1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về giàn nhạc giao hưởng-Nếu bạn quan tâm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi home_nguoikechuyen, 09/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    có một câu hỏi nhỏ mà chưa ai giúp tôi:
    cho tôi hỏi cái tiếng tên là Orchestra Hit nó tạo thành bởi những nhạc cụ nào trong dàn nhạc giao hưởng ..
    ----
    các bạn có thể hướng dẫn một số lý thuyết hoà âm khi phối nhạc giao hưởng được không ? chẳng hạn như khúc nhạc nhẹ nhàng êm ái sẽ là bộ dây đi cùng các nhạc cụ nào khác ? nhạc vui tươi, nhạc hoành tráng ( lễ ... ) thì sao ?
    nói như vầy chắc khó hiểu, ý tôi là khi mình phối nhạc bằng keyboards ( dân mê nhạc cổ điển chắc không ưa keyboards ) thì có kha khá âm sắc và nhiều nhạc cụ, nhưng tôi chưa tường tận về cách hoà âm, chỉ làm theo cảm tính ( ví dụ violon + cello + contrabass + harp + clarinet cho đoạn nhạc ngắn nhẹ nhàng )
    mong các bạn giúp đỡ
  2. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    có một câu hỏi nhỏ mà chưa ai giúp tôi:
    cho tôi hỏi cái tiếng tên là Orchestra Hit nó tạo thành bởi những nhạc cụ nào trong dàn nhạc giao hưởng ..
    ----
    các bạn có thể hướng dẫn một số lý thuyết hoà âm khi phối nhạc giao hưởng được không ? chẳng hạn như khúc nhạc nhẹ nhàng êm ái sẽ là bộ dây đi cùng các nhạc cụ nào khác ? nhạc vui tươi, nhạc hoành tráng ( lễ ... ) thì sao ?
    nói như vầy chắc khó hiểu, ý tôi là khi mình phối nhạc bằng keyboards ( dân mê nhạc cổ điển chắc không ưa keyboards ) thì có kha khá âm sắc và nhiều nhạc cụ, nhưng tôi chưa tường tận về cách hoà âm, chỉ làm theo cảm tính ( ví dụ violon + cello + contrabass + harp + clarinet cho đoạn nhạc ngắn nhẹ nhàng )
    mong các bạn giúp đỡ
  3. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1

    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 03:18 ngày 04/09/2005
  4. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    rất mong mọi người giúp đỡ
    ???
  5. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Cái này sẽ xem xét lại và trả lời cho bạn sau
    ----
    Tớ vốn lười type, chỉ thích vô mạng giỡn chơi cho dzui thôi. Nhưng chờ lâu mà chẳng thấy "ma nào" giúp đỡ bạn nên đành ngồi khổ sở gõ cọc cạch vậy
    Các tác phẩm âm nhạc nói chung, có thể thể hiện bằng nhiều phương tiện biểu diễn khác nhau. Dùng nhạc khí thuần tuý là các tác phẩm khí nhạc, dùng giọng người chủ yếu là các tác phẩm thanh nhạc.
    Phương pháp viết khí nhạc, sử dụng toàn bộ dàn nhạc cùng hợp tấu gọi là phương pháp phối khí (hay phương pháp phối dàn nhạc). Số lượng nhạc khí càng nhiều bao nhiêu, dàn nhạc càng khoẻ và càng phong phú bấy nhiêu, cách viết cũng cần phải chặt chẽ, khoa học.
    Mỗi nhạc khí có sở trường, sở đoản, kỹ xảo và âm sắc riêng biệt, nên người viết cho dàn nhạc không những phải nắm tổng hợp, mà còn phải nắm chi tiết, do đó, trước tiên phải học kỹ lưỡng khả năng và tính chất của mỗi loại . Đó là môn "Nhạc Khí học" nghiên cứu khả năng và tính chất của nhạc khí. Sau đấy, mới học đến phương pháp phối hợp giữa các loại âm sắc với nhau - Phối dàn nhạc.
    Người soạn nhạc và người chỉ huy (cái ông đứng quay lưng vào khán giả, khua đũa loạn lên ý ) cần phải nắm được cách liên kết giữa các màu sắc riêng biệt đó để viết và thể hiện tác phẩm.
    Ở đây, tôi giới thiệu khái quát thành phần xây dựng những dàn nhạc chủ yếu, trong đó quan trọng nhất là biên chế của dàn nhạc giao hưởng (orchestre symphonique) với sự liên hệ giữa các bộ phận trong dàn nhạc. Nắm chắc được khả năng, tính chất, kỹ xảo của từng nhạc khí, sẽ giúp chúng ta chủ động trong khi ứng dụng kỹ thuật của toàn bộ dàn nhạc, dù với một thành phần biên chế dàn nhạc quy mô, đồ sộ hay một dàn nhạc không chính quy thưa thớt. Lợi dụng được sở trường, thậm chí sở đoản, thủ pháp, kỹ xảo của từng nhạc khí là điều đầu tiên giúp người viết đạt được những hiệu quả thú vị.
    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 05:55 ngày 30/04/2005
  6. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Cái này sẽ xem xét lại và trả lời cho bạn sau
    ----
    Tớ vốn lười type, chỉ thích vô mạng giỡn chơi cho dzui thôi. Nhưng chờ lâu mà chẳng thấy "ma nào" giúp đỡ bạn nên đành ngồi khổ sở gõ cọc cạch vậy
    Các tác phẩm âm nhạc nói chung, có thể thể hiện bằng nhiều phương tiện biểu diễn khác nhau. Dùng nhạc khí thuần tuý là các tác phẩm khí nhạc, dùng giọng người chủ yếu là các tác phẩm thanh nhạc.
    Phương pháp viết khí nhạc, sử dụng toàn bộ dàn nhạc cùng hợp tấu gọi là phương pháp phối khí (hay phương pháp phối dàn nhạc). Số lượng nhạc khí càng nhiều bao nhiêu, dàn nhạc càng khoẻ và càng phong phú bấy nhiêu, cách viết cũng cần phải chặt chẽ, khoa học.
    Mỗi nhạc khí có sở trường, sở đoản, kỹ xảo và âm sắc riêng biệt, nên người viết cho dàn nhạc không những phải nắm tổng hợp, mà còn phải nắm chi tiết, do đó, trước tiên phải học kỹ lưỡng khả năng và tính chất của mỗi loại . Đó là môn "Nhạc Khí học" nghiên cứu khả năng và tính chất của nhạc khí. Sau đấy, mới học đến phương pháp phối hợp giữa các loại âm sắc với nhau - Phối dàn nhạc.
    Người soạn nhạc và người chỉ huy (cái ông đứng quay lưng vào khán giả, khua đũa loạn lên ý ) cần phải nắm được cách liên kết giữa các màu sắc riêng biệt đó để viết và thể hiện tác phẩm.
    Ở đây, tôi giới thiệu khái quát thành phần xây dựng những dàn nhạc chủ yếu, trong đó quan trọng nhất là biên chế của dàn nhạc giao hưởng (orchestre symphonique) với sự liên hệ giữa các bộ phận trong dàn nhạc. Nắm chắc được khả năng, tính chất, kỹ xảo của từng nhạc khí, sẽ giúp chúng ta chủ động trong khi ứng dụng kỹ thuật của toàn bộ dàn nhạc, dù với một thành phần biên chế dàn nhạc quy mô, đồ sộ hay một dàn nhạc không chính quy thưa thớt. Lợi dụng được sở trường, thậm chí sở đoản, thủ pháp, kỹ xảo của từng nhạc khí là điều đầu tiên giúp người viết đạt được những hiệu quả thú vị.
    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 05:55 ngày 30/04/2005
  7. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Phần này, Lys giới thiệu sơ qua về các loại dàn nhạc.
    Dàn nhạc Dây (Orchestre à cordes hay quintete des cordes)
    Dàn nhạc dây bao gồm 5 loại nhạc khí ở bộ đàn dây kéo acsê (archet): nhóm violon 1, nhóm violon 2, nhóm violon alto, nhóm violon cello, nhóm contre basse. Do đó, người ta gọi là dàn hoà tấu 5 loại đàn của bộ Dây. Thực ra, cũng có khi người ta gọi là Tứ tấu đàn dây (quatuor à cordes) vì theo cách viết của một số nhà soạn nhạc cổ điển như Haydn, Gluck, Mozart..., 5 bè của đàn dây thường thu lại thành 4 do bè violon cello và contre basse quen kết hợp lại thành một bè giống nhau. Trong âm nhạc thính phòng, dàn nhạc này do 4 cây đàn diễn tấu: violon 1, violon 2, violon alto, violon cello. Trong cách viết dàn nhạc thì mỗi bè gồm nhiều nhạc khí cùng loại diễn tấu.
    I. CÁC DÀN HOÀ TẤU 4 NHẠC KHÍ (Quatuor)
    Người ta thường ghép nhiều hình thức hoà tấu 4 nhạc khí khác nhau như sau:
    1. Hoà tấu 4 đàn dây (quatuor à cordes): có 4 cây đàn gồm violon 1, violon 2, violon alto và violon cello. Ở đây không dùng đến contre basse vì âm lượng hơi thô, nặng nề.
    Trong âm nhạc thính phòng, loại dàn nhạc hoà tấu 4 đàn dây thường được sử dụng nhiều hơn là hoà tấu 4 loại nhạc khí bộ khác. Nó có những ưu điểm lớn mà các khối khác như bộ Gỗ hay bộ Đồng không thể nào bì kịp, vì thủ pháp diễn tấu phong phú, vì âm sắc của các đàn từ đầu đến cuối rất đồng chất, vì trình độ hoàn chỉnh cao về kỹ thuật, và còn vì khả năng biểu hiện sắc thái rất dồi dào.
    2. Hoà tấu 4 kèn gỗ (quatuor à vent en bois) : hình thức thường dùng gồm có Flûte, Hautbois, Clarinette, Fagotto.
    Cũng có trường hợp hoà tấu 4 nhạc khí thuần chất như 4 cây cùng loại clarinette: Clarinette piccolo, clarinette 1 và 2, clarinette trầm (basse). Hoặc 4 cây cùng loại như Flûte piccolo, flûte (hay grande flûte) thứ nhất và thứ hai, flûte trầm (alto hay grave). Cũng có khi là 4 cây cùng loại Hautbois thứ nhất và thứ hai, Cor anglais (hautbois alto), hautbois barryton).
    3. Hoà tấu 4 kèn đồng (quatuor à vent en cuivre) : Loại này ít thấy hơn, có thể phối hợp theo lối đồng chất như 4 cor, hoặc cũng có thể phối hợp khác loại giữa cor, trompette và trombone.
    4. Các loại hoà tấu 4 nhạc khí khác bộ: Trường hợp vẫn hay gặp là hoà tấu bộ Dây có kèm theo piano (violon, violon alto, violon cello và piano). Hoặc có khi là bộ kèn gỗ kèm theo piano (Flûte, Hautbois, Clarinette và Piano)
    Sau này, có khi người ta còn gặp những sự phối hợp dưới hình thức một nhóm nhạc khí như thế này: một clarinette, một guitar, môt accordéon và một contre basse.
    (Hình thức hoà tấu 4 bè còn có một biến thể khác quan trọng là "hợp ca 4 giọng (quatuor vocal) áp dụng trong lĩnh vực thanh nhạc: hai giọng nữ cao, một giọng nữ trung, một giọng nữ trầm; hoặc hai giọng nam cao, một giọng nam trung, một giọng nam trầm; hoặc hỗn hợp giữa nam và nữ: một giọng nữ cao, một giọng nữ trầm, một giọng nam cao, một giọng nam trầm.)
    (còn tiếp)
    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 22:31 ngày 30/04/2005
  8. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Phần này, Lys giới thiệu sơ qua về các loại dàn nhạc.
    Dàn nhạc Dây (Orchestre à cordes hay quintete des cordes)
    Dàn nhạc dây bao gồm 5 loại nhạc khí ở bộ đàn dây kéo acsê (archet): nhóm violon 1, nhóm violon 2, nhóm violon alto, nhóm violon cello, nhóm contre basse. Do đó, người ta gọi là dàn hoà tấu 5 loại đàn của bộ Dây. Thực ra, cũng có khi người ta gọi là Tứ tấu đàn dây (quatuor à cordes) vì theo cách viết của một số nhà soạn nhạc cổ điển như Haydn, Gluck, Mozart..., 5 bè của đàn dây thường thu lại thành 4 do bè violon cello và contre basse quen kết hợp lại thành một bè giống nhau. Trong âm nhạc thính phòng, dàn nhạc này do 4 cây đàn diễn tấu: violon 1, violon 2, violon alto, violon cello. Trong cách viết dàn nhạc thì mỗi bè gồm nhiều nhạc khí cùng loại diễn tấu.
    I. CÁC DÀN HOÀ TẤU 4 NHẠC KHÍ (Quatuor)
    Người ta thường ghép nhiều hình thức hoà tấu 4 nhạc khí khác nhau như sau:
    1. Hoà tấu 4 đàn dây (quatuor à cordes): có 4 cây đàn gồm violon 1, violon 2, violon alto và violon cello. Ở đây không dùng đến contre basse vì âm lượng hơi thô, nặng nề.
    Trong âm nhạc thính phòng, loại dàn nhạc hoà tấu 4 đàn dây thường được sử dụng nhiều hơn là hoà tấu 4 loại nhạc khí bộ khác. Nó có những ưu điểm lớn mà các khối khác như bộ Gỗ hay bộ Đồng không thể nào bì kịp, vì thủ pháp diễn tấu phong phú, vì âm sắc của các đàn từ đầu đến cuối rất đồng chất, vì trình độ hoàn chỉnh cao về kỹ thuật, và còn vì khả năng biểu hiện sắc thái rất dồi dào.
    2. Hoà tấu 4 kèn gỗ (quatuor à vent en bois) : hình thức thường dùng gồm có Flûte, Hautbois, Clarinette, Fagotto.
    Cũng có trường hợp hoà tấu 4 nhạc khí thuần chất như 4 cây cùng loại clarinette: Clarinette piccolo, clarinette 1 và 2, clarinette trầm (basse). Hoặc 4 cây cùng loại như Flûte piccolo, flûte (hay grande flûte) thứ nhất và thứ hai, flûte trầm (alto hay grave). Cũng có khi là 4 cây cùng loại Hautbois thứ nhất và thứ hai, Cor anglais (hautbois alto), hautbois barryton).
    3. Hoà tấu 4 kèn đồng (quatuor à vent en cuivre) : Loại này ít thấy hơn, có thể phối hợp theo lối đồng chất như 4 cor, hoặc cũng có thể phối hợp khác loại giữa cor, trompette và trombone.
    4. Các loại hoà tấu 4 nhạc khí khác bộ: Trường hợp vẫn hay gặp là hoà tấu bộ Dây có kèm theo piano (violon, violon alto, violon cello và piano). Hoặc có khi là bộ kèn gỗ kèm theo piano (Flûte, Hautbois, Clarinette và Piano)
    Sau này, có khi người ta còn gặp những sự phối hợp dưới hình thức một nhóm nhạc khí như thế này: một clarinette, một guitar, môt accordéon và một contre basse.
    (Hình thức hoà tấu 4 bè còn có một biến thể khác quan trọng là "hợp ca 4 giọng (quatuor vocal) áp dụng trong lĩnh vực thanh nhạc: hai giọng nữ cao, một giọng nữ trung, một giọng nữ trầm; hoặc hai giọng nam cao, một giọng nam trung, một giọng nam trầm; hoặc hỗn hợp giữa nam và nữ: một giọng nữ cao, một giọng nữ trầm, một giọng nam cao, một giọng nam trầm.)
    (còn tiếp)
    Được Fleur-de-Lys sửa chữa / chuyển vào 22:31 ngày 30/04/2005
  9. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    (tiếp)
    CÁC DÀN HOÀ TẤU 5 NHẠC KHÍ (Quintette)
    Ở bộ Dây: 2 violon, violon alto, violon cello, contre basse. Hoặc 2 violon, 1 violon alto, 2 violon cello. Hoặc 2 violon, 2 alto, 1violon cello.
    Bộ Dây và piano: 2 violon, violon alto, violon cello và piano (hoặc dùng bộ Dây và Clarinette)
    Ở bộ Kèn: Flûte, Hautbois, Clarinette, Cor và Fagotto.
    Ngũ tấu kèn gỗ và piano: Flûte, Hautbois, Clarinette, Fagotto và piano (hoặc dùng Cor, không dùng Flûte)
    (Hình thức hoà tấu 5 bè còn có thể dùng trong lĩnh vực thanh nhạc thuần tuý gọi là "Hợp ca 5 giọng" - quintette vocale, thuần tuý 5 giọng nữ, hoặc thuần tuý 5 giọng nam nhưng hay dùng nhất là hợp cả 5 giọng nam lẫn nữ)
    (Ngoài ra còn có thể có hình thức của "lục tấu" (***tuor), "thất tấu (septuor) thậm chí cả "bát tấu" (octuor) với sự hỗn hợp của các loại âm sắc trong bộ Dây với bộ Kèn hoặc piano. Nguyên tắc phối hợp cũng gần tương tự như ở tứ tấu và ngũ tấu; và cũng có khi phối hợp 6, 7 hay 8...giọng viết cho thanh nhạc)
  10. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    (tiếp)
    CÁC DÀN HOÀ TẤU 5 NHẠC KHÍ (Quintette)
    Ở bộ Dây: 2 violon, violon alto, violon cello, contre basse. Hoặc 2 violon, 1 violon alto, 2 violon cello. Hoặc 2 violon, 2 alto, 1violon cello.
    Bộ Dây và piano: 2 violon, violon alto, violon cello và piano (hoặc dùng bộ Dây và Clarinette)
    Ở bộ Kèn: Flûte, Hautbois, Clarinette, Cor và Fagotto.
    Ngũ tấu kèn gỗ và piano: Flûte, Hautbois, Clarinette, Fagotto và piano (hoặc dùng Cor, không dùng Flûte)
    (Hình thức hoà tấu 5 bè còn có thể dùng trong lĩnh vực thanh nhạc thuần tuý gọi là "Hợp ca 5 giọng" - quintette vocale, thuần tuý 5 giọng nữ, hoặc thuần tuý 5 giọng nam nhưng hay dùng nhất là hợp cả 5 giọng nam lẫn nữ)
    (Ngoài ra còn có thể có hình thức của "lục tấu" (***tuor), "thất tấu (septuor) thậm chí cả "bát tấu" (octuor) với sự hỗn hợp của các loại âm sắc trong bộ Dây với bộ Kèn hoặc piano. Nguyên tắc phối hợp cũng gần tương tự như ở tứ tấu và ngũ tấu; và cũng có khi phối hợp 6, 7 hay 8...giọng viết cho thanh nhạc)

Chia sẻ trang này