1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về giàn nhạc giao hưởng-Nếu bạn quan tâm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi home_nguoikechuyen, 09/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bluemountainno1

    bluemountainno1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    774
    Đã được thích:
    0
    em tán thành ý kiến của bác. Theo em, người ta thấy hay là do âm nhạc đó có sự đồng cảm với tâm hồn họ, chưa chắc họ đã hiểu được dụng ý của tác giả - vì mỗi người có 1 cách nghe khác nhau!
    ban đầu em nghe nhạc- tất cả các thể loại đều có hiểu gì đâu.
    nhưng, mỗi người có 1 trái tim và họ có thể cảm nhận được cái hay của âm nhạc khi nghe 1 bản nhạc mà thấy trái tim mình rung cảm ( nghe có khủng khiếp quá ko nhỉ .? nhưng nếu nghe 1 bản nhạc thực sự hay thì em sẽ thấy rùng mình đấy ạ!)
    khi đã cảm nhận thấy cái hay của nó, người ta mới cất công đi tìm hiểu nó - đến khi tìm hiểu sâu hơn thì thấy được cái hay hơn của âm nhạc, đó là điều tất nhiên.
    nhưng đối với 1 con người vô cảm - dù có cho họ học tất cả các loại nhạc cụ, đọc tất cả các loại sách - chắc gì đã cảm nhận được 1 bản nhạc ?
  2. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Cũng còn tùy xem bác nghe cái gì nữa. Ví dụ nhé, bác nghe một bài hát có lời bằng tiếng Iraq, mà bác chỉ quan tâm đến giai điệu nghe hay thôi, thì cần gì mất công học tiếng Iraq.
    Tương tự thế, nếu bác nghe nhạc cổ điển vì thấy nó " hay hay " thì chẳng việc gì bác phải cất công học lí thuyết âm nhạc để bỏ mất cơ hội cảm nhận âm nhạc với một trái tim " trong sáng " cả. Âm nhạc là để nghe cho vui tai, và nhạc cổ điển cũng không phải ngoại lệ.
  3. bachlinh612

    bachlinh612 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0

  4. bachlinh612

    bachlinh612 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    trong bài viết của bạn home_nguoikechuyen giới thiệu về Bộ dây trong dàn nhạc giao hưởng nói rằng : '''' Tất cả nhạc cụ đàn dây đều được làm bằng gỗ, có dây trên mặt, hình dạng giống nhau, nhưng khác nhau về kích thước. Nhạc sĩ chơi đàn bằng thanh cây gọi là bow, khi dùng cây để khẩy dây đàn, gọi là bowing.'''' Minh thắc mắc ko biết thanh " bow " kia co phải là tên gọi khác của " arche '''' ko??
  5. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Đúng đấy bạn ạ.
  6. bachlinh612

    bachlinh612 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0

    Cũng còn tùy xem bác nghe cái gì nữa. Ví dụ nhé, bác nghe một bài hát có lời bằng tiếng Iraq, mà bác chỉ quan tâm đến giai điệu nghe hay thôi, thì cần gì mất công học tiếng Iraq.
    Tương tự thế, nếu bác nghe nhạc cổ điển vì thấy nó " hay hay " thì chẳng việc gì bác phải cất công học lí thuyết âm nhạc để bỏ mất cơ hội cảm nhận âm nhạc với một trái tim " trong sáng " cả. Âm nhạc là để nghe cho vui tai, và nhạc cổ điển cũng không phải ngoại lệ.
    các bác đôi co với nhau làm gì, người cung một nhầ cả. Mỗi bác đều có ý đúng. Tuy nhiên tôi thấy 2 bác chưa '''' chiu '''' hiểu nhau. Tôi rất tán thành câu nói sau : nếu bác nghe nhạc cổ điển vì thấy nó " hay hay " thì chẳng việc gì bác phải cất công học lí thuyết âm nhạc để bỏ mất cơ hội cảm nhận âm nhạc với một trái tim " trong sáng " cả. Âm nhạc là để nghe cho vui tai, và nhạc cổ điển cũng không phải ngoại lệ.Nhưng tôi chỉ tán thành một nửa thôi.
    nếu bác nghe nhạc cổ điển vì thấy nó " hay hay " thì chẳng việc gì bác phải cất công học lí thuyết âm nhạc để bỏ mất cơ hội cảm nhận âm nhạc với một trái tim " trong sáng " cả===>>Câu này đúng một nửa. Bởi :
    1_ Âm nhạc là một sự tổng hợp ( ở đây tôi đè cập đến nhạc cổ điển ) của nhiều yếu tố như giai điệu, hòa thanh, phối khí, phức điệu....thể hiện ngôn ngữ riêng của từng tác giả trong từng thời đại khác nhau.
    VD ta thấy ngôn ngữ âm nhạc của các nhạc sĩ cổ điển Viên thế kỷ 18 là nói lên cái TA, cái to lớn, đè cập đến tất cả những gì có ảnh hưởng quan trọng trong lĩnh vự chính trị, xã hội, còn những tâm tư tình của cá nhân ( tức cái TOI ) dường như còn hạn chế.
    Đó là ngôn ngũ chung. Còn đối với từng nhạc sĩ họ có cách nói lên ngôn ngữ riêng của mình thông qua các tác phẩm. Nếu âm nhạc của Mozart là sự '''' trong sáng, đơn giản mà tế nhị " thì âm nhạc của Beethoven là " sự triết lý, mang âm hưởng của những trận chiến cùng với khí thế qua sự thể hiện của dàn kèn đồng.........
    Như ngôn ngữ âm nhạc của giai đoạn thế kỷ 19 thì đó lại là sự lãng mạn bởi có sự bùng nổ về cảm xúc trong cái TOI của mỗi nhạc sĩ. Nếu như cái TOI trước kia ở thế kỷ 18 bị gò bó, bị áp đặt, gây ức chế thì sang thế kỷ 19 nó đã được giải tỏa và như cơn mưa rào trên sa mạc khô cằn đã mang lại cuộc sống mới, hơi thở mới cho âm nhạc
    Với những tác phẩm đậm chất trữ tình như các tiểu phẩm viết cho piano của Chopin, Tuyển tập những bài ca ko lời của Mendenson ..hay Serenade..của Schubert, Reveries của Schumann
  7. bachlinh612

    bachlinh612 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0

    Vậy khi chúng ta nghe nhạc cổ điển có nhất thiết phải hiểu ngôn ngữ của mỗi tác giả ko, điều đó thật sự quan trọng chứ???Tôi ko khẳng định là nó quan trọng bởi điều đó còn tùy thuộc vào sở thích, mục đích của mỗi thính giả. Thính giả đều có sở thich âm nhạc, nhưng chắc chắn mục đích nghe của mỗi người khác nhau. Với những người nghiệp dư thì họ cho rằng nghe nhạc cỏ điển sẽ làm cho mình trở nên '''' quý tộc '''' hơn, " sang " hơn, hay âm nhạc chỉ là một hình thức giải trí. Họ chỉ cần nghe, ko cần biết " nghe" như thế nào.Nghe và có cảm nhận của riêng mình và tôi cho đó là những cảm nhận " trong sáng ". Tôi tôn trọng những '''' cảm nhận trong sáng " đó và ko ai trong chúng ta có thể lên án hay phê bình nó.
    Đối với những người làm âmnhạc chuyên nghiệp thì sao, tôi chắc rằng đây là điều rất quan trọng, đặc biệt đối với những ai theo nghành lý luân và phê bình âm nhạc.Bởi vậy họ ko chỉ " nghe ", học, nghiên cứu. Nghe bằng trái tim và lý trý, và " nghe như vậy
  8. bachlinh612

    bachlinh612 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    vô tình chúng ta ko còn giữ được " cảm nhận trong sáng nũa ". Tai. saovậy??Câu tra lời thật đơn giản. Càng hiểu nhiều chúng ta càng đanh mất những " cảm nhận trong sang'''' bởi khi đó lý trí của chúng ta sẽ bảo rằng cái đẹp trong âm nhạc phải thế này, phải thế kia, cái đẹp ko còn " nguyên vẹn " nũa , nó đã bị khối lượng kiến thức âm nhạc của bạn gò bó theo một chuẩn mực về một cái đẹp nào đấy. Chính vì thế tôi muốn nói rằng đôi khi ko hiểu gì về nhạc cổ điển, nghe nhạc cổ điển lại thấy hay hơn sau khi được học nhạc.Và đó chính là cái Đúng của bạn.
    Nhưng các bạn chuyên nghiệp đừng hiểu lầm tôi nhe !!! Ko có cái '''' cảm nhận trong sáng " thì họ lại co cái " cảm nhận sâu sắc " hơn do am hiểu về tác giả, tác phẩm. Để có cảm nhận như vậy các bạn sẽ phải trải qua nhiều khó khăn khi tìm hiểu đấy !!!!
    2_ Bạn nói rằng " nhạc cổ điển nghe để cho vui. vậy theo bạn " vui " nghĩa là sao??/
    Bạn đang có chuyện buồn và âm nhạc cổ điển giúp bạn vui hơn??/
    nhạc cổ điển có rất nhiều thể loại, vậy thể loại nào khiến bạn " vui "???
    Khi bạn đang vui, nếu nghe một khúc tang lễ ( thể loại Requiem - nhạc cổ điển đấy ) liệu bạn có '''' vui " ??/
    Tôi tôn trọng ý kiến của bạn, nhưng phải chăng chúng ta cũng nên biết " vui " thế nào khi nghe nhạc cổ điển đúng ko?Và lam sao đẻ có được niềm " vui " trọn vẹn khi lắng nghe những bản nhạc cổ điển bất hủ???
    Câu trả lời tùy thuộc vào các bạn.
    Các cụ bảo rằng " nói dai, nói dài, nói dở " chắc tôi nằm trong số đó. Vậy có gì ko phải mong các bạn bỏ qua và chỉ giáo!!!!
  9. Zinluvsun

    Zinluvsun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Chả biết em nói thế này có phải là " nói leo" không, nhưng vì em cũng là mem, em cũng có vài lời
    Vừa rồi ở trên diễn đàn trường cua em, trong topic Nhạc cổ điển cũng có 1 bạn hỏi là, bạn ấy nghe nhạc cổ điển thấy hay, vậy tức là bạn ấy có thể đánh giá được người chơi nhạc cổ điển hay đúng không. Em đã trả lời rằng. Bạn ấy hoàn toàn không thể đánh giá được người chơi nhạc cổ điển có hay hay không, nhưng chỉ cần nghe nhạc cổ điển thấy hay, điều đó đã là tốt lắm rồi. Tại vì, âm nhạc không phải dành riêng cho bất cứ ai, ai cũng có thể nghe nhạc, nhạc cổ điẻn cũng vậy, tuy được gọi là nhạc " bác học" nhưng mà nó đâu phải chỉ dành cho những " nhà bác học" ???
    Nó được gọi là nhạc bác học vì nhạc cổ điển là loại nhạc mà bất kể trẻ nhỏ, hay người già, đều nghe được nó, nó cổ điển nhưng mang tính chất quý tộc < là theo em thấy thế :D >. Suy cho cùng là, nhạc gì cũng thế thôi, ai nghe mà chẳng thế, chỉ cần thấy hay là đuợc, và nếu ai có thể cảm nhận và nghe được tiếng nói của ncd sâu sắc thì càng tốt. Sao các bác cứ phải tranh cãi làm giề nhỉ??? :D :D
    Mà em thấy, nghe nhạc cổ điển cho vui cũng là điều chẳng có gì sai cả, thật đấy ạ, em không bảo là em hiểu biết về nhạc cổ điển, nhưng ít ra, em có khả năng nghe nhạc tốt, và em cũng yêu nhạc cổ điển như các bác. Nếu các bác yêu nhạc cổ điển, thì chẳng phải nhạc cổ điển như là niềm vui cho các bác hay sao? Những lúc em buồn thì, em thik nghe nhạc cổ điển, em thấy vui, trong khi đo người khác không biết, lại nói nghe nhạc không lừoi như cổ điển buồn nẫu ruột. Vì họ chỉ biết nhạc cổ điển, chứ có yêu nó đâu, em yêu thik nó, thì kể cả vui hay buồn, em cũng nghe nó, em thấy mình như đc an ủi, chỉ có vậy thôi mà :D
    Được zinluvsun sửa chữa / chuyển vào 09:33 ngày 06/07/2006
  10. crystal01

    crystal01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Có những người cả đời học nhạc và cống hiến cho âm nhạc cũng không nghe nổi một bản giao hưởng đâu bạn ạ.
    Về quan điểm muốn nghe và hiểu nhạc cổ điển thì phải học nhạc và biết chơi nhạc cụ theo tôi là hoàn toàn sai lầm, học nhạc và hiểu biết nhạc là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Có người không học nhạc nhưng lại thừa khái niệm về những kỹ thuật khi trình diễn, điều này thì là đúng vì đây chính là sự phân biệt đẳng cấp giữa các nhạc công, Bên cạnh đó thì cũng không nên gán ghép quá nhiều những từ như " bác học", " hàn lâm" cho nhạc cổ điển, nhạc cổ điển không quá khó nghe chẳng qua là cách tiếp cận nó như thế nào thôi và khi người ta đã thích và có một tình yêu thì chắc cũng chẳng đến mức phải cắp sách vào trường nhạc thì mới biết được thế nào là nhạc cổ điển.

Chia sẻ trang này