1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu và thưởng thức những làn điệu quan họ Bắc Ninh!

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi fantasy2000, 13/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Bạn Cadmank3 thân mến!
    Theo như suy luận và những hiểu biết ít ỏi của mình thì mình nghĩ hình như hát đối đáp không chia hay phân biệt giữa hát đối đáp "dưới thuyền" hay "trên bờ". Đã là hát đối đáp thì dù dưới hình thức nào vẫn là hát đối đáp có nghĩa là ?obao giờ Quan họ cũng tuân theo lề luật: Đối đáp theo tốp nam nữ, đối giọng, đối lời và hát đôi nam đối với nữ. Ðối đáp nam nữ là bên gái hát một bài, tiếp đó, bên trai lại hát một bài, cứ thế dài hết cuộc hát hoặc canh hát. Ðối giọng: bên hát trước hát bài có làn điệu âm nhạc như thế nào thì bên hát sau phải hát đối lại một bài cũng có làn điệu âm nhạc như thế, được coi là đối giọng. Ðối lời: Ðối lời khác với đối giọng không chỉ ở chỗ một bên thuộc lĩnh vực âm nhạc, một bên thuộc lĩnh vực thơ ca, mà còn khác ở chỗ: nếu bên hát trước đã hát một lời ca nào đấy (một đoạn thơ, một bài thơ...) thì bên hát sau cũng sử dụng làn điệu âm nhạc giống như bên hát trướ c, nhưng lời ca phải khác đi mà vẫn gắn bó với tình, ý, hình tượng...của lời ca người hát trước để tạo nên hiệu quả hô-ứng, tương hằng, đối xứng, cảm thông.
    Hát đối nam nữ, đối giọng, đối lời được coi là sự đối đáp hoàn chỉnh theo lề lối của Quan họ. Ðiều này cũng giống lề lối của nhiều dòng dân ca khác. Nhưng cần lưu ý rằng trình độ đối giọng, đối lời của ca hát Quan họ đã tiến tới một đỉnh cao mới về nghệ thuật âm nhạc và thơ ca, buộc Quan họ không ngừng liên tiếp vươn tới những sáng tạo mới, vươn tới sự tích luỹ thường xuyên về vốn âm nhạc, vốn thơ ca, trình độ sáng tác và nghệ thuật ca hát. Trích dẫn trong một tài liệu nghiên cứu"
    Hình thức hát trên thuyền ta hay gặp trong các lễ hội truyền thống và ngày nay vẫn còn được duy trì ở các hội làng thậm chí có những làng không thuộc trong số các làng Quan họ gốc.
    Đây chỉ là ý kiến cá nhân mình hẳn là có nhiều anh chị em trong KBC và bạn biết rõ hơn mình nhiều. Nếu ai biết rõ về vấn đề này xin hãy cùng trao đổi để chúng ta cùng hiểu thêm về những nét văn hóa đặc sắc quê hương mình nhé.
    Thân ái
  2. vietsua

    vietsua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0

  3. vietsua

    vietsua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0

  4. nguoiquanho

    nguoiquanho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Mình thích bài Nam nhi! Ai có post lên cho tui! Cám ơn nhìu nhe!
  5. nguoiquanho

    nguoiquanho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Mình thích bài Nam nhi! Ai có post lên cho tui! Cám ơn nhìu nhe!
  6. _vnese_

    _vnese_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    O* !!! Anh em thì có đội bóng rồi, vậy chị em cũng nên thành lập KinhBac QuanHo''s Club ( KQHC) đi cho rôm rả chứ ạ. Chứ chẳng nhẽ có khách đến chơi nhà mà không mời được họ miếng trầu cũng ngại lắm đấy ạ!!! Mí lại thỉnh thoảng KBC off là có cơ hội thể hiện rồi... Liền anh liền chị nào có kinh nghiệm rồi thì đứng lên đi ạ! Cho thiên hạ lác mắt về nhân tài KBC luôn đi.
    Em làm chân hậu cần cho nhé, thiếu thì em vô cho, nhưng em thuộc mỗi bài Cây trúc Xinh thôi, kô bít có được kô? ( Tại hồi nhỏ em kô sống ở BN mừ, nếu kô biết đâu cũng nổi tiếng rồi cũng nên
  7. _vnese_

    _vnese_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2004
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    O* !!! Anh em thì có đội bóng rồi, vậy chị em cũng nên thành lập KinhBac QuanHo''s Club ( KQHC) đi cho rôm rả chứ ạ. Chứ chẳng nhẽ có khách đến chơi nhà mà không mời được họ miếng trầu cũng ngại lắm đấy ạ!!! Mí lại thỉnh thoảng KBC off là có cơ hội thể hiện rồi... Liền anh liền chị nào có kinh nghiệm rồi thì đứng lên đi ạ! Cho thiên hạ lác mắt về nhân tài KBC luôn đi.
    Em làm chân hậu cần cho nhé, thiếu thì em vô cho, nhưng em thuộc mỗi bài Cây trúc Xinh thôi, kô bít có được kô? ( Tại hồi nhỏ em kô sống ở BN mừ, nếu kô biết đâu cũng nổi tiếng rồi cũng nên
  8. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
  9. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
  10. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1
    Sông Cầu nước chảy lơ thơ
    (Hay còn có tên: Thỏa nỗi nhớ mong)

    Cũng nhiều năm bài ca này được các liền anh liền chị Đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh chọn làm tiết mục biểu diễn với tên gọi là Đối ca sông Cầu. Những cặp hát song ca Ba Trọng-Thúy Cải; Quý Tráng-Lan Hương; Tư Vinh-Thúy Hường một thời làm nao lòng khán giả bởi phong cách diễn ********* tế cộng với giọng hát truyền cảm của nghệ sĩ chắp cánh cho bài ca đi vào lòng người nhiều thế hệ:
    Sông Cầu nước chảy lơ thơ,
    Đôi ta thương nhớ bao giờ cho nguôi.
    Ra sông lại nhớ tới người,
    Xuống sông uống nước cho nguôi tấm lòng?
    Lời của bài ca vừa kể trên đây thật hợp với giai điệu Quan họ trữ tình, hơn nữa văn phong mang nhiều dấu ấn cổ khiến nhiều người cứ ngỡ đây là một ca Quan họ cổ xưa; nhưng không phải, mới hoàn toàn; có tác giả hẳn hoi, đó là giáo sư-Nghệ sĩ nhân dân Mai Khanh.
    (Trích từ: Yêu một Bắc Ninh)
    =====================================================
    Nghe nhạc và download
    (Biểu diễn: Thanh Nhàn - Quang Vinh)
    Lời bài hát:
    Sông Cầu nước chảy lơ thơ chứ đôi ta í i
    đôi ta thương nhớ i í i í i chứ bao giờ,
    bao giờ chứ cho nguôị
    Lại nhớ đến người i i i í i...
    Em ở đầu sông chứ riêng anh i i ,
    riêng anh ở cuối i í i í i dòng sông.
    Dòng sông chứ đợi chờ nước chảy lơ thơ i í i
    Sông Cầu nước chảy lơ thơ chứ đôi ta í i
    đôi ta thương nhớ i í i í i chứ bao giờ,
    bao giờ chứ cho nguôị
    Lại nhớ đến người i i i í i...
    Ra sông lại nhớ tới người,
    chứ xuống sông i i i
    xuống sông uống nước nước i í i
    cho nguôi cho nguôi i i tấm lòng.
    Thỏa nỗi nhớ mong í i

Chia sẻ trang này