1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về các sân bay ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi haclua, 02/06/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Sân bay Cần Thơ được xây dựng trong những năm 1960, có tên là "Căn cứ không quân Bình Thủy". Đây là sân bay quân sự của Không lực Việt Nam Cộng Hòa và Không lực Hoa Kỳ. Giai đoạn 1977-1978, từng có các chuyến bay nối Tân Sơn Nhất với Cần Thơ, nhưng do hiệu quả thấp sân bay đã tạm ngưng sử dụng từ giữa năm 1978.
    Năm 1993, sân bay lại tiếp nhận ba chuyến bay một tuần của Vietnam Airlines với tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Phú Quốc - Cần Thơ - TP.HCM và ngược lại bằng máy bay ATR 72... nhưng sau một thời gian ngắn cũng phải ngưng vì lý do tương tự.
    Theo Quyết định số 2717/QĐ- Bộ Giao thông Vận tải ngày 12-12-2006, cảng hàng không Cần Thơ sẽ là sân bay cấp 4E (theo mã chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II, có hoạt động bay quốc tế.
    Nhà ga hành khách có diện tích sàn 18.000 mét vuông, đến năm 2015 đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay B777, B747- 400 (hạn chế tải trọng) có thể đón trên 949.600 lượt khách cùng lượng hàng hóa khoảng 5.000 tấn/năm.
    Đến năm 2025, sân bay này có thể tiếp nhận đến 2 triệu lượt khách/năm...Sau khi hoàn thành, sân bay Trà Nóc có thể tiếp nhận các máy bay tầm trung như A320 - A321, gia đoạn sau có thể tiếp nhận máy bay B 747. Nhà ga có thể tiếp nhận 2 triệu khách/năm, sân đỗ có thể tiếp nhận đồng thời 6 máy bay tầm trung.
    Khởi công ngày 4/1/2006. Tổng thầu: Công ty Xây dựng Công trình Hàng không (Bộ Quốc phòng). Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, Dự án "nâng cấp, mở rộng sân bay Quốc tế Trà Nóc - Cần Thơ" sẽ được thực hiện với 2 giai đoạn, xây dựng trên tổng diện tích 85,04ha.
    Giai đoạn 1: Cải tạo nâng cấp đường hạ cất cánh (tổng chiều dài 2400m, rộng 45m), đường lăn, sân đỗ máy bay, lắp đặt hệ thống đèn đêm; lề đường băng, dải hãm phanh, đường lăn có kích thước 23m x 217m; sân đỗ máy bay có diện tích 27.491 m2. Tổng vốn đầu tư 370 tỷ đồng.
    Giai đoạn 2: xây dựng các hạng mục: ga hành khách trong nước và quốc tế có diện tích 19.000 m2, ga hàng hóa và các hạng mục kỹ thuật phụ trợ khác, dự kiến vốn đầu tư từ 400 đến 500 tỷ đồng. Dự kiến khi giai đoạn 1 hoàn thành vào năm 2008, có khả năng tiếp nhận các loại máy bay tầm trung có sức chở lớn từ 150 đến 200 hành khách/ chuyến như A320, A321, B767; hệ thống nhà hành khách có công suất 2 triệu khách/ năm.
    [​IMG]
  2. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    Các bác cứ mải pót sờ mấy hình cũ rích mà ko ai thèm trả lời cái ông lập topic tội nghiệp kia cả.
    Về các sân bay dân dụng sắp đc nâng cấp trong tương lai gần:
    1. Sân bay Nội Bài sẽ xây dựng nhà ga T2 vào năm 2012 nâng khả năng phụ vụ hành khách lên 15 Triệu khách 1 năm và sẽ đầu tư xây dựng ga hàng hoá riêng biệt
    2. Sân bay Gia Lâm sẽ nâng cấp thành sân bay dân sự cấp 3C (chuẩn ICAO) vào đầu năm 2008 chi phí khoảng 80B VNĐ. Đường cất hạ cánh 2000mX 45m ;sân đỗ 13720m2 tiếp nhận tối đa 3 máy bay ATR-72 hoặc Fokker 70 vào giờ cao điểm
    3. Sân bay Cần Thơ nâng cấp thành sân bay dân sự cấp 4E ( chuẩn ICAO ) và sân bay quân sự cấp 2. Tổng vốn đầu tư 2 giai đoạn là 5694 B VNĐ. Đường cất hạ cánh 3000mX45m kết cấu đường đáp ứng B 747-400 và tương đương. Nhà ga hành khách diện tích 18000m2, công suất 2T khách/năm
    Về nhu cầu máy bay dân dụng:
    Đến 2010 đội bay khoảng 80 -90 chiếc, mở các đương bay trực tiếp đến Bắc Mỹ, mở thêm các đường bay mới tới Châu Âu ( Zurich, London, Madrid, Athens..) và mở lại đường bay đi Trung Đông. VASCO sẽ đảm nhiệm các đường bay nội địa nhỏ gom tụ hành khách đi quốc tế cho VNA.
    Bác nào thấy thiếu sót gì thì bổ sung giùm em
  3. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    Các bác cứ mải pót sờ mấy hình cũ rích mà ko ai thèm trả lời cái ông lập topic tội nghiệp kia cả.
    Về các sân bay dân dụng sắp đc nâng cấp trong tương lai gần:
    1. Sân bay Nội Bài sẽ xây dựng nhà ga T2 vào năm 2012 nâng khả năng phụ vụ hành khách lên 15 Triệu khách 1 năm và sẽ đầu tư xây dựng ga hàng hoá riêng biệt
    2. Sân bay Gia Lâm sẽ nâng cấp thành sân bay dân sự cấp 3C (chuẩn ICAO) vào đầu năm 2008 chi phí khoảng 80B VNĐ. Đường cất hạ cánh 2000mX 45m ;sân đỗ 13720m2 tiếp nhận tối đa 3 máy bay ATR-72 hoặc Fokker 70 vào giờ cao điểm
    3. Sân bay Cần Thơ nâng cấp thành sân bay dân sự cấp 4E ( chuẩn ICAO ) và sân bay quân sự cấp 2. Tổng vốn đầu tư 2 giai đoạn là 5694 B VNĐ. Đường cất hạ cánh 3000mX45m kết cấu đường đáp ứng B 747-400 và tương đương. Nhà ga hành khách diện tích 18000m2, công suất 2T khách/năm
    Về nhu cầu máy bay dân dụng:
    Đến 2010 đội bay khoảng 80 -90 chiếc, mở các đương bay trực tiếp đến Bắc Mỹ, mở thêm các đường bay mới tới Châu Âu ( Zurich, London, Madrid, Athens..) và mở lại đường bay đi Trung Đông. VASCO sẽ đảm nhiệm các đường bay nội địa nhỏ gom tụ hành khách đi quốc tế cho VNA.
    Bác nào thấy thiếu sót gì thì bổ sung giùm em
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Sân bay Long Xuyên. Đã từng là căn cứ trực thăng và máy bay loại nhỏ của quân Ngụy. Hiện nay, sân bay này không còn sử dụng nữa
    [​IMG]
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Sân bay Long Xuyên. Đã từng là căn cứ trực thăng và máy bay loại nhỏ của quân Ngụy. Hiện nay, sân bay này không còn sử dụng nữa
    [​IMG]
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Sân bay Vĩnh Long
    [​IMG]
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Sân bay Vĩnh Long
    [​IMG]
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Sân bay Cà Mau được xây dựng từ thời Pháp, còn gọi là phi trường Moranc, tại thị trấn Quản Long, tỉnh An Xuyên (nay là tỉnh Cà Mau). Khi đó, đường hạ, cất cánh dài 400 mét, rộng 16 mét.
    Tháng 6 năm 1962, sân bay này được thiết kế lại với qui mô là 1 sân bay hạng G. Diện tích sân bay là 91,61 hecta, đường hạ cất cánh dài 1050 mét, rộng 30 mét với mục đích phục vụ cho Quân lực Việt Nam Cộng hoà và Không lực Hoa Kỳ với các loại máy bay như trực thăng, L19, OV10, Dakota, C130 lên xuống.
    Sau khi tiếp quản năm 1975, Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam Phùng Thế Tài đã ký quyết định số 1525-QĐ-TC về việc tổ chức biên chế các đơn vị trực thuộc sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó nêu rõ sân bay Quản Long thuộc sự quản lý của Cụm sân bay Tân Sơn Nhất và được gọi là Cảng Hàng không Cà Mau. Tuy nhiên, sân bay bị bỏ hoang một thời gian dài đến năm 1995 mới khôi phục chuyển sang mục đích dân sự. Năm 1995 Cụm cảng Hàng không miền Nam tiến hành nâng cấp, xây dựng mới nhà ga và khu nhà văn phòng Cảng Hàng không Cà Mau.
    Năm 1999 đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đậu tiếp tục được nâng cấp và kéo dài với quy mô đường hạ cất cánh đạt chiều dài 1500 m, rộng 30 m, bề mặt phủ bê tông nhựa đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay ATR72 và các máy bay tương đương.
    Sau gần 3 năm chính thức hoạt động, sân bay Cà Mau hiện nay thật sự quá tải, vì nhu cầu đi lại của hành khách mỗi lúc mỗi tăng. Với mỗi ngày 1 chuyến bay, loại máy bay có sức chở 60 người nên không thể nào đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Hiện nay, nếu muốn đi máy bay, hành khách phải mua vé trước ít nhất 3 ngày, chậm hơn sẽ không còn vé.
    Nguyên nhân của việc sân bay Cà Mau quá tải là do người dân nhận thấy: nếu như từ thành phố Cà Mau đi công tác Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) bằng ô tô thì phải tốn ít nhất 2,5 triệu đồng, so với chi phí đi máy bay sẽ là gấp đôi, nếu đi Hà Nội họp bằng ô tô thì phải nghỉ ở TP HCM 1 đêm, như vậy phải mất 2 ngày, còn nếu đi máy bay chỉ cần 1 ngày là từ Cà Mau sẽ đến Hà Nội. Mặt khác, do khu công nghiệp khí-điện-đạm Cà Mau chính thức vận hành, có hàng ngàn chuyên gia trong nước và nước ngoài trực tiếp làm việc tại đây nên nhu cầu đi lại bằng máy bay của họ rất lớn. về mặt thời gian cũng rất thuận lợi, nếu đi bằng ô tô từ Cà Mau- TP Hồ Chí Minh phải mất 7 giờ đồng hồ thì ngồi máy bay chỉ mất 45 phút là tới nơi.
    [​IMG]
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Sân bay Cà Mau được xây dựng từ thời Pháp, còn gọi là phi trường Moranc, tại thị trấn Quản Long, tỉnh An Xuyên (nay là tỉnh Cà Mau). Khi đó, đường hạ, cất cánh dài 400 mét, rộng 16 mét.
    Tháng 6 năm 1962, sân bay này được thiết kế lại với qui mô là 1 sân bay hạng G. Diện tích sân bay là 91,61 hecta, đường hạ cất cánh dài 1050 mét, rộng 30 mét với mục đích phục vụ cho Quân lực Việt Nam Cộng hoà và Không lực Hoa Kỳ với các loại máy bay như trực thăng, L19, OV10, Dakota, C130 lên xuống.
    Sau khi tiếp quản năm 1975, Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam Phùng Thế Tài đã ký quyết định số 1525-QĐ-TC về việc tổ chức biên chế các đơn vị trực thuộc sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó nêu rõ sân bay Quản Long thuộc sự quản lý của Cụm sân bay Tân Sơn Nhất và được gọi là Cảng Hàng không Cà Mau. Tuy nhiên, sân bay bị bỏ hoang một thời gian dài đến năm 1995 mới khôi phục chuyển sang mục đích dân sự. Năm 1995 Cụm cảng Hàng không miền Nam tiến hành nâng cấp, xây dựng mới nhà ga và khu nhà văn phòng Cảng Hàng không Cà Mau.
    Năm 1999 đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đậu tiếp tục được nâng cấp và kéo dài với quy mô đường hạ cất cánh đạt chiều dài 1500 m, rộng 30 m, bề mặt phủ bê tông nhựa đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay ATR72 và các máy bay tương đương.
    Sau gần 3 năm chính thức hoạt động, sân bay Cà Mau hiện nay thật sự quá tải, vì nhu cầu đi lại của hành khách mỗi lúc mỗi tăng. Với mỗi ngày 1 chuyến bay, loại máy bay có sức chở 60 người nên không thể nào đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Hiện nay, nếu muốn đi máy bay, hành khách phải mua vé trước ít nhất 3 ngày, chậm hơn sẽ không còn vé.
    Nguyên nhân của việc sân bay Cà Mau quá tải là do người dân nhận thấy: nếu như từ thành phố Cà Mau đi công tác Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) bằng ô tô thì phải tốn ít nhất 2,5 triệu đồng, so với chi phí đi máy bay sẽ là gấp đôi, nếu đi Hà Nội họp bằng ô tô thì phải nghỉ ở TP HCM 1 đêm, như vậy phải mất 2 ngày, còn nếu đi máy bay chỉ cần 1 ngày là từ Cà Mau sẽ đến Hà Nội. Mặt khác, do khu công nghiệp khí-điện-đạm Cà Mau chính thức vận hành, có hàng ngàn chuyên gia trong nước và nước ngoài trực tiếp làm việc tại đây nên nhu cầu đi lại bằng máy bay của họ rất lớn. về mặt thời gian cũng rất thuận lợi, nếu đi bằng ô tô từ Cà Mau- TP Hồ Chí Minh phải mất 7 giờ đồng hồ thì ngồi máy bay chỉ mất 45 phút là tới nơi.
    [​IMG]
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Sân bay Rạch Giá: Tháng 11 năm 2005, Cụm cảng đã khởi công nâng cấp Cảng hàng không Rạch Giá có vốn đầu tư 39 tỉ đồng với mục tiêu khi đưa sân bay vào hoạt động trong quý 4 năm 2006, sân bay này sẽ phục vụ 150 hành khách trong giờ cao điểm. Nhà ga được thiết kế hai tầng, tổng diện tích 1.900 m². Sân bay Rạch Giá hiện có đường băng dài 1500 m.
    Hiện mỗi năm Cảng hàng không Rạch Giá đón 34.000 lượt hành khách.
    Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành quyết định phê duyệt qui hoạch tổng thể cảng hàng không Rạch Giá ở tỉnh Kiên Giang, giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.
    Theo quy hoạch, đến năm 2015 cảng hàng không Rạch Giá thuộc loại cấp 3C (theo phân cấp của Hiệp hội Hàng không Quốc tế-ICAO) và cũng là sân bay quân sự cấp II. Lượng hành khách tiếp nhận là 200.000 lượt/năm và lượng hành khách trong giờ cao điểm là 200 hành khách/giờ.
    Đến năm 2025, cảng sân bay này sẽ được nâng lên cấp 4C và là sân bay quân sự cấp II. Khi đó, lượng hành khách tiếp nhận là 300.000 lượt /năm và lượng hành khách giờ cao điểm là 300 lượt/ giờ.
    Hiện nay, sân bay Rạch Giá mỗi ngày có 2 chuyến bay bằng máy bay ATR-72, tuyến Rạch Giá-Phú Quốc và Rạch Giá-Thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 60 lượt khách/chuyến.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này