1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về các thể loại nhạc hát

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Tao_lao, 13/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Tìm hiểu về các thể loại nhạc hát

    Vô đây sao ít thấy bà con bàn cái vụ hát hò như là nhạc thánh ca Mass, Mottet, Requiem,các bài ca Lie (romantic song),Cantata, hoặc nhạc ''trần thế'' Oratorio, Madrigal. Hát hò thì hông thể hông kể opera và đã cũng có một chủ đề (nhưng mà có vẻ cũng đìu hiu). Chủ đề này xin dành cho các loại ca hát còn lại. Các thảo luận có thể tập trung vào thể (cấu trúc), lịch sử, các tác phẩm đáng chú ý, các bản thu âm, cảm nhận cá nhân v.v.. Rất mong được sự tham gia nhiệt tình của mọi người.

    Nào,xin mời bà con (còn tui chắc chỉ dám kiếm cây cột nào dựa vô mà nghe các cao nhân chỉ giáo).
  2. MKN

    MKN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0

    Tao_Lao mở topic sao ko tiên phong đi truớc phát biểu cho bà con nghe chơi đi? Tui thì chỉ nghe sơ sơ những bản Lieder Romantics dành riêng cho piano và đơn ca (solo voice) thôi. Nói chung các thể loại vocal, thanh nhạc này cũng bao la bát ngát, bàn đến tết Congo cũng chưa xuể ...tui liệu ko đủ tài trí cũng như tài liệu để viết lên đây đuợc .
    Hay là mình cùng nhau đăng những lời ca của những bài hát lên đây cho mọi nguời cùng đọc, hy vọng có ai rành ngôn ngữ Đức, Pháp, Anh, Ý sẽ chuyển dịch sang tiếng Việt thì sẽ hay vô cùng .
    Riêng tui thì đam mê nhạc Lieder là nhất! Có lẽ chỉ có hai loại Lieder nổi tiếng trên thế giới thôi:
    1) Nhạc hát với piano (đơn ca)
    2) Nhạc hát với giàn giao huởng (orchestre áccompaníon)
    Hôm nọ ra Hùynh Thúc Kháng lục lạo một hồi bất chợt phát hiện cái đĩa DVD gồm nhiều ca khúc do Mahler sáng tác cho giàn Giao Huởng. Trong đó có những bản của Ruckert, Der Way Fare Lied (đánh vần loại xị ko hiểu có đúng ko?), cái hay là do đích tay lão Leonard Bernstein cầm gậy baton điều khiển giàn nhạc Israel Philharmoniker, giọng bariton thi do Thomas Hampson hát, công nhận nghe tuyệt cú mèo!
    Tui còn có một cái đĩa DVD ở nhà cũng gồm toàn nhạc của Mahler có truờng ca khúc "Das Lied Von Der Erde" phổ theo thơ của Schilling thì phải (???) dựa trên những áng thơ Đuờng của Vuơng Xuơng Linh và Đỗ Phủ mà viết thành nhạc . Trong đó có nhiều bài nghe lâm li thống thiết vô cùng, nhất là bản cuối cùng "Tiễn Biệt" do nữ sĩ Christa Ludwid hát nghe đến nghẹn cả lòng! Giàn nhạc Wiener Philharmoniker đã xuất sắc phối hợp duới sự điều khiển của L.Bernstein.
    Ngoài ra còng có vô số bài của Schubert viết cho dọng Bariton và Piano. Tui thì có đủ bộ này do chính Fischer Dieskau, danh ca nguời Đức hát đuợc Gerald M Moore đệm và dắt đàn piano. Rất tiếc tui ko có thể tải lên đây đuợc vì luợng quá nhiều để các bạn cùng thuởng thức ...
    Cái tui rất mong muốn là có thể hiểu đuợc trọn vẹn những lời nhạc trong các ca khúc này, chẳng hạn ca khúc "Die Wintereise" D911 cuối cùng của Schubert nói về một cuộc lãng du mùa Đông, cô đơn, buồn, nhưng có khi lại lạc quan lạ thuờng, hình như đây chính là cảm xúc tự đáy lòng của Schubert trong thời gian cuối đời, truớc khi ông ta ra đi khi tuổi còn rất trẻ .

  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Chà cái vụ nhạc cổ điển phổ Đường Thi này nghe tân kỳ à nghen. Nhất định phải học tập mới được, mong là bạn MKN chỉ giáo thêm .Cũng liên quan đến vụ Đông Tây này, tui nghe đồn ông John Cage soạn nhạc theo Kinh Dịch mấy năm nay mà chưa một lần ''chứng quả'', cứ cảm thấy tiếc hoài.
    MKN hỏi sao tui hổng phát biểu, nói thiệt hổng dám dấu giếm gì vì tự biết theo lới ông bà dạy ''biết thì thưa thì thốt, hổng biết thì dựa cột mà nghe''.
    Tôi rất đồng ý với bạn MKN là phạm vi các thể loại thanh nhạc rất là bao la rộng lớn, bát đại tinh thâm. Gom vô nói là có hơi ...liều mạng kiêu dê con hổng biết sợ cọp, điếc hổng biết sợ súng. Chỉ một cái về Lieder mà bạn MKN nói thôi, lập một cái web còn dư sức, nói gì một box hay một chủ đề nhỏ nhoi. Nói một hai câu không có tận ý (vì khả năng kiến thức hay ...làm biếng). Nhưng sức một người không thích hợp (chứ không nói là không đủ khả năng) thì có thể hợp sức nhiều người. Theo tui biết thì có nhiều người rất là rành nhạc, họ cũng vô chỗ này. Nhưng rồi thấy nản, vậy là họ đi. Rôi thì 1,2 người khác tới, cũng vậy tiếp.Đâm ra nhân lực nó thiếu (chưa nói nhiều cao thủ hổng muốn lên tiếng, mất công!). Thành ra tôi mong là một chủ đề nó đủ rộng lớn để có thể nói nhiều, quan trong hơn là có đủ nhân lực mà xây dựng. Xây dựng một chủ để có tính hệ thống cao, chất lượng tốt là mong muốn của tui.
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bạn MKN mở hàng cái vụ Lied này thì phụ trách phần này luôn đi.Tui thì cái vụ thanh nhạc hiểu biết rất là ít, im re thì sợ bị chửi nhưng thui cũng ráng nói sơ sơ về cái vụ Lied này hén.
    Lied (số ít là Lied, số nhiều là Lieder) là một bài hát nghệ thuật viết bằng tiếng Đức. Có bạn sẽ thắc mắc, nói gì vô duyên bài nào mà hổng có chất nghệ thuật cha. Ấy vậy mà từ ngữ thì phải nói như vậy nó mới trúng. Vì người ta sếp nó vào thể loại kêu bằng Art song, là thể loại khu biệt, bản sắc của nhạc thời kỳ Lạng mạn (1820-1900). Thường thì phổ từ thơ (của Goethe hay Heine) , nổi tiếng nhất là Schubert, Schumann, Brahms.
    Về nội dung thì art song rất là phong phú: tình yêu (thất tình, được tình), vui đùa, ca ngợi vẻ đẹp của cây cỏ, đất trời...Bây giờ thì mọi người có thể thấy cái vụ nội dung này là bình thường, yêu đương ,ca ngợi thôi ấy mà thế nhưng ở trong thanh nhạc cổ điển, có thể nói đó là một bước cách mạng (chỗ này làm biếng,bỏ qua hén, nói tại sao cách mạng thì nó lòng thòng dữ lắm).
    Về phần nhạc. Thông thường thì mấy ông soạn bài hát diễn dịch (interpret) một bài thơ, tâm trạng chung (mood), không khí và tưởng tượng ra hình ảnh âm nhạc. Phấn giai điệu bài hát (vocal melody) ăn theo phần lời, nhưng từ ngữ quan trọng sẽ được nhấn mạnh. Khi biểu diễn art song, thường thì piano có một đoạn ngắn giới thiệu, trong quá trình hát thì làm nhiệm vụ đệm cho người hát, và sau đó piano làm nhiệm vụ kết bài (gọi là phần postlude).
    Vì là loại phổ thơ với nhiều khổ thơ (stanza) khác nhau, cho nên lời với nhạc kết hợp theo 2 cách. Nhạc theo khổ thứ nhất, và sẽ lặp lại trong tất cả các khổ còn lại, loại này kêu bằng Strophic form, trong khi Through-composed form là thể loại khi phần nhạc đệm piano khác nhau giữa các khổ.
    Và sẽ rất là thiếu xót khi nói về art song mà không nói đến Song cycle. Có thể nói đây là một liên khúc, tập hợp nhiều bài hát. Chính là ý nhạc hay tứ thơ trong các bài hát là phương tiện liên kết giữa các bài hát để đảm bảo tính thống nhất.
    À, bạn MKN có nói vụ lời bài hát. Tui thì tui biết một chỗ có rất nhiều lời hát art song (opera nữa) đến nổi tui hổng biết là có nhiêu bài trong đó (chắc hàng ngàn, hàng vạn). Chỉ riếng Schubert thì đã thấy có hơn 700 bài, Schumann thì hơn 400 bài ! Hi vọng là bạn thích:
    http://www.recmusic.org/lieder/cindexs.html
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Ráng nói tiếp một số thể loại nhằm giúp cho ai chưa biết thì hiểu sơ sơ còn biết rùi thấy tui nói sai thì chỉnh giùm (mục đích mở chủ đề này cũng là vì vậy) . Nói kiểu "cởi máy bay xem bông" thôi hén.
    1) Cantata:=cant+ata. Cant trong tiếng Latin có nghĩa là hát (sing). Cantata là thể loại dành cho hát hò, trong khi đó thì Sonata là thể loại dành cho nhạc cụ (son có nghĩa là âm thanh=sound). Thể loại này rất phổ biến ở thời Baroque, J.S Bach đã sáng tác gần 300 bài cantata.
    Bài Cantata thường là sự luân phiên giữa 2 đoạn hát Recitative(thường rất ngắn) và Aria. Recitative là đoạn hát mà ở đó có một miếng nhạc cụ thui, chủ yêu là hát, và cách hát (melody) thường đi theo lời (lyric). Còn Aria được gọi là bài hát biểu lộ cảm xúc (expressed song) có nhiều nhạc, dài hơn đoạn rất recitative nhiều. So sánh một cách khập khiển theo cải lương miệt vườn quê tui thì recitative chính là đoạn nói lối, còn aria chính là câu vọng cổ. Nếu chúng ta ngược dòng về sự ra đời ,hình thành và phát triển của các đoạn hát này từ sơ khởi ở Ý cho đến khi phát triển đưa vào thành lối hát chủ lực trong opera thì phát hiện một sự song song thú vị. Có lẽ là ai cũng biết sự hình thành và phát triển của opera Ý nên tôi không nhắc lại, chỉ nói cái sự song song. Đó là trước khi phát triển thành ''tuồng'''' có lớp lang, phục trang, kỹ năng biểu diễn thì cả opera và cải lương đều trải qua giai đoạn gọi là ''''đờn ca tài tử'''' (hay thường gọi là ca ra bộ, ca tài tử).
    Từ đờn ca tài tử, những người tiên phong đã thêm phần lớp lang,phục trang, diễn xuất và phát triển thành tuồng. Cải lương mang cái nghĩa cải cách, tiến bộ, thiệt là tốt đẹp làm sao. Vậy mà nhiều người đã quên cái nghĩa đó, mà khoác lên cho nó một cái nghĩa hềt sức negative. Làm gì sến sến thì người ta bảo Cải lương quá ! Nhiều người chê trách cải lương, sao ca sỹ bị đâm gần chết rùi mà sao vẫn lên vọng cổ phà phà luôn. Vô lí quá! Mà thật ra opera của dân Tây có khác gì đâu nà, gần chết queo mà vẫn hát xé gió. Vậy mà người thích opera, một sản phẩm ngoại quốc thì được xem là ''''trí thức'''' (nhạc cổ điển mà, tui chỉ nói cái liên tưởng tương đương chứ không nói đến bản sắc opera), còn người ưa cải lương, một sản phẩm đậm đà bản sắc dân tộc made in VN hẳn hoi thì nhiều khi bị gọi là ...cải lương, quê mùa. Có phải đó là do sự ấu trĩ, nhận thức thấp kém của những người vọng ngoại?
    Về nội dung thì Cantata có thể theo chủ đề tôn giáo (gọi là Church cantata) hoặc trần thế. Cantata loại trần thế thì các bạn có thể qua mục ''Tặng người yêu nhạc....'' để tài bài Coffee cantata của J.S. Bach về nghe thử.
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 15:59 ngày 16/11/2004
  6. huong78910

    huong78910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Hổng biết chị Tào Lao từ vài chục năm nay có đi coi cải lương không vậy kìa. Mấy ông đờn tài tử thứ thiệt hết dám vác mạng tới mấy rạp đó rùi. Họ mới xuống hai câu vọng cổ xong chuyển qua tân cổ dô diên rồi lấy cây đờn ọc lên đánh tèng teng tèng teng. Nếu có làm tự điển âm nhạc Việt Nam thôi để nhường cho bác Tào Lao phân tích cái mục này.
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Mèn ui, nghe bạn MKN nói cái vụ song-symphony của Mahler nghe ghiền quá xá. Ông Mahler này thì tui nghe nhắc nhạc ổng hoài mà kiếm mấy cái người ta nói hổng thấy, như là bản symphony no.8 hay thường gọi là symphony of a thousand hoặc là cái vụ song-symphony của ổng. Nghe vậy nhưng cũng chưa có tìm hiểu kỹ, bữa nay nhờ bạn MKN đề cập mà tui ráng lặn lội đi kiếm trên web. Hoá ra cái Das Lied von der Erde (song of the earth) của ổng là phổ thơ của Thi Tiên Lí Bạch (Li bai, Li Tai-po,Li Po gì cũng là ổng hết hén), Thi Phật Vương Duy (Wang-wei), Mạnh Hạo Nhiên (Mong Keo-jen, bạn thân của Lí Bạch , người mà ông Bạch tiễn ''Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu''), Trang Tử (cha nội này bên Lão giáo chứ hổng phải mần thơ Đường hén).
    Nói thiệt là tui là fan của thơ Đường, có cái vụ này vô nghe khoái quá xá. Bạn MKN ráng send giùm cho tui được hông (hay là share lên đây nếu bạn hổng ngại). Cảm ơn rất...rất là nhiều. Còn đây là phần lời mà tui kiếm được:
    http://artistsownregistry.com/natashaforeword.htm
    Chúc vui.
  8. MKN

    MKN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Hello Tao Lao,
    Coi bộ mấy cái topic bạn mở đã farewell luôn rồi hihì! Thôi kệ, cái mục này cũng lý thú ko kém, vả lại nó có thi vị và dễ làm quen hơn mấy cái topic kia. Cái vụ "Das Lied von der Erde" qủa thiệt mình chỉ biết Mahler đã xử dụng thơ Đuờng vào, mà khi nghe các này mình có cảm giác nó giống "Thu Hứng" của Đỗ Phủ vô cung nên cứ đinh ninh là thơ Đuờng thì ko Đỗ cũng Lý, mà thôi!
    Thiệt tình mà nói tui vẫn chưa thoả mãn với khúc nhạc này vì mình muốn một ngày nào đó sẽ có một dọng ca sĩ Vietnam hát lên những khúc hát này bằng lời Việt, như vậy có khóai lắm ru?
    Tiếc qúa mình ko thể sưu tập những bài thơ này bằng tiếng Việt, hồi truớc mình có mấy quyển thơ cổ của Lý, Đỗ, Vuơng Duy nhưng đều tặng ông chú ruột mình rồi vì cảm tình ông ta từng là tài tử ở Tao Đàn truớc 75. Bây giờ nhiều lúc ngồi ngâm nga cũng còn đuợc vài muơi bản thơ Lý Đỗ Vuơng, nhưng chịu thua ko nhớ hết đuợc như bài "Tuơng tiến tửu" có lẽ là bài Mahler đã xử dụng trong ca khúc này .
    Đợi dịp khác sẽ mổ sẻ thêm giai điệu và cấu trúc của khúc nhạc bất hủ này sau. Hy vọng có thêm các bạn chuyên môn có kiến thức sâu rộng cho biết thêm chi tiết thì cám ơn rất nhiều .
    Đế tui kiếm xem có cái file nào gửi qua cho Tao Lao nghe thử, chứ ko lại cứ nói đuợc đọc mà ko đuợc nghe. :)
  9. MKN

    MKN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Hello Tao Lao,
    Coi bộ mấy cái topic bạn mở đã farewell luôn rồi hihì! Thôi kệ, cái mục này cũng lý thú ko kém, vả lại nó có thi vị và dễ làm quen hơn mấy cái topic kia. Cái vụ "Das Lied von der Erde" qủa thiệt mình chỉ biết Mahler đã xử dụng thơ Đuờng vào, mà khi nghe các này mình có cảm giác nó giống "Thu Hứng" của Đỗ Phủ vô cung nên cứ đinh ninh là thơ Đuờng thì ko Đỗ cũng Lý, mà thôi!
    Thiệt tình mà nói tui vẫn chưa thoả mãn với khúc nhạc này vì mình muốn một ngày nào đó sẽ có một dọng ca sĩ Vietnam hát lên những khúc hát này bằng lời Việt, như vậy có khóai lắm ru?
    Tiếc qúa mình ko thể sưu tập những bài thơ này bằng tiếng Việt, hồi truớc mình có mấy quyển thơ cổ của Lý, Đỗ, Vuơng Duy nhưng đều tặng ông chú ruột mình rồi vì cảm tình ông ta từng là tài tử ở Tao Đàn truớc 75. Bây giờ nhiều lúc ngồi ngâm nga cũng còn đuợc vài muơi bản thơ Lý Đỗ Vuơng, nhưng chịu thua ko nhớ hết đuợc như bài "Tuơng tiến tửu" có lẽ là bài Mahler đã xử dụng trong ca khúc này .
    Đợi dịp khác sẽ mổ sẻ thêm giai điệu và cấu trúc của khúc nhạc bất hủ này sau. Hy vọng có thêm các bạn chuyên môn có kiến thức sâu rộng cho biết thêm chi tiết thì cám ơn rất nhiều .
    Đế tui kiếm xem có cái file nào gửi qua cho Tao Lao nghe thử, chứ ko lại cứ nói đuợc đọc mà ko đuợc nghe. :)
    http://www.mahlerarchives.net/DLvDE/DLvDE.htm
    Được MKN sửa chữa / chuyển vào 05:06 ngày 17/11/2004
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    hì hì..farewelll thì bye bye, tiễn bạn lên đường thui chứ sao giờ. Thiệt tình là tui cũng mất hứng. Nói chuyện thơ Đường ngoài lề chút hén (nghe bạn MKN khoái thơ đường, hợp gu rùi hén).
    Nghe bạn MKN nhắc thơ Đỗ Phủ, tui thấy mấy năm gần đây người ta bán mấy quyển sách thơ Đỗ Phủ: của Phan Ngọc :Đỗ Phủ 1000 bài thơ thánh (cha Phan này nghe đồn chả ghiền Đỗ Phủ dữ trời lằm, lật sơ sơ thấy ông mần cũng hay, nhưng bán mắc quá, chạy độ). Nghe bạn MKN nói vụ chùm 8 bài Thu hứng của Đỗ Phủ, tui nhớ quyển Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường của 2 cha Hoa kiều có phần GS Trần Đình Sử dịch, mấy chả bàn thi pháp 8 bài này vận dụng lí thuyết ngữ âm,ngữ pgáp học hiện đại nghe rất là đã (phải nói là đại khai nhãn giới), bạn MKN nếu chưa có thì chạy ra nhà sách coi thử. Còn khoái online thì bạn ghé qua Mai Hoa Trang (khoảng hơn 600 bài,có Kinh thi, Từ phẩm,thơ cổ VN nữa):
    www.thivien.maihoatrang.com
    Trở lại vụ thơ Đường phổ nhạc hén. Hôm qua tui cái vụ Đường thi chuyển Pháp, Đức rồi vòng qua tiếng Anh muốn nổ con mắt luôn, chỉ nhận ra mỗi bài Xuân nhật tuý khởi ngôn chí (ngày xuân uống rượu ngứa miệng tám) của Li bai mà tui rất khoái ''Xử thế nhược đại mộng/ Hồ vi lao kỳ sinh'' mà ông Trần Trọng San dịch rất hay ''Đời như giấc mộng lớn/ Nhọc lòng mà làm chi''. Để bữa nào tui rãnh, tui tra lại coi mấy bài kia là mấy bài gì.

Chia sẻ trang này