1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về cách làm luật ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 20/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Em thì có một số ý thế này ạ:
    1. Phân biệt luật và văn bản chứa quy phạm pháp luật.
    Luật tức là luật rồi nhỉ, văn bản nào chứa từ luật ở đầu (Luật đất đai, luật hôn nhau ...) Luật thì đương nhiên chứa quy phạm PL.
    Văn bản chứa QPPL không chỉ có luật mà cả Pháp lệnh, nghị định, thông tư, nghị quyết HDND, văn bản của UBND ...
    Yếu tố khác nhau là cơ quan và trình tự ban hành.
    2. Không chỉ ở VN mà nhiều nước, CP vẫn ra văn bản pháp quy (chứa QPPL). Vì luật ban hành theo trình tự phức tạp, không phải lúc nào cần là có ngay. Những quan hệ cần điều chỉnh thì phát sinh, thay đổi thường xuyên nên CP mới có khả năng đáp ứng.
    Khi Luật giao CP hướng dẫn còn gọi là Ủy quyền lập quy.
    3. Trình tự xây dựng luật, mời đọc Luật ban hành văn bản QPPL.
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    hiện nay trên thế giới có 3 hệ thống pháp luật chính, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ biết nhiều đến 2 hệ thống pháp luật là luật thành văn và án lệ. 2 hệ thống này có cách làm luật khác nhau.
    Luật thành văn bao gồm các nguyên tắc và luật lệ. Khi ban hành luật. nhà làm luật ngụ ý rằng luật đã dự trù mọi điều xảy ra trong thực tế, nếu đôi khi luật chưa qui định thì dùng nguyên tắc để giải quyết. Tòa án chỉ có chức năng áp dụng luật và giải thích luật.
    Án lệ, quan tòa được quyền làm luật. Đó là do phán quyết của tòa cấp trên ràng buộc tòa cấp dưới trong việc giải quyết vụ việc tương tự. Và do đó người ta nói quan tòa có chức năng làm luật.
    Việt Nam thuộc hệ thống pháp luật hành văn, tức là luật VN bao gồm những nguyên tắc và các luật lệ. Tuy nhiên ở VN thì có khác hơn, là tòa không có chức năng giải thích luật chỉ có chức năng áp dụng luật. Muốn giải thích luật thì áp dụng luật - Nghị định-thông tư (thuộc hành pháp). Về nguyên tắc án lệ không được thừa nhận nhưng tòa tối cao lại ra các quyển hướng dẫn, và các tòa cấp dưới theo đó mà làm. Các làm luật của VN hiện nay cũng dính đến một lý thuyết gọi là "Tam quyền phân lập". Hiện nay lý thuyết này vừa có thể hiểu là quyền lực nhà nước gồm 3 ngành lập hành tư kiềm chế đối trọng, cũng có thể hiểu là quyền lực nhà nước thống nhất nhưng có sự phân công phân nhiệm giữa 3 ngành lập hành tư. (VN thuộc dạng thứ 2). Ngành pháp thì làm luật, ngành hành pháp thì thực thi pháp luật, ngành tư pháp thì áp dụng luật.
    Ở các nước theo hệ thống án lệ, họ có dựa trên lý thuyết tam quyền phân lập nhưng không hòan tòan vì Tòa án, một cơ quan tư pháp, lại có chức năng làm luật. (là chức năng của cơ quan lập pháp).
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 20:14 ngày 09/05/2007
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Gửi bác Ngứa lưỡi: lâu quá không gặp anh. Anh cho em hỏi cái. Một số nước họ cũng vận dụng thuyết Tam quyền phân lập nhưng họ lại là nước theo hệ thống luật án lệ. Vậy em không hiểu họ hiểu "Tam quyền phân lập" là như thế nào vì trong luật án lệ, tòa án 1 cơ quan tư pháp lại có thể làm luật (án lệ)??
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Hi, các bạn
    (i) Đây là lần đầu tiên mình tham gia vào room này cho nên mình giới thiệu qua một chút đồng thời cũng cho các bạn biết vì sao mình lại vào room này. Mình là một sinh viên du học tự túc đi học hai ngành IT và sau đó là luật và ở lại nước ngoài để hành nghề luật sư. Trong nhiều năm qua mình post bài ở room Mỹ giúp cho các bạn room đó hiểu được luật pháp của Mỹ nhất là các bạn đi du học như mình trước đây hiểu được luật immigration của common law. Các bạn nếu muốn có thể qua room Mỹ xem bài viết của mình ở đó. Hiện tại mình đang đi kiếm chương trình học luật của các bạn ở Việt Nam để xem các bạn được đào tạo như thế nào. Thông thường ở common law chương trình học của uni rất là dễ dàng kiếm trên mạng. Mình không thể kiếm được chương trình này ở trên website trường đại học Việt Nam nên đó là lý do mình vào trong room này mong các bạn đã học post chương trình học (subject names) cho mình biết để mình hiểu thêm về hệ thống civil law của quê hương khi mình nói chuyện với đồng nghiệp của common law
    (ii) Mình có đọc qua room này thấy có bạn hỏi về subject luật kinh tế. Ở common law system sinh viên không có học luật kinh tế. Sinh viên học nền tảng của luật pháp chứ không học chi tiết của luật pháp để một khi họ ra trường họ có thể hành nghề được (nói về khả năng không nói đến giấy phép hành nghề) ở cả civil law và common law vì họ học ở nền tảng và, cho dù hệ thống civil law có khác common law, nền tảng của luật pháp là giống nhau.
    continued
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (iii) Nay mình xin dành một ít thời gian chia sẻ kiến thức về hệ thống common law cho các bạn và mong rằng các bạn cũng chia sẻ lại việc các bạn đã học như thế nào trong trường luật ở Việt Nam để cho mình có khái niệm. Nếu các bạn lúc nào cần hỏi về common law hãy post lên hỏi mình hoặc muốn hỏi về luật pháp common law thì đi sang room Mỹ kiếm mình và post bài khi thích hợp cần phải post vào room Mỹ. Mình sẽ trả lời cho các bạn.
    (iv) Nay mình xin trả lời cho bạn hỏi ở trên về cái mà bạn gọi là tam quyền phân lập. Vì mình học luật bằng tiếng Anh cho nên có những lúc mình viết từ bằng tiếng Anh mong các bạn thông cảm không hiểu thì hỏi lại mình mình giải thích ra nghe hoặc nếu biết tiếng Việt trong luật nó là gì thì cho mình biết. Cái bạn hỏi gọi là nguyên tắc seperation of power trong common law system.
    (v) Khác với quê hương, luật pháp common law rất là nghiêm khác và strict đến mức không thể ban hành một điều mà người thực thi có thể làm khác đi được. Nền tảng cao nhất của luật pháp common law là Hiến pháp (Constitution) (gọi là HP) của một quốc gia bất chấp nó là văn bản đã viết ra (ví dụ Hoa Kỳ hoặc Australia) hay không có văn bản (ví dụ England). Nước Anh là quốc gia không có HP viết bằng văn bản có thể tạm gọi là implied terms. Trong HP họ sẽ quy định rõ ràng về quyền của từng branch một (hành pháp, lập pháp và tư pháp). Vì Hoa Kỳ là quốc gia liên bang cho nên quyền (power) còn chia ra ở quyền tiểu bang và quyền liên bang và vì vậy nó làm cho vấn đề phân chia quyền lực còn phức tạp hơn. Một sinh viên trong ngành luật sẽ học về cái này trong Consitutional Law kéo dài hai học kỳ (hay một năm liên tục). Quyền này bao gồm cả express power và implied power (được giải thích theo HP do các quan toà của Toà án Tối Cao Mỹ US Supreme Court giải thích). Chỉ có toà án này (tối cao nhất của nước Mỹ) mới có quyền giải thích các điều khoản của HP mà thôi.
    Mình tạm dừng ở đây cho các bạn đọc qua trước rồi mình rảnh mình viết thêm nghe. Nếu có bạn nào hỏi thêm thì post lên cho mình biết. Thanks for your reading.
  6. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Sát thủ, anh cũng không nghiên cứu kỹ lắm, nhưng theo anh hiểu, không thể coi nước theo hệ thống án lệ là CHỈ CÓ LUẬT PHÁT DỰA TRÊN ÁN LỆ và không có LUẬT THÀNH VĂN. Theo anh hiểu thì họ vẫn có luật thành văn, luật án lệ chỉ là một phần thôi. Phần đó thế nào???
    Theo anh, việc tổng kết án là chuyện đương nhiên phải làm vì luật không thể bao hàm hết mọi tình huống. ở các nước theo hệ thống khác nhau thì vai trò của việc tổng kết án khác nhau. VN cũng có tổng kết án (văn bản của Hội đồng thẩm phán), không phải là án lệ (một vụ cụ thể) nhưng cũng như án lệ mà thôi.
    ở VN thì án lệ là phần bổ sung rất nhỏ, còn ở các nước khác như Anh, nó chiếm tỉ trọng lớn hơn. Nhưng không thể coi các nước đó không có luật pháp (do Quốc hội ban hành).
    Bạn học ở Mỹ có thể trả lời giúp. Theo mình biết thì ở Anh tuy không có Hiến pháp với nghĩa là MỘT văn bản nhưng có nhiều văn bản khác nếu tổng hợp vào thì có thể coi là Hiến pháp.
  7. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Mình học xong lâu rồi, nhưng theo chương trình học của mình cách đây tròn 10 năm thì 5 năm trường luật (giờ còn 4) chia làm 2 giai đoạn:
    1. học đại cương. Các môn học gồm:
    - Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: học về khái niệm NN, PL, lịch sử hình thành, các học thuyết
    - Triết học
    - Lịch sử các học thuyết chính trị
    - Kinh tế chính trị học
    đây là các môn học cơ bản, ngoài ra còn:
    - tâm lý học
    - ngoại ngữ
    - ...
    2. học chuyên ngành
    Trường luật chia 5 chuyên ngành: Luật kinh tế-dân sự-hình sự-Quốc tế-hành chính
    Tuy nhiên dù học chuyên ngành nào thì cũng phải học đủ 12 môn chuyên ngành gồm:
    - Luật Hình sự
    - Dân sự
    - tố tụng hình
    - Tố tụng dân
    - Hôn nhân và gia đình
    - Tài chính
    - Công pháp QT
    - Tư pháp QT
    - Hành chính
    (ai nhớ bổ sung nốt với)
    điểm khác biệt là nếu anh học chuyên ngành Hình sự thì Luật HS và TThình sẽ nhiều tiết hơn và phải học một số môn bổ trợ cho chuyên ngành như: điều tra hình sự ... và chủ yếu học luật thực định
    Tạm thế nhỉ, có gì bạn hỏi tiếp.
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) Cám ơn bạn NL đã cung cấp thông tin về chương trình học luật ở Việt Nam cho mình nghe để mình có một khái niệm các bạn đã học như thế nào, và mình cũng sẽ chia sẻ việc đào tạo ở hệ thống common law như thế nào cho các bạn biết nếu các bạn nào có yêu cầu về điều này để có một khái niệm hoàn hảo về cả hai hệ thống civil law và common law. Để đáp lại mình chỉ xin nói thật sơ lược qua về hệ thống đào tạo ở bên này (tập trung vào sự khác biệt để các bạn có thông tin):
    + Ở common law bạn muốn trở thành luật sư bạn phải học ít nhất hai bằng đại học trong đó có một bằng luật. Bằng luật kéo dài 3 năm full-time (học part-time thì kéo dài hơn tuỳ theo bạn) nhưng không được quá 10 năm học part-time. Mình không biết các bạn ra trường có thể làm bất cứ lĩnh vực nào hay không nhưng bên này thì ra trường bạn có thể làm bất cứ lĩnh vực nào bạn muốn miễn là bạn pass qua bar exam (để lấy giấy phép hành nghề tiểu bang) vốn bạn sẽ phải học thêm 6 tháng nữa sau khi xong bằng luật.
    + Trong 3 năm đó bạn học tất cả những môn chủ lực của luật pháp và một số môn electives. Môn luật hôn nhân và luật tài chính không phải là môn chủ lực (compulsory). Tụi mình không có luật dân sự (civil code) như civil law nên học Law of Torts. Cái này trong luật Việt Nam theo mình biết là không có và các bạn gọi là Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nếu phải dịch từ Torts. Thật ra từ này dịch ra chưa bao gồm đủ nghĩa của nó vì Torts không chỉ có bồi thường thiệt hại. Torts còn có interlocutory order và restitution order.
    Hôm nay mình busy một chút nhưng khi quay trở lại mình sẽ giải thích cho bạn SatThu hiểu separation of power trong Hiến Pháp common law có nghĩa là như thế nào. Nó không có nghĩa rằng lập pháp là tạo ra luật và hành pháp là thực thi luật. Vì bạn quan niệm là như vậy cho nên bạn rất ngạc nhiên vì sao ở common law toà án có thể tạo ra luật (thông qua ratio decidendi trong mỗi quyết định của quan toà trong cases họ xử).
    Nếu bạn nào rảnh có thể vui lòng cho mình biết ở Việt Nam bạn học xong rồi bạn sẽ lấy giấy phép hành nghề ra sao và như thế nào không. Mình cám ơn nghe.
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) Các bạn thân mến, mình có hỏi câu này đã hai ngày rồi thì không có câu trả lời. Đây cũng là một câu hỏi dễ dàng không khó khăn gì cả đối với người đã đi học ở Việt Nam. Ví dụ như các bạn hỏi mình ở common law muốn hành nghề luật thì phải làm sao mình sẽ có thể trả lời được dễ dàng.
    (ii) Mình được đạo tạo ra là bản thân tự vận động không cần phải dependent nhưng có những cái mình thật sự không kiếm ra ở website của trường luật Việt Nam nên mình mới hỏi. Ở common law, các bạn không cần phải đi kiếm như vậy đâu. Nếu bạn cần muốn biết học cái gì hoặc lấy giấy phép hành nghề ra sao tất cả website của trường đều có sẵn đó cho bạn đọc.
    (iii) Vì lẽ đó, nếu các bạn biết website trường nào ở Việt Nam có thông tin xin giúp đưa cho mình mình có thể tự đọc được dễ dàng. Mong các bạn giúp. Nếu không thì mình chắc là không thích hợp cho room của các bạn. Nếu khi nào một bạn cần hỏi về so sánh với common law system trong ngành luật xin vui lòng hỏi và (hoặc) PM cho mình.
    Chúc các bạn khoẻ.
  10. marlight

    marlight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Quả thật là website của các trường đào tạo ngành Luật ở VN không có nhiều thông tin về chương trình, bài giảng... cụ thể. Tuy vậy bạn có thể tham khảo được 1 số thông tin cần thiết ở web Khoa Luật ĐH Cần thơ http://www.ctu.edu.vn/colleges/law/index.htm
    Ngoài ra, website của Đại học luật Hà Nội và Đại học luật TP HCM cũng là những địa chỉ để bạn tìm hiểu thêm.
    Chúc vui

Chia sẻ trang này