1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về cách NGHE nhạc cổ điển

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi meodieniri, 29/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meodieniri

    meodieniri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Sao lại chẳng thấy bác nào phát biểu gì thể nữa nhỉ?
    Cho em hỏi là có bao nhiêu loại trình tấu-em dùng chữ này có sai thì mong các bác bỏ qua, trong nhạc cổ điển: Concerto, Serenade, Canon...? Ai bít chỉ em với!
  2. garden1478

    garden1478 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể tìm hiểu trong các web và forum sau:
    http://www.google.com/search?q=nh%E1%BA%A1c+c%E1%BB%95+%C4%91i%E1%BB%83n&as_sitesearch=dactrung.net&oe=utf-8&ie=UTF-8
    Đặc biệt đọc hết các trang trong: chủ đề này
    http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=102335&mpage=28
    Nên:
    - Ăn classical
    -ngủ classical
    -chơi classical
    -làm cũng classical
    có thể tìm mua ( sách củ ) : Dành cho người nghe nhạc giao hưởng ( NXB Âm nhạc 1980) .Nội dung cảm thụ và thông tin về bản nhạc hay được đọc trước ,trong chương trình Âm nhạc Giao hưởng thính phòng của VOV....
    Thoạt tiên bạn nên tìm hiểu sâu ,rông có thể để có cái nhìn khái quát về rừng cổ thụ nhạc này ,sau đó nghe có chọn lọc theo thông tin hướng dẫn mà mình nắm được ,nghe theo chủ đề ...cảm nhận từng ngày ,từng ngày trong môi trường nhạc cổ điển.tiếp đến là nghe theo tâm trạng ,rồi theo cảm thụ riêng của mình ( nên có 1 cuốn sổ tay ghi chép lại cảm xúc của bản thân càng chi tiết càng tốt ).
    Đôi điều thiển cận.
    chúc vui
  3. meodieniri

    meodieniri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    ui! nhiều quá đi mất! cảm ơn bác nhiều ạ!
  4. RafaelO

    RafaelO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Xin chia sẽ kinh nghiệm bản thân của tôi, một người yêu nhạc cổ điển và không hề là người chơi nhạc chuyên nghiệp. Theo tôi, nếu không định theo đuổi chuyên nghiệp, hãy nghe theo bản năng chứ không nên nghe các bài phân tích âm nhạc khi bản thân mình còn chưa nghe bản nhạc đó nhiều lần hoặc chẳng hề có chút rung động nào. Cách tốt nhất là học một nhạc cụ "cổ điển" nào đó, theo tôi đó là cách nhanh nhất để đi vào thế giới nhạc cổ điển. Các nhà xuất bản đi âm nhạc (www.naxos.com) chẳng hạn, cũng cung cấp một danh sách các CD kinh điển. Sau đó khi đã thích một loại nhạc, một tác giả hay một bản nhạc cụ thể nào thì sẽ tìm hiểu thêm. Bản thân tôi cũng tự nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc cổ điển và mở rộng kiến thức nhạc cổ điển theo cách đó. Thời học sinh, tôi tình cờ bắt đầu nghe nhạc từ các bản Valse của Chopin, nghe một cách say mê, không ai chỉ bảo hướng dẫn và tự nhận thấy các bản valse này có hai màu sắc rõ rệt, một số bản thì rộn rã, một số bản thì sâu lắng, lãng mạn. Tò mò về tác giả này, tôi tự đọc và tìm hiểu thêm, đi làm có tiền thì dành dụm mua các CD chính gốc, tham khảo các bản review đi kèm. Rồi dần dần nghe thêm nocturne, mazurka và cả các concerto. Dần dần tôi nghiện cả các nhạc sỹ dòng Lãng mạn khác. Rôi đến lúc tôi bắt gặp nhạc Bach và bị mê hoặc hoàn toàn, lại tự phiêu lưu trong thế giới của Bach. Cứ thế, tôi khám phá ra rằng thế giới âm nhạc cổ điển là vô tận, tôi có thể thoải mái ngao du, tận hưởng và biết rằng không bao giờ cạn kiệt, không bao giờ có thể biết hết mọi thứ.
    Tôi cảm thấy không "chịu" những bản phân tích trên đài tiếng nói, truyền hình hoặc các buổi biểu diễn tôi từng xem ở VN. Nhiều lúc còn có cảm giác như các nhà bình luận diễn nôm âm nhạc, biến ngôn ngữ âm thanh thành ngôn ngữ văn học. Không thể chịu nổi khi có ai đó nói rằng "đấy tấy chưa, nét nhạc này đang mô tả đám lá cây rơi đó". Nhỡ nó đang mô tả "con vịt trời đang bay qua" thì sao ??? Tôi đã xem một chương trình TV nước ngoài, họ giới thiệu một họa sỹ phim họat hình, ông ta làm 2 bộ phim minh hoạ trên nền nhạc bản Bolero của Moris Ravel, từng động tác của các nhân vật trong 2 bộ phim khớp một cách hoàn hảo với từng câu nhạc. Thế nhưng, nội dung của 2 bộ phim lại khác nhau 100%. Một bộ phim đầy suy tư, còn một bộ phim hoàn toàn hài hước. Điều đó cõ nghĩa là gì, hãy nhắm mắt lại, quên hết và chỉ nghe nhạc rồi tự cảm nhận.
    Tôi vẫn luôn nghe, cảm nhận và yêu nhạc cổ điển (20 năm nay) theo cách của mình, không hiểu thế có ổn không. Có gì không phải xin các bạn chỉ bảo thêm.
  5. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Bạn chịu khó nghe nhiều là OK, dần dần sẽ thấy thích thôi.
  6. troixanhnangvang

    troixanhnangvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2006
    Bài viết:
    848
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn nhận xét của bạn, quả thực để có được số lượng bài như ở trang chủ là đã rất cố gắng. Nếu bạn có điều kiện thì có thể đóng góp bài cho trang web, rất hoan nghênh bạn.
    Nếu bạn muốn bàn về tác phẩm, tác giả... hoặc bất cứ điều gì liên quan đến nhạc cổ điển, bạn đều có thể post bài trong diễn đàn để mọi người cùng thảo luận
  7. DASAEV

    DASAEV Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    3
    OK
  8. rec2die4

    rec2die4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Nghe nhạc cũng như thưởng thức món ăn, chẳng việc gì phải cố tập cho khổ. Có điều, trình độ nghe nhạc hay khả năng cảm nhận âm nhạc tăng dần theo vốn sống của mỗi con người. Vì vậy, lúc còn bé, ta thích nhạc thiếu nhi, thanh niên thích nghe nhạc pop, rock, hiphop và khi đã có một vốn sống nhất định, người ta thích nghe nhạc jazz, blue, và cổ điển v.v..
    Ví dụ, nếu bạn chưa yêu bao giờ khi nghe bản Serenade của Brahm, bạn sẽ không cảm nhận được cái hay của nó. Còn nếu bạn đã từng yêu, bạn sẽ cảm nhận được giai điệu rất giống những cảm xúc khi đang yêu của bạn, nồng nàn chan chứa, sẵn sàng hi sinh tất cả cho người mình yêu.
    Hoặc khi nghe Moon light Sonata, bạn sẽ cảm nhận được ánh trăng lung linh huyền ảo trên mặt hồ trải rộng, gợi nhớ bạn đã có lần có những cảm xúc thật như thế và âm nhạc giúp bạn hình dung lại, hồi tưởng hoặc liên tưởng đến hình ảnh đó.
    Do vậy, không phải ai cũng có khả năng hoặc sở thích như vậy để nghe nhạc cổ điển. Tôi đã từng gặp một cô bé học phê bình lý luận âm nhạc, nhưng lại không thích nghe nhạc cổ điển. Cho dù cô ta có học đấy nhưng rốt cuộc có cảm thụ được đâu. Nếu bạn không thích nghe tức là không có hoặc chưa có khả năng cảm thụ, còn nếu thích nghe thì chả phải học, tụ bạn sẽ có cách cảm thụ của riêng bạn. Nhạc cổ điển nghe không bao giờ chán là vậy, mỗi lúc nghe một khác, khi vui, khi buồn, lúc trẻ nghe khác, lúc già nghe khác. Tôi đã nghe Tổ khúc bốn mùa đến hàng trăm lần nhưng chả lần nào giống lần nào, đấy mới là cái thú, khám phá bất tận.
    Còn nếu cái sự NGHE của bạn là muốn tìm hiểu về lý luận và phê bình, tài liệu trên mạng đầy, chịu khó đọc là có.
    Và cuối cùng, giá trị nhất của cuộc đời là trải nghiệm, cứ trải nghiệm đi, rồi sẽ hiểu ra được bản chất.
  9. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Có một bài trước đây có đọc ở web giáo dục nước ngoài, thấy phù hợp nên dịch ra chép lên đây luôn.
    Theo tôi, có 2 "cách" để tiếp cận nhạc cổ điển. tôi đóng ngoặc chữ cách là vì thật ra, có một cách thì tôi hiểu, còn "cách kia thì tôi không hiểu gì cả". cách mà tôi biết đó là, cứ nghe, cảm nhận, tìm hiểu và lại nghe, cảm nhận, tìm hiểu tiếp rồi như thế lặp lại vô tận. Các ý kiến, phương pháp riêng mọi người bàn luận thì nó cũng xoay quanh cái tim đường đó.
    Tuy nhiên, ta thấy rằng, một số người đến với nhạc cổ điển theo một con đường đặc biệt rất khó hiểu, đó là khi mới đẻ ra đã biết nghe nhạc cổ điển. Morza mới 6 tuổi đã có thể viết bản giao hưởng đầu tiên. Vậy Morza đã dùng phương pháp nào. Ông ta đâu cần kiến thức, cũng ko cần trải nghiệm.
    Có một tình tiết trong bộ phim mới xem gần đây có liên quan đến vấn đề này nên viết ra chơi. Trong một trại tù, giữa đám lưu manh trộm cướp giết người cướp của có một người trí thức. Anh chàng trí thức này một hôm lọt được vào phòng phát thanh của nhà tù, nghĩ trò nghịch nên lấy một cái đĩa có 1 bài opera, giai điệu mượt mà, nói chung là ca ngợi con người, tình yêu và sự tư do bật to lên giữa trại tù vào lúc chiều xuống. Đám tù binh đang lao động bỗng ngừng hết lại. Âm thanh từ cái loa rất cao vọng xuống một giọng hát thiên thần. Giống như sứ giả của chúa muốn loan báo tin mừng vậy. Có người lăng nghe tò mò, có người trông hơi xúc động nhưng tất cả đều im lặng để nghe. Dường như ngay lúc đó, các tù binh ko còn cảm thấy mình bị cầm tù nữa, những cảm xúc, những hồi ức đẹp đẽ xa xưa lại hiện ra với họ. Một lão da đen nói rằng, lão ko hiểu bản nhạc đó nói gì cả, nhưng lão thấy nó hay hay.
    Tình tiết này dĩ nhiên là đã được cường điệu hóa, một cách điệu của điện ảnh nhưng cũng ko phải ko có lý. Một lương tri bình thường nhất cũng có thể cảm nhận được cái đẹp, tuy là theo những chiều sâu khác nhau.
    Cuối cùng thì vấn đề chỉ có một, bạn có thật sự muốn chiêm ngưỡng cái đẹp ko.
    Một người thanh niên trẻ trung, sau khi nghe được bản nhạc hay, nhưng anh ta thích giàu có, thích gái đẹp hơn nên thời gian của anh là để dành cho công việc vào buổi sáng còn vào buổi tối thì la cà ở các bar, vũ trường. Một thời gian sau, nghe lại bản nhạc đó, anh ta vẫn thấy nó hay, hoặc có thể là anh ta cảm nhận sâu sắc hơn một chút.
    Nhưng một thanh niên khác, nghe bản nhạc và thấy hay, mặc dù anh chưa hiểu lắm. Thế là anh muốn hiểu bản nhạc đó nói cái gì, ngôn từ của nó có ý nghĩa gì. Và sau khi đọc lyric, anh nghe lại bản nhạc, anh thấy nó hay hơn. Và theo thời gian, con người anh thay đổi, anh cảm nhận bài nhạc theo một cách khác, đồng thời cũng cảm nhận luôn chính sự thay đổi của mình. Anh cảm thấy có người tri kỷ, cảm thấy bớt cô đơn (nhưng thường thì anh ta cảm thấy cô đơn thêm vài phần)
    Vấn đề cuối cùng chỉ có một: chúng ta có thực sự muốn chiêm ngưỡng cái đẹp.
    Còn trường hợp của Mozart là trường hợp cá biệt. Dĩ nhiên tư chất thiên bẩm là yếu tố quan trọng, nhưng hình như các loài động vật tư chất cũng khác nhau nhiều lắm. Con chó nhà tôi khôn hơn hầu hết các con chó khác trong xóm, nó duyên dáng hơn nhiều. Thậm chí, theo một vài nghiên cứu thống kế, người ta thấy rằng bò sẽ cho nhiều sữa hơn khi cho nó nghe nhạc của Mozart.

    Bài viết còn mấy phần khác cũng khá lý thú, có thời gian tôi sẽ dịch tiếp.
    Được nikken sửa chữa / chuyển vào 21:38 ngày 13/03/2007
  10. giangqcc

    giangqcc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Hì,khi nghe nhạc cổ điển thì bạn nên thư giãn,và nên nghe ở trong phòng kín,có thể nhâm nhi một ly cà phê.Nghe như vậy có lẽ là thấm bạn nhỉ

Chia sẻ trang này