1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về giàn nhạc giao hưởng-Nếu bạn quan tâm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi home_nguoikechuyen, 09/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    2 - Clarinet

    Lịch sử của đàn clarinet bắt đầu từ đàn chalumeau, là một loại đàn ống dài, xuất phát từ thời trung cổ, đến ngày nay qua bao nhiêu đổi thay clarinet đã biến dạng và đã có thể chơi được nhiều âm vực khác nhau trong một giàn nhạc giao hưởng.
    Clarinet đạt được ngôi vị quan trọng trong giàn nhạ giao hưởng vào thời kỳ lãng mạn (romantic), nhưng cho đến thế kỷ 20 thì kỹ thuật làm đàn clarinet mới đạt tới mức tân kỳ qua những cải tiến về âm vực và kỹ thuật của cây đàn. Âm thanh của đàn dễ dàng hoà điệu với các đàn dây và mọi đàn khác trong cùng bộ đàn gió. Clarinet có một nhạc cụ thông dụng cho nhiều loại nhạc khác nhau, từ opera, cổ điển, nhạc pop, jazz, nhạc thính phòng. Các giàn nhạc nho nhỏ của trường trung học thường đào tạo một số nhạc sĩ tương lai chơi clarinet.
    Người nhạc sĩ chơi đàn clarinet thổi hơi bằng cách chu môi vào lưỡi kèn, gọi là reed, cắm trên đầu nhạc cụ, làm chấn động cột không khí trong thân ống. Đó cũng là cách thổi của đàn oboe và basson. Vậy trong bộ đàn gió, trừ sáo ra, các đàn khác đều thổi từ một cái lưỡi kép hoặc đôi.
    . Clarinette là nhạc cụ duy nhất trong bộ gỗ có thể khống chế tốt được cường độ, có thể thay đổi từ mạnh sang nhẹ và ngược lại, diễn tả lớn dần hoặc nhỏ dần rất tinh tế. Clarinette là một nhạc cụ có kỹ thuật khá linh hoạt, nhanh, tương tự như flûte.
    Clarinette có 3 loại: clarinette giọng Si b, clarinette giọng La và clarinette giọng Do. Thường dùng hơn cả là loại giọng Si b và loại giọng La. Clarinette giọng Si b được nhiều người ưa thích, nó có âm thanh nồng nhiệt, sáng trong, lóng lánh. Loại giọng La ấm áp, dịu dàng và mềm mại hơn, thường được dùng trong các loại nhạc thính phòng. Clarinette giọng Si b và giọng La là những nhạc cụ dịch giọng. Viết cho clarinette giọng Si b phải nâng lên 1 cung, còn với clarinette giọng La phải nâng lên 1 cung rưỡi.
    Âm sắc của clarinette rất phong phú vì có nhiều hoạ âm cộng hưởng, âm vực rộng nhất so với các nhạc cụ khác trong bộ gỗ. Clarinette là loại nhạc cụ linh hoạt, vận dụng sắc thái dễ dàng, âm thanh đầy đặn, thi vị, thuần khiết và sang trọng.
    Clarinette có thể độc tấu, thể hiện những nét nhạc tình cảm đằm thắm hoặc sâu sắc, nhí nhảnh, nhẹ nhàng, tươi mát. Trong dàn nhạc, clarinette có thể chơi giai điệu hoặc phần bè. Cần lưu ý rằng sự khác biệt âm sắc giữa các âm khu rất lớn, nên với nét nhạc có âm vực rộng chuyển nhanh từ âm khu này qua âm khu khác thì không được thuận tiện lắm. Clarinette có thể kết hợp cùng các nhạc cụ trong bộ gỗ hoặc với violon, alto đều đạt hiệu quả tốt.
    u?c Milou s?a vo 09:04 ngy 06/07/2004
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    2 - Clarinet

    Lịch sử của đàn clarinet bắt đầu từ đàn chalumeau, là một loại đàn ống dài, xuất phát từ thời trung cổ, đến ngày nay qua bao nhiêu đổi thay clarinet đã biến dạng và đã có thể chơi được nhiều âm vực khác nhau trong một giàn nhạc giao hưởng.
    Clarinet đạt được ngôi vị quan trọng trong giàn nhạ giao hưởng vào thời kỳ lãng mạn (romantic), nhưng cho đến thế kỷ 20 thì kỹ thuật làm đàn clarinet mới đạt tới mức tân kỳ qua những cải tiến về âm vực và kỹ thuật của cây đàn. Âm thanh của đàn dễ dàng hoà điệu với các đàn dây và mọi đàn khác trong cùng bộ đàn gió. Clarinet có một nhạc cụ thông dụng cho nhiều loại nhạc khác nhau, từ opera, cổ điển, nhạc pop, jazz, nhạc thính phòng. Các giàn nhạc nho nhỏ của trường trung học thường đào tạo một số nhạc sĩ tương lai chơi clarinet.
    Người nhạc sĩ chơi đàn clarinet thổi hơi bằng cách chu môi vào lưỡi kèn, gọi là reed, cắm trên đầu nhạc cụ, làm chấn động cột không khí trong thân ống. Đó cũng là cách thổi của đàn oboe và basson. Vậy trong bộ đàn gió, trừ sáo ra, các đàn khác đều thổi từ một cái lưỡi kép hoặc đôi.
    . Clarinette là nhạc cụ duy nhất trong bộ gỗ có thể khống chế tốt được cường độ, có thể thay đổi từ mạnh sang nhẹ và ngược lại, diễn tả lớn dần hoặc nhỏ dần rất tinh tế. Clarinette là một nhạc cụ có kỹ thuật khá linh hoạt, nhanh, tương tự như flûte.
    Clarinette có 3 loại: clarinette giọng Si b, clarinette giọng La và clarinette giọng Do. Thường dùng hơn cả là loại giọng Si b và loại giọng La. Clarinette giọng Si b được nhiều người ưa thích, nó có âm thanh nồng nhiệt, sáng trong, lóng lánh. Loại giọng La ấm áp, dịu dàng và mềm mại hơn, thường được dùng trong các loại nhạc thính phòng. Clarinette giọng Si b và giọng La là những nhạc cụ dịch giọng. Viết cho clarinette giọng Si b phải nâng lên 1 cung, còn với clarinette giọng La phải nâng lên 1 cung rưỡi.
    Âm sắc của clarinette rất phong phú vì có nhiều hoạ âm cộng hưởng, âm vực rộng nhất so với các nhạc cụ khác trong bộ gỗ. Clarinette là loại nhạc cụ linh hoạt, vận dụng sắc thái dễ dàng, âm thanh đầy đặn, thi vị, thuần khiết và sang trọng.
    Clarinette có thể độc tấu, thể hiện những nét nhạc tình cảm đằm thắm hoặc sâu sắc, nhí nhảnh, nhẹ nhàng, tươi mát. Trong dàn nhạc, clarinette có thể chơi giai điệu hoặc phần bè. Cần lưu ý rằng sự khác biệt âm sắc giữa các âm khu rất lớn, nên với nét nhạc có âm vực rộng chuyển nhanh từ âm khu này qua âm khu khác thì không được thuận tiện lắm. Clarinette có thể kết hợp cùng các nhạc cụ trong bộ gỗ hoặc với violon, alto đều đạt hiệu quả tốt.
    u?c Milou s?a vo 09:04 ngy 06/07/2004
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    3- Basson

    (Tiếng Pháp: basson, Ý: fagotto, Anh: bassoon, Trung Quốc: đại quản)
    Giới thiệu chung


    Basson xuất hiện và tham gia dàn nhạc giao hưởng trước cả clarinette, có mặt cùng với flûte và hautbois từ thế kỷ 18. Cách chế tạo basson gần giống như hautbois. Về hình dáng của basson, vì cần đạt được âm vực trầm, nên thân ống to và dài. Để cho gọn, tiện sử dụng, người ta gập đôi nó lại, ghép hai phần liền nhau, như vậy loa kèn hướng lên trên, đầu kèn (nơi cắm dăm kèn) ở dưới ống loa, còn dăm kèn thì cắm vào một ống kim loại hình chữ S nối liền với đầu kèn. Basson cũng sử dụng dăm kép như hautbois và là nhạc cụ giữ phần trầm của bộ gỗ.
    Âm vực và tính chất âm thanh
    Âm vực của basson được chia ra những âm khu như sau:


    1. Âm khu trầm: âm thanh dày, đặc, nặng nề.
    2. Âm khu quá độ (1): âm sắc thay đổi dần, hơi mờ.
    3. Âm khu giữa: âm thanh giọng mũi nhưng đầy đặn, mềm mại và có tính chất ca xướng.
    4. Âm khu quá độ (1): càng lên cao càng chói.
    5. Âm khu cao: âm thanh dồn nén, căng thẳng, khó diễn tấu.
    6. Âm khu cực cao: ít dùng, tính chất căng thẳng hơn âm khu cao.


    Âm thanh basson "khàn khàn", hơi tối, có thể gợi kịch tính, nghẹn ngào. Nó có thể diễn đạt những nét nhạc châm biếm, hài hước, giễu cợt rất đạt (ngày xưa thường được sử dụng tính năng này trong các hài kịch - opéra buffa - của Ý). Nó cũng có thể diễn đạt trạng thái đau thương, xót xa, ngậm ngùi hoặc rung động sâu sắc.
    Trong dàn nhạc, basson có thể độc tấu những giai điệu trầm để các nhạc cụ khác đi bè phụ họa. Nó cũng thường kết hợp với violoncello có khi cả với contrebasse để làm đầy phần trầm cho dàn nhạc. Âm sắc basson phần nào mang tính chất "trung tính" nên nó cũng có thể kết hợp cùng diễn tấu với cả những nhạc cụ trầm của bộ đồng.
    theo giai điệu xanh
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    3- Basson

    (Tiếng Pháp: basson, Ý: fagotto, Anh: bassoon, Trung Quốc: đại quản)
    Giới thiệu chung


    Basson xuất hiện và tham gia dàn nhạc giao hưởng trước cả clarinette, có mặt cùng với flûte và hautbois từ thế kỷ 18. Cách chế tạo basson gần giống như hautbois. Về hình dáng của basson, vì cần đạt được âm vực trầm, nên thân ống to và dài. Để cho gọn, tiện sử dụng, người ta gập đôi nó lại, ghép hai phần liền nhau, như vậy loa kèn hướng lên trên, đầu kèn (nơi cắm dăm kèn) ở dưới ống loa, còn dăm kèn thì cắm vào một ống kim loại hình chữ S nối liền với đầu kèn. Basson cũng sử dụng dăm kép như hautbois và là nhạc cụ giữ phần trầm của bộ gỗ.
    Âm vực và tính chất âm thanh
    Âm vực của basson được chia ra những âm khu như sau:


    1. Âm khu trầm: âm thanh dày, đặc, nặng nề.
    2. Âm khu quá độ (1): âm sắc thay đổi dần, hơi mờ.
    3. Âm khu giữa: âm thanh giọng mũi nhưng đầy đặn, mềm mại và có tính chất ca xướng.
    4. Âm khu quá độ (1): càng lên cao càng chói.
    5. Âm khu cao: âm thanh dồn nén, căng thẳng, khó diễn tấu.
    6. Âm khu cực cao: ít dùng, tính chất căng thẳng hơn âm khu cao.


    Âm thanh basson "khàn khàn", hơi tối, có thể gợi kịch tính, nghẹn ngào. Nó có thể diễn đạt những nét nhạc châm biếm, hài hước, giễu cợt rất đạt (ngày xưa thường được sử dụng tính năng này trong các hài kịch - opéra buffa - của Ý). Nó cũng có thể diễn đạt trạng thái đau thương, xót xa, ngậm ngùi hoặc rung động sâu sắc.
    Trong dàn nhạc, basson có thể độc tấu những giai điệu trầm để các nhạc cụ khác đi bè phụ họa. Nó cũng thường kết hợp với violoncello có khi cả với contrebasse để làm đầy phần trầm cho dàn nhạc. Âm sắc basson phần nào mang tính chất "trung tính" nên nó cũng có thể kết hợp cùng diễn tấu với cả những nhạc cụ trầm của bộ đồng.
    theo giai điệu xanh
  5. pandore

    pandore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0

    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 03:17 ngày 04/09/2005
  6. pandore

    pandore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    bạn ơi, phải là dàn nhạc, chứ không phải là giàn nhạc
  7. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Tôi có một ông bạn trước làm trong dàn nhạc quân đội, nên ông ta cũng biết tương đối về nhạc cổ điển. Song ông ta có nói rằng, khi đi nghe nhạc, ông ta thường chú ý tới cách biểu diễn của các nhạc công hơn là nghe. Nói chung ông ta chú ý tới công cụ biểuw diễn hơn là chất lượng của am nhạc, hoặc ý nghĩa của bản nhạc. Tôi không hiểu nhiều về nhạc cổ điển song tôi còn nhớ một anh bạn chơi ghi ta cổ điển khá hay trong trượng học cũ của tôi có nói rằng: "Nghe nhạc chứ không phải xem nhạc". Anh ta thường nhắm mắt lại khi nghi nhạc ở trên dài. Bạn có thể viết thêm về cách nghe nhạc cổ điển được không?we''re
  8. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Tôi có một ông bạn trước làm trong dàn nhạc quân đội, nên ông ta cũng biết tương đối về nhạc cổ điển. Song ông ta có nói rằng, khi đi nghe nhạc, ông ta thường chú ý tới cách biểu diễn của các nhạc công hơn là nghe. Nói chung ông ta chú ý tới công cụ biểuw diễn hơn là chất lượng của am nhạc, hoặc ý nghĩa của bản nhạc. Tôi không hiểu nhiều về nhạc cổ điển song tôi còn nhớ một anh bạn chơi ghi ta cổ điển khá hay trong trượng học cũ của tôi có nói rằng: "Nghe nhạc chứ không phải xem nhạc". Anh ta thường nhắm mắt lại khi nghi nhạc ở trên dài. Bạn có thể viết thêm về cách nghe nhạc cổ điển được không?we''re
  9. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên rùi, nghe chứ đâu phải xem. Nhưng nhiều lúc cũng phải xem thì nghe mới hay được, chủ yếu là thêm phong phú để phục vụ cho cái tai. Tớ thấy cũng giống như trò tàu trượt siêu tốc ở công viên vậy . bạn đứng xem ko cũng đủ thấy chóng mặt và thú vị rồi. Nhưng nếu xem nhiều lần thì sẽ thuộc lòng hành trình của nó, và dần dần thấy bình thường và mất đi sự thích thú. Quan trong là phải tự mình ngồi vào đó, buộc chặt dây bảo hiểm, để nó kéo tuột mình đi, để cảm nhận tất cả mọi trạng thái , lúc thì như bị hất văng ra khỏi đường ray, lúc thì lại bị ấn chặt người xuống. . . nghe có vẻ xa lạ nhỉ. Nhưng nghe nhạc cổ điển 4 năm (chỉ nghe nhạc cổ điển ko thôi mà ko có thể loại nào khác) , tớ nhận ra là nhiều lúc mình mới chỉ đứng bên ngoài nhìn đoàn tàu đang chạy, nhìn nó thán phục bởi tốc độ và những góc lượn hay lộn nhào thật ngoạn mục (tất nhiên cũng mang lại nhiều cảm xúc chứ) và nhiều lần xem đi xem lại cũng phát hiện ra những điều thú vị mới. Nhưng thật sự rất ít khi mình thật sự ngồi trong đó, để thật sự sợ hãi hay giật thót mình, để cuốn theo nó, để quên đi 1 hành trình đã được biết trước và tất cả đều là bất ngờ.
  10. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên rùi, nghe chứ đâu phải xem. Nhưng nhiều lúc cũng phải xem thì nghe mới hay được, chủ yếu là thêm phong phú để phục vụ cho cái tai. Tớ thấy cũng giống như trò tàu trượt siêu tốc ở công viên vậy . bạn đứng xem ko cũng đủ thấy chóng mặt và thú vị rồi. Nhưng nếu xem nhiều lần thì sẽ thuộc lòng hành trình của nó, và dần dần thấy bình thường và mất đi sự thích thú. Quan trong là phải tự mình ngồi vào đó, buộc chặt dây bảo hiểm, để nó kéo tuột mình đi, để cảm nhận tất cả mọi trạng thái , lúc thì như bị hất văng ra khỏi đường ray, lúc thì lại bị ấn chặt người xuống. . . nghe có vẻ xa lạ nhỉ. Nhưng nghe nhạc cổ điển 4 năm (chỉ nghe nhạc cổ điển ko thôi mà ko có thể loại nào khác) , tớ nhận ra là nhiều lúc mình mới chỉ đứng bên ngoài nhìn đoàn tàu đang chạy, nhìn nó thán phục bởi tốc độ và những góc lượn hay lộn nhào thật ngoạn mục (tất nhiên cũng mang lại nhiều cảm xúc chứ) và nhiều lần xem đi xem lại cũng phát hiện ra những điều thú vị mới. Nhưng thật sự rất ít khi mình thật sự ngồi trong đó, để thật sự sợ hãi hay giật thót mình, để cuốn theo nó, để quên đi 1 hành trình đã được biết trước và tất cả đều là bất ngờ.

Chia sẻ trang này