1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về các thể loại nhạc hát

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Tao_lao, 13/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    nhắc lại là không mất đi đâu hết ! chỉ chuyển vào topic " ncd hỏi gì đáp nấy " thôi !
  2. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    hic , cho hỏi nhờ 1 tẹo vậy , các bác trên này kiến thức uyên thâm , có bác nào biết bản concerto cho giọng nữ cao màu sắc và dàn nhạc của gliere (op 82). em nghe nói đây là tác phẩm rất nổi tiếng , thuộc loại khó nhất dành cho soprano (và cũng là tp hay nhất của gliere), bởi vì soprano vừa fải chạy những nốt rất cao , nhanh với nhiều KT thanh nhạc fức tạp lại vừa fải đủ sức đua với cả dàn nhạc-giọng hát như 1 nhạc cụ (1 ông nhà báo từng bảo là concerto viết cho nàng Brünnhilde ... khi có giọng màu sắc), k0 có nhiều soprano biểu diễn thành công đc bản này. Em chưa đc ngeh hoàn thiện , mới đc nghe mấy bản thử trên amazon.com mà đã thấy kết lắm rồi. có người bạn bảo là có lần trên radio đã từng bật bản này, mà lại k0 có duyên đc nghe. có bác nào ở Hà nội , nếu có làm ơn cho cop hoặc ngeh ké cũng đc
  3. MKN

    MKN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Hì, tao lao này, ko lẽ ở đây có tui với bác là còn quan tâm đến thơ Đuờng thôi sao? Nói đúng ra là cái bản Xuân nhật tuý và Tống Biệt của Vuơng Duy chính là bản nhạc tiên tri cho định mệnh của Mahler. Có thể nói lúc đó là khoảng năm 1907 khi Mahler đã viết xong bản giao huởng số 8, liền theo ông khởi đầu bắt tay cho bản số 9. Mà theo ông ta cái dị đoan là ai viết đến bản giao huởng số 9 đều phải chết! Beethoven đã chết sau bản số 9. Schubert đã chết sau bản số 9. A. Bruckner đã chết sau bản số 9. Sibelius chỉ viết đến bản số 7 thì ko viết nữa . Có lẽ cái Chết đã ám ảnh Mahler suốt cuộc đời, từ lúc bé đến khi truởng thành . Và ngay lúc ông bắt đầu viết bản symphony này "Song of the Earth''s Sorrows" mà sau này ông bỏ chữ "sorrow" đi thì cuộc đời ông trở nên bi đát cùng cực . Con gái của Mahler bị bạo bệnh chết, rồi em gái chết, rồi ông ta bị thần kinh nặng! Bị ám ảnh bởi cái chết nên có lần bạn ông đưa cho ông bản thơ (Cổ Trung Hoa) có phiên dịch, ông đã như "kết" ngay với cái chất say sưa lãng mạn của Lý Bạch, nên ông đã phác họa ngay cái tiêu đề Sự thế nhuợc đại mộng, hà vi lao kì sinh!
    Mở màn bài đầu "Das Trinklied vom Jammer der Erde" ông đã liên tiếp sử dụng câu "Dark is death, death is life" qua các stanzas và xem nó là một Lietmotif quan trọng cho bản nhạc, mà cũng là câu tiên tri cho cái chết đang đến của ông.
    Tôi mê thơ Đuờng lắm, rất chuộng thơ Phật Vuơng Duy. Cái chất Thiền man mác trong Vuơng Duy "đãn khứ mạc phục vấn, bạch vân phi vô cùng" đã đuợc Mahler chuyển thành:
    The beloved earth everywhere blossoms and greens in springtime anew.
    Everywhere and forever the distances brighten blue!
    Forever... forever... forever...
    tạm dịch:
    Hoa xuân rộ nở muôn nơi,
    Cùng xanh với cảnh đất trời ngàn năm
    Đi đâu và về đâu luôn là Định đề bất khả tư nghì của những tác phẩm Mahler sáng tác, từ bản số 1 đến bản số 9 luôn có màu sắc lung linh huyền ảo của tôn giáo trong lời thơ, lời nhạc của ông. Bản Tiễn Biệt của Mahler trong Das Lied von Der Erder đưa ra cái nhân sinh quan từ thức tỉnh, đến say sưa, rồi mặc định, sầu tư rồi lạc quan như một hành trình đi tìm câu lý giải cho sự sống . Có lẽ Lý Bạch đã hét vang vào tâm thức của Gustav, khi ông mô tả cảnh một nguời say sưa (Đạo), bất cần đời (vì đời vô thuờng), chỉ còn tình yêu cho thiên nhiên (vĩnh cửu) và khát vọng Tự Do (giải thoát) là chân thật mà thôi.
    Chào,
    MKN
  4. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0

    Giao hưởng Maler là những suy nghĩ về sống&chết.
    Những Gh số 8 nổi tiếng không như thế, nên gh 8 giống như đứa con rơi của Maler.
    (Chương final adagio của g/h 9)
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Maytroiqua: bản số 8 là bản có biệt danh là ''Symphony of thoudsand'' phải không bạn? Tui nghe nói nhưng mà chưa có nghe, cũng như hổng có biết gì ngoài mấy thông tin lặt vặt. Nếu được thì bạn bàn (và share lên) để khai nhãn cho tui được hông? Cảm ơn.
    MKN:
    Nghe bạn bàn vụ giao hưởng với thơ Đường hay thiệt. Cái vụ ''huôn'' của bản số 9 này nghe ngộ à nghen (bạn nói tui mới để ý), viết tới đâu chết tới đó. Đúng là tui cũng thấy ông Mahler này viết nữa chừng bản giao hưởng số 10 thì...tiêu, ông Beethoven cũng vậy. Đáng tiếc thiệt.
    Bạn càng bạn làm tui càng ghiền. Bữa tui vô thư viện cũng ráng kiếm cái vụ ''song of the earth'' này, may là cũng có 1 quyển của NXB đại học Cambridge trong loạt sách ''Cambridge music ''s Hanbook'' (nói để ai có điều kiện thì tìm đọc loạt sách này, tác giả là những giáo sư âm nhạc, mỗi quyển bàn về một tác phẩm, dài chừng 150 trang), đọc sơ sơ cái phần ''dạo đầu'' ''thế giới giao hưởng của Mahler trước năm 1908''. Song, nhảy qua phần nhạc, nó bàn cụ thể vô mấy khúc phổ nhạc. Vẽ mấy cái sơ đồ từa lưa, chịu thua (chưa nghe nhạc mà nó bàn nghe ...tức, cũng hổng hiểu chả nói gì).Thôi chắc chờ bạn MKN share.
    (tui nghĩ, nếu bạn hổng ngại thì liên hệ với Kankuli thử xem, chắc là bé Kankuli hổng ngại giúp đâu vì cũng là chia sẻ nhạc với bà con mà).
    Cảm ơn và chúc cuối tuàn vui vẻ.
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nghe nói ông Mahler hổng phải là một nhà Hán học, ổng chỉ phổ lại bản dịch tiếng Đức (được dịch lại từ bản tiếng Pháp). Cũng như trang mà bạn MK đưa, ông chủ web có nói vụ sai biệt về ngữ nghĩa (và tất nhiên cũng một phần là do phổ lời theo nhạc nên ông Mahler có sáng tạo, bổ sung thêm). Xin đưa lên các bản Hán-Việt, Anh ngữ (mà tui nghĩ là chính xác hơn) và bản dịch đối chiếu nguyên văn bản tiếng Đức của Mahler bài Tống biệt (Farewell) của Thi Phật Vương Duy (Wang-wei):
    Bản Hán-Việt và dịch nghĩa của Đông A từ maihoatrang:
    Tống biệt
    Há mã ẩm quân tửu
    Vấn quân hà sở chi?
    Quân ngôn bất đắc ý
    Quy ngọa Nam sơn* thùy
    Đãn khứ mạc phục vấn
    Bạch vân vô tận kỳ
    Dịch Thơ
    Tống biệt
    Xuống ngựa mời anh rượu
    Hỏi anh định đâu không?
    Anh bảo chẳng như ý
    Về nằm ven non Chung
    Cứ đi, thôi hỏi nữa
    Mây trắng bay khôn cùng
    Bản dịch: Đông A
    *Nam sơn: núi Chung Nam, thuộc dãy Tần Lĩnh
    http://www.thivien.maihoatrang.com/tho.php?ref=vuong_duy&p=poem&sid=122&nid=130
    Bản Tiếng Anh từ chinese-poems (trang gốc có tiếng Tàu và bản pin-ying)
    Farewell
    Dismounting, I offer my friend a cup of wine,
    I ask what place he is headed to.
    He says he has not achieved his aims,
    Is retiring to the southern hills.
    Now go, and ask me nothing more,
    White clouds will drift on for all time.
    http://www.chinese-poems.com/retire.html
    Bản đối chiếu Anh ngữ với bản tiếng Đức của Mahler:
    He alighted from his horse and offered him the drink
    Of farewell.
    He asked him where he was going
    And why it must be.
    He spoke, his voice was muffled:
    You, my friend,
    Fortune was not kind to me in this world!
    Where do I go?
    I go, I wander in the mountains.
    I seek rest for my lonely heart.
    I travel to the homeland, my abode.
    I will no longer rove in distant lands.
    My heart is still and awaits its hour!
    The beloved earth everywhere
    Blossoms forth in spring and grows green anew!
    Everywhere and forever the distant lands brighten and turn to blue!
    Forever, forever,
    Forever, forever,
    Forever, forever,
    Forever!
  7. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn chưa nghe nhạc thì không có gì để bàn cả.
    Thành phần dàn nhạc
  8. MKN

    MKN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Lạm bàn bản giao huởng số 8 của Mahler một chút tẹo .
    Symphony no. 8
    Symphony of a thousands
    (Tạm dịch: Giao huởng vạn hùng ca)
    Viết cho giàn nhạc (cực kỳ hùng hậu, trên duới 200 nhạc công) và giọng Tenor, Soprano, Mezzosoprano, Alto, Bariton, Bass.
    Giàn hợp ca Nam, Nữ .
    Đây là bản giao huởng mà Mahler đã "thí nghiệm" tính chất phối hợp giữa thanh nhạc, và khí nhạc . Cụ thể là Mahler muốn biến những giọng hát con nguời thành một thứ khí cụ tuơng đuơng với kèn, đàn, sáo, vân vân và hoà hợp vạn thứ âm thanh trên đời vào thành một bản hoà ca hùng vĩ nhất mà có lẽ là vô tiền khoáng hậu, truớc đến giờ chưa ai thực hiện đuợc . Mahler đã đánh ván bài mạo hiểm khi viết bản nhạc này, vì sau khi viết xong tất cả giàn nhạc giao huởng ở Châu Âu đều từ chối trình diễn với lý do đơn giản: qúa lớn!
    Qủa thực là muốn trình diễn bài nhạc này phải gồm đủ trên duới khoảng bốn trăm nhạc công để thực hiện . Một lực luợng nhân sự lớn như vậy đòi hỏi nguời điều khiển phải hoàn toàn làm chủ đuợc ca khúc này từ lúc đầu đến cuối . Không đơn giản là phải . Mahler đã bị hất hủi tàn nhẫn, sau đó bị xa thải khỏi nhạc viện opera Viena mà ông đã làm nguời điều khiển trong nhiều năm. Ông đâm ra mắc bệnh loạn trí, sức khoẻ sa sút trầm trọng . Mahler biết ông đang chết từ lúc này, và vì vậy ngay sau đó là ca khúc "Das Lied von der Erder" đuợc ra đời .
    Symphony số 8 gồm hai phần: Phần 1 là một bản Hymm "Veni Creator spiritus" có nguồn từ tiếng Latin ca ngợi đức chúa Trời . Phần 2 trích từ đoạn văn Faust của Goethe, với vai chính là Bác học Marianus nguời bị xem là kẻ có tội và bị nguyền rủa trong tác phẩm nổi tiếng .
    Khúc nhạc nói chung rất khó nghe nếu bạn không quen với Mahler, nhất là những bản symphony có hợp xuớng . Cái hay của symphony này là sự thay đổi variations của chủ đề "Raison d''être" mà Mahler cho là sự sáng tạo độc đáo của riêng ông ngay sau khi ông thành công với bản số 7.
    Đây là bản nhạc tôn giáo lãng mạn, và đặc biệt phức tạp trên hình cũng như thể . Nếu chúng ta nghe đến khúc giọng ca Tenor bắt đầu ở phần 2 cao vút có lẽ phải là cung thứ C thì bảo đảm chúng ta không thể nói đây là một tác phẩm tiêu cực của Mahler đuợc . Các giai điệu cực kỳ lãng mạn đã đuợc Mahler phối hợp độc đáo, nhất là ông đã sử dụng chiếc đàn Mandolin thánh thót ở phần cuối Scherzo truớc khi màn Finale kết thúc với giàn nhạc vĩ đại với đầy đủ thanh la, kèn bass, trống, đàn cùng trỗi dậy để đưa lòng nguời đi vào sự hoành tráng, oai nghiêm của đức chúa trời và cái vũ trụ mà ngài đang ngự trị này vậy . Đầy xúc cảm, từ phút đầu đến phút giây cuối .
    Nguời nhạc truởng đuợc công nhận là thành công trình diễn vở symphony này nhất có lẽ là George Solti, đã thực hiện vào năm 1975 với giàn nhạc Chicago symphony orchestra đuợc phối hợp với già xuớng ca Viener Choir Sangers, và đuợc thu âm tại Áo quốc . Thật sự nguỡng mộ nguời nhạc truởng tài ba này đã phục sinh cho một tác phẩm bị bỏ quên, có lẽ từ lúc nó đuợc sáng tác .
    Chào .
  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Thế bạn MKN share cái bản đó lên được không nhỉ? Thiệt tình là tui nghe nói chai hoài mà hổng được nghe nên đâm ra thấy oải thiệt.
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Chậc, chờ hổm rày sao hổng thấy ai nói tiếp cái vụ Lieder, Cantata với song-symphony hết vậy cà, để cho chủ đề không bị ''kẹt'' tui mạn phép chuyển qua một thể loại khác là Mass. Ai (đã) đang muốn thảo luận về 3 loại trước thì xin tiếp tục, còn ai muốn nói về mass thì bây giờ xin nhào vô.

Chia sẻ trang này