1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về cách NGHE nhạc cổ điển

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi meodieniri, 29/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Tâm hồn kết nối với nốt nhạc!
    Đó có lẽ là câu nói ngắn gọn mà lại miêu tả đầy đủ ý nghĩa muốn nói! Đối với nhạc cổ điển, bạn nghe nó bằng cả tâm hồn của mình, trong đó bao gồm cảm xúc, tinh thần, tư tưởng cũng như miền tĩnh lặng và êm đềm cũng như miền ý chí và đấu tranh, bạn có thể chú ý đến một trong hai hay cả hai trong tâm hồn của mình khi nghe nhạc cổ điển!
    Thêm nữa, bạn nên nghe những bản đặc sắc nhất của họ và được nhiều người thích nhất, đối với mỗi nhà soạn nhạc. Từ đó, bạn sẽ cảm nhận được sự đồng cảm trên từng nốt nhạc, từng khúc biến tấu và tinh thần chủ đạo cũng như thể hiện niềm cảm xúc kết tinh thành các nốt nhạc của các nhà soạn nhạc thiên tài và vĩ đại, để rồi từ đó, giai điệu đó đã đi và trong tâm khảm của bạn như một thứ giai điệu ko ngừng ngân vang và du dương, réo rắt, êm đềm và lâng lâng, y hệt như bạn đang ngồi trên bãi biển mà nghe tiếng sóng biển du dương hằng đêm vỗ vào bờ vậy!
  2. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Sao thấy topic này hay mà ko thấy ai bàn luận tiếp tục vậy nhỉ? Chẳng lẽ box Nhạc cổ điển chỉ có những điều khác hơn những điều này sao?
  3. Lucyintheskywithdiamonds

    Lucyintheskywithdiamonds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Cách nghe nhạc của em cũng gần giống như bác Rafael.
    Nhưng khác bác là em tình cờ biết Bach từ rất sớm, em rất thích nhạc của ông ấy từ lần đầu nghe, có lẽ là do hợp tai. Nhưng ngoài fugue của Bach ra, em ko hiểu gì nhiều, vì em ko nghe nhạc chuyên nghiệp. Hi vọng có thể nói chuyện với bác Rafael lúc nào đó để có thể hiểu đc thêm.
    Em rất đồng ý với cách nói nghe nhạc phải để nghe nó bằng cả tâm hồn, để nó nhẹ nhàng thấm vào mình, ko nên cố.
    Nhưng thực ra, ko phải nói là làm được đâu. Như em đây này, em ko thể hiểu nổi symphony của Beethoveen, và mất tập trung ngay từ 5'' đầu tiên nghe.
    Nên em nghĩ nghe cũng phải dần dần, từ từ từng bước một.
    Từ những bản cảm xúc ngắn như concerto, serenade đến những bản có nội dung dài như symphony, passion..
    Nghe nhạc nhiều khi còn phụ thuộc vào " trải" nữa. Em nghiệm cái này với bản sonata ánh trăng của Beethoveen
    Và một điều em thấy hạn chế rất nhiều "nghe nhạc" của em, là vốn về nhạc lý. Em nghĩ đó là cái cơ bản, để có thể hiểu kết cấu và ý tứ của một bản nhạc. Có bác nào có thể giải thích thêm cho em được ko?
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Theo mình nghĩ, để nghe nhạc cổ điển, ko nhất thiết phải biết quá nhiều về nhạc lý, đôi khi thậm chí đối với một số trường phái hay một số nhà soạn nhạc (như Mozart) chẳng hạn, có một số bản ko cần phải biết về nhạc lý gì, vẫn có thể nghe được và thấm từng nốt giai điệu vào tâm hồn!
    Tuy nhiên, nhạc lý cũng giúp ích cho việc nghe nhạc và cảm thụ nó ở cái hay và tuyệt diệu của những phân khúc hay toàn bản nhạc, nếu mình hiểu và biết rõ. Nếu bạn muốn học nhạc lý, bạn cũng có thể tự học hay đi học ở các Nhạc viện hay qua các thầy cũng được. Chúc bạn vui và sẽ cảm thụ âm nhạc ở mức rung cảm và tuyệt diệu nhất cho tâm hồn của bạn!
  5. Gold_apple

    Gold_apple Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2004
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    NGHE :
    - Tốt nhất là bạn cần một trí tưởng tượng tốt , và hơi phù phiếm càng tốt.
    Nhiều khi , ngồi nghe Minuet của Mozart . Lúc đang mưa , nghe như có tiếng bước chân vũ công nhảy trong mưa, tiếng chân nhỏ và mềm , dịu dàng , dịu dàng , vui vui . Lúc đang buồn (đứa bạn mới xù tiền mình) , nghe như có cả tiếng cười khúc khích chế nhạo ở đâu đây ...
    - Và... đang ở một mình . nếu có người,hãy là bạn thân (với các anh nha , hạn chế ngồi với girl nói nhiều đó).
    táo luôn cho rằng nhạc cổ điển là một cái gì đó rất riêng tư ,vô cùng riêng tư mà
    - Có thức uống thì phải là thức uống nóng .
    - Phải muốn nghe .
    Mình có một người quen . Anh chàng chỉ thích nghe những bản opera , khi nghe bản nhạc mình thích thì như là người mất hồn , nghe xong bản đó , xin gì cũng cho . hì hì ...chỉ có vậy thôi.
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Nghe nhạc theo cái tai của người chơi đàn là một tật của tôi .
    Đó là tật từ khi tôi học chơi Piano mà có . Nghe nhạc thì tôi
    cứ cố phân tích nó ra từng nốt nhạc, từng đàn nào chơi nốt
    nhạc đó, và nếu là Piano hay Violin, tôi còn cố nghĩ người
    chơi nhấn ngón tay thế nào, kéo cái cung ra sao, nghĩ đến độ
    khó của từng nốt nhạc, những chỗ nào tôi chơi được, những
    chỗ nào tôi gần chơi được, và những chỗ nào thì mãi mãi không
    thể nào chơi được .
    Nghe nhạc kiểu này thì giúp tôi nghe những bài khó, nghe chưa
    ra nốt nhạc, và không thấy hay. Tôi chắc rằng những bài này
    không được những người không biết nhạc thích nghe .
    Ngày xưa tôi thích coi đá bóng, và hiểu hết những gì nhìn thấy
    trên TV, vì tôi đã từng trên sân cỏ nhiều ngày, nhiều giờ, tuy
    không được vào đội tuyển cúa nhà trường . Ấy thế mà nhiều
    người không từng đá bóng cũng thích coi chương trình đấu
    bóng đá, nhiều người không từng chơi bóng bầu dục cũng thích
    coi chương trình đấu bóng bầu dục . Nghe nhạc cổ điển cũng
    vậy . Bạn có thể không chơi đàn nhạc nào, hay biết chơi một ít,
    hay là nhạc sỹ chuyên nghiệp, mỗi người nghe theo kiểu của
    mình.
  7. mumiy

    mumiy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2005
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Bài phiên chợ Ba Tư viết như thế nào vậy ? Bạn có thể share cho tớ không?
  8. yoga2007

    yoga2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Mình không thuộc một nốt nhạc nào nhưng vẫn âm nhạc mình lựa chọn vẫn là cổ điển.Mình hiến bạn một cách nghe nhạc rất hay là :nghe nhạc trong khung cảnh yên tĩnh,thư giãn và thả dòng suy tư của mình trôi theo dòng nhạc.Nghe vậy mà không thấmmới là lạ đấy bạn àh.
  9. vexem.vn

    vexem.vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2013
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    các bác xem bài viết để hiểu thêm về nhạc cổ điển ở đây :

    http://www.vexem.vn/tin-tuc/306/hap-luc-cua-dong-nhac-co-dien.html

    Hấp lực của dòng nhạc cổ điển

    Tầm quan trọng của âm nhạc trong giáo dục con người là một trong những điểm gặp nhau của các nền văn minh Đông và Tây.
    Ở phương Đông, người xưa quan niệm "hưng ư thi, lập ư lễ, thành ư nhạc" tức giáo dục con người trước tiên tạo hứng khởi bằng thơ, kế uốn nắn bằng lễ và cuối cùng hoàn thiện bằng nhạc - Luận Ngữ.

    Ở phương Tây, việc học nhạc từ thời thơ ấu được xem như phương tiện rèn giũa tính tự giác kỷ luật và một sự hiểu biết về các tác phẩm âm nhạc quan trọng là một phần tất yếu của nền giáo dục cá nhân tốt. So sánh với nền giáo dục hiện tại của nước ta ngày nay, tầm quan trọng của âm nhạc trong giáo dục dường như bị hạ thấp và không loại trừ chính việc này góp phần dẫn đến một sự suy đồi trong lối sống mà dư luận đang báo động.

Chia sẻ trang này