1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về dàn nhạc trong sân khấu tuồng

Chủ đề trong 'Rao vặt Khu Vực Hà Nội' bởi roseblue, 25/03/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. roseblue

    roseblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2014
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Tuồng loại hình sân khấu ca kịch cho nên hát có một vai trò hết sức trọng yếu. Ngoài việc chuyển tải nội dung nó còn được xử lý trong các lớp mà trạng thái tâm lý nhân vật được đẩy tới đỉnh điểm thì hát là cách giải quyết tối ưu nhất, hiệu quả nhất. Muốn phục vụ cho hát trước hết là đàn nhị. Từ Rao, Dạo gợi cảm, giữ bậc giọng cho diễn viên đến vào đầu của các thể bài bản, cây Nhị luôn luôn có mặt. Do vậy mà trong dàn nhạc Tuồng người ta quen gọi là “ Nhị chính”.

    [​IMG]

    Ngoài ra còn có các nhạc cụ khác nếu có như : Nhị phụ (Nhị 2), Hồ tiểu, đàn bầu, đàn Nguyệt (đàn Kìm), đàn Tam, đàn Sến, đàn Tỳ bà, đàn Thập lục (đàn tranh) - Tiêu, Sáo - Trống cơm, Đồng la , Chiêng, Não bạt, phách Ngô, Mõ….

    [​IMG]

    Tất cả các nhạc cụ trên ngoài nhiệm vụ đệm cho hát, múa, diễn ra nó còn tạo được nhiều màu sắc âm nhạc mang tính đặc trưng như: “tiếng đàn thánh thót, tiếng sáo véo von tiếng đàn Bầu nỉ non, ai oán” vv. Những nhạc cụ màu sắc đó khi được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc không những nó làm tăng thêm hiệu quả cho vai diễn, lớp diễn mà còn tạo được cảm xúc và sự hấp dẫn cho người nghe. Chính vì lẽ đó mà các nghệ nhân xưa từng nói: “diễn viên với nhạc như cá với nước” là như vậy.

    Theo bài viết: http://tatham.vn/vai-tro-am-nhac-trong-san-khau-tuong-a77.html

Chia sẻ trang này