1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu và thưởng thức những làn điệu quan họ Bắc Ninh!

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi fantasy2000, 13/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Sao mà ảnh nhỏ quá vậy haha, lấy từ VCD hả?
    Ai đó hát quan họ rồi post lên KBC đi. À, đúng rồi, mở một topic nhạc tự diễn, quay các bài hát karaoke đạt chất lượng hàng Việt Nam chất lượng cao trong các buổi offline. Sau đó up lên KBC.
    Hì, được không? Ai đồng ý thì không giơ tay
  2. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    ý kiến đó hay đó sinh_vien. Các anh chị làm gương post trc nhé. hhihì em sẽ là giám khảo chấm điểm, nếu ai hát hay và chuẩn nhất sẽ có giải thưởng. Cái giề chưa nói dc " thuộc bí mật quốc gia" mà.
    Sao mà ảnh nhỏ quá vậy haha, lấy từ VCD hả?
    Ai đó hát quan họ rồi post lên KBC đi. À, đúng rồi, mở một topic nhạc tự diễn, quay các bài hát karaoke đạt chất lượng hàng Việt Nam chất lượng cao trong các buổi offline. Sau đó up lên KBC.
    Hì, được không? Ai đồng ý thì không giơ tay
    [/quote] [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  3. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa Quan họ với lễ hội truyền thống
    ST
    Văn hoá Quan họ là một loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp gắn liền với những sinh hoạt văn hoá cộng đồng của cư dân Bắc Ninh với lễ hội truyền thống.
    Đã từ lâu, trong dân gian nước ta truyền nhau về những lễ hội Quan họ nổi tiếng xứ Kinh Bắc như: Hội Lim, hội Ó, hội Diềm, hội Nhồi... Quả đúng như vậy, những lễ hội này là của những làng Quan họ gốc có qui mô lớn và đặc sắc bởi văn hoá Quan họ gắn chặt cả phần lễ và phần hội. Tục lệ của các làng Quan họ trên qui định chặt chẽ: Quan họ phần lễ là để thờ Thần, thờ Phật; Quan họ phần hội là để các bọn Quan họ nam, nữ của các làng đến tham dự hội hát đối đáp giao duyên, vui chơi giải trí.
    Quan họ thờ Thần: Không chỉ những làng Quan họ gốc nổi tiếng nêu trên, mà hầu hết các làng Quan họ gốc khác đều có tục lệ hát Quan họ thờ Thần (hoặc thờ Phật) phần lễ và hát Quan họ giao lưu phần hội. Theo tục lệ của các làng Quan họ gốc, hát thờ Thần được qui định chặt chẽ như: Chỉ có bọn Quan họ nam hoặc nữ của làng được hát. Trong hát thờ chỉ được hát những những giọng lề lối (giọng cổ) như: Hừ la, La rằng, Tình tang, Cây gạo... có nội dung ca ngợi công đức của Thần. Hệ thống giọng cổ này có vị trí là khởi nguồn của các làn điệu sau này. Tuyệt đối không được hát giọng vặt có nội dung nam nữ yêu đương. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nhiều làng Quan họ không còn giữ nguyên được những qui định trên. Ví như các làng Bồ Sơn, Y Na, Yên Mẫn... còn mời các bọn Quan họ nam, nữ của các làng khác đến dự hội hát thờ Thần.
    Quan họ phần hội: Quan họ phần hội là để các bọn Quan họ nam và nữ của các làng hát đối đáp giao duyên nhằm tạo không khí vui vẻ, giải trí với nhau. Hội của các làng Quan họ hấp dẫn và quyến rũ nhất chính là phần các bọn Quan họ hát đối đáp giao duyên với nhau. Bởi các liền anh, liền chị bằng những làn điệu, những lời ca ngọt ngào đầy tình cảm thể hiện những tâm trạng yêu đương, nhớ nhung, đằm thắm, da diết, quyến luyến của những lứa đôi. Sách ?oKinh Bắc phong thổ? ghi lại tục hát Quan họ ở làng Xuân Ổ (Ó) rằng con gái làng này hát rất hay và coi việc đón bạn trai về nhà trong ngày hội là điều may mắn. Hẳn vì thế, ở những hội Quan họ như Diềm, hội Lim, hội Ó, hội Nhồi... người ta thấy từng tốp các bọn Quan họ nam và nữ say sưa hát ở sân đình, sân đền, sân chùa, trên đồi núi, quanh đình chùa... có khi tràn cả xuống bờ ruộng, trên thuyền giữa sông nước.
    Hát Quan họ giao lưu bao giờ cũng hát đôi và hát đối giữa các bọn Quan họ nam và nữ. Có nghĩa là khi một đôi nam (hay nữ) của bọn Quan họ bên này cất tiếng hát thì bọn Quan họ bên kia cũng chuẩn bị sẵn một đôi để hát đối lại . Trong cặp hát, người ca chính bắt giọng trước, người ca luồn bắt giọng sau. Bên kia hát giọng nào thì bên này phải hát đối bằng giọng ấy. Cũng vì hát đối mà dân ca Quan họ đã có sự phát triển vượt bậc cả về làn điệu và lời ca. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được gần 400 làn điệu và gần một nghìn lời ca.
    Sau khi các bọn Quan họ tham gia hát ở hội (còn gọi là ca sự tại đình), họ kéo nhau về nhà ông (bà) Trùm có nhà chứa của mình hỏi han, động viên nhau và ở đây diễn ra hát canh Quan họ (còn gọi là ca sự tại gia). Vào canh hát bao giờ người ta cũng hát đôi và hát đối theo lề lối. Hát theo lề lối có nghĩa là các đôi Quan họ bắt đầu hát bằng hệ thống giọng cổ như: Hừ la, La rằng, La hời, Tình tang, Cây gạo, Cái ả, Lên núi, Xuống sông... Hát chừng 10 bài giọng lề lối, chuyển sang giọng sổng vài câu, tiếp đến là giọng vặt và cuối cùng là giọng giã bạn. Giữa canh hát bao giờ chủ nhà cũng mời Quan họ bạn xơi cơm, uống nước Quan họ (cỗ mặn, chè nước, bánh ngọt...). Tất cả các cử chỉ mời trầu, mời nước, mời ăn... đến ca hát đều lịch thiệp, khéo léo, tế nhị với những lời ca tiếng hát ngọt ngào, đằm thắm. Khi Quan họ bạn xin phép ra về thì Quan họ chủ sẽ tiễn ra tận cổng làng. Ở đây họ còn dùng dằng lưu luyến nhau bằng một số câu giã bạn.
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Người ơi ! người ở đừng về.
    Bản guitar do nghệ sỹ guitar VănVượng trình bày. Nghệ sỹ Văn Vượng không may mắn là bị mù, nhưng trời đã phú cho ông đôi bàn tay tinh tế, có thể điều khiển cây đàn hát lên giai điệu thẳm sâu của vũ trụ và lòng người. Bằng con đường nỗ lực tự học vượt bậc, ông trở thành một trong những nghệ sỹ guitar nổi tiếng nhất đất Hà Thành.
    Bản nhạc tôi giới thiệu ở đây là một khúc cảm hứng từ bài quan họ nổi tiếng " Người ơi ! người ở đừng về". Những thanh âm của cây đàn gỗ thật đầm ấm, mộc mạc biểu hiện được đúng chất dân ca. Phần biến tấu tạo nên dư âm về một vùng đất cổ xưa huyền bí- vùng Kinh Bắc xa xưa.
    Mời các bạn vào download tại đây (đường link chỉ tồn tại 7 ngày)
    http://www.yousen***.com/transfer.php?action=download&ufid=576531FB008D6335
    (kích chuột vào nút Download now)
  5. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Pác nhiều nhiều lém! Hì hì nhưng hình như bài này đã dc một ai đó post roài. Em down dc nó roài mà. Giai điệu rất hay!
  6. mayxuccat

    mayxuccat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2006
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    0
    CÁM ƠN CÁC BÁC VỀ VIỆC CHÉP LỜI CỦA CÁC BÀI QUAN HỌ. EM ĐI NHIỀU NƠI, KHI ĐƯỌC NGƯỜI GIỚI THIỆU LÀ CON ZAI VÙNG ĐẤT QUAN HỌ THÌ THẤY TỰ HÀO LẮM; NHƯNG KHI ĐƯỢC YÊU CẦU HÁT THÌ....THẬT NGƯỢNG QUÁ VÌ CHẲNG THUỘC BÀI NÀO ĐẾN VÀI CÂU CHO TỬ TẾ. EM ĐÃ TỰ NHỦ LÀ THẾ NÀO CŨNG PHẢI HỌC LẤY VÀI BÀI GỌI LÀ ''CÓ TÝ VỐN ĐỂ PHÒNG THÂN" TRONG NHỮNG KHI NHƯ VẬY. NAY THẤY ĐƯỌC Ở ĐÂY, EM THẬT VUI MỪNG QUÁ ĐẤY Ạ!
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Không dám,
    Xúc cát lại nhà:)
    Hi vọng, những gì trong Box sẽ là tư liệu cho mọi người nói chung, và là tư liệu hữu dụng trong những tình huống cụ thể, hoặc cũng là một chút nhỏ vốn liếng thu thập được!
    Trân trọng,
  8. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    @Bác Lục Thao
    Cứ những ngày hội xuân ở các làng quan họ em lại bon chen về các làng nghe hát quan họ cổ và những ngày thường nếu dẫn khách du lịch về Bắc Ninh thì nghe quan họ sân khấu. Thực tế em chưa hiểu nhiều về các loại hình này lắm. Vậy bác có thể giới thiệu và so sánh sơ qua về loại hình quan họ truyền thống và quan họ sân khấu cái nhi!?
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Theo tôi thì quan họ truyền thống lúng liếng nhiều hơn và thật hơn quan họ sân khấu. Quan họ truyền thống đến với nhau một cách mộc mạc, xuất phát từ niềm vui được gặp gỡ, niềm vui được ngắm nhìn tri âm tri kỉ. Còn quan họ sân khấu có khi xuất phát từ sự lo lắng đóng tiền học cho con, cao hơn nữa là lo lắng làm sao cái túi của mình nhiều hơn nữa.
    Có lẽ ít nghệ sỹ ý thức việc làm của mình trên sân khấu là một cách quảng bá văn hoá miền quê mình cho khách nước ngoài và các tỉnh khác trong nước. Hoặc có chăng thì miếng cơm manh áo vẫn được đặt trên ý thức ấy.
    Về không gian thì quan họ truyền thống khoáng đạt hơn nhiều, không gò bó trong mấy mét vuông. Ánh đèn sân khấu sẽ được thay thế bằng ánh trăng vàng thơ mộng. Tiếng cười đùa cũng tự nhiên, không cần quá nghiêm túc. Không cần Mic như sau này. Càng không cần bộ điều chỉnh âm thanh.
    Đấy là tôi bốc phét thôi, vì tôi đã bao giờ xem quan họ sân khấu đâu. Hihhi
  10. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Anh Luc_thao cho em hỏi trong một số bài Quan Họ em thấy có lời thơ mở đầu có câu "gặp đây kẻ tấn người tần...." vậy "kẻ tấn người tần" là gì ạ!?

Chia sẻ trang này