1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về bản chất của thời gian

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi RAGNAROK, 08/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Tìm hiểu về bản chất của thời gian

    Topic này post lại một số bài cũ và một vài nghiên cứu mới, rất cám ơn các bạn đã và sẽ đóng góp cho tác giả trong việc hoàn thành tác phẩm này.
    Trước hết là mấy bài phân tích logic mở đầu đã post cách đây hơn 1 năm
    -------------------------------------------------------------------------------------------
    Thời gian là gì? Có phải nó là vô tận như ta vẫn thường nói không? Nếu không thì điểm đầu và điểm cuối của nó là đâu? Chúng ta sẽ làm gì với những hiểu biết đó?Nói theo cách dễ hiểu nhất, thời gian là cái cho ta biết cái A và cái B , cái nào xảy ra trước cái nào, nó cũng cho ta một đại lượng cho biết khoảng cách giữa 2 cái sự kiện A và B đó. Sự thật đúng là như thế, có điều nếu nói một cách tổng quát hơn thì nó là đại lượng cho biết sự diễn biến của các quá trình, về thứ tự và mức độ của chúng. Thời gian chỉ trôi theo một chiều duy nhất và những gì nối tiếp nhau trong cái chiều đó chúng ta gọi là quan hệ nhân - quả. Vậy thời gian có điểm bắt đầu và kết thúc hay không.Sẽ không có gì quá khó khăn về điều này. Ta lại xem lại khái niệm thời gian. Thời gian đơn giản chỉ có tác dụng cho phép trật tự và mức độ của các quá trình, vậy có nghĩa là định nghĩa này sẽ mất hiệu lực với những gì không thuộc giới hạn của từ "quá trình". Trước hết ta hãy cứ khẳng định rằng định nghĩa thời gian nói trên cho thấy thời gian không hề vô hạn trong quá khứ, nó ra đời vào lúc vũ trụ ra đời (BIGBANG). Tại sao lại thế? Cho đến thời điểm này, con người vẫn chưa mấy hi vọng biết một chút thông tin gì về thời điểm sau trước BB, thậm chí là ngay cả vào đúng lúc BB bùng phát (xem topic "BB. điều không thể hiểu"). Ta buộc phải coi rẳng toàn bộ những gì chúng ta thấy được hiện nay đều khởi điểm từ BB, các qui luật của tự nhiên, các hạt và mọi hình thức biểu hiện của vũ trụ dều ra đời từ đó, thế giới chúng ta đang sống chỉ được ra đời với tác động trực tiếp của vụ nổ này. Do đó thời gian chúng ta cảm nhận được, tức cũng chính là caimá chúng ta định nghĩa là thời gian chỉ có ý nghĩa với những qui luật, trật tự do BB qui định. Về vấn đề này đã có nhiều chủ đề nhác đến, một lần nữa xin được khẳng định rằng thời gian hay chính xác là cái mà chúng ta định nghĩa là thời gian bắt đầu từ BigBang, nó không vô hạn trong quá khứ mà nó bắt đầu trước khi chúng ta ra đời khoảng 15 tỷ năm (năm này cũng là năm tự định nghĩa và công nhận thôi nhé)Vậy nó có điểm kết thúc hay không? Có phải mọi thứ có điểm khởi đầu đều phải có điểm kết thúc?.......................................
    Phải chăng thời gian sẽ kết thúc cùng với sự chấm hết của không gian, tức là của vũ trụ? Nhưng liệu vũ trụ có chấm hết hay không và nó sẽ kết thúc ra sao?
    Như ta đã biết, vũ trụ khởi đầu bằng một vụ nổ lớn cách đây khoảng 15 tỷ năm. Tuy nhiên ở đây xin lưu ý lại rằng kết quả này chưa phải chính xác tuyệt đối. Ta lại quay lại, vũ trụ bắt đầu bằng một vụ nổ lớn và từ đó kích thước của nó cứ tăng dần và không gian chúng ta biết tới cũng tăng không ngừng. Như thế thì chẳng có gì khó khăn để đi đến một điều là có thể dựa vào mức độ dãn nở của vũ trụ ngày nay để suy ra được vũ trụ đã có được bao lâu rồi. Vậy thì sự dãn nở phụ thuộc vào cái gì? Đó chính là hằng số Hubble. Nó cho chúng ta biết chính xác về quá trình tăng tốc của sự giãn nở để đưa ra được kết luận chính xác bằng một phép tính ngược đơn giản. Thế nhưng chúng ta chưa thể vui mững nhanh như thế được, ngày nay ta nói vũ trụ đã 15 tỷ tuổi là vì hằng số Hubble được xác định ngày này đã tương đối đủ tin cậy là 75km/sMpc. Tuổi của vũ trụ tỷ lệ với nghịch đảo của hằng số này là 15 tỷ. Tuy nhiên ngay cả hằng số này cũng không chính xác, hiện nay chưa một ai có thể khẳng định về sự chính xác của hằng số này. Sự quan trọng của hằng số Hubble không chỉ là với quá khứ mà sẽ còn quan trọng hơn vì nó liên quan cả đến tương lai của vũ trụ nữa. Ta hãy xét một đại lượng nữa có liên quan mật thiết đến tương lai của vũ trụ. Đó là mật độ trung bình của vũ trụ. Ta xét mối tương quan của mật độ này với một mật độ tới hạn có thể tính được. +Nếu mật độ trung bình d < dt (mật độ tới hạn) thì vũ trụ là giãn nở mãi mãi (vũ trụ mở) với tốc độ dãn nở tiếp tục tăng.+Nếu d = dt thì vũ trụ vẫn tiếp tục giãn nở nhưng với tốc độ giảm dần nhưng không bao giờ về không (vũ trụ phẳng)+ Nếu d > dt thì sự giãn nở sẽ được thay dần bằng sự co lại và vũ trụ dần trở về trạng thái ban đầu (vũ trụ đóng) Hiện nay người ta đo được dt = 10-29g/cm3. Theo như quan sát hiện nay thì vũ trụ có vẻ như là một vũ trụ mở, tức là giãn nở mãi mãi với tốc độ tăng nhanh tuy gia tốc có thể giảm. Có điều một lần nữa chúng ta lại phải dừng lại trước khi nghĩ rằng vậy là ta đã biết tất cả về tương lai của vũ trụ, có nghĩa là của cả nhân loại nữa. Đó là vì một lần nữa kẻ gây cản trở trên con đường khám phá vũ trụ của chúng ta lại là hằng số Hubble. Mật độ tới hạn của vũ trụ được tính theo công thức:Dt = 3H2 /8 pi GVà như vậy là với một hằng số chưa xác định hoàn toàn là hằng số Hubble ở đây thì chúng ta vẫn chưa thể xác định được chính xác mật độ tới hạn của vũ trụ. Chưa kể nếu có sự xuất hiện của vật chất tối thì mật độ của vũ trụ có thể sẽ khác với những gì chúng ta đã biết. --------------------------------------------------------------------------------Đoạn trên trích trong chủ đề tháng 10 "Bàn về vũ trụ học hiện đại"Nếu vũ trụ là đóng, chúng ta sẽ biết đến sự kết thức thời gian tại một thời điểm kết thúc đưa tất cả trở về với ZERO.Còn nếu vũ trụ là mở hay phẳng thì sao? Vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi, vậy thời gian là vô hạn?
    Đến nay có thể khẳng định chúng ta đang sống trong một vũ trụ mở (Opened Univers) do những quan sát gần đây nhất đã cho thấy rằng vũ trụ đang giãn nở với gia tốc rất mạnh và nó sẽ giãn nở mãi mãi. Nhưng Vậy thì liệu có một điểm kết thúc của thời gian không?
    Có một giả thuyết về sự tự sản sinh của các hạt. Cái này đến nay bị coi là không có cơ sở, nhưng thôi thì hay coi nó là một giả thiết.Nếu việc này là có thật, tức là có sự tự sản sinh của các hạt để bù vào các chỗ trống do giãn nở của vũ trụ thì có thể là thời gian sẽ là vô hạn, nó không hề có điểm kết thúc do sự giãn nở không thể làm ảnh hưởng đến vật chất chứa trong vũ trụ, các phản ứng lí - hoá vẫn cứ diễn ra và dù có tồn tại sự sống hay không thì các quá trình vẫn không ngừng lại, do đó thời gian là tồn tại.
    Còn nếu việc tự sản sinh của các hạt là hoàn toàn không có cơ sở và sự thật là không hề có hiện tượng này xảy ra thì sao?Phải nhấn mạnh rằng đây mới là một giả thuyết thật sự cần nói đến, nó đã gần như kết luận vì giả thuyết phía trên thực tế là không có cơ sở)Vũ trụ sẽ gĩn nở mãi trong khi số lượng các hạt thì đã được đính hình.Thế nên mật độ vật chất trong vũ trụ sẽ giảm dần, các hạt sẽ ngày càng cách xa nhau. Nhiều tỷ năm nữa, các hành tinh, các ngôi sao hay chỉ đon giản là các mảnh vụn của chúng cũng sẽ dần phân rã trong sự nở ra của vũ trụ. Tiếp đó các hạt sẽ xa nhau đến mức các tương tác giữa chúng sẽ trở nên nhỏ nhất có thể (có lẽ là có một mức lượng tử)Có thể là 10 hay 15 tỷ năm nữa và cũng có thể là lâu hơn, cả vũ trụ sẽ chỉ còn là một vùng nghĩa địa đen tối, không một dấu vết của sự sống. Các tương tác nhỏ nhất kể cả là của photon hay các graviton cũng đã đến lúc nhỏ đến một mức lượng tử đã nói, hay là có thể nhỏ hơn nữa để về với 0. Các tương tác chấm dứt đồng nghĩa với việc các quá trình lí hoá chúng ta đã biết đều ngừng lại. Thời gian cuối cùng vẫn chấm hết và chúng ta đành chấp nhận một tương lai ... không một tia hi vọng; chấp nhận một kết thúc âm thầm, lạnh lẽo và cái đáng sợ của sự vô tận! Vấn đề chúng ta quan tâm lúc này là thời gian tác động lên cuộc sống của chúng ta ra sao? Có chiếc đồng hồ nào cho chúng ta một cách đo thời gian chính xác và đều đặn hay không? (ở đây không nhắc đếm khái niệm thời gian tuyệt đối và tương đối của cơ học Newton cũng như cơ học tương đối)...........................
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Ở trên đã định nghĩa sơ qua thời gian vật lí và thời gian tâm lí.Bây giờ ta sẽ bắt đầu nhắc tới một chút về thời gian tâm lí.Trước hết, hãy thử xem qua một chút về tuổi thọ của chúng ta. Lâu lắm không xem các tài liệu thống kê chính xác nên cũng không nhớ lắm là tuổi thọ trung bình của con người bây giờ là bao nhiêu nữa, cứ tạm coi là 65. Vậy 65 này là gì? Đó là cái mà ở trên đã được định nghĩa là thời gian vật lí. Nó tương ứng với 65 năm đo theo chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. (chu kì này chính xác là 365,2422 ngày). Con người thuộc loại có tuổi thọ khá cao so với các động vật khác trên Trái Đất. Ta nuôi một con chó, may mắn ra thì nó sống được đên 15 - 20 năm. Tuy nhiên có một số loài rùa có thể sống đến 200 - 300 năm, lại có những động vật bất hạnh chỉ sống được vài ngày (con muỗi chẳng hạn), thậm chí là đúng 1 ngày. Thế thì nếu một lúc nào đó bạn thấy thương tiếc con vật nuôi của mình và ước gì nó cũng sống lâu được như con người thì liệu bạn có thấy quá bất công khi lại có những "kẻ" sống dai gấp 3,4 lần con người như thế không? Không nên như thế chút nào vì chúng ta nên biết rằng thời gian không có cùng một giá trị cho mọi đối tượng sinh vật. Một năm Trái Đất vẫn chỉ quay quanh Mặt Trời có 1 vòng và cũng chẳng bao giờ ít hơn, có điều với chúng ta, một năm tươg ứng với 1/65 của cuộc đời còn với một con rùa có tuổi thọ cỡ 200 thì đó là 1/200, có nghĩa là rtốc độ sống của nó chậm hơn của chúng ta rất nhiều, một con kiến nhỏ cũng thế, tốc độ sống của nó quá nhanh (vài ngày) nên nó không bao giờ định nghĩa được 4 mùa có gì khác nhau, nhưng những gì nó trải qua thì không ngắn hơn chúng ta chút nào. Với nó vài ngày ngắn ngủi đó cũng dài như hàng chục năm của chúng ta vậy, nó cũng có những trải nghiệm của riêng mình, trong khi con rùa thì sống quá chậm (thế nên mới nói "chậm như rùa"), cuộc sống của nó không hề có gì là sung sướng vì mức độ trải nghiệm của nó không tỷ lệ nghich với tốc độ sống. (Ai đọc truyện Doremon thì nó tương tự cái này đấy)Vậy là chúng ta có một ví dụ đầu tiên cho thấy thời gian không có giá trị tương đương nhau. bạn đeo đồng hồ cho chó của bạn thì cái đồng hồ đó sẽ chỉ những khoảng thời gian bằng nhau tương đương với đồng hồ của bạn, nhưng cùng khoảng thời gian được đo như vậy thì chặng đường bạn trải qua sẽ lớn hơn của chú chó khá nhiều đấy.Thời gian đó gọi là thời gian sinh học.Thế còn thời gian tâm lí?Tại sao 15'' đợi nàng lâu đến thế mà vài giờ trò chuyện thì lại tưởng như chỉ vài giây?Câu hỏi này quá dễ, mọi người đều trả lời rằng đó là do tâm lí quyết định, ta sẽ thấy thời gian trôi chậm hơn khi chờ đợi còn những phút giây tươi đẹp sẽ qua nhanh hơn. Điều đó hoàn toàn đúng, nhưng ít người nghĩ đến một khái niệm gọi là "thời gian tâm lí", có chăng nghĩ tới thì họ sẽ không nghĩ xem liệu nó có nhiều quan hệ với chúng ta hay không, tất cả đều cho rằng đơn giản chỉ là những trạng thái cảm xúc khác nhau, nó không nói lên một điều gì về vật lí cả.
     
    Sự thật là khi bạn sống trên một hành tinh khác, tuổi thọ của bạn so với khi ở Trái Đất không có gì thay đổi cả. Tuy nhiênbạn có thể bị chính cảm giác của mình đánh lừa nếu như chu kì thời tiết của nơi ở mới không giống như ở Trái Đất. Nếu chu kì thời tiết là nhỏ thì có thể bạn sẽ cảm thấy mình sống lâu hơn nhưng kì thực khi bạn sống được 1 năm ở nơi đó thì ở Trái Đất đã là hơn 1 năm rồi còn nếu chu kì thời tiết dài hơn thì sẽ là ngược lại.Thời gian tậm lí, chẳng qua nó phát sinh từ các cảm xúc của con người, nó bị chi phối hoàn toàn bởi những gì diễn ra trong bộ não. Tất nhiên phần nào đó ta vẫn cảm nhận được thấy thời gian vật lí ngay trong khi các quá trình tâm lí diễn ra vì thế giới mà ta đang sống vẫn là thời giới vật lí. Tuy nhiên nếu nói rằng thời gian tâm lí khong có ý nghĩa gì vì nó chỉ là cảm xuc thí không ổn. Một phần lí do tạo nên thời gian tâm lí là tốc độ các phản ứng sinh hóa trong cở thể con người bị thay đổi tùy theo tình trạng tâm lí, đó chính là tốc độ sống của con người đã bị thay đổi đôi chút (cái này có lẽ cũng giống với thời gian sinh học nói trên.) Rõ ràng thời gian tâm lí này có làm thay đổi đến thời gian của chúng ta. Có điều thời gian tâm lí lại của riêng mỗi người, mỗi người trong cùng một thời điểm có những trạng thái tình cảm khác nhau và thời gian tâm lí của họ sẽ khác nhau. Trong khi thời gian vật lí lại là độc lập với thế giới của giác quan và cảm xúc, vậy thì khó mà tin được lại có một mối liên hệ nào giữa 2 loại thời gian này.Dù sao thì tôi vẫn nghĩ rằng mối liên hệ này có tồn tại. Platon từng nói một câu : "Thời gian chỉ tồn tại trong thế giới vật lí cảm giác của con người mà thôi!"Liệu chúng ta có nên vội vàng kết luận đó là một quan điểm triết học sai lầm? Tôi nghĩ nên coi đó là một ý tưởng nên xem xét thì hơn (mặc dù thật sự là rất khó tin và có lẽ khi nói câu đó, nhà triết học này cũng chưa có nhiều ý niệm về thời gian và không gian theo một cách nào gọi là hiện đại cả).Có thể nhiều người không tin (mà có lẽ không ai cả) nhưng tôi thì tôi nghĩ rằng tôi đã từng cảm nhận thấy mối liên hệ của 2 loại thời gian này. Tôi đang cố gắg thử lại một lần nữa trước khi nói về nó. Có điều việc này thật sự khó khăn vì tôi chỉ có thể đo được thời gian vật lí một cách dễ dàng thôi, còn để đo được thời gian tâm lí thì cần có những trạng thái tâm lí phù hợp, mà khi mang theo một cái đồng hồ tính giờ thì tôi không thể tự điều chỉnh trạng thái tâm lí của bản thân được.
    (Trích và tóm tắt một đoạn trong sách ".... Bản chất thời gian ..." - một cuốn sách mới nằm trên ... bản thảo của tác giả!)
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Liệu thời gian tâm lí có tồn tại trong thực tế không? Đã có bài trong topic này khẳng định là chắc chắn có rồi. Nhưng nó có ảnh hưởng đến thế giới vật lí hay không?Trước hết thì rõ ràng là nó có ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của mỗi người. Thế nên mà khi gặp em tôi mới cảm thấy thời gian trôi nhanh kinh khủng , rõ ràng mới nói mấy câu mà đã cả giờ đồng hò trôi qua. Vậy mà khi gọi đến và chờ em nhấc máy, trả lời thì sao mà dài kinh khủng. Thế đấy, cái thời gian tâm lí nó ảnh hiuwởng thế đấy. Có điều là khi tôi thấy thời gian trôi chậm hơn thì cũng có nghĩa là tôi hoạt động tư duy nhanh hơn, cũng có nghĩa là tốc độ của các quá trình lí hoá trong cơ thể và trong bộ não của tôi hoạt động nhanh hơn. Vấn đề này có lẽ liên quan đến sinh học một chút. Đó là trạng thái tâm lí, cảm xúc của con người khác nhau sẽ tạo ra các xung thần kinh khác nhau từ các cơ quan cảm giác tác động vào tốc độ của các phản ứng lí hoá này.
    Nhưng ... cái đó thì chúng ta dã hiểu được lâu rồi, chỉ có điều ngày thường không ai nghĩ tới mà phân tích nó ra thôi.Cái mà chúng ta quan tâm là ....................Thế còn các quá trình tự nhiên của thế giới vật lí có bị tâm lí chi phối không?
    Vô lí, vì nếu như thế thì tự nhiên biết tuân theo tâm lí của ai khi mà có đến trên 6 tỷ diễn biến tâm lí khác nhau song song tồn tại. Chưa kể bọn động vật, tư duy đơn giản nhưng chúng không có tâm lí sao?Đúng là vô lí thật! Thế nhưng không lẽ tôi tự lừa tôi vì những kết quả tôi đã đo được? Tôi không nghĩ thế. Độ chênh lệch này hơi nhỏ nên thật ra không thể chắc chắn 100%. Tuy nhiên nếu mỗi người có một đồng hồ tâm lí riêng thì chúng ta sẽ xét các giá trị của các đồng hồ đó ra sao? Tôi sẽ giải thích với các bạn kĩ hơn về lập luận và phân tích của tôi để dẫn ra một ý tưởng mới về thời gian vật li - tâm lí.
    Chúng ta hãy giả thiết một chút về không gian và thời gian.Trục thẳng đứng có chữ "t" là trục thời gian. 3 trục nằm ngang đều là các trục không gian trong đó cái trục có chữ "vật lí" là tương ứng với thời gian vật lí (thời gian chung và đo bằng các đồng hồ vật lí thông hường đã biết), 2 trục còn lại tương ứng với 2 trạng thái tâm lí khác nhau (chính xác là đối ngược nhau).[​IMG]
    Đường cong là đường chuyển động trong không thời gian của một vật bất kì. Trục thời gian luôn đi lên. Ta thấy nếu vật chuyển động quãng đường OX thì ở mọi trạng thái tâm lí, độ dài quãng đường vẫn là OX (tất nhiên), có nghĩa là khoảng cách không gian tạm thời ta sẽ có thể bỏ qua dễ dàng. Bây giờ xét đến thời gian. Trên hình vẽ, mốc thời gian đến khi quãng đường đủ X đưpợc đánh dấu là T. Ở hệ không-thời gian vật lí, T được tính đơn giản theo công thức Newton T= OX/v (v là vận tốc chuyển động OX của vật, lấy v<<c)Nếu tôi chuyển động trên quãng đường OX nói trên, điều hiển nhiên là trên bất cứ cách lấy toạ độ nào thì đường đi của tôi trong không-thời gian cũng được biểu diễn bởi đường cong như hình vẽ. Tôi sẽ loại trừ khả năng tôi khong mang theo các trạng thái tâm lí nên tôi sẽ xét đến các trạng thái tình cảm khác nhau.
    Giả sử tôi đang đi một quãng đường dài để gặp một nửa tâm hồn của mình nhé. Quãng đường OX hiển nhiên vẫn là (n)km, nhưng mà như trên đã trình bày là tôi sẽ rất nóng ruột. Tôi cảm giác thời gian dài ra vô tận, vậy thì điều này có thể biểu diễn trên hình vẽ bằng một hệ qui chiếu có trục thời gian trùng với trục vâtlị, trục không gian song song với trục không gian vật lí. Trục này chỉ song song với trục không gian vật lí bởi vì mốc thời gian của tôi đã bị tâm lí kẽo ra theo hướng của tâm lí. Cụ thể là trên hình vẽ trục không gian của tôi lúc này sẽ là trục nằm dưới trục "vật lí". Như vậy thì độ dài quãng đường OX khôg thayđổi nhưng rõ ràng thời gian tâm lí của tôi lúc này dài hơn thời gian vật lí. Bây giờ lại giả sử tôi đang trên đường quay về. Quãng đường lúc này vẫn thế nhưng tôi thì không muốn về chút nào cả và thế là sao mà cái xe nó lại chạy nhanh thế nhỉ? về đến nới nhanh quá! Lúc này trục không gian của tôi là trục nằm phía trên trục vật lí, tức là không gian không thay đổi nhưng điểm mốc T thì lại gần mốc O hơn, tức là thời gian của tôi ngắn lại do tâm lí. Điều tôi muốn nói đến là sự cố gằng xác lập một liên hệ giữa vĩ trí của các trục không gian so với nhau, đễác định điều này có lẽ tôi sẽ cần đưa vào một khái niệm về gia tốc chuyển rời của các trục này theo tâm lí (mà ở đây tâm lí lại là tốc độ diễn biến lí hoá của cơ thể). Ngoài ra sẽ còn một số giới hạn, ví dụ như trục không gian tâm lí không thể tịnh tiến xuống dưới mãi được, mà lại càng không thể tiến lên trên đến mức này:[​IMG]
    Nếu thế này thì thời gian sẽ âm mất, và dù có không âm thì mối liên hệ tôi đang tìm nếu đúng là tồn tại cũng không bao giờ cho phép một sự co/giãn quá một số giới hạn nhất định. Có vẻ điều này khó quá, tôi chỉ có tham vọng sẽ tìm được một cách giải thích định tính của quá trình thay đổi thời gian tâm lí, xem nó sẽ ảnh hưởng ra sao đến thời gian vật lí , cụ thể là sự dịch chuyển cuấcc trục tm lí như ví dụ trên liệu có thể gây tác động, truyền gia tốc cho anh bạn vật lí hay không. Còn giải thích định lượng có lẽ không thể vì tôi không hề có điều kiện thực nghiệm chính xác. Một lần khác có thời gian nghiên cứu kí sẽ cẩn thận hơn và chi tiết hơn .
    Mong được góp ý!

  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Làm thế nào để xác định và kiểm định thời gian tâm lí?
    Thời gian tâm lí phía trên tôi đã định nghĩa qua rồi. Vấn đề ở đây cũng đã nói là việc xác định thời gian tâm lí bằng các thí nghiệm cực kì khó khăn do "tâm lí"Vấn đề ở chỗ nếu xác định trước là mình sẽ làm thí nghiệm đo thời gian thì tâm lí sẽ luôn như nhau, hay nói đơn giản là người ta điều khiển hành động và suy nghĩ thì dễ chứ điều khiển được tâm lí thì ... giỏi lắm cũng chỉ khống chế được 40% (đó là những người có ... thần kinh thép). Mà như thế thì là quá ít.Thêm nữa là các thí nghiệm chính xác trên tâm lí con người là dường như không tưởng và bản thân tôi lại chả có chút điều kiện nào về phương tiện và tài chính, nhưng dù sao thì tôi cũng đã có đuợc một vài thí nghiệm nhỏ tuy chưa chính xác lắm và không dám khẳng định nhưng cũng ... tạm được, với điều kiện là sẽ còn phải lặp lại hàng chục, thậm chí hằng trăm lần nữa thì mới bắt đầu tin được.
    Phương pháp:Trước hết là thật may mắn vì từ khi cố gắng tìm hiểu về thời gian, nhất là thời gian tâm lí, tôi đã học được cách tự khống chế tâm lí bản thân, có lẽ cũng được gần 40% (trong khi chỉ mới cách đây khoảng nửa năm thì khả năng này của tôi là gần như ... lượng tử)
    Và tất nhiên gần 40% thì cũng chỉ là cái giúp ích được đôi chút thôi, tôi cần biết những phương pháp nhất định, dù là rất thô sơ thôi (với lí do về điều kiện kĩ thuạt + tài chính ở trên)
    Tôi tập làm thí nghiệm trên những con đường. Mục đích là xác định các khoảng thời gian tiêu tốn trong các lần thực hiện thí nghiệm khác nhau xem có gì khác biệt.Một điểm đặc biệt là nếu chỉ đơn giản là moọt con đường thì sẽ chả thể tạo ra các hiệu ứng tâm lí. Do đó tôi phải chọn xem có người bạn nào của tôi ở khá xa mà đường đến đó dễ đi không (để không bị ảnh hưởng bởi những lúc giảm tốc do đông đúc, tắc đường chẳng hạn) và tôi đã chọn được.và cũng thật may mắn là bản thân tôi vốn không đến nỗi rảnh rỗi cho lắm, thế nên mỗi lần thử nghiệm sẽ là mỗi lần tôi có tâm lí khác nhau.(Chỉ một điều không may cho lắm là cái xe máy tôi phải ... mượn và lần nào cũng chỉ mượn đúng cùng 1 cái để hạn chế sai số)
    Tiếp nữa là để đi trên một con đường làm thí nghiệm mà không bị chi phối bởi cái tâm lí mặc định là mình đang thí nghiệm (như thế tâm lí nó mới được tự nhiên) thì phải có thời gian luyện tập.Tôi phải mất khoảng vài tuần liên tiếp chỉ để tập một phản xạ, đó là đã lên xe là giữ vững tốc độ, không cần biết đang vui buồn hay suy nghĩ gì, nhưng tốc độ là ổn định gần như tuyệt đối.
    Một vài bài tập khác cũng rất quan trọng, ví dụ như đồng thời với thói quen giữ ổn định tốc độ là thói quen xem đồng hồ để tính thời gian khi bắt đầu đi và khi kết thúc rồi ghi lại mà không cần biết mình có cần đến thời gian hay có phải đang làm thí nghiệm hay không. một bài tập tưởng như ngớ ngẩn nữa là thói quen mỗi khi vui hay buồn (tâm lí) thì tôi đều nghĩ ngay đến việc láy xe đi dạo. Như vậy là tôi có những thí nghiệm hoàn toàn vô tình, không hề có sự chuẩn bị trước cho bản thân mỗi thí nghiệm, và do đó không hề bị ảnh hưởng bởi một khung tâm lí nào cả.
    Sau khi các bài tập này hoàn thành, tôi mới yên tâm bắt đầu các thí nghiệm về sự co giãn của thời gian tâm lí vì bây giờ tôi đã không còn bị các yếu tố khác chi phối vào tâm lí nữa.
    Thực sự là có một số kết quả bất ngờ, khoảng thời gian chênh lệch đo được trong các lần thí nghiêmkhạc nhau đã có lần lên đến trên 30%. Chi tiết về số liệu xin được post lên sau vậy.
     Những lí do nào ngoài tâm lí có thể gây ảnh hưởng cho sai số của các phép đo thời gian này?
    1- Trên con đường được sử dụng để thử nghiệm không thể loại trừ hết các trục trặc, tình huống làm vận tốc thay đổi đôi chút trong 1 vài giây, hoặc điều kiên thời tiết, mà cụ thể nhất là gió. Tuy nhiên những hạn chế này chưa có gì đáng kể vì thời gian đo được tính bằng "chục phút", con đường tôi đã chọn cũng rất ít trục trặc nêu trên.2- Cái này quan trọng hơn, đó là cái ... xe.Các bạn cần biết rằng cái vận tốc đo được trên cái đồng hồ vận tốc của mỗi cái xe là dựa vào công suất hoạt động từ đó suy ra vận tốc góc của bánh xe mà tính ra vận tốc dài của vòng bánh. Mà vận tốc dài tính ở điều kiện gần như lí tưởng, tức là bánh xe căng hơi.Trường hợp bánh xe bị ... xịt đôi chút thì bán kính bánh xe giảm và do đó vận tốc dài của vòng bánh sẽ nhỏ hơn mọi khi đôi chút trong khi vận tốc góc không thay đổi (mà cái đồng hồ vận tốc chỉ đo vận tốc góc thôi)Hạn chế cuối cùng của cái xe là ngay cả cùng một công suất cho ra vận tốc đo được thì vẫn có thể bị ảnh hưởng của ... xăng, ví dụ như xăng đểu thì hiệu suất sẽ rất kém và cũng làm vận tốc thực bị giảm chút ít.
    Tóm lại là cũng cần tính về những yếu tố này để xem những khoảng thời gian đo được có thực sự khách quan hay không.
    ...Bản chất thời gian ...

  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Hôm nào có thời gian sẽ post vài đoạn chính thức của cuốn sách để mọi người có thể tham khảo và góp ý.
    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 10:23 ngày 08/05/2006
  6. bobe88

    bobe88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    hề hề!
    Tóm đc lão Sơn rồi nhé!
    nghỉ học là mất hút luôn, còn nhớ em ko?
    lâu ko gặp lão, mò vào đây chơi với lão 1 tý! Thấy lão vẫn tung hoành ở đây hoành tráng quá
    em chả biết post bài vào đâu, post bài vào tạm đây nhá!
    add nick em vào seculartree2003
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    à, cứ ngờ ngợ mãi , bây giờ mới bắt đầu nhận ra thằng cu này. Dạo này thằng em thế nào rồi, học hành ổn cả chứ. Lần trước anh mất điện thoại, có gì cho anh lại số để hôm nào qua chơi tí nhỉ. Dạo này anh đang cắm đầu vào viết cái bản chất thời gian này nên cũng ít khi đi lung tung được :(. Đọc xong có góp ý gì không
  8. bobe88

    bobe88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    hix, em có đọc, nhưng chả hiểu j` cả 8-|
    nói chung có nắm đc chút chút!
    hề hề, khoản này còn phải học nhiều ;-)
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Dạo này bí quá. Hôm nọ được nghe nói có một cuốn sách của Pháp rất hay viết về thời gian với tên đơn giản là Le Temps, không biết có ai có nó không thì cho mượn phát, hoặc ai có tài liệu gì nói sâu một chút về vấn đề này cũng được, đang bí về tư liệu, mong anh em nhiệt tình giúp đỡ
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.603
    Đã được thích:
    49
    Chào Bác Rag; Bác chờ đón dọc theo dòng link này nhé :
    http://ttvnol.com/TamLy/725469.ttvn
    (1 chủ đề mới nằm trên ... bản thảo của tác giả!)

Chia sẻ trang này