1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về cách làm luật ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 20/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu về cách làm luật ở Việt Nam

    Em đang muốn tìm hiểu về cách làm luật ở nước ta. Em phải bắt đầu từ đâu ạ. Và dựa vào văn bản nào để tìm hiểu.
    Hiện giờ em định đọc về luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
    Văn bản luật Việt Nam chia thành:
    Hiến pháp, luật, văn bản dưới luật (văn bản pháp quy). 3 cái trên đều có bắt buộc được người dân thi hành (giá trị bắt buộc). Hiến pháp, luật do cơ quan lập pháp ban hành, văn bản pháp quy do cơ quan hành chính ban hành..
    Một vấn đề thường được điều chỉnh bởi 1 hệ thống sau :Luật (Pháp lệnh)->Nghị định->thông tư. Luật do quốc hội ban hành, nếu quốc hội chưa ban hành thì Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành (pháp lệnh), nghị định do chính phủ ban hành để giải thích luật (pháp lệnh), thông tư do bộ ban hành để giải thích nghị định chính phủ.
    Nếu luật điều chỉnh trực tiếp thì không cần nghị định, thông tư. (ví dụ, nhiều phần của luật lao động điều chỉnh trực tiếp)
    Nếu không có luật, mà có nghị định thì nghị định thay luật để điều chỉnh, nếu chưa có nghị định mà có thông tư thì thông tư thay nghị định để điều chỉnh->Như vậy chính phủ và bộ đều có thể ban hành được "luật" vì lúc này không có gì trên nghị định, thông tư nên nó là cái cao nhất để điều chỉnh.
    Các bác thấy quá trình làm luật ở Việt Nam hiện nay có ưu điểm hay nhược điểm gì ạ?.
  2. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Sátthu học 4 năm cử nhân Luật Việt Nam rồi, sao lại hỏi những câu thế này ?
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Đâu khổ là nó quên anh ạ. Đây chỉ là những gì còn nhớ. Anh có luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật( bằng tiếng anh) cho em xin nhé.
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Nếu xác định cho đúng thì chỉ những dứ án luật, dự thảo luật đã thông qua Quốc hội và được ban hành mới gọi là luật và quá trình này mới gọi là làm luật thôi chứ nhỉ ?
    Nghị định và thông tư theo tôi không thể gọi là luật được .
    Ờ, nhưng mà VN vẫn thiếu Luật, chính nguyên chủ tịch QH đã từng tuyên bố như thế cho nên hành pháp cứ việc ra nghị định, thông tư rồi coi như điều luật chắc ?
    Điều quan trọng hơn cả thiếu luật là vấn đề giải thích luật cũng như dựa vào luật để kết tội , những cái này chưa được rõ ràng lắm nên rất hồi hộp , sơ xảy 1 tí cũng có thể dính tội ******** báo hoặc tiết lộ bí mật quốc gia như chơi cho nên có miệng thì cắp, có nắp thi đậy là cách sống khôn ngoan nhất phải không ?
  5. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Đoạn tô vàng này bạn viết thiếu chính xác rồi. Về nguyên tắc, ND, TT không điều chỉnh các quan hệ xã hội ngoài Luật, PL quy định.
    Vấn đề ở chỗ, nếu ND, TT trái luật xử lý thế nào. Trước hết với các cơ quan áp dụng PL như toà án chẳng hạn ?
  6. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Ở VN giờ nhiều thứ "làm luật" lắm mà bác...mà giờ có ai "làm theo luật" cho nó đúng nghĩa đâu...các VB dưới luật do từng cơ quan với chức năng cụ thể của mình ban hành mới là luật thật sự kìa. Cứ đến mỗi cơ quan là có một "luật" riêng cần phải tuân theo...lúc thì bận họp. lúc thì con dấu "vừa hết mực", lúc thì phải nghiên cứu...ngày xưa chưa ổn định thì có luật rừng, giờ ổn định rồi thì có cả "một rừng luật"...cứ nghĩ thế thì cái cánh phờ-sai nhà ta kiếm ăn đủ...nhưng vô rừng thì con thú nào "to" mới làm vua được chứ phờ-sai phờ đúng cũng chỉ 1 ngáp...Sao VN mình ko có trường ĐH nào đào tạo mình ra làm quan luôn nhỉ...
  7. busicare

    busicare Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.630
    Đã được thích:
    0
    Có đấy, trường mang tên anh Phong ở Đường Láng hay trường Đỏ ở phố Nguyễn Phong Sắc.
  8. hung66001983

    hung66001983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Các bạn nhận thức chưa đầy đủ về việc ban hành pháp luật của nước ta rồi. Thứ nhất có một đạo Luật điều chỉnh việc ban hành pháp luật gọi là Luật soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Mời các bạn tìm hiểu thêm về Luật này. Ở đây tôi không có thời gian để trình bày hết các thủ tục ban hành pháp luật được.
    Thứ hai: Chúng ta phải coi các Nghị định, Thông tư, thậm chí là các Nghị quyết (vd: Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) là LUẬT và có giá trị thực thi. Bởi vì điều này được quy định rõ trong Luật soạn thảo ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Còn về giá trị thực thi của từng văn bản thì có khác nhau. Giá trị pháp lý cao nhất thuộc về Hiến Pháp, kế đến là Bộ luật, Luật, Nghị định, thông tư......về nguyên tắc thì nếu có mâu thuẫn giữa các loại văn bản trên thì giá trị pháp lý của loại nào cao hơn thì thực thi theo cái đó. Ví dụ Bộ luật mà đi trái lại Hiến pháp thì thực thi theo Hiến pháp.
    Thứ ba: Đúng là hiện nay nước ta còn thiếu nhiều Luật, Pháp Lệnh để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên việc thiếu đó là do các quan hệ kinh tế ngày càng phát sinh quá nhiều, làm nảy sinh các vấn đề liên quan (VD: vấn đề môi trường). Do đó cũng không thể trách Quốc hội hết được.
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Theo em, luật hiện nay chưa điều chỉnh trực tiếp mà chỉ áp dụng được khi có sự hước dẫn của nghị định. thông tư. Như vậy, kỹ năng lập pháp cần phát triển nhiều hơn để ra nhiều luật đủ khả năng điều chỉnh trực tiếp.
    Việc luật không có khả năng điều chỉnh trực tiếp mà phải thông qua sự hướng dẫn của nghị định và thông tư gây ra nhiều rắc rối. 1 -KHông biết bao giờ luật mới áp dụng vào thực tế cuộc sống. Ví dụ như luật doanh nghiệp 2005 qui định về dịch vụ logistic, nhưng vì không phân biệt dịch vụ logistic với các dịch vụ giao nhận khác nên chẳng ai biết được nó là cái gì ?, phải hơn 1 năm sau mới có nghị định về vấn đề này. 2-Khi có quá nhiều văn bản cùng hướng dẫn một luật thì đôi khi các văn bản này lại đá nhau, và nhà nước và người dân lúc này chẳng biết phải dùng văn bản nào cho đúng. 3-các văn bản hướng dẫn lại hay thay đổi.
    Như vậy khi luật không điều chỉnh trực tiếp thì người dân muốn thực hiện đúng luật lại phải vượt qua nhiều rào cản khác nhau do các cơ quan có thẩm quyền khác nhau dựng lên.
    Tuy nhiên, những phần nào của luật khi cần nghị định thông tư điều chỉnh thì vẫn phải ban hành nghị định thông tư. Vi dụ, luật lao động chỉ cần qui định lương tối thiểu và hệ số lương sẽ do chính phủ qui định. Điều thuận lợi hơn rất nhiều nếu qui địunh thẳng trong luật, vì nếu không cứ 1 hay 2 năm sau, quốc hội lại phải họp để sửa luật. Tuy nhiên, những phần nào cần nghị định thông tư thì phải được qui định thẳng trong văn bản gốc. Như vậy theo em sẽ tránh được cái rắc rối khi cái hướng dẫn đá cái gốc.
    Dĩ nhiên có ý kiến cho rằng, giữa 2 văn bản trái nhau, cái nào có giá trị pháp lý cao hơn thì áp dụng. Luật không thể trái với HP, nghị định không thể trái luật, thông tư không thể trái nghị định, phần nào trái thì vô hiệu. Nhưng nếu dựa vào nguyên tắc này thì sự bất cập chồng chéo giữa văn bản trên và văn bản dưới vẫn chưa giải quyết được vì làm sao người này buộc người khác chấp nhận rằng nó trái, người dân làm sao ép buộc cơ quan nhà nước chấp nhận rằng văn bản dưới trái với văn bản gốc cao hơn. Trong nhà nước pháp quyền mà ai cũng có thể nói cái này trái với cái kia mà không áp dụng không làm thì pháp luật sao vận hành được.
    Như vậy nguyên tắc văn bản dưới trái với văn bản trên thì vô hiệu chỉ áp dụng cho việc xử lý các văn bản, còn nếu muốn pháp luật vận hành bình thường thì luật phải chỉ một nghĩa và áp dụng trực tiếp=>kỹ năng lập pháp phải cao.
  10. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Hê, sao bác chuyển thành nữ rồi. Cho em xin cái nguồn về việc Nd,TT không điều chỉnh các quan hệ xã hội ngoài luật nhé

Chia sẻ trang này