1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về 2 robot khám phá sao Hoả - Spirit và Opportunity

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi datonline, 28/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. datonline

    datonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu về 2 robot khám phá sao Hoả - Spirit và Opportunity

    Em đang muốn tìm hiểu về robot NASA dùng để khám phá sao Hoả là Spirit, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đặc tính kỹ thuật và đặc biệt là hệ thống vận động, tay máy của nó. Kính mong các bác chỉ giáo

    Anh em nếu quan tâm xin up hộ nhé

    Được datonline sửa chữa / chuyển vào 22:20 ngày 28/05/2007
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Ngày 10/6/2003, xe tự hành Spirit đã lên đường tiến tới Sao Hỏa bằng tên lửa đẩy Delta II. Spirit đã đổ bộ an toàn xuống Sao Hỏa vào ngày 4/1/2004.
    Song song với Spirit, ngày 07/07/2003, xe tự hành Opportunity cũng đã được phóng đến Sao Hỏa. Opportunity đã đổ bộ an toàn xuống Sao Hỏa vào ngày 25/01/2004. (Hai xe tự hành này có cấu tạo giống hệt nhau).
    Cho đến thời điểm hiện tại, cả hai xe tự hành vẫn đang hoạt động trên bề mặt Sao Hỏa.
    [​IMG]
    Một số thông số của hai xe tự hành Spirit và Opportunity:
    + Chiều dài: 1.5 m
    + Chiều rộng: 2.3 m
    + Chiều cao: 1.6 m
    + Khối lượng (trên Trái Đất): 180.1 kg
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Ngày 10/6/2003, xe tự hành Spirit đã lên đường tiến tới Sao Hỏa bằng tên lửa đẩy Delta II. Spirit đã đổ bộ an toàn xuống Sao Hỏa vào ngày 4/1/2004.
    Song song với Spirit, ngày 07/07/2003, xe tự hành Opportunity cũng đã được phóng đến Sao Hỏa. Opportunity đã đổ bộ an toàn xuống Sao Hỏa vào ngày 25/01/2004. (Hai xe tự hành này có cấu tạo giống hệt nhau).
    Cho đến thời điểm hiện tại, cả hai xe tự hành vẫn đang hoạt động trên bề mặt Sao Hỏa.
    [​IMG]
    Một số thông số của hai xe tự hành Spirit và Opportunity:
    + Chiều dài: 1.5 m
    + Chiều rộng: 2.3 m
    + Chiều cao: 1.6 m
    + Khối lượng (trên Trái Đất): 180.1 kg
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Trên trang web về các xe tự hành khám phá Sao Hỏa của NASA có khá nhiều đoạn film ngắn.
    http://marsrovers.jpl.nasa.gov/gallery/video/
    Đây là đoạn film giới thiệu sơ lược về quá trình hoạt động của Spirit/Opportunity trên Sao Hỏa (di chuyển, sử dụng cánh tay để thăm dò một viên đá, ...). File có dung lượng khoảng 10 MB
    http://marsrovers.jpl.nasa.gov/gallery/video/movies/RoverAnimPart3.mov
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Trên trang web về các xe tự hành khám phá Sao Hỏa của NASA có khá nhiều đoạn film ngắn.
    http://marsrovers.jpl.nasa.gov/gallery/video/
    Đây là đoạn film giới thiệu sơ lược về quá trình hoạt động của Spirit/Opportunity trên Sao Hỏa (di chuyển, sử dụng cánh tay để thăm dò một viên đá, ...). File có dung lượng khoảng 10 MB
    http://marsrovers.jpl.nasa.gov/gallery/video/movies/RoverAnimPart3.mov
  6. datonline

    datonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    I need more more more.......................
  7. datonline

    datonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    I need more more more.......................
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Cấu tạo hai xe tự hành khám phá Sao Hỏa Spirit và Opportunity​
    1. Thân xe
    Phần thân xe có nhiệm vụ bảo vệ và điều hòa nhiệt độ cho các thiết bị quan trọng của xe: máy tính, nguồn điện và pin (tương ứng với khối óc và quả tim của con người). Phía trên của thân xe là một miếng hình tam giác, có tác dụng như phần mui của một chiếc xe. Miếng tam giác dùng làm đế để triển khai các thiết bị như: camera, ăngten, ...
    [​IMG]
    2. Máy tính
    Máy tính được coi như khối óc của các xe tự hành. Nó được đặt trong thân xe, giao tiếp và điều khiển các thành phần khác của xe bằng các đường bus theo chuẩn VME (Versa Module Europa). Mỗi máy tính có 128 MB DRAM với khả năng phát hiện và sửa lỗi, 3 MB EEPROM (dung lượng bộ nhớ trong của hai xe tự hành Spirit và Opportunity lớn hơn của xe tự hành Sojourner phóng lên Sao Hỏa năm 1996 một nghìn lần). Các bộ nhớ này còn có khả năng chịu đựng môi trường bức xạ cao và không bị xóa đi khi mất nguồn điện.
    Trong mỗi xe tự hành còn có "khối Đo Quán Tính" (Inertial Measurement Unit, IMU) có tác dụng cung cấp thông tin theo 3 chiều không gian về vị trí của xe tự hành, giúp xe tự hành ổn định trong các chuyển động. IMU còn có tác dụng đánh giá độ nghiêng của bề mặt Sao Hỏa.
    Máy tính trong các xe tự hành chạy một chương trình với vòng lặp vô hạn, thực hiện các công việc như: kiểm tra nhiệt độ, xử lý các bất thường, ghi lại các thông số để quản lý nguồn năng lượng, lập lịch và chuẩn bị cho các phiên truyền thông, ...
    Các hoạt động như : chụp ảnh, di chuyển và vận hành các thiết bị thí nghiệm được điều khiển bằng lệnh truyền đi từ Trái Đất. Các xe tự hành cũng duy trì và thực hiện việc tạo và lưu trữ các báo cáo theo định kỳ, sẵn sàng truyền về Trái Đất khi có lệnh yêu cầu.
    (Còn tiếp)​
    Lược dịch từ:
    http://marsrovers.jpl.nasa.gov/mission/spacecraft_surface_rover.html
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    3. Hệ thống điều hòa nhiệt độ
    Sao Hỏa nằm xa Mặt Trời hơn Trái Đất, đồng thời bầu khí quyển của Sao Hỏa cũng mỏng hơn Trái Đất rất nhiều. Do đó, Sao Hỏa không có khả năng giữ lại nhiều nhiệt lượng nhận được từ Mặt Trời. Tại khu vực hai xe tự hành hoạt động, nhiệt độ ban ngày vào khoảng 22 độ C, ban đêm vào khoảng -99 độ C (trong một ngày, sự chênh lệch lên đến hơn 100 độ). Cũng giống như cơ thể con người, hai xe tự hành không thể hoạt động bình thường nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Các bộ phận quan trọng của xe được duy trì nhiệt độ trong khoảng từ -40 độ C đến + 40 độ C. Quá trình trao đổi nhiệt lượng với môi trường bên ngoài của các xe tự hành được hạn chế bằng cách sử dụng lớp vỏ bọc bằng vật liệu cách ly (aerogel) và sử dụng lớp sơn cách nhiệt. Ngoài ra bên trong mỗi xe còn có hệ thống sưởi cùng với hệ thống theo dõi và điều hòa nhiệt độ.
    (Còn tiếp)​
    Lược dịch từ:
    http://marsrovers.jpl.nasa.gov/mission/spacecraft_surface_rover.html
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    4. Đầu và cổ
    [​IMG]
    Bộ phận nhìn giống như "đầu và cổ" của 2 xe tự hành có 2 nhiệm vụ chính sau:
    1. Là nơi thu thập các dữ liệu đầu vào cho thiết bị khảo sát khoáng chất Mini-TES (Miniature Thermal Emission Spectrometer). Thiết bị này được đặt trong phần thân xe, có chức năng khảo sát thành phần đất đá trên Sao Hỏa dựa trên bức xạ nhiệt của chúng.
    2. Là giá đỡ và khung dịch chuyển cho các camera, nó sẽ cung cấp các hình ảnh từ độ cao khoảng 1.4 mét. Có 4 camera được gắn trên đầu của các xe tự hành. 4 camera này chia thành 2 loại chính: 2 camera dẫn đường (navigation camera, NavCam) và 2 camera toàn cảnh (panoramic camera, PanCam)
    [​IMG]
    Có tất cả 3 mô tơ điều khiển hoạt động của bộ phận này. Một mô tơ có tác dụng quay toàn bộ "đầu và cổ" 360 độ theo chiều ngang. Mô tơ thứ hai dùng để điều khiển các camera theo chiều dọc, có thể quay lên trên hoặc xuống dưới mỗi chiều 90 độ. Mô tơ thứ 3 dùng để điều khiển đầu thu của Mini-Test theo chiều dọc, có thể quay lên trên tối đa 30 độ, quay xuống dưới tối đa 50 độ
    (Còn tiếp)​
    Lược dịch từ:
    http://marsrovers.jpl.nasa.gov/mission/spacecraft_surface_rover.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 11:40 ngày 20/03/2008

Chia sẻ trang này