1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về giàn nhạc giao hưởng-Nếu bạn quan tâm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi home_nguoikechuyen, 09/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Tìm hiểu về giàn nhạc giao hưởng-Nếu bạn quan tâm

    Giàn nhạc Giao Hưởng: Cấu Trúc Và Các Nhạc Khí
    tvmt

    Đi nghe nhạc sống là một điều lý thú. Tuy thưởng thức âm nhạc chỉ cần thính giác thôi, nhưng được xem các nhạc sĩ chơi đàn thì thật sự tăng thêm phần sống động của bản nhạc, vì lẽ thường tình là con người thi?Tch ?omắt thấy tai nghe?. Đi nghe nhạc cổ điển, một hình thức thưởng thức âm nhạc, và còn là một đóng góp văn hóa, vì nhạc cổ điển ít thông dụng với quần chúng, mà nhạc cổ điển là một văn hóa tuyệt diệu của loài người, cần được duy trì mạnh mẽ. Thời nay nhạc cổ điển không còn là nhạc của giới thượng lưu nữa, nhưng nhiều người vẫn có thái độ e dè với loại nhạc này, vì tính cách phức tạp của nó. Bài viết này xin trình bày phần cấu trúc của một giàn nhạc cổ điển. Khi quý vị hiểu rõ hơn về các thành phần của một giàn nhạc giao hưởng, thì hy vọng không bị lóa mắt bởi tính cách vĩ đại của giàn nhạc - sao mà lắm người, lắm đàn thế? - mong rằng quý vị sẽ thoải mái hơn để để tâm trí thưởng thức một bản nhạc cổ điển trình tấu với một giàn nhạc đại hòa tấu, hay giàn nhạc giao hưởng, tiếng Anh gọi là Symphony Orchestra.

    Thường chỉ có tỉnh lớn mới có được một giàn nhạc giao hưởng, vậy giàn nhạc giao hưởng còn nói lên sự trưởng thành của một tỉnh, và công trình của rất nhiều người mới thành lập được một giàn nhạc giao hưởng. Năm nay 2004, tại quận Cam, tiểu bang California, nơi có nhiều người Việt định cư nhiều nhất trên thế giới, giàn nhạc giao hưởng của vùng, gọi là Pacific Symphony Orchestra (PSO) được 25 tuổi. PSO là giàn nhạc lớn thứ ba trong tiểu bang, đứng sau hai giàn nhạc của thành phố Los Angeles và San Francisco. Năm 2001, giàn nhạc đã được đề cử giải Grammy, qua hai bản concerti cho đàn piano của Luka Foss thâu âm với hai tay đàn piano tài danh, Jon Nakamatsu và Yakov Kasman. Năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 20 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nhạc sĩ Elliot Goldenthal đã phát hành tấu khúc "For Water Paper: A Vietnam Oratorio", dưới quyền điều khiển của nhạc trưởng Carl St Clair, tiếng đàn cello của Yo-Yo Ma, giàn nhạc giao hưởng PSO, và ca đoàn Pacific Chorale. Điểm đặc biệt là giàn nhạc được phụ thêm với các đàn bầu, đàn tranh của Việt Nam ta. Thật là một niềm vui sướng được thấy các nhạc cụ Việt Nam chơi trong giàn nhạc giao hưởng lớn, tạo cho tấu khúc âm thanh ấm nồng và réo rắt của phương Đông. Ngoài hai buổi trình tấu thông thường cho một bản nhạc, lần đó PSO đã có một buổi trình tấu đặc biệt dành riêng cho cộng đồng Việt Nam.

    Trong bài giới thiệu giàn nhạc nhân dịp kỷ niệm 25 năm, PSO đã cho in một sơ đồ cấu trúc giàn nhạc. Từ đó, người viết lấy ý và tìm hiểu thêm về cấu trúc, các thành phần của một giàn nhạc, các loại đàn khác nhau được sử dụng trong một giàn giao hưởng. Mong rằng qua bài viết, quý bạn sẽ yêu thích nhạc cổ điển hơn, vì nhạc cổ điển rất phong phú về âm điệu và một người yêu nhạc thì không thể không yêu nhạc cổ điển.



    Sơ đồ của một giàn nhạc, vị trí các chỗ ngồi của nhạc công



    bài này mình lấy bên Phố Rùm

    u?c Milou s?a vo 00:40 ngy 01/07/2004
    vattuchongtham thích bài này.
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Âm thanh của giàn nhạc đại hòa tấu tùy thuộc rất nhiều vào cách sắp xếp vị trí của các nhạc công trên sân khấu. Mỗi bận trình diễn, các thành viên của giàn nhạc đều có một chỗ ngồi đã được định sẳn. Tùy theo tấu khúc mà giàn nhạc có đầy đủ số nhạc công hay chỉ có một phần mà thôi. Các nhạc cụ cũng tùy thuộc vào bản nhạc, nhất là các nhạc cụ của bộ gõ (percussion). Các nhạc công ngồi theo nhóm, dưới sự điều khiển của nhạc trưởng, conductor.
    Đứng giữa sân khấu, có khi còn đứng trên cái bục cao là nhạc trưởng. Ai cũng hiểu nhạc trưởng điều khiển giàn nhạc. Nhưng vai trò của người nhạc trưởng còn rộng rãi hơn nhiều . Phải nói nhạc trưởng là linh hồn của giàn nhạc. Ông là người thiết lập chương trình trình diễn cho toàn năm, chọn lựa các bản nhạc trình tấu, chọn lựa những nhạc sĩ để trình diễn các tấu khúc solo với giàn nhạc. Cùng với giám đốc của trung tâm nghệ thuật (sân nhà của giàn nhạc giao hưởng), nhạc trưởng phát huy và chỉ đạo con đường nghệ thuật cho giàn nhạc, và còn cho tỉnh nữa, nếu tỉnh chưa trưởng thành trên mặt âm nhạc. Tất nhiên, vai trò quan trọng của ông là hướng dẫn những buổi thực tập, tìm hiểu sâu xa các bản nhạc, điều khiển giàn nhạc, quyết định các phần kỹ thuật cho bản nhạc, tỷ như những nhạc khí nào tấu vào các đoạn khởi đầu và phần chấm dứt của bản nhạc.
    Giàn nhạc giao hưởng gồm có bốn nhóm nhạc cụ sau đây:
    1. Bộ Đàn Dây: violin (vỹ cầm), viola, cello & double bass
    2. Bộ Đàn Gió: flute (sáo), oboe, bassoon, clarinet
    3. Bộ Kèn Đồng: horn, trumpet, trombone, tuba
    4. Bộ Gõ: timpani, xylophone, cymbals, triangle, snare drum, Bass Drum, woodblocks, gongs (chiêng), chimes
    1. Bộ Đàn Dây(Strings) gồm có violins, viola, cello, double bass, luôn là nhóm ngồi hàng đầu trong giàn nhạc trên sâu khấu, vì đàn dây là âm thanh chính của toàn bộ giàn nhạc.
    - Hàng đầu bên tay trái của nhạc trưởng là nhóm đàn vỹ cầm nhất (first violins). Nhóm vỹ cầm nhị (second violins) và nhóm violas được xếp bên tay phải, làm thành một bán vòng tròn chung quanh nhạc trưởng. Nhóm đàn cello ngồi phía tay mặt của nhạc trưởng, ngồi sau nhóm đàn vỹ cầm, có lúc lại được xếp ngồi chính giữa giàn nhạc. Nhóm đàn double bass ngồi phía sau. Theo mô hình của giàn nhạc Pacific Symphony Orchestra (PSO), thì nhạc trưởng St Clair xếp nhóm violas phía ngoài cùng, bên tay mặt ông, và nhóm đàn cellos ngồi vào trong, sau nhóm violas, vì ông muốn khán giả tận hưởng âm vang của tiếng đàn violas, nếu không âm thanh đàn violas nhỏ hơn, và sẽ bị át bởi đàn cellos, âm của đàn cellos mạnh hơn. (Sơ đồ giàn nhạc PSO sẽ cho lên sau).
    Mỗi nhạc công được xếp vào một chỗ nhất định, tùy tấu khúc. Trong bộ đàn dây, các nhạc công được xếp thành từng cặp. Theo giàn nhạc PSO ta thấy có tất cả 14 nhạc công trong nhóm vỹ cầm nhất, và 12 nhạc công trong nhóm Vỹ Cầm Nhị. Cũng thế nhóm nhạc công Cellos, violas và double bass đều có một số chẳn nhạc công. Tạm dùng từ nhạc công để phân biệt nhạc sĩ sáng tác, nhưng phải nói các ?onhạc công? được tuyển vào trong một trong giàn nhạc đại hoà tấu là những người đã có bằng cấp âm nhạc cao, ít nhất là bằng cử nhân về âm nhạc, chuyên về bộ môn mà người đó chọn.
    2. Bộ Đàn Gió (Woodwinds) gồm có flute (sáo), oboe, bassoon và clarinets, là nhóm đàn kế tiếp, ngồi sau bộ đàn dây, thường họp thành một hình vuông nằm vào vị trí chính giữa giàn nhạc .
    3. Kế tiếp là Bộ nhạc cụ Kèn Đồng (Brass). Thường thì nhóm kèn horns ngồi phía tay trái của nhạc trưởng, và các kèn đồng khác ngồi phía tay phải, nhưng cũng có lúc các nhạc công chơi kèn horns được xếp thành một hàng dài và các nhạc cụ kèn đồng trong cùng bộ xếp thành hàng phía sau.
    Thường hai bộ kèn đồng và kèn gió được xếp ngồi trên các bục cao hơn bộ đàn dây để khán giả có thể trông thấy họ, vì vị trí hai bộ này ở vào phần cuối sân khấu.
    4. Cuối cùng là Bộ Gõ (Percussion). Nhóm này được xếp bên tay trái hay vào hàng cuối của giàn nhạc. Trống timpani có thể ở vào vị trí đối diên kèn đồng và đàn dây, để cân bằng âm thanh thấp nhất của giàn nhạc. Vị trí của các đàn gõ khác được xếp đặt tuỳ theo tấu khúc. Nhạc công chơi đàn gõ có thể chơi nhiều loại đàn cùng một lúc, vì thế các nhạc cụ này phải xếp gần nhau để nhạc công dễ dàng điều khiển các nhạc cụ.
    Mỗi nhóm nhạc cụ đều có một một nhạc công trưởng, và được xếp vào ngồi ghế đầu của nhóm. Người này còn có bổn phận sắp xếp các nhạc công trong nhóm mình chơi tuỳ đoạn của tấu khúc .
    Dung_Quach thích bài này.
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Âm thanh của giàn nhạc đại hòa tấu tùy thuộc rất nhiều vào cách sắp xếp vị trí của các nhạc công trên sân khấu. Mỗi bận trình diễn, các thành viên của giàn nhạc đều có một chỗ ngồi đã được định sẳn. Tùy theo tấu khúc mà giàn nhạc có đầy đủ số nhạc công hay chỉ có một phần mà thôi. Các nhạc cụ cũng tùy thuộc vào bản nhạc, nhất là các nhạc cụ của bộ gõ (percussion). Các nhạc công ngồi theo nhóm, dưới sự điều khiển của nhạc trưởng, conductor.
    Đứng giữa sân khấu, có khi còn đứng trên cái bục cao là nhạc trưởng. Ai cũng hiểu nhạc trưởng điều khiển giàn nhạc. Nhưng vai trò của người nhạc trưởng còn rộng rãi hơn nhiều . Phải nói nhạc trưởng là linh hồn của giàn nhạc. Ông là người thiết lập chương trình trình diễn cho toàn năm, chọn lựa các bản nhạc trình tấu, chọn lựa những nhạc sĩ để trình diễn các tấu khúc solo với giàn nhạc. Cùng với giám đốc của trung tâm nghệ thuật (sân nhà của giàn nhạc giao hưởng), nhạc trưởng phát huy và chỉ đạo con đường nghệ thuật cho giàn nhạc, và còn cho tỉnh nữa, nếu tỉnh chưa trưởng thành trên mặt âm nhạc. Tất nhiên, vai trò quan trọng của ông là hướng dẫn những buổi thực tập, tìm hiểu sâu xa các bản nhạc, điều khiển giàn nhạc, quyết định các phần kỹ thuật cho bản nhạc, tỷ như những nhạc khí nào tấu vào các đoạn khởi đầu và phần chấm dứt của bản nhạc.
    Giàn nhạc giao hưởng gồm có bốn nhóm nhạc cụ sau đây:
    1. Bộ Đàn Dây: violin (vỹ cầm), viola, cello & double bass
    2. Bộ Đàn Gió: flute (sáo), oboe, bassoon, clarinet
    3. Bộ Kèn Đồng: horn, trumpet, trombone, tuba
    4. Bộ Gõ: timpani, xylophone, cymbals, triangle, snare drum, Bass Drum, woodblocks, gongs (chiêng), chimes
    1. Bộ Đàn Dây(Strings) gồm có violins, viola, cello, double bass, luôn là nhóm ngồi hàng đầu trong giàn nhạc trên sâu khấu, vì đàn dây là âm thanh chính của toàn bộ giàn nhạc.
    - Hàng đầu bên tay trái của nhạc trưởng là nhóm đàn vỹ cầm nhất (first violins). Nhóm vỹ cầm nhị (second violins) và nhóm violas được xếp bên tay phải, làm thành một bán vòng tròn chung quanh nhạc trưởng. Nhóm đàn cello ngồi phía tay mặt của nhạc trưởng, ngồi sau nhóm đàn vỹ cầm, có lúc lại được xếp ngồi chính giữa giàn nhạc. Nhóm đàn double bass ngồi phía sau. Theo mô hình của giàn nhạc Pacific Symphony Orchestra (PSO), thì nhạc trưởng St Clair xếp nhóm violas phía ngoài cùng, bên tay mặt ông, và nhóm đàn cellos ngồi vào trong, sau nhóm violas, vì ông muốn khán giả tận hưởng âm vang của tiếng đàn violas, nếu không âm thanh đàn violas nhỏ hơn, và sẽ bị át bởi đàn cellos, âm của đàn cellos mạnh hơn. (Sơ đồ giàn nhạc PSO sẽ cho lên sau).
    Mỗi nhạc công được xếp vào một chỗ nhất định, tùy tấu khúc. Trong bộ đàn dây, các nhạc công được xếp thành từng cặp. Theo giàn nhạc PSO ta thấy có tất cả 14 nhạc công trong nhóm vỹ cầm nhất, và 12 nhạc công trong nhóm Vỹ Cầm Nhị. Cũng thế nhóm nhạc công Cellos, violas và double bass đều có một số chẳn nhạc công. Tạm dùng từ nhạc công để phân biệt nhạc sĩ sáng tác, nhưng phải nói các ?onhạc công? được tuyển vào trong một trong giàn nhạc đại hoà tấu là những người đã có bằng cấp âm nhạc cao, ít nhất là bằng cử nhân về âm nhạc, chuyên về bộ môn mà người đó chọn.
    2. Bộ Đàn Gió (Woodwinds) gồm có flute (sáo), oboe, bassoon và clarinets, là nhóm đàn kế tiếp, ngồi sau bộ đàn dây, thường họp thành một hình vuông nằm vào vị trí chính giữa giàn nhạc .
    3. Kế tiếp là Bộ nhạc cụ Kèn Đồng (Brass). Thường thì nhóm kèn horns ngồi phía tay trái của nhạc trưởng, và các kèn đồng khác ngồi phía tay phải, nhưng cũng có lúc các nhạc công chơi kèn horns được xếp thành một hàng dài và các nhạc cụ kèn đồng trong cùng bộ xếp thành hàng phía sau.
    Thường hai bộ kèn đồng và kèn gió được xếp ngồi trên các bục cao hơn bộ đàn dây để khán giả có thể trông thấy họ, vì vị trí hai bộ này ở vào phần cuối sân khấu.
    4. Cuối cùng là Bộ Gõ (Percussion). Nhóm này được xếp bên tay trái hay vào hàng cuối của giàn nhạc. Trống timpani có thể ở vào vị trí đối diên kèn đồng và đàn dây, để cân bằng âm thanh thấp nhất của giàn nhạc. Vị trí của các đàn gõ khác được xếp đặt tuỳ theo tấu khúc. Nhạc công chơi đàn gõ có thể chơi nhiều loại đàn cùng một lúc, vì thế các nhạc cụ này phải xếp gần nhau để nhạc công dễ dàng điều khiển các nhạc cụ.
    Mỗi nhóm nhạc cụ đều có một một nhạc công trưởng, và được xếp vào ngồi ghế đầu của nhóm. Người này còn có bổn phận sắp xếp các nhạc công trong nhóm mình chơi tuỳ đoạn của tấu khúc .
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    [​IMG]
    Seoul National Symphony Orchestra
    éà?c Milou s?a v௠00:36 ngạ01/07/2004
    éu?c Milou s?a vo 08:52 ngy 06/07/2004
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    [​IMG]
    Seoul National Symphony Orchestra
    éà?c Milou s?a v௠00:36 ngạ01/07/2004
    éu?c Milou s?a vo 08:52 ngy 06/07/2004
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    1. Bộ Đàn Dây (Strings)
    Bộ Đàn Dây có bốn loại: vỹ cầm (violin), viola, cello và double bass. Đây là nhóm quy tụ nhiều nhạc sĩ nhất trong một giàn nhạc đại hoà tấu, con số lên đến 60 người. Trong giàn nhạc PSO thì con số này là 58 nhạc sĩ. Cần nhiều như vậy vì âm thanh đàn dây là chính, và âm thanh cần hòa điệu với các âm thanh của các bộ đàn khác, nếu ít quá âm thanh đàn dây sẽ bị lấn bởi âm vang các nhạc cụ khác. Tất cả nhạc cụ đàn dây đều được làm bằng gỗ, có dây trên mặt, hình dạng giống nhau, nhưng khác nhau về kích thước. Nhạc sĩ chơi đàn bằng thanh cây gọi là bow, khi dùng cây để khẩy dây đàn, gọi là bowing. Thanh "bow" này được một nhà chuyên môn tên là François Tourte đưa đến mức tuyệt hảo, và từ đó những nhà làm bow khác dựa vào mà sản xuất các thanh cây, với những cây đàn mắc tiền, thanh cây bow rất đẹp. Cây bow làm bằng gỗ pernambuco, Nam Mỹ, và cũng là tên của một vùng xứ Brazil. Cây bow của đàn vỹ cầm và đàn violia thường dài 73 hay 75cm, và của đàn cello lại ngắn hơn chỉ dài 72-73 cm. Khi mua cây đàn, tất nhiên là cây đàn và thanh bow phải được bán chung, nhưng phần đông cây bow được sản xuất riêng qua những nhà chuyên môn làm bow.
    a. Vỹ cầm ?" violin
    Đàn violin là đàn nhỏ nhất trong các loại đàn dây, vì dây ngắn nhất, nhưng số nhạc công trong nhóm nhiều hơn hết, và gồm có hai nhóm: Nhóm vỹ cầm nhất (first violins), chơi nhạc với âm độ cao hơn hết, và nhóm vỹ cầm nhị (second violins), chơi nhạc âm độ cao thứ nhì sau nhóm đàn vỹ cầm nhất.
    Ghế đầu tiên là ghế chính của một nhóm đàn, tỉ như ghế chính của đàn dây, ghế chính clarinet, hay viola vvv, có nghĩa là người nhạc công này là trưởng của nhóm nhạc cụ đó.
    Nhạc công trưởng của nhóm vỹ cầm nhất rất quan trọng, tiếng anh gọi là concermaster (đàn ông) hay concertmistress (đàn bà), danh từ xuất phát từ thế kỷ 18, khi concertmaster là người lãnh đạo giàn nhạc. Thời đó chưa có nhạc trưởng như bây giờ. Đó là người bắt đầu hay chấm dứt một buổi trình tấu, và có trách nhiệm hướng dẫn những buổi tập dượt với giàn nhạc. Thời nay vai trò của người nhạc sĩ này vẫn quan trọng, đó là người làm việc cận kề với nhạc trưởng để hòa hợp tất cả những nhạc cụ đàn dây, và cũng chọn cách thức chơi đàn. Concertmaster/concertmistress bắt đầu buổi trình diễn bằng cách so dây đàn với nhạc công chơi oboe. Concertmaster sẽ hỏi nhạc công oboe để so nốt A cho đồng đều nhau, là một điều rất quan trọng cho vai trò người nhạc trưởng.
    Nhóm vỹ cầm nhất có con số nhạc công nhiều hơn hết trong nhóm đàn dây, và cũng nhiều hơn hết trong giàn nhạc. Với PSO, nhóm này có 16 người tất cả.
    Ngồi sau nhóm Vỹ cầm nhất hay ngồi hàng bên trái của nhạc trưởng là nhóm Vỹ cầm Nhị. Trong PSO con số của nhóm này là 12 người.
    Nhạc sĩ chơi đàn violin hay, thường được mời đánh solo với giàn nhạc vì có nhiều tấu khúc được soạn riêng cho violin solo. Đã có nhiều nhạc sĩ nổi danh chơi đàn violin rất cừ, trong đó có Midori, chơi đàn lúc 3 tuổi, năm nay cô mới 30 tuổi, cô là người có mặt trong hình kèm theo.
    b. Viola
    Đàn viola lớn hơn và nặng hơn đàn violin một tí, là dụng cụ quan trọng trong giàn nhạc, nhưng không bao giờ chơi solo một mình: không có nhạc sĩ biểu diễn đàn viola đánh đơn cùng với giàn nhạc, trông khi đó có nhiều khúc tấu đặc biệt soạn riêng để các nhạc sĩ violin hay cello tấu với dàn nhạc giao hưởng. Âm thanh của đàn viola ấm hơn và được đánh với độ thấp hơn đàn violin (lower pitch). Đàn viola nặng hơn violin và hình dạng rất giống đàn violin. Nhạc sĩ chơi đàn viola cũng tựa như violin, là bỏ lên vai bên trái và khảy đàn từ tay phải. Âm thanh của viola, được ví như giọng alto (giọng nữ trầm) của nhóm đàn violin, nhưng trong một nhóm tứ tấu đàn dây (quartet), viola lại chơi theo giọng tenor (giọng nam cao).
    Con số nhạc sĩ của nhóm này là 10-12 người.
    c. cello

    Đàn cello chơi với âm thanh chùng hơn cả viola, cả một quãng tám (octave) thấp hơn. Dây đàn dài hơn cho nên thân đàn cũng lớn hơn gấp hai đàn viola, vì vậy nhạc sĩ ngồi trên ghế và kẹp đàn giữa đùi, ngoài ra còn có một thân cây nhỏ (endpin) gắn vào phần cuối cây đàn, chóng xuống sàn để giữ thăng bằng cho cây đàn cello. Nhạc sĩ cầm cây bow ở bên tay phải và đánh đàn, đưa qua đưa lại trên dây đàn, cùng lúc đó người nhạc sĩ có thể đổi âm thanh với cây bow hay nhấn dây bằng ngón tay (như chơi guitar).
    Còn gọi là violoncello, trong giàn nhạc nhóm cello có số nhạc công ngang bằng với nhóm viola, hay nhóm vỹ cầm nhị (thường là 10, 12 người). Với giàn nhạc thính phòng, âm thanh của cello nghe như điệu bass.
    Nhóm cello trong giàn nhạc giao hưởng mang đến cho bản nhạc một âm thanh ấm nồng. Ngồi chung với nhau, người các nhạc sĩ nghiêng qua, nghiêng lại về một phía rất nhịp nhàng, và cây endpin này đã giúp cho các nhạc sĩ dễ dàng sử dụng nhạc cụ hơi lớn này của họ. Thuở ban đầu, trước năm 1800 các nhạc cụ lớn như cello, double bass chưa có cây endpin, cho nên thật là một điều khó cho nhạc sĩ giữ thăng bằng các nhạc cụ này.
    Trong hình, ngồi ôm cây đàn nổi tiếng của ông, đó là nhạc sĩ Yoyo Ma, nhạc sĩ đàn cello nổi tiếng nhất của thời nay. Ông chơi đàn từ năm năm tuổi, và tài nghệ của ông được coi ngang hàng với các nhạc sĩ cello nổi tiếng nhất của thời trước. Nhạc sĩ Yo Yo Ma đi trình diễn khắp thế giới, mỗi lần bay đi đâu ông đều mua hai vé, một cho ông và một cho chiếc đàn cello yêu quý.
    Cello có âm vực phủ rộng cả trầm trung và cao và dễ át các loại đàn khác, cho nên nhạc trưởng Saint Clair đã cho nhóm violas ngồi ra ngoài để khán giả có thể tận hưởng âm thanh nhạc cụ viola, tránh bị lấn áp bởi âm thanh nhóm đàn cello.
    d. Double Bass.
    Nhóm cuối của Đàn Dây, là double bass, cũng là cây đàn dây lớn nhất trong dãy nhạc cụ này. Thường cây đàn này cao 6 feet. Người chơi đàn phải đứng và giữ cây đàn cho thăng bằng, và đánh đàn như tựa như cây cello. Cây double bass lớn nhất cao 16 feet, được Paul de Wit tạo ra, để đón mừng ngày hội âm nhạc tại Cincinnati năm 1889. Một cây đàn double bass thông thường có bốn giây chạy qua mặt đàn.
    Quý vị cũng đoán được qua cái tên, double bass -còn được gọi là bass Viol, hay contrabass - có một âm vực thấp nhất trong bộ Đàn Dây.
    Trong hình bên phải ngoài cùng, là nhạc sĩ chơi đàn double bass, và ông ta đã đứng để khảy cây đàn. Chúng ta cũng dễ dàng trông thấy cây endpin, được gắn vào cây đàn double bass và cello để giữ thế cho cây đàn.

    Nhóm đàn dây là nhóm lớn nhất của một giàn nhạc đại hòa tấu, với một âm thanh dễ nhận, nhưng phải có các bộ đàn khác thì mới tạo được sự phong phú đa dạng về hòa âm, và độ vang của nhiều nhạc cụ.
    Xin cám ơn TVMT( Bên Phố Rùm)đã mang lại cho mình, và box Cổ điển một bài viết hay[/b]
    u?c Milou s?a vo 00:42 ngy 01/07/2004
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    1. Bộ Đàn Dây (Strings)
    Bộ Đàn Dây có bốn loại: vỹ cầm (violin), viola, cello và double bass. Đây là nhóm quy tụ nhiều nhạc sĩ nhất trong một giàn nhạc đại hoà tấu, con số lên đến 60 người. Trong giàn nhạc PSO thì con số này là 58 nhạc sĩ. Cần nhiều như vậy vì âm thanh đàn dây là chính, và âm thanh cần hòa điệu với các âm thanh của các bộ đàn khác, nếu ít quá âm thanh đàn dây sẽ bị lấn bởi âm vang các nhạc cụ khác. Tất cả nhạc cụ đàn dây đều được làm bằng gỗ, có dây trên mặt, hình dạng giống nhau, nhưng khác nhau về kích thước. Nhạc sĩ chơi đàn bằng thanh cây gọi là bow, khi dùng cây để khẩy dây đàn, gọi là bowing. Thanh "bow" này được một nhà chuyên môn tên là François Tourte đưa đến mức tuyệt hảo, và từ đó những nhà làm bow khác dựa vào mà sản xuất các thanh cây, với những cây đàn mắc tiền, thanh cây bow rất đẹp. Cây bow làm bằng gỗ pernambuco, Nam Mỹ, và cũng là tên của một vùng xứ Brazil. Cây bow của đàn vỹ cầm và đàn violia thường dài 73 hay 75cm, và của đàn cello lại ngắn hơn chỉ dài 72-73 cm. Khi mua cây đàn, tất nhiên là cây đàn và thanh bow phải được bán chung, nhưng phần đông cây bow được sản xuất riêng qua những nhà chuyên môn làm bow.
    a. Vỹ cầm ?" violin
    Đàn violin là đàn nhỏ nhất trong các loại đàn dây, vì dây ngắn nhất, nhưng số nhạc công trong nhóm nhiều hơn hết, và gồm có hai nhóm: Nhóm vỹ cầm nhất (first violins), chơi nhạc với âm độ cao hơn hết, và nhóm vỹ cầm nhị (second violins), chơi nhạc âm độ cao thứ nhì sau nhóm đàn vỹ cầm nhất.
    Ghế đầu tiên là ghế chính của một nhóm đàn, tỉ như ghế chính của đàn dây, ghế chính clarinet, hay viola vvv, có nghĩa là người nhạc công này là trưởng của nhóm nhạc cụ đó.
    Nhạc công trưởng của nhóm vỹ cầm nhất rất quan trọng, tiếng anh gọi là concermaster (đàn ông) hay concertmistress (đàn bà), danh từ xuất phát từ thế kỷ 18, khi concertmaster là người lãnh đạo giàn nhạc. Thời đó chưa có nhạc trưởng như bây giờ. Đó là người bắt đầu hay chấm dứt một buổi trình tấu, và có trách nhiệm hướng dẫn những buổi tập dượt với giàn nhạc. Thời nay vai trò của người nhạc sĩ này vẫn quan trọng, đó là người làm việc cận kề với nhạc trưởng để hòa hợp tất cả những nhạc cụ đàn dây, và cũng chọn cách thức chơi đàn. Concertmaster/concertmistress bắt đầu buổi trình diễn bằng cách so dây đàn với nhạc công chơi oboe. Concertmaster sẽ hỏi nhạc công oboe để so nốt A cho đồng đều nhau, là một điều rất quan trọng cho vai trò người nhạc trưởng.
    Nhóm vỹ cầm nhất có con số nhạc công nhiều hơn hết trong nhóm đàn dây, và cũng nhiều hơn hết trong giàn nhạc. Với PSO, nhóm này có 16 người tất cả.
    Ngồi sau nhóm Vỹ cầm nhất hay ngồi hàng bên trái của nhạc trưởng là nhóm Vỹ cầm Nhị. Trong PSO con số của nhóm này là 12 người.
    Nhạc sĩ chơi đàn violin hay, thường được mời đánh solo với giàn nhạc vì có nhiều tấu khúc được soạn riêng cho violin solo. Đã có nhiều nhạc sĩ nổi danh chơi đàn violin rất cừ, trong đó có Midori, chơi đàn lúc 3 tuổi, năm nay cô mới 30 tuổi, cô là người có mặt trong hình kèm theo.
    b. Viola
    Đàn viola lớn hơn và nặng hơn đàn violin một tí, là dụng cụ quan trọng trong giàn nhạc, nhưng không bao giờ chơi solo một mình: không có nhạc sĩ biểu diễn đàn viola đánh đơn cùng với giàn nhạc, trông khi đó có nhiều khúc tấu đặc biệt soạn riêng để các nhạc sĩ violin hay cello tấu với dàn nhạc giao hưởng. Âm thanh của đàn viola ấm hơn và được đánh với độ thấp hơn đàn violin (lower pitch). Đàn viola nặng hơn violin và hình dạng rất giống đàn violin. Nhạc sĩ chơi đàn viola cũng tựa như violin, là bỏ lên vai bên trái và khảy đàn từ tay phải. Âm thanh của viola, được ví như giọng alto (giọng nữ trầm) của nhóm đàn violin, nhưng trong một nhóm tứ tấu đàn dây (quartet), viola lại chơi theo giọng tenor (giọng nam cao).
    Con số nhạc sĩ của nhóm này là 10-12 người.
    c. cello

    Đàn cello chơi với âm thanh chùng hơn cả viola, cả một quãng tám (octave) thấp hơn. Dây đàn dài hơn cho nên thân đàn cũng lớn hơn gấp hai đàn viola, vì vậy nhạc sĩ ngồi trên ghế và kẹp đàn giữa đùi, ngoài ra còn có một thân cây nhỏ (endpin) gắn vào phần cuối cây đàn, chóng xuống sàn để giữ thăng bằng cho cây đàn cello. Nhạc sĩ cầm cây bow ở bên tay phải và đánh đàn, đưa qua đưa lại trên dây đàn, cùng lúc đó người nhạc sĩ có thể đổi âm thanh với cây bow hay nhấn dây bằng ngón tay (như chơi guitar).
    Còn gọi là violoncello, trong giàn nhạc nhóm cello có số nhạc công ngang bằng với nhóm viola, hay nhóm vỹ cầm nhị (thường là 10, 12 người). Với giàn nhạc thính phòng, âm thanh của cello nghe như điệu bass.
    Nhóm cello trong giàn nhạc giao hưởng mang đến cho bản nhạc một âm thanh ấm nồng. Ngồi chung với nhau, người các nhạc sĩ nghiêng qua, nghiêng lại về một phía rất nhịp nhàng, và cây endpin này đã giúp cho các nhạc sĩ dễ dàng sử dụng nhạc cụ hơi lớn này của họ. Thuở ban đầu, trước năm 1800 các nhạc cụ lớn như cello, double bass chưa có cây endpin, cho nên thật là một điều khó cho nhạc sĩ giữ thăng bằng các nhạc cụ này.
    Trong hình, ngồi ôm cây đàn nổi tiếng của ông, đó là nhạc sĩ Yoyo Ma, nhạc sĩ đàn cello nổi tiếng nhất của thời nay. Ông chơi đàn từ năm năm tuổi, và tài nghệ của ông được coi ngang hàng với các nhạc sĩ cello nổi tiếng nhất của thời trước. Nhạc sĩ Yo Yo Ma đi trình diễn khắp thế giới, mỗi lần bay đi đâu ông đều mua hai vé, một cho ông và một cho chiếc đàn cello yêu quý.
    Cello có âm vực phủ rộng cả trầm trung và cao và dễ át các loại đàn khác, cho nên nhạc trưởng Saint Clair đã cho nhóm violas ngồi ra ngoài để khán giả có thể tận hưởng âm thanh nhạc cụ viola, tránh bị lấn áp bởi âm thanh nhóm đàn cello.
    d. Double Bass.
    Nhóm cuối của Đàn Dây, là double bass, cũng là cây đàn dây lớn nhất trong dãy nhạc cụ này. Thường cây đàn này cao 6 feet. Người chơi đàn phải đứng và giữ cây đàn cho thăng bằng, và đánh đàn như tựa như cây cello. Cây double bass lớn nhất cao 16 feet, được Paul de Wit tạo ra, để đón mừng ngày hội âm nhạc tại Cincinnati năm 1889. Một cây đàn double bass thông thường có bốn giây chạy qua mặt đàn.
    Quý vị cũng đoán được qua cái tên, double bass -còn được gọi là bass Viol, hay contrabass - có một âm vực thấp nhất trong bộ Đàn Dây.
    Trong hình bên phải ngoài cùng, là nhạc sĩ chơi đàn double bass, và ông ta đã đứng để khảy cây đàn. Chúng ta cũng dễ dàng trông thấy cây endpin, được gắn vào cây đàn double bass và cello để giữ thế cho cây đàn.

    Nhóm đàn dây là nhóm lớn nhất của một giàn nhạc đại hòa tấu, với một âm thanh dễ nhận, nhưng phải có các bộ đàn khác thì mới tạo được sự phong phú đa dạng về hòa âm, và độ vang của nhiều nhạc cụ.
    Xin cám ơn TVMT( Bên Phố Rùm)đã mang lại cho mình, và box Cổ điển một bài viết hay[/b]
    u?c Milou s?a vo 00:42 ngy 01/07/2004
  8. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Em muốn tham gia một chút. Đây là bài viết của em ở diễn đàn khác về vấn đề này. Nếu ai muốn xem thêm thì có thể vào http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?p=105622#post105622post105622.
    Nếu mọi người không muốn mở liên kết mới thì sau đây là bài viết đó:
    Có lẽ nói nhiều về các tác phẩm cổ điển rồi nhỉ, nên bây giờ em trình bày chút về các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng - cũng là những nhạc cụ chủ yếu của các tác phẩm cổ điển, tất nhiên là trừ piano.
    Khi bạn đi xem một dàn nhạc giao hưởng biểu diễn thường thì bạn thấy choáng ngợp bởi hàng chục nghệ sĩ đàn dây từ đàn bé đến đàn to, phía sau là một loạt các kèn trong đó bạn có ấn tượng đặc biệt với những cái kèn đồng sáng lóa. Hoặc nữa bạn có thể rất nhớ hình ảnh bộ trống siêu vĩ đại của dàn nhạc, vân vân và vân vân... Sau đây là sơ đồ một dàn nhạc nhìn từ hàng ghế của khán giả - cũng là từ vị trí của nhạc trưởng:
    (Percussion) Timpani - [Marimba -...- Cymbals - Triangle - Bass drum]
    Horn IV-Horn III - Trumpet II-Trumpet I - Trombone I-Trombone II-Trombone III - Tuba
    ----Horn II-Horn I - Clarinet II-Clarinet I - Bassoon I-Bassoon II ---------
    ----------------------Piccolo-Flute II-Flute I - Oboe I-Oboe II ---------------
    --------------------------------------------------------------------------------Contrabasses
    -----------------------------Violins II----------------------Violas----------------
    ----------------Violins I-------------------------------------------------Cellos--
    --------------------------------------------Conductor----------------------------
    Sau đây là giải trình sơ đồ trên:
    I. Conductor (nhạc trưởng)
    Nhạc trưởng trong dàn nhạc có thể so sánh với một ông thầy trong một lớp học. Ông ấy [hiếm khi bà ấy] làm nhiệm vụ giữ nhịp cho toàn bộ dàn nhạc, chọn tốc độ thích hợp, hướng dẫn để các nhạc cụ vào đúng thứ tự, chỉ dẫn về sắc thái mà các nhạc cụ cần chơi trong mối tương quan với các nhạc cụ khác... Vai trò của ông ta rất quan trọng: nếu không có ông ấy thì dàn nhạc sẽ trở thành một nhóm nhạc cụ hỗn loạn, không thể chơi bất kì một tác phẩm giao hưởng nào.
    II. Strings (Các đàn dây)
    Các đàn dây chiếm phần lớn dàn nhạc và được ngồi ngay trước nhạc trưởng. Chúng cũng chơi phần nhiều giai điệu chính của các tác phẩm.
    1. Violins I (Vi-ô-lông thứ nhất)
    Bè này gồm các vi-ô-lông chơi bè cao hơn trong tác phẩm, cũng vì thế chúng cũng là bè của dàn dây chơi giai điệu chính. Đây là một trong những bè quan trọng nhất của dàn nhạc. Người ngồi hàng đầu và gần khán giả nhất của bè này cũng có vai trò quan trọng. Ông/bà ấy được gọi là Concert master (hoặc Leader) đóng vai trò giống người lớp trưởng. Ông/bà ấy sẽ làm nhiệm vụ chỉ đạo các nhạc cụ so dây cho đúng đầu mỗi buổi hòa nhạc (Concert). Trong các tác phẩm, có những đoạn có Vi-ô-lông độc tấu thì ông/bà ấy sẽ giữ nhiệm vụ chơi.
    2. Violins II (Vi-ô-lông thứ hai)
    Bè này gồm các vi-ô-lông chơi bè thấp hơn. Cùng với bè Violas, hai bè này chủ yếu lãnh trách nhiệm giữ hòa âm (nôm na là hợp âm như Đô trưởng, v.v...), tiết tấu, màu sắc... của tác phẩm.
    3. Violas (Vi-ô-la)
    Vi-ô-la giống vi-ô-lông nhưng to hơn một chút và chơi những nốt thấp hơn vi-ô-lông. Trong dàn nhạc thì thường người không biết không thể phân biệt hai đàn này, còn nếu nghe thì có thể phân biệt và tách bè giữa Viola với các bè khác.
    4. Cellos (Xel-lô, Vi-ô-lông-xen)
    Vi-ô-lông-xen giống vi-ô-lông nhưng to hơn nhiều và được đặt đứng giữa hai chân để chơi, nó có một cái đinh dài để đỡ phía dưới. Vi-ô-lông-xen trong dàn nhạc cùng với Contrabass giữ bè bass cho tác phẩm và chơi những giai điệu ấm nằm ở bè trầm trong những đoạn nhất định. Bè này cũng là một trong những bè quan trọng nhất.
    5. Contrabasses/Doublebass (Công-tra-bát)
    Công-tra-bát là đàn dây to nhất (nickname cái thùng phi) và chơi bè thấp nhất giữ nền cho toàn bộ dàn nhạc. Có thể nói âm hưởng đầy đặn, mạnh mẽ của dàn nhạc chủ yếu là nhờ bè công-tra-bát. Những người chơi ghi-ta bát hiểu rất rõ vai trò quan trọng của bè bass cũng có thể hiểu dễ dàng điều trên. Đàn này rất to, cao và nặng (cao 1,8m) nên những người chơi phải ngồi trên những ghế đẩu cao ngất ngưởng.
    III. Wind Instruments (các nhạc cụ hơi-kèn)
    Các nhạc cụ hơi có tiếng to nên không có nhiều trong dàn nhạc. Chúng được đặt phía sau và cao hơn những đàn dây theo các hàng ngang. Thường các bè gồm 2 nhạc công, đánh số I chơi bè cao hơn và II chơi bè thấp hơn. Trong các tác phẩm chúng làm nhiệm vụ chơi các đoạn giai điệu chính hoặc thêm bè cho giai điệu chính trong các đoạn nhất định và giữ màu sắc, hòa âm, tiết tấu cho dàn nhạc trong các đoạn còn lại.
    A. Woodwind (Kèn gỗ)
    Các kèn gỗ được đặt ở hai hàng trước. Trong lịch sử, chúng tham gia vào dàn nhạc giao hưởng sớm hơn các kèn đồng và cũng hay chơi độc tấu hơn trong các giao hưởng.
    1. Flute (Sáo tây)
    Sáo thuộc bộ kèn gỗ nhưng được làm bằng hợp kim sáng trắng, trước đây các tiên thân của nó làm bằng gỗ nên nó được xếp vào kèn gỗ. Sáo chơi bè cao nhất của bộ gỗ. Giai điệu của nó chơi rất mềm mại và thanh.
    2. Oboe (Ô-boa)
    Ô-boa là kèn làm bằng gỗ và có màu đen. Tiếng của nó ấm giống tiếng người. Trong bộ gỗ nó chơi bè cao thứ hai.
    3. Clarinet (Cla-ri-net)
    Cla-ri-net là kèn làm bằng gỗ màu đen. Nó to hơn Ô-boa một chút và miệng loe hơn, nhưng thường người ta cũng không phân biệt được chúng bằng cách nhìn. Cla-ri-net có khả năng chơi những nốt cao rất trong, những nốt trung đầy tình cảm và những nốt trầm rất hư ảo. Trong bộ gỗ nó chơi bè cao thứ ba.
    4. Bassoon (Bát-xông, Fa-gốt)
    Fa-gốt là kèn làm bằng gỗ màu đỏ nâu. Nó rất cao, quá đầu nhạc công khi ngồi và to nhất trong bộ kèn gỗ. Vì vậy nó chơi bè thấp nhất, thường chơi để tăng bè bass với vi-ô-lông-xen và công-tra-bát. Tiếng nó trầm, sâu lắng. Fa-gốt cũng hay được chơi độc tấu nhờ màu sắc đẹp của tiếng của nó.
    B. Brass (Kèn đồng)
    Kèn đồng làm bằng hợp kim đồng thanh nên có màu vàng sáng lóa. Âm hưởng của chúng rất to và huy hoàng nên chủ yếu được sử dụng ở những đoạn cao trào cần âm lượng lớn. Trong lịch sử chúng tham gia vào dàn nhạc muộn hơn kèn gỗ, trừ kèn co tham gia cùng lúc với kèn gỗ. Trong dàn nhạc chúng ngồi chủ yếu ở hàng thứ ba sau các kèn gỗ.
    1. Horn (Kèn co)
    Kèn co có các ống tạo thành hình dáng tròn của nó, miệng nó loe và các nhạc công đặt tay vào trong đó để điều chỉnh tính chất của âm thanh. Nó là kèn đồng tham gia sớm nhất vào dàn nhạc và cũng hay được chơi độc tấu. Tiếng của nó trong và trong những đoạn cao trào rất khoẻ.
    2. Trumpet (Kèn trom-pet)
    Trom-pet là kèn đồng cao nhất và nhỏ nhất. Nó cũng khá quen thuộc với chúng ta (trong các đội nghi thức của các trường học). Trong dàn nhạc nó tham gia sau kèn co.
    3. Trombone (Kèn trôm-bôn)
    Trôm-bôn là kèn đồng rất dễ nhận ra với hình dáng dài của cái tay cầm mà các nhạc công kéo ra kéo vào khi chơi. Tiếng của nó trầm thứ hai trong bộ kèn đồng. Âm hưởng của nó rất mạnh và huy hoàng đặc biệt khi có 3 kèn cùng lúc. Nó tham gia vào dàn nhạc kể từ các giao hưởng của Beethoven và rất phổ biến trong thời kì lãng mạn.
    4. Tuba (Kèn tu-ba)
    Tu-ba là kèn đồng rất to, nó thường chỉ có một trong dàn nhạc và được đặt đứng khi chơi (miệng quay lên trên). Tiếng của nó rất trầm và khoẻ nên được dùng trong các đoạn rất cao trào. Nó tham gia vào dàn nhạc muộn nhất trong bộ kèn đồng, cuối thời kì lãng mạn. Thường nó chơi tăng bè bass cho dàn nhạc.
    IV. Percussion (bộ gõ)
    Bộ gõ gồm các nhạc cụ gõ. Chúng được sử dụng để tăng hiệu quả cho dàn nhạc.
    Timpani (Trống định âm) là nhạc cụ gõ tham gia sớm nhất vào dàn nhạc. Chúng to và tiếng trầm, thường có 2 hoặc 4 cái. Mỗi cái chơi một nốt nhất định ở bè bass (thế nào các drumer, khác với trống các bạn chơi chứ). Nó được dùng trong các đoạn cần tăng sức mạnh cho dàn nhạc.
    Cymbals (Xanh-ban)
    Triangle (Thanh tam giác)
    Bass drum/Cassa (Trống trầm - rất to gấp 3-4 lần bass drum trong các ban nhạc nhẹ hay rock và đặt đứng)
    Những nhạc cụ gõ trên tham gia sau vào dàn nhạc kể từ giao hưởng số 9 của Beethoven và cũng trở nên rất phổ biến sau này.
    *
    Nói chung thì sơ đồ dàn nhạc là như vậy, tuy nhiên có thể có vài thay đổi nhỏ. Chẳng hạn trong các kèn có thể tăng giảm số lượng, thêm bớt nhạc cụ nào đó tùy thuộc vào sáng tác của nhạc sĩ. Một số nhạc trưởng lại phân bố dàn dây hơi khác: đổi chỗ hai bè Vi-ô-lông-xen và Công-tra-bát với bè Vi-ô-lông II. Thế thôi nhỉ!
    0 1 4 & 10
    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 06:30 ngày 14/03/2004
    Dung_Quach thích bài này.
  9. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Em muốn tham gia một chút. Đây là bài viết của em ở diễn đàn khác về vấn đề này. Nếu ai muốn xem thêm thì có thể vào http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?p=105622#post105622post105622.
    Nếu mọi người không muốn mở liên kết mới thì sau đây là bài viết đó:
    Có lẽ nói nhiều về các tác phẩm cổ điển rồi nhỉ, nên bây giờ em trình bày chút về các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng - cũng là những nhạc cụ chủ yếu của các tác phẩm cổ điển, tất nhiên là trừ piano.
    Khi bạn đi xem một dàn nhạc giao hưởng biểu diễn thường thì bạn thấy choáng ngợp bởi hàng chục nghệ sĩ đàn dây từ đàn bé đến đàn to, phía sau là một loạt các kèn trong đó bạn có ấn tượng đặc biệt với những cái kèn đồng sáng lóa. Hoặc nữa bạn có thể rất nhớ hình ảnh bộ trống siêu vĩ đại của dàn nhạc, vân vân và vân vân... Sau đây là sơ đồ một dàn nhạc nhìn từ hàng ghế của khán giả - cũng là từ vị trí của nhạc trưởng:
    (Percussion) Timpani - [Marimba -...- Cymbals - Triangle - Bass drum]
    Horn IV-Horn III - Trumpet II-Trumpet I - Trombone I-Trombone II-Trombone III - Tuba
    ----Horn II-Horn I - Clarinet II-Clarinet I - Bassoon I-Bassoon II ---------
    ----------------------Piccolo-Flute II-Flute I - Oboe I-Oboe II ---------------
    --------------------------------------------------------------------------------Contrabasses
    -----------------------------Violins II----------------------Violas----------------
    ----------------Violins I-------------------------------------------------Cellos--
    --------------------------------------------Conductor----------------------------
    Sau đây là giải trình sơ đồ trên:
    I. Conductor (nhạc trưởng)
    Nhạc trưởng trong dàn nhạc có thể so sánh với một ông thầy trong một lớp học. Ông ấy [hiếm khi bà ấy] làm nhiệm vụ giữ nhịp cho toàn bộ dàn nhạc, chọn tốc độ thích hợp, hướng dẫn để các nhạc cụ vào đúng thứ tự, chỉ dẫn về sắc thái mà các nhạc cụ cần chơi trong mối tương quan với các nhạc cụ khác... Vai trò của ông ta rất quan trọng: nếu không có ông ấy thì dàn nhạc sẽ trở thành một nhóm nhạc cụ hỗn loạn, không thể chơi bất kì một tác phẩm giao hưởng nào.
    II. Strings (Các đàn dây)
    Các đàn dây chiếm phần lớn dàn nhạc và được ngồi ngay trước nhạc trưởng. Chúng cũng chơi phần nhiều giai điệu chính của các tác phẩm.
    1. Violins I (Vi-ô-lông thứ nhất)
    Bè này gồm các vi-ô-lông chơi bè cao hơn trong tác phẩm, cũng vì thế chúng cũng là bè của dàn dây chơi giai điệu chính. Đây là một trong những bè quan trọng nhất của dàn nhạc. Người ngồi hàng đầu và gần khán giả nhất của bè này cũng có vai trò quan trọng. Ông/bà ấy được gọi là Concert master (hoặc Leader) đóng vai trò giống người lớp trưởng. Ông/bà ấy sẽ làm nhiệm vụ chỉ đạo các nhạc cụ so dây cho đúng đầu mỗi buổi hòa nhạc (Concert). Trong các tác phẩm, có những đoạn có Vi-ô-lông độc tấu thì ông/bà ấy sẽ giữ nhiệm vụ chơi.
    2. Violins II (Vi-ô-lông thứ hai)
    Bè này gồm các vi-ô-lông chơi bè thấp hơn. Cùng với bè Violas, hai bè này chủ yếu lãnh trách nhiệm giữ hòa âm (nôm na là hợp âm như Đô trưởng, v.v...), tiết tấu, màu sắc... của tác phẩm.
    3. Violas (Vi-ô-la)
    Vi-ô-la giống vi-ô-lông nhưng to hơn một chút và chơi những nốt thấp hơn vi-ô-lông. Trong dàn nhạc thì thường người không biết không thể phân biệt hai đàn này, còn nếu nghe thì có thể phân biệt và tách bè giữa Viola với các bè khác.
    4. Cellos (Xel-lô, Vi-ô-lông-xen)
    Vi-ô-lông-xen giống vi-ô-lông nhưng to hơn nhiều và được đặt đứng giữa hai chân để chơi, nó có một cái đinh dài để đỡ phía dưới. Vi-ô-lông-xen trong dàn nhạc cùng với Contrabass giữ bè bass cho tác phẩm và chơi những giai điệu ấm nằm ở bè trầm trong những đoạn nhất định. Bè này cũng là một trong những bè quan trọng nhất.
    5. Contrabasses/Doublebass (Công-tra-bát)
    Công-tra-bát là đàn dây to nhất (nickname cái thùng phi) và chơi bè thấp nhất giữ nền cho toàn bộ dàn nhạc. Có thể nói âm hưởng đầy đặn, mạnh mẽ của dàn nhạc chủ yếu là nhờ bè công-tra-bát. Những người chơi ghi-ta bát hiểu rất rõ vai trò quan trọng của bè bass cũng có thể hiểu dễ dàng điều trên. Đàn này rất to, cao và nặng (cao 1,8m) nên những người chơi phải ngồi trên những ghế đẩu cao ngất ngưởng.
    III. Wind Instruments (các nhạc cụ hơi-kèn)
    Các nhạc cụ hơi có tiếng to nên không có nhiều trong dàn nhạc. Chúng được đặt phía sau và cao hơn những đàn dây theo các hàng ngang. Thường các bè gồm 2 nhạc công, đánh số I chơi bè cao hơn và II chơi bè thấp hơn. Trong các tác phẩm chúng làm nhiệm vụ chơi các đoạn giai điệu chính hoặc thêm bè cho giai điệu chính trong các đoạn nhất định và giữ màu sắc, hòa âm, tiết tấu cho dàn nhạc trong các đoạn còn lại.
    A. Woodwind (Kèn gỗ)
    Các kèn gỗ được đặt ở hai hàng trước. Trong lịch sử, chúng tham gia vào dàn nhạc giao hưởng sớm hơn các kèn đồng và cũng hay chơi độc tấu hơn trong các giao hưởng.
    1. Flute (Sáo tây)
    Sáo thuộc bộ kèn gỗ nhưng được làm bằng hợp kim sáng trắng, trước đây các tiên thân của nó làm bằng gỗ nên nó được xếp vào kèn gỗ. Sáo chơi bè cao nhất của bộ gỗ. Giai điệu của nó chơi rất mềm mại và thanh.
    2. Oboe (Ô-boa)
    Ô-boa là kèn làm bằng gỗ và có màu đen. Tiếng của nó ấm giống tiếng người. Trong bộ gỗ nó chơi bè cao thứ hai.
    3. Clarinet (Cla-ri-net)
    Cla-ri-net là kèn làm bằng gỗ màu đen. Nó to hơn Ô-boa một chút và miệng loe hơn, nhưng thường người ta cũng không phân biệt được chúng bằng cách nhìn. Cla-ri-net có khả năng chơi những nốt cao rất trong, những nốt trung đầy tình cảm và những nốt trầm rất hư ảo. Trong bộ gỗ nó chơi bè cao thứ ba.
    4. Bassoon (Bát-xông, Fa-gốt)
    Fa-gốt là kèn làm bằng gỗ màu đỏ nâu. Nó rất cao, quá đầu nhạc công khi ngồi và to nhất trong bộ kèn gỗ. Vì vậy nó chơi bè thấp nhất, thường chơi để tăng bè bass với vi-ô-lông-xen và công-tra-bát. Tiếng nó trầm, sâu lắng. Fa-gốt cũng hay được chơi độc tấu nhờ màu sắc đẹp của tiếng của nó.
    B. Brass (Kèn đồng)
    Kèn đồng làm bằng hợp kim đồng thanh nên có màu vàng sáng lóa. Âm hưởng của chúng rất to và huy hoàng nên chủ yếu được sử dụng ở những đoạn cao trào cần âm lượng lớn. Trong lịch sử chúng tham gia vào dàn nhạc muộn hơn kèn gỗ, trừ kèn co tham gia cùng lúc với kèn gỗ. Trong dàn nhạc chúng ngồi chủ yếu ở hàng thứ ba sau các kèn gỗ.
    1. Horn (Kèn co)
    Kèn co có các ống tạo thành hình dáng tròn của nó, miệng nó loe và các nhạc công đặt tay vào trong đó để điều chỉnh tính chất của âm thanh. Nó là kèn đồng tham gia sớm nhất vào dàn nhạc và cũng hay được chơi độc tấu. Tiếng của nó trong và trong những đoạn cao trào rất khoẻ.
    2. Trumpet (Kèn trom-pet)
    Trom-pet là kèn đồng cao nhất và nhỏ nhất. Nó cũng khá quen thuộc với chúng ta (trong các đội nghi thức của các trường học). Trong dàn nhạc nó tham gia sau kèn co.
    3. Trombone (Kèn trôm-bôn)
    Trôm-bôn là kèn đồng rất dễ nhận ra với hình dáng dài của cái tay cầm mà các nhạc công kéo ra kéo vào khi chơi. Tiếng của nó trầm thứ hai trong bộ kèn đồng. Âm hưởng của nó rất mạnh và huy hoàng đặc biệt khi có 3 kèn cùng lúc. Nó tham gia vào dàn nhạc kể từ các giao hưởng của Beethoven và rất phổ biến trong thời kì lãng mạn.
    4. Tuba (Kèn tu-ba)
    Tu-ba là kèn đồng rất to, nó thường chỉ có một trong dàn nhạc và được đặt đứng khi chơi (miệng quay lên trên). Tiếng của nó rất trầm và khoẻ nên được dùng trong các đoạn rất cao trào. Nó tham gia vào dàn nhạc muộn nhất trong bộ kèn đồng, cuối thời kì lãng mạn. Thường nó chơi tăng bè bass cho dàn nhạc.
    IV. Percussion (bộ gõ)
    Bộ gõ gồm các nhạc cụ gõ. Chúng được sử dụng để tăng hiệu quả cho dàn nhạc.
    Timpani (Trống định âm) là nhạc cụ gõ tham gia sớm nhất vào dàn nhạc. Chúng to và tiếng trầm, thường có 2 hoặc 4 cái. Mỗi cái chơi một nốt nhất định ở bè bass (thế nào các drumer, khác với trống các bạn chơi chứ). Nó được dùng trong các đoạn cần tăng sức mạnh cho dàn nhạc.
    Cymbals (Xanh-ban)
    Triangle (Thanh tam giác)
    Bass drum/Cassa (Trống trầm - rất to gấp 3-4 lần bass drum trong các ban nhạc nhẹ hay rock và đặt đứng)
    Những nhạc cụ gõ trên tham gia sau vào dàn nhạc kể từ giao hưởng số 9 của Beethoven và cũng trở nên rất phổ biến sau này.
    *
    Nói chung thì sơ đồ dàn nhạc là như vậy, tuy nhiên có thể có vài thay đổi nhỏ. Chẳng hạn trong các kèn có thể tăng giảm số lượng, thêm bớt nhạc cụ nào đó tùy thuộc vào sáng tác của nhạc sĩ. Một số nhạc trưởng lại phân bố dàn dây hơi khác: đổi chỗ hai bè Vi-ô-lông-xen và Công-tra-bát với bè Vi-ô-lông II. Thế thôi nhỉ!
    0 1 4 & 10
    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 06:30 ngày 14/03/2004
  10. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Chia các nhạc cụ giao hưởng như thế cũng là 1 cách, nhưng còn 1 cách chia tất cả các nhạc khí khác,cũng làm 4 loại:
    A-Sáo,bộ thổi:
    1)Thổi bằng môi(flute,piccolo...)
    2)Thổi vào lưỡi gà:
    a) Có 2 lưỡi gà:oboa,Fagot
    b)Có 1 lưỡi gà:Clarinet,(saxsofon?)
    3)Sử dụng hơi kết hợp các cơ trên mặt để thổi:
    Có 3 loại nhưng trong dàn nhạc hiện nay sử dụng kèn có thể thổi tất cả các nốt(trompet,Cor...)
    B-Bộ dây:
    1)Kéo(violon,cello...)
    2)Gẩy(harp,ghita...)
    3)Đánh:Piano
    C-Bộ lưỡi gà:
    1)Sử dụng hơi:organ,akkodion
    2)Đánh:chelesta(đàn này có nhiều lưỡi gà,lúc chơi trên phím đàn,búa gõ vào lưỡi gà tạo ra âm thanh)

    D-Bộ gõ:
    1)Qui định được cao độ
    a.Mặt trống da:Timpani.....
    b.Mặt phím:vibrafone,campanelli
    2)Không qui định đươc cao độ
    a.Trống da:Grand cassa
    b.Âm thanh của tự bản thân chất liệu vang lên:Gồng(tamtam)...
    c.Gõ tiết tấu:lục lạc....
    Tất nhiên không có nhạc sĩ nào sử dụng hết tất cả các nhạc cụ thuộc 4 bộ trên trong sáng tác giao hưởng cua mình cả.Giao hưởng Faust của Liszt có viết biên chế cho organ.Nhưng bỏ đi cũng không sao vì âm thanh lúc đấy cũng đã quá dày&đủ rồi.

Chia sẻ trang này