1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về giàn nhạc giao hưởng-Nếu bạn quan tâm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi home_nguoikechuyen, 09/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuon211

    cuon211 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2007
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    công nhận ngồi cái chỗ thò thò ra ở nhà hát lớn hay thật... nhưng chỉ giao hưởng thôi.... có bác nào đi hòa nhạc toyota ko dzạ
  2. PYRENEE

    PYRENEE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Contre-bass, kéo bằng Archet
    [​IMG]
    Chơi Dàn nhạc Giao hưởng (Symphony Orchestra) thường dùng Archet
    [​IMG]
    .
    Cũng có khi khảy bằng ngón tay, gọi là Pizzicato (thuật ngữ tiếng Ý trong Âm nhạc)
    [​IMG]
    Nếu chơi nhạc nhẹ, Blues, Jazz, dân trong nghề gọi là bass Gỗ - nhằm phân biệt Bass điện (Bass Guitar)
    Nhạc Trưởng, tức Chỉ huy dàn nhạc, dân trong nghề gọi theo Pháp là Sếp ọt-kết (Chef d''Orchestre), có người dùng đũa, có người không, như bố già Paul Mauriat.
  3. PYRENEE

    PYRENEE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Vài loại kèn, bộ Gỗ
    Clarinet (Anh) = Clarinette (Pháp)
    [​IMG]
    Nói về Clarinet :
    Phần ngậm trong miệng để thổi của Sax + Clarinet, gọi là Bec (tiếng Pháp = cái mỏ chim). Kèm theo là 1 cái "dăm" (tiếng Pháp = Anche) bằng tre. Dăm Sax lớn hơn dăm Clarinet.
    Đây là dăm Clarinet, của Selmer Pháp, một hãng hàng hiệu về Clarinet + Sax nổi tiếng tòan thế giới của Pháp.
    Để cái bật lửa bên cạnh cho dễ hình dung
    [​IMG]
    3 cái vô 1 vỉ.
    3 vỉ vô 1 hộp
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thập niên 80, bo bo, xế điếc,rất khó khăn, phải nhờ người thân bên Pháp gửi hộp này về, xài từ từ, hoặc bán. Lúc đó, một hộp dăm Selmer 9 cái của Clarinet này ở VN là 1500 đồng (xe Honda 67 lúc đó = 3000 đồng).
    Dây violon, dây guitar (dây nylon giutar Classique + dây guitar điện, dây guitar bass) cũng vậy : nếu hàng trước GP hết, phải xài tạm đồ Liên Xô - Đông Âu, hoặc xin người thân ở các nước Tư Bản gởi về, vừa xài, vừa...bán bớt, mua gạo :o
    Xem lại hình Clarinet (Clarinette)
    [​IMG]
    Tất cả dân chơi Sax, đều phải kinh qua Clarinet, cũng như trước khi chơi Keyboard (Organ) bắt buộc phải học Piano.
    Clarinet khó chơi hơn Sax.
    Bởi dzị, khi nghe anh nào chơi Clarinet ngon lành, tức đã có căn bản vững chắc, thì khi chơi Sax sẽ còn mượt mà hơn :
    Flute (có dấu ^ trên chữ u)
    [​IMG]
    Saxophone
    http://en.wikipedia.org/wiki/Saxophone
    Không tham gia Giao hưởng, cũng xin giới thiệu luôn
    Saxophone Alto (Ato Sax) Eb
    [​IMG]
    Saxophone Tenor (Tenor Sax) Bb
    [​IMG]
    Saxophone Tenor (Tenor Sax)
    [​IMG]
    Made by Mỹ
    [​IMG]
    Hautbois (Pháp) = Oboe (Anh)
    [​IMG]
    Basson (Pháp) = Basoon (Anh)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được PYRENEE sửa chữa / chuyển vào 12:00 ngày 11/12/2007
  4. PYRENEE

    PYRENEE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    French Horn (Anh) = Cor de Chasse (Pháp) tuy bằng đồng nhưng lại được xếp vào nhóm kèn Gỗ
    - in F (Fa) : âm Do của kèn này ngang bằng âm Fa của Piano (+ Organ, Accordéon).
    Chasse = sự săn bắn (Pháp) : kèn này khởi thủy là 1 lọai Tù và, thời Vua chúa quý-xờ-tộc Châu Âu xưa, săn bắn (bằng cung - tên) là 1 thứ tiêu khiển, có lính hầu cầm kèn theo thổi.
    Khi sử dụng, tay phải đưa vào loa kèn, bợ lên.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Alto Sax
    [​IMG]
    Trombone
    [​IMG]
    Trompette (Pháp) = Trumpet (Anh)
    [​IMG]
    Clarinet
    [​IMG]
    Trrompette
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tất cả các loại kèn tui đã up lên , đều có thể ứng dụng trong :
    - Dàn nhạc Giao hưởng (Symphony Orchestra)
    - Dàn nhạc nhẹ Semi-Classiqe (Paul Mauriat)
    - Quân nhạc (Fanfare).
    - Nhạc Tang lễ (Funeral)
    - nhạc Pop, ca khúc, Dancing
    - Jazz, Blues
    - nhạc Dân gian Tây phương (Folklore)
  5. PYRENEE

    PYRENEE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Trang trước có bạn théc méc về Hòa âm Phối khí Cổ Điển - Giao hưởng (CĐ - GH)?
    Thường, các tác phẩm CĐ - GH, tác giả đã viết cả phần này, gọi là Tổng phổ, cả từng Phân phổ cho mỗi loại nhạc cụ, khá chi tiết, nhằm diễn tả phản ảnh nội dung mà tác giả muốn truyền đạt đến người nghe.
    Tất tần tật đều được ghi ra chi tiết :
    - nắng lên
    - sóng bồng bềnh, thác đổ
    - mưa bão
    - hy vọng, tuyệt vọng
    - đêm Trăng huyền ảo
    - thu vàng trên thảo nguyên
    V.v....
    Nghĩa là, tất cả mọi thứ.
    Còn Nhạc Nhẹ, thì chỉ có mỗi Giai điệu chính - dân trong nghề gọi là săng (= chante, tiếng Pháp).
    Các phần Accord còn lại cho Band, tự mỗi Band hòa âm phối khí tùy hỷ.
    Như vậy, khi 1 nhạc phẩm Modern ra trình làng, biểu diễn, là đã đầy đủ 3 thành phần
    - người sáng tác
    - người Hòa âm
    - người biểu diễn (Ca sĩ + Band).
    ....
    Theo các Nghệ sĩ Cổ Điển - Giao Hưởng :
    - xí, bọn Modern ít học, văn hóa thấp, toàn dân... vỉa hè
    ....
    Còn Modern thì nói :
    - hừm, bọn CĐ - GH chỉ giỏi thuộc bài làu làu như vẹt, toàn óc bã đậu, chẳng hề biết sáng tác, phiêu linh, fantaisie xuất thần gì ráo trọi
    ....
    Thế còn bạn, thì seo ?...
    Được PYRENEE sửa chữa / chuyển vào 12:20 ngày 11/12/2007
  6. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Hihi hình toàn người quen lớp tạo ngùn
  7. lt_hongngoc

    lt_hongngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Không nên chê các loại nhạc khác , và đặc biệt là sáng tác NCĐ không bao giờ là chuyện dễ dàng
  8. dirosemimi

    dirosemimi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/09/2001
    Bài viết:
    954
    Đã được thích:
    0

  9. Cam_Tho

    Cam_Tho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Nghiên cứu xuông về tên nhạc cụ và tên nhạc sĩ roài sao không ai đả động đến bản nhạc nhỉ ... Có ai có bản Tổng Phổ bài The Ecstasy of Gold của Ernio Morricon không nhỉ ? Có cái mà nghiền ngẫm cũng tốt mà, ai biết thì bảo nhau một tí. Những bài ngắn xem trước sẽ dễ hiểu hơn ...
    Biết nhạc thì sẽ cảm nhận nhạc tốt hơn ... đương nhiên là thế mà. Có những đoạn hòa thanh thật hay do kết hợp độc đáo nhạc cụ hoặc những đoạn rất khó mà nhạc công phải chơi, không biết biết nhạc thì khó cảm nhận hết được cái tuyệt vời của bản nhạc mà nhạc sĩ đã dày công sáng tạo.
    Nghe đồn, Bạch Cư Dị hay đọc thơ của mình cho một bà già nghe, chỗ nào bà ta không hiểu thì bỏ hết. Ai bảo một bà già quê mùa không hiểu gì về thơ nào ? Tương tự ... không hiểu sâu về nhạc cũng vẫn có thể cảm nhận tốt giai điệu mà, nếu ta có một trái tim và tâm hồn yêu nhạc.
    Đấy là nói chung, còn về nhạc cổ điển thì tôi nghĩ chúng ta vào đây chịu khó đọc một tí là cũng có thể nghe được rồi.
    Đàn Harps và Piano không phải là nhạc cụ thêm vào dàn nhạc Giao Hưởng như các bác nói, đó là nhạc cụ chính thức. Còn tôi thấy Saxso và Guitar mới ít khi được dùng trong biên chế DNGH.
  10. Cam_Tho

    Cam_Tho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ ...
    "....
    Theo các Nghệ sĩ Cổ Điển - Giao Hưởng :
    - xí, bọn Modern ít học, văn hóa thấp, toàn dân... vỉa hè
    ...." Theo tôi có lẽ những nghệ sĩ nhạc Jazz và Cổ Điển Thính Phòng không bao giờ nói câu này ! Chắc mấy dân chơi nhạc nửa vời thấy phong cách của họ khác (đạo mạo, nghiêm trang, lịch thiệp và quý phái ---> có vẻ khó gần, không hẳn là kiêu) nên đố kị và vu cho họ nói như thế, xuất phát từ lòng tự ti nhiều hơn. Ngươi chơi nhạc thực tụ chẳng bao giờ đi chê bai lẫn nhau như thế cả ... thật vớ vỉn !
    Và nữa ...
    "- hừm, bọn CĐ - GH chỉ giỏi thuộc bài làu làu như vẹt, toàn óc bã đậu, chẳng hề biết sáng tác, phiêu linh, fantaisie xuất thần gì ráo trọi
    ...." Modern thì nói chung chung nhiều dòng quá, thỉnh thoảng có tính hay chê bai thật. Nhưng những câu này chắc là từ miệng mấy tay nhạc công đánh thuê vớ vẩn nói thôi. Nếu là nghệ sĩ sáng tác và nghệ sĩ biểu diễn họ sẽ tự hiểu hòa thanh trong Giao Hưởng khó đến đâu và óc bã đậu không thể ngồi vào đó mà chơi nổi đâu.
    Thế nào gọi là nhạc công đánh thuê vớ vẩn và nghệ sĩ biểu diễn ?
    Nhạc công đánh thuê vớ vẩn khi chơi nhạc thì đánh linh tinh (phiêu chưa đủ trình), hay sai, trình làng nhàng, vừa chơi vừa phải chăm chăm từng nốt nhạc đến toát mồ hôi vì trình độ kĩ thuật chơi nhạc cụ còn hạn chế .... Còn nghệ sĩ biểu diễn họ không phải chú ý nhiều đến kĩ thuật trình tấu nữa, chỉ tập trung vào sắc thái và tình cảm khi thể hiện tác phẩm trước khán giả thôi!
    Đôi khi những tay "nhạc công đánh thuê vớ vẩn" lại khá nổi tiếng bằng nhiều cách. Còn "nghệ sĩ biểu diễn" lại chỉ là một người chơi nhạc vô danh ít người biết đến.
    Cứ lấy Ưng Hoàng Phúc làm vì dụ mà so sánh với nhiều nghệ sĩ trong Dàn Nhạc Giao Hưởng Nhà Hát Lớn. (Ở đây nhạc cụ của "Ưng Hoàng Phúc chỉ có mỗi cái mồm bao gồm hai hàm nhai và cái lưỡi gà không xương giỏi nói phét" thui, so sánh cũng hơi khập khiễng nhỉ ?).

Chia sẻ trang này