1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về CNTB?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi ftuguard1, 08/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cup79

    cup79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    1
    1 - CNTB có làm cho người ta giàu lên không?Lợi nhuận với họ là trên hết, vậy tại sao lại không giàu lên nhỉ?
    2 - CNTB có đúng làm phân hoá giàu nghèo không?Sự phân hoá giàu nghèo là tất yếu vì cái đầu, trí tuệ, sự chăm chỉ, ... của mỗi thành viên trong xã hội khác nhau. Cái đầu của Bill Gates nó khác cái đầu của George Bush hay ít ra của những người đang online trên ttvnol chứ (kể cả tôi). Không tính đến chuyện bố làm to, ăn hiếp tham ô của xã hội của người khác nhé
    3 - CNTB có đúng là không quan tâm đến phúc lợi không?Sang các nưóc Bắc Âu (Thuỵ Điển, Phần Lan, Na Uy, kể cả sang Mỹ, Anh, Pháp, Nhật ) cũng đưọc sẽ thấy câu trả lời. Cái này hơi chệch một chút, nhưng xin nói rằng một người lao động không kỹ năng (bất kể quốc tịch) vẫn có thể kiếm sống được ở các nước TB còn ... (các bạn tự điền vào). Vì ở câu 2 có sự phân hoá giàu nghèo nên mới cần câu trả lời đúng cho câu 3.
    4 - Ưu điểm của hệ thống tam quyền phân lập là gì?
    Không biết nên chỉ dựa cột thôi.

    Đêm nay ai đưa em về ...
    Được cup79 sửa chữa / chuyển vào 21:22 ngày 08/09/2003
  2. Ly_Trung_Binh

    Ly_Trung_Binh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Các nước Bắc Âu (Scandinavian) có phải theo CNTB không nhỉ?
  3. Ly_Trung_Binh

    Ly_Trung_Binh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Các nước Bắc Âu (Scandinavian) có phải theo CNTB không nhỉ?
  4. ftuguard1

    ftuguard1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Sở hữu tư nhân. Thế có được gọi là CNTB không?
  5. ftuguard1

    ftuguard1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Sở hữu tư nhân. Thế có được gọi là CNTB không?
  6. bluethorn

    bluethorn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2003
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    4, Ưu điểm của hệ thống tam quyền phân lập là:
    Hệ thống tam quyền phân lập mà điển hình là Mỹ là một hệ thống mà quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp tách rời nhau. Vì lẽ đó, cả 3 cơ quan cao nhất quốc gia này có quyền và nghĩa vụ giám sát nhau cốt để không cơ quan nào có thể độc giữ bộ máy nhà nước và đưa ra những quyết định chủ quan. Ưu điểm lớn của hệ thống này như chúng ta có thể thấy là bảo vệ nhà nước khỏi sự lũng đoạn của bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào, đảm bảo các phán quyết của nhà nước là công bằng và theo ý kiến của đại đa số.
    Tam quyền phân lập là một bước tiến lớn của hệ thống bộ máy nhà nước và là một mô hình căn bản về tự do và dân chủ.( đương nhiên đây là lý thuyết)
    Ngoài ra xin trích dẫn một câu nói nổi tiếng rằng bất kể thể chế chính trị là gì, miễn là thể chế chính trị đó đem lại lợi ích cho người dân thì đó là tiến bộ.
    Nothing lasts forever even the cold november rain
  7. bluethorn

    bluethorn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2003
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    0
    4, Ưu điểm của hệ thống tam quyền phân lập là:
    Hệ thống tam quyền phân lập mà điển hình là Mỹ là một hệ thống mà quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp tách rời nhau. Vì lẽ đó, cả 3 cơ quan cao nhất quốc gia này có quyền và nghĩa vụ giám sát nhau cốt để không cơ quan nào có thể độc giữ bộ máy nhà nước và đưa ra những quyết định chủ quan. Ưu điểm lớn của hệ thống này như chúng ta có thể thấy là bảo vệ nhà nước khỏi sự lũng đoạn của bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào, đảm bảo các phán quyết của nhà nước là công bằng và theo ý kiến của đại đa số.
    Tam quyền phân lập là một bước tiến lớn của hệ thống bộ máy nhà nước và là một mô hình căn bản về tự do và dân chủ.( đương nhiên đây là lý thuyết)
    Ngoài ra xin trích dẫn một câu nói nổi tiếng rằng bất kể thể chế chính trị là gì, miễn là thể chế chính trị đó đem lại lợi ích cho người dân thì đó là tiến bộ.
    Nothing lasts forever even the cold november rain
  8. lgec1308

    lgec1308 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Trả lời:
    1- CNTB cũng như tất cả các hình thái kinh tế xã hội khác đều làm cho "con người ta" giàu lên cả. Nhưng khác nhau ở chỗ là "con người ta" ở đây là ai mà thôi.
    - Công xã nguyên thủy: Chưa có tích lũy (làm còn chưa đủ ăn thì sao mà có người giàu người nghèo được?).
    - Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa: Có tích lũy --> có người giàu, người nghèo -->> người giàu ở đây là giai cấp chủ nô, vua quan (phong kiến), tư sản (TBCN).
    2- CNTB có làm fân hóa giàu nghèo, người giàu càng giàu hơn, người nghèo càng nghèo đi. Cho dù CNTB đã có nhìu điều chỉnh để xoa dịu mâu thuẫn này nhưng đây là mâu thuẫn mang tính bản chất vốn có trong lòng CNTB, tự nó k0 thể giải quyết được!
    3- CNTB có quan tâm đến phúc lợi nhưng đây cũng chỉ là sự tự điều chỉnh của nó nhằm xoa dịu các mâu thuẫn vốn có trong lòng của nó, k0 fải là bản chất của nó (Thằng chủ mún kiếm càng nhìu tiền càng tốt - xét trên đa số, toàn xã hội, nó chỉ chăm cho công nhân của nó nhằm bóc lột càng nhìu hơn thui).
    4- Ưu điểm của hệ thống tam quyền fân lập: đã có trả lời. Nói chung đây là hệ thống mà quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện, thực thi rất tốt.
    6- Câu này khó trả lời đấy. Có lẽ là tùy vào điều kiện cụ thể, hòan cảnh cụ thể của từng nước, từng dân tộc mà sẽ có câu trả lời phù hợp. Đích đến cuối cùng sẽ là CNXH - công hữu về tư liệu sản xuất.
    5- Tương tự câu trên. Nếu cho trường hợp VN thì sẽ nên & tất yếu đi theo con đường CNXH. Tại sao? Dài lắm, sẽ trả lời dịp khác.
    6 (2)- Tệ nạn xã hội đâu fải chỉ ở TBCN mới có, các hình thái KT-XH trước đều có xuất hiện. Nhưng CNTB là 1 trong những nguyên nhân thúc đẩy mạnh mẽ sự "phát triển" của tệ nạn xã hội. Vì CNTB làm XH fân hóa ngày càng sâu sắc (giàu <> nghèo, sang <> hèn...), tự do, dân chủ giả tạo... => con người càng bất mãn hơn với chế độ họ đang sống, chưa tìm được lối thoát -> hành động vô định, mất fương hướng... -> dễ fạm sai lầm. Mặt khác, do chính CNTB muốn những giai cấp khác "kém fát triển" hơn mình để dễ bề cai trị...
    7- Chắc là có, vì trước giờ, từ khi CNTB ra đời (khoảng giữa Thế kỷ XVII, từ CMTS ở Anh 1642), các cuộc chiến tranh lớn trên TG đều xuất fát từ CNTB - do mâu thuẫn trong fân chia lãnh thổ TG, phân chia quyền lợi giữa các đế quốc lớn.
    v.v.
  9. toanthui

    toanthui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2005
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Nói chung Sự thất bại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới dựa trên mô hình xô-viết cho thấy nhà nước của toàn dân chính là xu hướng tiến bộ nhất, đúng đắn nhất của nhân loại, đồng thời cũng chứng minh rằng: dân chủ là giá trị chung của nhân loại, và chỉ có thể có một chế độ dân chủ dưới nhiều hình thức, chứ không hề có sự phân chia giữa dân chủ tư sản và dân chủ vô sản. Chế độ dân chủ, dù không thể tránh được những khuyết tật, những nhược điểm nhất định, vẫn là chế độ có tương lai nhất, vì nó có khả năng tự điều chỉnh, tự sửa chữa và có khả năng bao dung được mọi xu hướng chính trị, mọi tín ngưỡng tôn giáo, mọi chủng tộc, mọi lợi ích giai cấp. Mặc dù những người mác-xít cực đoan (như Lenin chẳng hạn) vẫn cho rằng chế độ dân chủ tư sản chỉ bảo vệ cho lợi ích của giai cấp tư sản; nhưng giai cấp công nhân ở những nước tiên tiến trên thế giới ngày càng không tin vào lập luận đó. Trong thực tế, họ đã giành được quyền tổ chức công đoàn, có quyền bãi công, biểu tình, đưa được đại biểu của mình vào Quốc hội,? nói chung là nói lên được tiếng nói của mình, có quyền đấu tranh để bảo vệ quyền lợi thiết thân của mình, từng bước cải thiện được đời sống vật chất và tinh thần. Nền dân chủ đó không thể gọi là nền dân chủ tư sản được. Còn cái gọi là chế độ dân chủ vô sản thực ra chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng, chỉ có trên lời nói và trên giấy; còn trong thực tế thì nó đã thất bại ngay từ khi mới sinh ra. Và vì Lenin đã không giải quyết triệt để những nghịch lý về mặt lý luận khi ông còn sống, cho nên sau khi ông mất đi, những môn đệ của ông chỉ loay hoay xung quanh những quan điểm do ông nêu ra, mà không tìm được giải pháp cụ thể, có hiệu quả để cải tổ chế độ chính trị đó theo đúng định hướng đúng đắn của những quy luật chính trị, xã hội.
    Sự thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô dưới thời Gorbachev có nhiều nguyên nhân. Nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu là những người lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô lúc đó đã không dám vượt qua tư tưởng của Lenin, nói gì đến việc xét lại chính tư tưởng của Marx và Engels.
    Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cho thấy chế độ dân chủ là chế độ của tương lai. Nhà nước dưới chế độ dân chủ là một nhà nước đã bị hạn chế quyền lực, bị khống chế, kiểm soát bởi các cơ quan dân cử, bởi sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đảng phái chính trị, bởi các tổ chức phi chính phủ, bởi báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media), v.v? Nó không trở thành món đồ cổ ở bảo tàng viện như lời dự đoán mang nhiều tính chất tưởng tượng của Engels, nhưng cũng không còn là bộ máy quan liêu đứng trên, tách rời khỏi nhân dân như đã từng bị nhiều nhà tư tưởng, nhà văn phê phán; bởi vì người ta đã tìm ra nhiều biện pháp để kiểm soát, điều khiển nó.
    Một lý thuyết đúng đắn về nhà nước không thể coi nhà nước là một thứ quái vật như Marx đã từng hình dung, nhưng cũng không thể thần thánh hoá nó. Nhà nước, cũng như những thực thể khác trong xã hội loài người, có mặt tốt và có mặt xấu, có khía cạnh tích cực và có khía cạnh tiêu cực. Chỉ nhìn thấy một trong hai mặt ấy, hoặc tìm cách phủ nhận bằng tư duy trừu trượng một trong hai mặt ấy, đều là bóp méo sự vật, đem lại cái nhìn phiến diện; và những giải pháp xuất phát từ những cái nhìn như thế chỉ có thể đem lại sự thất bại mà thôi.
  10. trunghus

    trunghus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0

    Các bác xem qua một so sánh đơn giản dưới đây , sau đó thử trả lời câu hỏi ở cuối bài
    + Các nước phương Tây và phần lớn các quốc gia trên thế giới đi theo con đường TBCN , ngược lại chúng ta và một vài nước khác lại chọn CNXH.
    + Phương Tây chỉ trích chúng ta toàn trị , thiếu dân chủ , vi phạm nhân quyền , ngược lại chúng ta chỉ trích Phương Tây dân chủ giả hiệu , bóc lột tàn nhẫn ...
    + Khi được học chính trị , CNXH khoa học , triết học ( phải gọi là triết học Marx - Lenin mới đúng ) ...v v , chúng ta thật tự hào khi được biết rằng :chúng ta đang sống trong một xã hội dân chủ , tiến bộ gấp triệu lần xã hội phương Tây , rằng chủ nghĩa tư bản đang "giãy chết " ...
    Vậy Phải chăng người phương Tây kém thông minh hơn chúng ta ?

Chia sẻ trang này