1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu và thưởng thức những làn điệu quan họ Bắc Ninh!

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi fantasy2000, 13/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Mời các bạn vào đây download một bài quan họ (có hình) để thưởng thức. Theo tui bản này khá thành công.
    http://www.megaupload.com/?d=AE4NGGGM
    Sau khi vào trang này rồi, để ý dòng chữ : Please enter ...
    Đánh các ký tự bên trái vào ô trống bên phải rồi bắt đầu kích chuột vào nút Download (hoặc ENTER), sau đó đợi một lát , sau khi xuất hiện dòng chữ "Click here to download" thì kích vào để download.
  2. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Quan họ - Câu hát giao duyên của người Việt
    (ST)
    Trong dòng văn hoá và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ ngàn xưa, giữa sự đa dạng và đa diện của các dòng dân ca: chèo của Thái Bình, Nam Định, chèo tàu Hà Tây, hát dặm Nghệ An, Hà Tĩnh, ca trù ca Huế, dân ca Nam bộ... vẫn lấp lánh một dòng dân ca riêng biệt, đặc sắc và độc đáo, đó là dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh.
    Quan họ tựa như một làn điệu hội tụ "khí chất" của rất nhiều làn điệu dân ca: cái trong sáng, rộn ràng của chèo; cái thổn thức, mặn mà của hát dặm; cái khoan nhịp, sâu lắng của ca trù; cái khoẻ khoắn, hồn nhiên của dân ca Nam Bộ... Nhưng trên hết, Quan họ mang "khí chất" của chính Quan họ, là hồn của xứ sở Quan họ, là "đặc sản" tinh thần của Kinh Bắc - Bắc Ninh.
    Có lẽ không người Việt Nam nào lại không nhớ một đoạn hay một vài bài dân ca Quan họ. Dân ca Quan họ nổi tiếng không chỉ là nhờ ở lời ca trữ tình, nồng nàn yêu cuộc sống và tình yêu lứa đôi, hoặc với 200 làn điệu âm nhạc đặc sắc mà còn do những đặc điểm khác hiếm thấy ở những làn điệu dân ca khác. Từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cho đến lối ứng xử trong ngày hội, người Quan họ đều từ tốn, phong nhã. Với người Quan họ, ngày xưa khách đến phải là:
    "Mấy khi khách đến chơi nhà
    Lấy than, quạt nước tiễn trà người xơi
    Trà này ngon lắm người ơi
    Người xơi một chén cho tôi bằng lòng"
    Quan họ bắt nguồn từ lối hát đối đáp giao duyên nam nữ nhằm phục vụ lao động. Dù phương thức có biến chuyển đến đâu thì vẫn giữ cái nền sơ khai là giao duyên lao động. Luật của hát quan họ là bao giờ cũng phải hát đôi, phải đối giọng. Khi một đôi của nhóm bạn hát thì bên này cũng chuẩn bị một đôi khác hát đối lại.
    Giá trị của dân ca quan họ cổ truyền được thể hiện không chỉ bằng những bài ca lời đẹp, giọng hát hay, bằng phong cách lịch sự, trang nhã... mà bằng cả những lề lối, tập quán đặc sắc kèm theo nó. Liền anh, liền chị trong quan họ luôn giao du, đi hát với nhau, nhưng không bị sa vào rượu chè, vào những quan hệ buông thả. Khi đi hát thì rất vui vẻ, say sưa, nhưng tránh nhất là thái độ lả lơi, sàm sỡ.
    Về cách xưng hô, quan họ lịch sự, nhún nhường, thường tự xưng là em, dù đó là nam hay nữ, già hay trẻ, ví như: "Thưa chị hai, chị ba, biết thì ca trước lên để anh em chúng em tiếp bước theo sau". Hoặc khi được liền anh mời trầu, liền chị đáp lại:
    "Chị em chúng em cả sữa no căng
    Ǎn trầu đã vậy biết nói năng thế nào"
    Bên liền anh cũng như bên liền chị đều tôn trọng nhau, cho nên trong câu quan họ, họ thường gọi nhau là người.
    "Người ơi ! Người ở đừng về
    Người đừng tưởng gió trông mây..."
    "Người về em dặn người rằng
    Đâu hơn người ấy, đâu bằng đợi em"
    Trong giao tiếp, quan họ, ngoài việc xưng hô ý tứ, tôn trọng nhau, lời Zn ý ở cũng được nghệ nhân răn dạy rất chu đáo, không gặp gì nói nấy, gặp gì làm nấy. Các cụ dặn rằng: Đã là người làng quan họ không phải chỉ biết hát mà phải am hiểu cả lề lối, tập quán, phải hiểu từng lời ăn ý ở đến những tập tục ăn nói, lúc đứng lúc ngồi. Quan họ muốn mời nhau về nhà hát phải nói năng ý tứ lắm: "Mời quan họ liền anh sang chơi bên nhà chúng em, trước là thăm thầy mẹ chúng em, sau là cho chúng em học đòi quan họ vài đôi lối..."
    Và liền anh đáp lời: "Em đỡ lời chị Hai, chúng em chỉ sợ nắng mưa thì tốt lúa đồng, chúng em nZng đi lại thì thầy mẹ lại coi thường chúng em ra".
    Ngay trong lúc nói "kháy" nhau, ý muốn nói vốn liếng của các liền anh về quan họ chưa có là bao, đừng tỏ ra ta đây, thì người quan họ cũng rất lịch sự: "Dạ thưa anh Hai, anh Ba... biết thì đi chợ xa, còn chị em chúng em không biết thì đi bảy mươi ba cái chợ gần đấy ạ".
    Khi hát đối đáp, nếu bên liền chị ra một vế đối, bên liền anh đáp đúng thì bên liền chị lên tiếng: "Dạ, thưa liền anh, tương hằng rồi đấy ạ". Nếu bên liền anh ca sai thì bên liền chị lê tiếng: "Dạ thưa liền anh, ca bất hợp rồi đấy ạ".
    Khi canh hát đã về khuya, quan họ chủ trương mời mọi người giải lao ăn cơm, họ nói bằng một giọng văn hoa, lễ phép, khiêm tốn: "Hôm nay bên liền chị sang bên đất nhà em, anh em nhà em có mâm cơm, thì đầu mâm đĩa muối, cuối mâm đĩa gừng, mâm đan bát đàn, để xin mời đương quan họ dựng đũa, lên chén, để anh em chúng mình được thừa tiếp đấy ạ".
    Trong bữa ăn, các liền anh thấy các liền chị ăn uống nhỏ nhẹ rụt rè thì mời khéo:
    "Cơm hẩm ăn với rau dưa
    Quan họ làm khách em chưa bằng lòng, đấy ạ"
    Liền chị đáp lại:
    "Liền anh nói vậy chứ:
    Cơm trắng ăn với thịt gà
    Tuy rằng ăn ít nhưng mà no lâu đấy ạ"
    Và đến lúc phải về, cuộc chia tay thật khó dứt, vì lời ca bao giờ cũng níu chân người ta lại: "Người ơi người ở đừng về..."
    Tiếng nói của quan họ thật ý nhị, thật văn hoa. Ngôn ngữ trong quan họ thật mềm mại, khéo léo, tinh tế và đậm đà tình người. Người quan họ không chấp nhận sự thô kệch, vụng về, mà coi trọng sự lịch thiệp, thanh nhã trong mọi cử chỉ, giao tiếp. Lề lối, tập quán trong quan họ tuy không ai soạn thành văn, nhưng từ đời này, qua đời khác mọi người đều tuân thủ. Nếu quan họ nhỡ một lời, làm vụng một việc thì lòng riêng cứ băn khoăn mãi.
    Và như sông Cầu không bao giờ cạn, mạch sống của khúc nhạc, lời ca Quan họ cũng không khi nào nhạt phai dù đã trải qua bao đời người và bao nhiêu biến động thời thế. Rời quê hương quan họ, đâu đó lời ca hoà trong gió "Quan họ ở chúng em ra về"... Với sức hấp dẫn mạnh mẽ, tiêu biểu cho văn hoá dân gian, hát quan họ là một tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, nó cần được tiếp tục nuôi dưỡng, trân trọng gìn giữ và lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau.

  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    1.Tuy nhiên vào những dịp rảnh rỗi, đặc biệt vào mùa xuân, mùa lễ hội trong một năm theo nông lịch là lúc Quan họ Kinh Bắc phô diễn tập trung nhất
    ++ dùng chữ phô diễn chưa hay.
    2.+ Thành phần tham gia vào các hoạt động biểu diễn của các ?ocanh? Quan họ ngoài các liền anh, liền chị trong các bọn Quan họ phải kể đến lực lượng đông đảo là cư dân trong cộng đồng.
    + Trên đà phát triển của quê hương đất nước, nhiều bọn Quan họ mới, gồm các liền anh liền chị trẻ trung trong một số làng Quan họ gốc được thành lập.
    +++Không nên lạm dụng cụm từ : bọn quan họ.
    3.Quan họ tựa như một làn điệu hội tụ "khí chất" của rất nhiều làn điệu dân ca: cái trong sáng, rộn ràng của chèo; cái thổn thức, mặn mà của hát dặm; cái khoan nhịp, sâu lắng của ca trù; cái khoẻ khoắn, hồn nhiên của dân ca Nam Bộ... Nhưng trên hết, Quan họ mang "khí chất" của chính Quan họ, là hồn của xứ sở Quan họ, là "đặc sản" tinh thần của Kinh Bắc - Bắc Ninh.
    +++Quan họ là tên gọi chung của một loại hình dân ca có hàng trăm làn điệu. Sao lại "tựa như một làn điệu" được ?? Mà có phải nó "tụ khí chất" của nhiều làn điệu dân ca khác không? Tác giả tán quá !!
    4. Dân ca Quan họ nổi tiếng không chỉ là nhờ ở lời ca trữ tình, nồng nàn yêu cuộc sống và tình yêu lứa đôi, hoặc với 200 làn điệu âm nhạc đặc sắc mà còn do những đặc điểm khác hiếm thấy ở những làn điệu dân ca khác
    +++ quan trọng là chỉ ra được "những đặc điểm khác hiếm thấy" ấy. Cái đó mới là quan trọng.
    5. Luật của hát quan họ là bao giờ cũng phải hát đôi, phải đối giọng.
    +++ Bậy !
    6.Khi đi hát thì rất vui vẻ, say sưa, nhưng tránh nhất là thái độ lả lơi, sàm sỡ. .
    +++Có thể lả lơi trong ánh mắt chứ không lả lơi trong hành động. Và lả lơi (ánh mắt) khi hát với nhau, còn lúc trò chuyện bình thường thì đoan chính ngay thẳng.
  4. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Có một số bài viết về Quan Họ, có nhiều người cảm nhận,
    Bài sưu tầm của Kara cũng là một trong số những trích dẫn dưới đây
    Bạn nào có nhu cầu tìm hiểu kĩ thì tham khảo thêm ở một số site khác, hay sách khác nói về QUAN HỌ
    Quan họ online
    http://quanho.bacninh.gov.vn/
    Trong wikipedia.org (những điều trong đây cũng ko hòan tòan đáng tin cậy)
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%8D_B%E1%BA%AFc_Ninh
    Ở quê hương website
    http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/nr050307110202/nr050307152729/ns060314103006
    Ở Đặc trưng.net thì dẫn chứng với các dòng dân ca khác:
    http://dactrung.net/baiviet/noidung.aspx?BaiID=2IshxA%2F91X8i55%2FJFDWxjA%3D%3D
    Nói chung, thày Phái có những nhận xét rất tinh tế về bài viết sưu tầm của Kara, có điều, những người biết nhiều để đàm đạo với thày Phái về những vấn đề mà thày trích dẫn thì ko có nhiều, tôi nói đấy là trong box của chúng ta, nếu ko muốn nói là ko có,
    vì vậy, để quan họ còn là sự kiện tranh luận được, mỗi ngừoi nên tìm hiểu để mình biết một vấn đề nào đó của QUan họ thôi, biết đủ thì tất nhiên ko thể nào được:) một dòng dân ca, có cỡ hai trăm làn điệu, có nguyên bản, có giao thoa, và có mượn một số dòng dân ca khác, để quan họ ngày nay thêm phong phú, đó là sáng tạo của cha ông, đó là công sức của người đi trước,
    Có làn sóng cho rằng, quan họ nếu được nhận là Sản phẩm văn hóa phi vật thể, thì liệu quan họ gốc có còn nguyên? câu hỏi này các bạn thử trả lời xem sao:-)
    Về hành động trong quan họ, con mắt lúng liếng, bàn tay có để nhầm chỗ, thì thực ra nếu anh chị em đứng hát mà ko abc, thì có phải như xem tượng gỗ hát àh, cái hành động, để thể hiện, Quan họ hát là thể hiện khát vọng của cuộc sống, của mùa xuân, quan họ giao duyên, các hành động cũng tùy cảnh, đúng không nhỉ:) để thể hiện tình yêu đôi lứa, vân vân...
    câu cuối của thày Phái quá hay: hành động đoan chính, ngay thẳng:)
    Tức nhiên, quan họ không nhất thiết phải hát đôi, có thể hát đơn, như mọi người vẫn xem đó,
    Để tìm hiểu chính xác hơn nữa, mọi người có thể vào
    http://quanho.bacninh.gov.vn/ngqh.asp
    Vài lời gọi là cổ võ cùng thày Phái,
    Kính!
  5. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ trong dân ca quan họ
    (ST)
    Dân ca quan họ là loại hình nghệ thuật phong phú, độc đáo của dân tộc ta. Giá trị của dân ca quan họ cổ truyền được thể hiện không chỉ bằng những bài ca lời đẹp, hát hay, bằng phong cách lịch sự, trang nhã... mà bằng cả những lề lối, tập quán đặc sắc kèm theo nó. Liền anh, liền chị trong quan họ luôn giao du, đi hát với nhau, nhưng không bị sa vào rượu chè, vào những quan hệ buông thả. Khi đi hát thì rất vui vẻ, say sưa, nhưng tránh nhất là thái độ lả lơi sàm sỡ.
    Về cách xưng hô, quan họ lịch sự, nhún nhường, thường tự xưng là em, dù đó là nam hay nữ, già hay trẻ: ví như: "Thưa chị hai, chị ba, biết thì ca trước lên để anh em chúng em tiếp bước theo sau". Hoặc khi được liền anh mời trầu, liền chị đáp lại:
    Chị em chúng em cả sữa no căng
    Ăn trầu đã vậy biết nói năng thế nào
    Bên liền anh cũng như bên liền chị đều tôn trọng nhau, cho nên trong câu quan họ, họ thường gọi nhau là người.
    Người ơi ! Người ở đừng về
    Người đừng tưởng gió trông mây...
    Người về em dặn người rằng
    Đâu hơn người ấy, đâu bằng đợi em
    Nếu chúng ta thấy chữ ''''chàng'''' trong câu quan họ thì đó là ca dao mà quan họ mượn vào:
    Chăn chiếu ai trải giường này
    Đêm qua chàng ngủ đêm nay chàng nằm
    Đến chữ mình người ta cũng thấy suồng sã quá, nên khi hát quan họ đã đổi chữ mình thành chữ tình.
    Đêm qua ghé nón trông đình
    Đình bao nhiêu ngói, thương tình bấy nhiêu
    Trong giao tiếp, quan họ, ngoài việc xưng hô ý tứ, tôn trọng nhau, lời ăn ý ở cũng được nghệ nhân răn dạy rất chu đáo, không gặp gì nó nấy, gập gì làm nấy. Các cụ dặn rằng: Đã là người làng quan họ. Không phải chỉ biết hát mà am hiểu cả lề lối, tập quán nữa. Lại phải hiểu từng lời ăn ý ở đến những tập tục ăn nói, lúc đứng ngồi. Quan họ muốn mời nhau về nhà hát phải nói năng ý tứ lắm. "Mời quan họ liền anh sang chơi bên nhà chúng em, trước là thăm thầy mẹ chúng em, sau là cho chúng em học đòi quan họ vài đôi lối..."
    Và liền an đáp lời: "Em đỡ lời chị Hai, chúng em chỉ sợ nắng mưa thì tốt lúa đồng, chúng em năng đi lại thì thầy mẹ lại coi thường chúng em ra".
    Ngay trong lúc nói "kháy" nhau, ý muốn nói vốn liếng của các liền anh về quan họ chưa có là bao, đừng tỏ ra ta đây, thì người quan họ cũng rất lịch sự: "Dạ thưa anh Hai, anh Ba... biết thì đi chợ xa, còn chị em chúng em không biết thì đi bảy mươi ba cái chợ gần đấy ạ".
    Có các nói rurn rẩy (danh từ của "đường quan họ"): "Thực là anh Hai cứ đánh lửa cho đau lòng khói". Cách nói đưa đẩy: "Anh Hai, anh Ba nói mà như sấm bên Đông, chớp động bên Tây, mưa tỉnh Hà Nội mà đây ướt đường đấy ạ". Hoặc cách nói khách khí: "Dạ thưa chị Hai, đã có lòng sang đất nhà chúng em, thì cho anh em chúng em được thừa tiếp dăm ba lối nữa".
    Khi hát đối đáp, nếu bên liền chị ra một vế đối, bên liền anh đáp đúng thì bên liền chị lên tiếng: "Dạ, thưa liền anh, tương hằng rồi đấy ạ". Nếu bên liền anh ca sai thì bên liền chị lê tiếng: "Dạ thưa liền anh, ca bất hợp rồi đấy ạ".
    Khi canh hát đã về khuya, quan họ chủ trương mời mọi người giải lao ăn cơm, họ nói bằng một giọng văn hoa, lễ phép, khiêm tốn: "Hôm nay bên liền chị sang bên đất nhà em, anh em nhà em có mâm cơm, thì đầu mâm đĩa muối, cuối mâm đĩa gừng, mâm đan bát đàn, để xin mời đương quan họ dựng đũa, lên chén, để anh em chúng mình được thừa tiếp đấy ạ".
    Trong bữa ăn, các liền anh thấy các liền chị ăn uống nhỏ nhẹ rụt rè thì mời khéo:
    Cơm hẩm ăn với rau dưa
    Quan họ làm khách em chưa bằng lòng, đấy ạ.
    Liền chị đáp lại:
    Liền anh nói vậy chứ:
    Cơm trắng ăn với thịt gà
    Tuy rằng ăn ít nhưng mà no lâu đấy ạ.
    Tiếng nói của quan họ thật là ý nhị, thật là văn hoa. Ngôn ngữ trong quan họ mềm mại, khéo léo, tinh tế và đậm đà tình người. Người quan họ không chấp nhận sự thô kệch, vụng về, mà coi trọng sự lịch thiệp, thanh nhã trong mọi cử chỉ, giao tiếp. Lề lối, tập quán trong quan họ tuy không ai soạn thành văn, nhưng từ đời này, qua đời khác mọi người đều tuân thủ. Nếu quan họ nhỡ một lời, làm vụng một việc thì lòng riêng cứ băn khoăn mãi.

  6. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Em xin góp vui vài hình ảnh về quan họ. Em cũng là nguời yêu thích câu hát quan họ nhưng chỉ hơi buồn là ko thể hát dc no. hì hì[​IMG]
  7. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  8. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    [​IMG][​IMG][​IMG]
  9. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  10. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Dân ca quan họ Bắc Ninh: Phải tôn vinh và chuyển giao
    Hội thảo quốc tế: "Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại (qua trường hợp quan họ Bắc Ninh)" do Viện Văn hoá Thông tin (Bộ VHTT) tổ chức trong hai ngày (29-30.3 tại Hà Nội). Có hàng trăm nhà nghiên cứu khoa học, nhà hoạt động văn hoá, nhà quản lý... trong và ngoài nước tham gia
    Sau nhã nhạc cung đình Huế và gần đây nhất là Di sản văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, hội thảo lần này là một phần việc để hoàn tất hồ sơ dự án quan trọng trình lên UNESCO công nhận văn hoá quan họ (QH) là kiệt tác truyền khẩu phi vật thể của nhân loại.
    Để chuẩn bị, Viện VHTT đã có trên 520 công trình nghiên cứu và được chọn trong số đó tuyển tập: "Không gian văn hoá quan họ Bắc Ninh" dày hơn 1.300 trang được coi là tài liệu tham khảo đáng tin cậy, ngoài ra hội nghị còn nhận được rất nhiều tham luận của các học giả trong, ngoài nước làm phong phú thêm những hiểu biết về vùng văn hoá đặc sắc này.
    Các đại biểu còn đi điền dã tới làng Viêm Xá (làng Diềm) - Yên Phong, Bắc Ninh, có đền thờ vua Bà được coi là thuỷ tổ của QH, dự lễ cùng dân làng Diềm cầu mưa, được xem những trò vui như cướp cầu của trai làng, được nghe các "bọn QH" nam nữ, mà như lời PGS-TS Nguyễn Tri Nguyên - Phó Viện trưởng Viện VHTT thì: "Là hệ thống di tích kiến trúc truyền thống trong đó tiêu biểu nhất là kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng, đó là không gian cho mọi sinh hoạt văn hoá lễ hội và sinh hoạt dân ca QH...".
    Trong bài phát biểu tại hội thảo, TS Lauren Meeker - Đại học Columbia, Hoa Kỳ - lần đầu tiên nghe nghệ nhân hát QH - hoàn toàn ngạc nhiên về nghệ thuật cơ thể của người biểu diễn. Ông đã mua đĩa CD QH, nhưng dù thật khó khăn đã phân biệt được "QH cổ" và "QH mới", rồi dần dà không mấy hứng thú với thứ QH mới này! Và trong bài tham luận, ông đã xem xét quan hệ giữa QH và nghệ thuật diễn xuất, cũng như sự dịch chuyển từ làng ra sân khấu hiện đại... và ông cũng hiểu hai từ rất khác nhau là: "Chơi QH" và "hát QH" một cách rất "thông tin đại chúng".
    Theo nhà nghiên cứu QH "lão làng" Trần Linh Quý thì: "Có trên 230 giọng QH đã được các nghệ nhân thừa nhận, có khoảng 330 bài gồm những đoạn thơ, bài thơ chủ yếu là thể lục bát, mà trong TK 19, TK 20 các nghệ nhân QH truyền thống đã bàn giao cho các nhà sưu tầm lưu giữ cho đến hôm nay".
    Và theo ông, sau 1954 QH được khai thác làn điệu, đặt lời mới thành ra ca cảnh diễn trên sâu khấu làm biến dạng QH, cũng như lề lối ứng xử QH truyền thống. Rồi các đoàn QH của tỉnh đã phải đi học truyền khẩu các nghệ nhân. Mỗi đợt vài bài, các nghệ nhân nghe lại, thấy được mới tiếp tục học bài khác...
    Di sản VHQH đã được tỉnh Bắc Ninh rất quan tâm bảo tồn, phát huy. Nhiều công trình nghiên cứu ra đời, đáng kể là tập sách 300 bài QH (Viện Âm nhạc VN xuất bản) của NS Hồng Thao. PGS-TS Đặng Việt Bích - Phó Viện trưởng Viện VHTT cho biết, đã có dự án bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá do Quỹ Ford tài trợ, "đưa sân khấu truyền thống vào nhà trường", rồi dự án của UNESCO do Trường CĐ VHNT TPHCM thực hiện... Thạc sĩ Hoàng Hương (TPHCM) nhận xét QH không còn là tài sản riêng của Bắc Ninh nữa, mà nó đang được "Nam tiến" không riêng người Bắc, mà rất nhiều người Nam Bộ nghiền dân ca này.
    Ông Nguyễn Công Ngọ - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, nêu quyết tâm của tỉnh là bằng mọi cách phải lưu giữ bằng được di sản QH. Tuy nhiên sự mai một giá trị VHQH cũng đang báo động vô cùng khẩn cấp. Những bản tham luận của GS Chan Chenong; GS Gisa Johnichen; GS Peter Bâumann, Ngô Đức Thịnh, Dương Viết Á... rất có giá trị về khoa học, nhằm xác định rõ hướng bảo tồn để di sản văn hoá được lưu giữ có hiệu quả.
    Thay mặt lãnh đạo Bộ VHTT, Thứ trưởng Trần Chiến Thắng đã khẳng định: "Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học, tư vấn cho lãnh đạo bộ để đề ra chính sách, kế hoạch, biện pháp cụ thể trong sự nghiệp phát huy di sản văn hoá dân tộc". Đặc biệt tại hội thảo còn có Vụ trưởng Vụ Di sản UNESCO Gadi Gmôme Zulu, và bà Norica Aikwa - cố vấn Tổng GĐ UNESCO cũng tham dự.
    ST

Chia sẻ trang này