Quan họ, tuy rằng trước đây hát Quan họ không có nhạc cụ, không có khuyếch đại âm thanh. Nhưng sự cổ vũ của cộng đồng làm cho các ?ocanh? Quan họ thêm náo nhiệt, hấp dẫn.
    Trong những năm qua, do những biến động của lịch sử đất nước, Quan họ đã trải qua nhiều nỗi thăng trầm, nhất là trong thời kỳ đất nước trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tưởng đâu các di sản văn hóa của chúng ta đã bị biến mất cùng với sự hủy diệt của bom đạn. Nhưng do nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhất là những người tâm huyết với các vốn cổ dân gian của đất nước, Quan họ nói riêng, văn nghệ dân gian ở nước ta nói chung, vẫn được bảo tồn. Trong thời gian chiến tranh bom đạn, Quan họ vẫn được nghiên cứu, sưu tầm, đến năm 1969 tỉnh Hà Bắc thành lập đoàn dân ca Quan họ. Năm 1994 thành lập Trung tâm văn hóa Quan họ Bắc Ninh, nhằm nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị của Quan họ. Việc giảng dạy Quan họ tại trường Trung học Văn hóa nghệ thuật Hà Bắc (nay là Bắc Ninh) đã cho thấy sự quan tâm nhiều mặt của địa phương đối với việc gìn giữ trao truyền và phát huy các giá trị của dân ca Quan họ. Các hội thi, hội diễn Quan họ, các cuộc hội nghị, hội thảo về Quan họ, nhiều tài liệu, giáo trình giảng dạy Quan họ được biên soạn. Nhiều cá nhân tham gia sưu tầm về Quan họ, trong những năm qua, là những minh chứng cho sức hấp dẫn và sự bền vững của Quan họ trong lòng người Kinh Bắc và nhân dân cả nước.
    Sau khi đất nước ta tiến hành đổi mới, mở cửa, hội nhập, cơ hội bảo tồn và phát huy giá trị vốn cổ, trong đó có Quan họ, đã được mở ra mạnh mẽ hơn. Năm 1998 Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Ban Chấp hành Trung ương ********************** về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như một luồng gió mới tạo đà cho các di sản văn hóa trong đó có Quan họ khởi sắc. Năm 2001 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật di sản văn hóa, trong đó có một chương dành riêng quy định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã tạo nên một nền tảng pháp lý vững chắc cho sự bảo tồn bền vững Quan họ. Song song với đường lối của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước, Chương trình mục tiêu Quốc gia về Văn hóa - Thông tin của Chính phủ được Bộ Văn hóa - Thông tin triển khai đã giúp cho Quan họ được sưu tầm, lưu trữ một cách có bài bản hệ thống, một số nghệ nhân Quan họ đã được phong danh hiệu cao quý như: Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ nhân Quan họ. Trên đà phát triển của quê hương đất nước, nhiều bọn Quan họ mới, gồm các liền anh liền chị trẻ trung trong một số làng Quan họ gốc được thành lập. Quan họ được quảng bá nhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều đoàn Quan họ được mời đi biểu diễn tại các địa phương trong cả nước và xuất ngoại. Vị thế của Quan họ ngày càng được tôn vinh cùng các nghệ thuật dân gian khác trên đất Kinh Bắc và cả nước.
    Tuy có những nỗ lực và những thành tựu như trên, nhưng không phải Quan họ đã được bảo tồn bền vững, tôi nghĩ rằng, vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn đe dọa làm biến dạng và sai lệch, thậm chí hủy hoại Quan họ, cần hết sức lưu ý.
    Theo quan sát của chúng tôi, ngày nay môi trường thiên nhiên và xã hội của vùng Kinh Bắc đang thay đổi nhanh chóng với sự xuất hiện của đường cao tốc, các khu công nghiệp, các khu đô thị, cơ cấu lao động đang dần được thay đổi. Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện giao thông, phương tiện nghe nhìn, công nghệ thông tin, sự xâm nhập của nhạc nhẹ và các loại hình nghệ thuật khác đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại bền vững của Quan họ nói riêng, các loại hình dân ca nói chung. Nếu chúng ta không có sự nghiên cứu sâu, phối hợp tốt giữa các dự án phát triển và bảo tồn di sản, thì các không gian ra đời và biểu diễn của Quan họ sẽ dễ dàng bị mất đi. Làng thôn đang đô thị hóa, khuôn viên các di tích nơi diễn ra các lễ hội đang dần bị thu hẹp nhường chỗ cho các công trình phát triển hạ tầng, kinh tế của các tổ chức, cá nhân.
    Việc đào tạo nghệ nhân Quan họ theo trường lớp với các nhạc cụ theo kiểu phương Tây có thể làm phong phú thêm Quan họ, nhưng cũng rất dễ làm biến dạng Quan họ gốc, vì vậy cần kết hợp đào tạo tại các trường lớp với việc đi thực tế tại các làng Quan họ. Việc cọ sát với thực tế sẽ giúp các liền anh liền chị sống trong các không gian tự nhiên và xã hội nơi sản sinh ra Quan họ, từ đó họ sẽ có những cảm xúc thực hơn khi học tập và biểu diễn.
    Việc xây dựng các đội Quan họ (Trung tâm văn hóa Quan họ) phục vụ ngoài không gian vốn có của Quan họ cũng là vấn đề cần lưu ý, nên kết hợp biểu diễn và nghiên cứu, kết hợp giữa biểu diễn trên sân khấu (ngoài các dịp lễ hội) ở các nhà hàng, khách sạn... với biểu diễn trong các không gian, thời gian gốc của Quan họ. Có như vậy các liền anh, liền chị của các đội Quan họ mới có dịp sống trong không gian thực, thời gian thực, nơi Quan họ tồn tại và phát triển.
    Việc sáng tác đưa thêm các bài bản Quan họ mới, đặt lời mới là phù hợp với sự phát triển của Quan họ, nhưng cần tránh lạm dụng, đơn giản hóa vấn đề trong các sáng tác.
    Để góp phần bảo tồn dân ca Quan họ, chúng tôi nghĩ rằng, ngoài các đề xuất trên, trong thời gian tới, chúng ta cần lưu ý bảo tồn dân ca Quan họ không đơn thuần chỉ nhằm bảo tồn nghệ nhân và bài bản Quan họ. Để Quan họ tồn tại bền vững cần xây dựng một Dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ mang tính tổng thể, lâu dài bao gồm tất cả những gì liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của Quan họ, từ không gian tự nhiên, xã hội nơi Quan họ ra đời, biểu diễn, thời gian hoạt động Quan họ đến các hoạt động để bảo tồn và phát huy giá trị Quan họ, cụ thể là:
    - Tập trung bảo tồn các lễ hội gốc tại các làng Quan họ, những lễ hội có hát Quan họ và có những hoạt động liên quan đến Quan họ. Các lễ hội này trước đây đã tương đối ổn định về lịch thời gian của các hoạt động hội cũng như bố trí không gian cho các hoạt động này. Vì vậy không nên xây dựng những kịch bản hoặc có những sự can thiệp làm thay đổi thời gian, không gian và các hoạt động lễ hội. Như trên đã nêu, lễ hội tại các làng Quan họ đã được ấn định, hết lễ hội của làng này là đến hội tại làng khác. Do đó sự chuyển dịch lễ hội của một làng có thể ảnh hưởng đến hoạt động chung của các lễ hội. Trong mỗi lễ hội, các hoạt động đã được bố trí thời gian và địa điểm thích hợp. Sự thay đổi lịch trình và không gian hoạt động của từng lễ hội lại có thể làm xáo động toàn bộ họat động trong một lễ hội. Vì vậy cần tạo điều kiện để Quan họ được thực hiện đúng trong khung thời gian truyền thống vào các dịp hội xuân và mùa thu.
    - Bên cạnh khung thời gian, các không gian liên quan đến hoạt động Quan họ gốc cần được chú ý bảo tồn: Các không gian lễ hội có diễn ra hát Quan họ chủ yếu tại các khu vực đình, chùa, đền, miếu, các con đường hành lễ trên bộ, trên sông, ao hồ, những nơi theo tập quán đã được dành... cho hát Quan họ. Song song với việc bảo tồn các lễ hội và không gian dành cho Quan họ trong các lễ hội cần chú ý bảo tồn những nơi liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Quan họ, như: Các cộng đồng (làng Quan họ) gốc, các nhà chứa, những nơi thực hành hát Quan họ ?otrùm đầu?.
    Việc bảo tồn các làng Quan họ gốc liên quan đến các dự án và quy hoạch phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp đang diễn ra rất mạnh mẽ tại Bắc Ninh. Vì vậy cần có sự phối kết hợp tốt giữa những người làm công tác bảo vệ di sản nói chung, dân ca Quan họ nói riêng, trong công tác làm quy hoạch, nhằm đảm bảo các quy hoạch phát triển không tác động xấu đến việc bảo tồn các di sản vật thể và phi vật thể tại địa phương. Nếu có sự phối kết hợp tốt giữa các ngành thì các dự án phát triển còn có thể có những tác động tích cực đến việc bảo tồn di sản văn hóa.
    - Nói bảo tồn Quan họ hay các loại hình văn nghệ dân gian truyền thống thì điều tối quan trọng là việc bảo tồn đội ngũ nghệ nhân. Đối với Quan họ tức là bảo tồn cộng đồng (làng, xóm), các bọn Quan họ liền chị, liền anh, các nghệ nhân Quan họ trong các làng Quan họ bằng các hình thức thích hợp. Bên trên đã nêu một số hình thức trước đây đã làm, có lẽ đã đến lúc chúng ta cần điều tra, nghiên cứu đánh giá một cách nghiêm túc những thể nghiệm trước đây, để có thể kết hợp được những hình thức khuyến khích động viên của nhà nước với những cách thức hoạt động trong cộng đồng và nguyện vọng của các làng Quan họ. Cần kết hợp chặt chẽ các hình thức hoạt động của Nhà nước và các hoạt động trong cộng đồng để bảo tồn Quan họ một cách thật tốt. Sao cho Quan họ do nhà nước tổ chức không xa rời gốc rễ, Quan họ trong cộng đồng nhận đuợc nhiều sự khích lệ hơn về tinh thần và vật chất, đồng thời có điều kiện giới thiệu rộng rãi với công chúng.
    - Để có đội ngũ kế cận cần chú ý tăng cường đào tạo nghệ nhân Quan họ trong cộng đồng theo hình thức truyền thống. Đây là một việc làm tối quan trọng, bởi vì nếu chỉ dựa vào sự đào tạo của các trường chuyên nghiệp Quan họ sẽ dần dần xa rời gốc rễ. Để khuyến khích và tạo điều kiện cho các nghệ nhân, rất cần áp dụng hình thức công nhận tôn vinh nghệ nhân, có chế độ đãi ngộ đối với các nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cơ sở vật chất để các nghệ nhân chăm lo việc truyền dạy trong các làng Quan họ
    - Những năm vừa qua chúng ta đã tổ chức sưu tầm các bài bản Quan họ, nay cần tăng cường hơn nữa, cần sử dụng cả các hình thức thủ công và các phương tiện công nghệ hiện đại để sưu tầm lưu trữ.
    - Đối với Quan họ cũng như các hình thức văn nghệ dân gian khác, theo tôi, Nhà nước không nên bao cấp mà nên khuyến khích cộng đồng tham gia công tác bảo tồn, chỉ khi cộng đồng yêu và chủ động gìn giữ thì Quan họ mới có thể được bảo tồn bền vững. Việc tổ chức các hội thi trước đây là một ví dụ được dư luận đánh giá tốt. Hình thức thi hát trên sân khấu cho lớp trẻ tiến hành song song với thi hát đối cho cả các đối tượng Quan họ già và trẻ, với yêu cầu người tham dự phải thuộc một số bài hát (15 bài trở lên sau mỗi kỳ hội thi hàng năm) mới được tham gia hát đối, đã tạo ra phong trào dạy và học hát Quan họ rất đáng được duy trì, nhân rộng.
    Trong thời đại ngày nay, việc mở cửa hội nhập, xây dựng nền kinh tế thị trường không tránh khỏi sự du nhập của các nền văn hóa khác và xu hướng thương mại hóa. Thay vì nêu ra những cảnh báo chung chung về các nguy cơ, chúng ta cần chủ động phát huy các giá trị di sản văn hóa, lôi kéo nhiều hơn nữa các công chúng trẻ tuổi đến với Quan họ, chủ động lựa chọn hình thức để bảo tồn bền vững các giá trị văn hóa trong cơ chế thị trường, tranh thủ những ưu thế của cơ chế thị trường để bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Nên tìm các hình thức hoạt động phù hợp vừa bảo tồn được Quan họ vừa khích lệ người Kinh Bắc giữ gìn, phát huy giá trị Quan họ bằng cách tạo điều kiện cho họ có thể hưởng lợi từ chính Quan họ. Trước mắt nên thiết lập tuyến du lịch văn hóa Quan họ để đưa khách du lịch đến với các làng Quan họ gốc và những nghệ nhân Quan họ tại các làng Quan họ, tạo điều kiện cho họ có điều kiện phát huy và hưởng lợi qua phục vụ du lịch và quảng bá hình ảnh của Quan họ trên chính nơi Quan họ sinh ra.
    Kinh nghiệm thời gian qua cho thấy, thời điểm khó khăn nhất trong việc bảo vệ Quan họ đã qua, hiện nay tại địa phương các phong trào hát Quan họ đã được chú ý, nếu chúng ta có những biện pháp thích hợp thì Quan họ sẽ được bảo tồn và phát huy giá trị ngày một tốt hơn. Điều này đòi hỏi sự năng động của cả cơ quan nhà nước, cộng đồng và những người dân Quan họ./.
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Trong văn hoá quan họ, người ta không lạ gì tên gọi : Liền anh, liền chị.
    Chữ "liền" ở đây nghĩa là gì nhỉ? Ai biết thì giải thích giùm tui với !

    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 18:49 ngày 22/11/2006

Chia sẻ trang này