1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về cách làm luật ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 20/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Bạn hỏi hành nghề luật với tư cách là luật sư hay các chức danh tư pháp khác.
    1. Ở VN, để hành nghề luật chuyên nghiệp với tư cách là luật sư, ngoài yêu cầu có trình độ đại học luật còn phải tham gia một khoá học 6 tháng đào tạo nghề (tạm gọi là thế), kết thúc khoá học này phải thi và được cấp chứng chỉ. Sau thời gian 2 năm thực tập tại 1 văn phòng luật sư thì có thể thi lấy chứng chỉ hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp tổ chức. Nếu pass, bạn được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp.
    2. Đối với các chức danh tư pháp khác hành nghề luật chuyên nghiệp nhưng không phải hành nghề tự do như luật sư như thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên thì có những quy định riêng. Họ cũng phải qua những khoá đào tạo, thi và cấp chứng chỉ. Tuy nhiên, đó chỉ là các điều kiện cần. Để chính thức trở thành kiểm sát viên, thẩm phán..., họ phải được bổ nhiệm.
    3. Một số thông tin cần thiết liên quan tới tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề, bạn có thể đọc luật về luật sư, luật công chứng....
  2. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) Cám ơn hai bạn MarLight và ThongTue nhiều lắm nghe. Thông tin của các bạn thật là hữu ích. Mình sẽ đọc và nghiên cứu website của bạn cung cấp. Sau này khi có dịp, và khi nào các bạn cần hỏi về một nguyên tắc nào đó của luật pháp common law system, xin vui lòng hỏi mình. Mình sẽ sẵn sàng trả lời cho bạn.
    (ii) Mình có xem qua về chương trình đào tạo chính quy của Đại học Cần Thơ, chưa xem thật kỹ lưỡng nhưng mình thấy đạo tào luật sư ở civil law system ở Việt Nam lại phân ra loại luật sư. Mình chỉ nói cho các bạn biết rằng ở common law system sau khi bạn đã có thể lấy được giấy phép hành nghề bạn có thể làm ở bất cứ lĩnh vực nào của luật mà bạn muốn. Luật sư ở đây được đào tạo ra là có thể hành nghề ở tất cả mọi areas of law. Nếu bạn nào có thắc mắc tại sao lại như vậy thì vui lòng post lên để hỏi kinh nghiệm.
    (iii) Hôm nay mình có thời gian giải thích một số thông tin cung cấp của bạn SatThu trong trang 1 và 2 của topic này, như sau. Bạn thông cảm là mình học bằng tiếng Anh cho nên có một số từ chuyên môn mình không biết tiếng Việt là gì, hoặc nó không có tương đương trong tiếng Việt (ví dụ Law of Torts hoặc Equity and Trust) cho nên bạn (a) không biết hỏi lại mình giải thích hoặc (b) nếu biết tiếng Việt thì viết ra giúp cho mình học thêm.
    (iii)(a) Bạn ST có nói rằng trong common law, quyết định của toà án cấp cao (higher courts) sẽ ràng buộc (binding) với toà án cấp dưới (lower courts). Câu này đúng nhưng chưa đầy đủ. Nó thiếu hai yếu tố quan trọng, như sau:
    + Chỉ có ratio decidendi của toà cao hơn mới binding với toà thấp hơn. Ratio là một từ Latin có nghĩa là quyết định của quan toà liên quan trực tiếp đến facts của case đó. Obiter trong một quyết định là điều mà quan toà bàn luận không liên quan đến case. Bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì post lên hỏi mình hoặc dò Google hai từ này sẽ hiểu rõ hơn.
    + Ratio của toà cấp trên chỉ binding với toà cấp dưới khi nào chúng cùng một hierarchy với nhau, đại khái là chung một nhánh với nhau. Ở quốc gia có liên bang và tiểu bang (ví dụ Hoa Kỳ hay Australia) việc tổ chức toà án rất phức tạp hơn quốc gia không liên bang (ví dụ Singapore). Vì vậy, một toà cao hơn có thể không nằm trong một nhánh (để appeal) với toà thấp hơn. Ví dụ ở Hoa Kỳ luật hình sự theo HP Hoa Kỳ là thuộc thẩm quyền của tiểu bang. Vì vậy, toà cao hơn Federal Courts sẽ không phải là chung nhánh với County Count hoặc Supreme Court của tiểu bang chuyên xử về vụ án hình sự. Vì lẽ đó, cho dù cao hơn nhưng quyết định của Federal Courts đó không ràng buộc với toà thấp hơh.
    (iii)(b) Khi mình quay trở lại mình sẽ giải thích cho ST hiểu về seperation of power trong ba nhánh mà bạn lại cho rằng bạn không hiểu vì sao lập pháp và tư pháp của common cùng tạo ra luật thì ở đâu là Seperation. Mình thấy ở đây là do bạn hiểu chưa đúng về ý nghĩa của seperation hoặc có thể bạn học như vậy ở Việt Nam nên nghĩ rằng common law system cũng như bạn nghĩ.
    Cám ơn các bạn đã đọc nghe. Có gì thắc mắc các bạn post lên hỏi.
  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) Hôm nay mình giải thích cho bạn ST hiểu về cái mà bạn gọi là "Tam quyền phân lập" trong cấu trúc Hiến pháp của common law system mà bạn đã không hiểu thế nào. Cái này như đã nói gọi là Separation of Power (từ đây trở xuống gọi tắt là SOP) là một trong những điểm chính của luật Hiến pháp mà một sinh viên common law nào cũng đã phải học qua (và nó rất là khó chứ không phải dễ học môn này).
    (ii) Trong common law, SOP không có nghĩa là lập pháp thì viết ra luật và tư pháp là giải thích và áp dụng luật. Đây là chỗ mà bạn ST đã suy nghĩ không đúng ngay từ đầu khi nghĩ đến common law system đã như thế nào.
    (iii) SOP có nghĩa là quyền của ba branch của government là không xâm phạm với nhau. Không có branch này được quyền điều khiển branch khác. Để biết được quyền của mỗi branch được phép ở mức nào, phải xem hiến pháp của quốc gia common law đó. Ví dụ, quyền của từng branch trong Hiến pháp Mỹ sẽ khác với trong hiến pháp Úc, tuỳ thuộc vào những người founders của HP đó quy định như thế nào lúc draft và thông qua HP.
    (iv) Vì common law system là hệ thống dựa vào án lệ cho nên quyết định của một quan toà cho một factual situations của một vụ kiện (mà tiếng Latin gọi là Ratio Decidendi nghĩa là reason for decision) là một phần quan trọng của luật pháp common law cho nên ngành tư pháp của common law cũng là nơi tạo ra luật.
    (v) Tuy nhiên, judiciary không phải là viết ra luật (codify) như những Acts của legislature mà luật của judiciary hình thành qua ratio. Trong một case về sau có facts giống như case trước, toà án phải ra cùng một quyết định như vậy. Judiciary của common law không có ngồi đó viết ra Acts và yêu cầu mọi người phải tuân thủ theo. Đó là quyền của legislature trong HP.
    (vi) SOP có nghĩa là hành pháp không được phép can thiệp vào công việc của tư pháp. Tổng thống Bush hoặc his administration không có quyền bắt quan toà phải làm theo quyết định của ông ta. Nếu có đó là vi phạm hiến pháp về SOP (unconstitional). Điều mà một người lãnh đạo can thiệp vào công việc toà án bạn gặp rất là thường xuyên ở quê hương. Nếu bạn xét về điều đó ở common law system đó là vi phạm SOP.
    Khi mình quay trở lại sau này mình sẽ trích dẫn ra legal cases của common law liên quan đến việc vi phạm hiến pháp common law cho các bạn biết khi một người của hành pháp hoặc lập pháp này can thiệp vào công việc của quan toà.
  4. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    @satthutinhdoi:
    Bạn đọc lại Luật ban hành vb quy phạm PL biết liền. ND, TT chỉ chi tiết hóa hay hướng dẫn thi hành luật mà thôi, không điều chỉnh quan hệ xã hội mới mà L, PL chưa điều chỉnh. Nếu tôi không nhầm thì có thể CP được cơ quan lập pháp ủy quyền ban hành 1 số ND có tính chất của luật ( nhưng không có nghĩa có hiệu lực như L)
    Nói các nước common law áp dụng tam quyền phân lập cũng không chuẩn xác.
    Có 3 hệ thống pháp luật chính trên thế giới:
    -civil law
    -Cômmon law
    -Luật hồi giáo.
    Nhưng đến luật của Anh tuy là cômmn law nhưng cũng hchịu ảnh hưởng ít nhiều của civil law
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 14:59 ngày 23/05/2007
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bác quan tâm đến topic, các bác post bài cho đông vui nhé. Em dạo này kiểm tra nhiều quá, sẽ post bài trong thời gian gần nhất
    Chúc cả box ngày càng đông vui

Chia sẻ trang này