1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về cách NGHE nhạc cổ điển

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi meodieniri, 29/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. meodieniri

    meodieniri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu về cách NGHE nhạc cổ điển

    Rất mong các bác giúp đỡ ạ! Em đang tập NGHE nhạc cổ điển. Em viết hoa chữ NGHE vì muốn thực sự cảm thụ, thực sự hiểu biết dòng nhạc này, chứ không đơn thuần là nghe và thích giai điệu không!
    :D, Rất mong được các bác chỉ bảo ạ!
    Có vẻ đề nghị của em còn chưa rõ ràng! Nhưng mà nhiều quá nên em cũng chẳng biết bắt đầu từ đâu! Em đã nghe qua rất nhiều các tác phẩm kinh điển-nhưng mà chưa hiểu nhiều->các bác có thể cho em nghe nhhững cảm nhận hoặc những bài bình không ạ? Em đặc biệt thích nhạc của Chopin và Mozart, các bác chia sẻ nhé!
  2. funbite_pilow

    funbite_pilow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Ặc ặc mình cũng đang tìm hiểu về cái này đây
    Chứ nghe mấy thứ nhạc trẻ bây giờ chán quá
    BÀ CON AI BIẾT TRẢ LỜI GIÙM CÁI
  3. troixanhnangvang

    troixanhnangvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2006
    Bài viết:
    848
    Đã được thích:
    0
    hìhì, mời 2 bạn vào trang web này tham khảo nhé, có các bài viết chi tiết về nhạc sỹ, nghệ sỹ, tác phẩm... và diễn đàn để giao lưu, trao đổi, học hỏi
    www.nhaccodien.info
  4. minh03092005

    minh03092005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    2.725
    Đã được thích:
    0
    Đúng đấy, không phải là nghe mà là NGHE. Truớc mình nghe "Phiên chợ Ba Tư" thấy nó mạnh, .... (nhiều cái thấy nữa mà mình khoong biết nói tên), sau đó có loáng thoáng nghe phân tích bản nhạc này đâu đó trên TV thì phải, thấy hay.
  5. meodieniri

    meodieniri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    em đã vào trang đây rồi, nhưng các thông tin còn chung chung và không đầy đủ. :D, vào diễn đàn thì có chi tiết hơn, nhưng mà hầu như là các thông tin về cuộc đời nhạc sĩ, các tác phẩm tiêu biểu.
    Đành rằng, khi nghe nhạc thì cảm nhận của mỗi người mỗi khác, em vẫn rất rất muốn nghe các bài bình về từng tác phẩm và phong cảnh của từng soạn giả.
    Còn về thể loại: Em nghe qua về symphony và concerto, concerto in D major thì còn được hiểu là concerto ở cung Rê trưởng, nhưng mà in D flat là cái gì thì em chịu! Ai biết thì mách giùm em nha!
  6. minh03092005

    minh03092005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    2.725
    Đã được thích:
    0
    Thôi, em chỉ nghe thôi,chư không biết Dê truởng hay dê phó gì đâu.Tha cho em vụ này
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Nốt nhạc viết ra theo thứ tự sắp xếp trên đàn Piano .
    Không hiểu sao lại như vậy ? Có lịch sử không ?
    Các nốt trắng của đàn Piano sắp xếp theo gam Đô trưởng,
    hay C Major, thì trên bản nhạc không có thăng (sharp) giáng
    (flat) gì cả . Người Việt nói theo độ cao cảm giác bằng linh cảm
    cũng phù hợp với con số tần số rung trong Vật Lý . Tức là nốt
    cao theo linh cảm cũng có tần số rung cao . Người Anh Mỹ nói
    theo cảm giác vật chất cụ thể sờ mó được . Nốt nhạc cao lên
    một tí, thì họ cảm giác như nó nhô mũi dao nhọn lên, và họ gọi
    đó là Sharp, tức là sắc nhọn . Nốt nhạc thấp xuống một tí, thì
    họ cảm giác như nó bị bẹt ra, và họ gọi đó là nốt Flat, tức là
    bẹt, phẳng.
    Các nốt nhạc Piano sắp xếp liền nhau, nên nốt về phía tay phải
    là nốt Sharp của nốt phía tay trái của nó. Cũng như nhạc viết
    trên giấy, thì nốt trầm ở dưới, là nốt Flat của nốt cao hơn nó, và
    nốt cao ở trên, là nốt Sharp của nốt viết thấp hơn. Ví dụ Đô là
    Sharp của Si (Đô = Si Sharp), và Si là Flat của Đô (Si = Đô Flat).
    Trên giấy thì không thể thấy được Sharp và Flat giữa những nốt
    Fa và Sol như trên đàn Piano . Trên Guitar và Violin, cũng không
    thấy được điều đó, vì ở các đàn này, nốt nọ nốt kia liền tù tì,
    không thấy khác gì cả . Ở Piano, Fa = Sol Sharp 2 lần, và Sol
    thì bằng Fa Sharp 2 lần.
    Vì vậy, học nhạc lý bằng Piano thì có thể thấy bằng mắt, nhưng
    học nhạc lý bằng Guitar hay Violin, thì phải hiểu bằng tai.
  8. nguoiyeumusic

    nguoiyeumusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    nhạc cổ điên thì tớ chỉ là 1 ng` nghe "nghiệp dư" , nhưng tớ nghĩ cách nghe cổ điển là nên nghe vào lúc thật yên tĩnh , hoặc nếu có đk thì vào nhà hát mà nghe là sướng nhất
    Được nguoiyeumusic sửa chữa / chuyển vào 02:08 ngày 30/11/2006
  9. baolink2002

    baolink2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    NGHE (thực chất là "cảm thụ" được Nhạc Cổ điển) cũng gần giống như học: từ dễ đến khó,từ thấp đến cao.
    Cũng có 1 điểm khác biệt là Nghe nhạc gắn liền với cảm thụ của từng cá nhân,nên có người nghe tiến bộ rất nhanh,có người mãi không thấy tiến bộ.
    Một vài gợi ý nhỏ có thể giúp ích cho bạn:
    - Ban đầu nên nghe các bản nhạc (hoặc thể loại nhạc) tương đối dễ hơn như : Phiên chợ Ba Tư,Dòng sông Đanuýp Xanh...
    - Thích tác giả nào thì nên đọc thêm các thông tin liên quan (tiểu sử Tác giả,tác phẩm....)
    - Nếu có điều kiện thì khi ngồi học hay làm việc nên mở các bản Nhạc Cổ điển nhè nhẹ,vừa làm vừa nghe.Cách này sẽ giúp cho Nhạc "thấm" vào mình từ từ.
    - Tham dự các buổi Hoà nhạc có các tác giả và tác phẩm mà mình yêu thích.
    - Giao lưu với các bạn trong box Nhạc cổ điển (cái này không chắc chắn nha)
    Chúc bạn thành công.
    Baolink.
  10. meodieniri

    meodieniri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Codep! em đang học guitar, sẽ cố gắng phân biệt dần vậy ạ! Nếu có thể bác có thể chỉ thêm cho em một số hiểu biết nhạc lý cơ bản không ạ? Vì khi nghe cổ điển, thì nhìn vào cũng phải hiểu sơ sơ là nó được làm nên bới chất liệu gì, mang tinh thần gì? Em cảm ơn bác nhìu ạ!
    Cảm ơn Baolink và nguoiyeumusic đã chia sẻ! đúng là khi yên tĩnh thì nghe cổ điển thật khoái! Tuy nhiên tớ vẫn thích cảm giác nghe nó giữa sự ồn ào! Khoái lắm nếu giữa bao nhiêu bộn bề và ồn ã, mình có thể khựng lại để NGHE.
    Mọi người có thể thỉng thoảng post một bản nhạc mình yêu thích và đưa ra cảm nhận của mình không ạ?

Chia sẻ trang này