1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về giàn nhạc giao hưởng-Nếu bạn quan tâm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi home_nguoikechuyen, 09/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ xin có một ý kiến nho nhỏ:hình như người ta nói "dàn nhạc" chứ không nói "giàn nhạc"
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Đúng rồi đó Cái này là lỗi của cô giáo chính tả của chủ topic, bác Home lười kể chuyện
  3. Secky

    Secky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Góp ý cùng các bác, giọng hát, cơ bản chia ra làm ba loại, cao, trung, trầm, theo giọng nam, nữ sẽ có: nữ cao, nữ trung, nữ trầm, nam cao, nam trung, nam trầm. Cách chia này chỉ là tương đối, giọng nữ cao lại có thể chia ra làm hai loại, nữ cao kịch tích và nữ cao trữ tình... Giọng hát con người là do thiên nhiên sinh ra, khác với các nhạc cụ là do con người làm ra, thế nên cách phân loại trong giọng hát và nhạc cụ cũng khác nhau, phân loại trong giọng hát cũng chỉ tương đối. Có ca sỹ đặc biệt xuất chúng, có âm vực rộng, hát được cả hai
    giọng, loại này rất hiếm.
    Nữ cao là soprano, nữ trung là mezzo, nữ trầm là alto. Các bác nghe opera Carmen thì giọng hát Carmen là giọng nữ trung. Giọng này hát vai Carmen cũng rất đặc biệt, giọng tương đối hiếm. Maria Callas là ca sỹ opera kiệt xuất. Giọng hát của bà thấp từ mezzo, cao đến soprano cao. Bà sinh 1904 tại New York, mất 1977. (mách nhỏ: CD Callas có bán ngoài hàng).
    VN ta, nam cao có bác Trung Kiên (tenor), nam trung có bác Quí Dương (barriton), nam trầm có bác Trần Hiếu (bass). Giọng nam trầm của bác Hiếu là rất quí hiếm.
    Thân ái.
  4. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Góp ý cùng các bác, giọng hát, cơ bản chia ra làm ba loại, cao, trung, trầm, theo giọng nam, nữ sẽ có: nữ cao, nữ trung, nữ trầm, nam cao, nam trung, nam trầm. Cách chia này chỉ là tương đối, giọng nữ cao lại có thể chia ra làm hai loại, nữ cao kịch tích và nữ cao trữ tình... Giọng hát con người là do thiên nhiên sinh ra, khác với các nhạc cụ là do con người làm ra, thế nên cách phân loại trong giọng hát và nhạc cụ cũng khác nhau, phân loại trong giọng hát cũng chỉ tương đối. Có ca sỹ đặc biệt xuất chúng, có âm vực rộng, hát được cả hai
    giọng, loại này rất hiếm.
    Nữ cao là soprano, nữ trung là mezzo, nữ trầm là alto. Các bác nghe opera Carmen thì giọng hát Carmen là giọng nữ trung. Giọng này hát vai Carmen cũng rất đặc biệt, giọng tương đối hiếm. Maria Callas là ca sỹ opera kiệt xuất. Giọng hát của bà thấp từ mezzo, cao đến soprano cao. Bà sinh 1904 tại New York, mất 1977. (mách nhỏ: CD Callas có bán ngoài hàng).
    VN ta, nam cao có bác Trung Kiên (tenor), nam trung có bác Quí Dương (barriton), nam trầm có bác Trần Hiếu (bass). Giọng nam trầm của bác Hiếu là rất quí hiếm.
    Thân ái.
    [/quote]
    Thực ra số nghệ sỹ hát được cả 2 loại giọng thì không phải là ít, thậm chí là khá nhiều
    Ta có thấy được có những trường hợp sau đây:
    Tenor _ Baritone: Domingo, Bergonzi, Corelli, Monaco hay thậm chí cả Caruso nữa
    Contralto (Contralto mới là từ chỉ nữ trầm còn alto trong tiếng Ý có nghĩa là cao) _ Mezzo-Soprano: Janet Baker, Marian Anderson (nói chung có rất ít vai dành cho giọng nữ trầm vì vậy nếu những nữ ca sỹ có giọng này muốn hát Opera thì họ đều phải vào vai Mezzo-Soprano). Điển hình là giọng nữ trầm vĩ đại nhất thế kỷ 20 Marian Anderson khi lần đầu tiên xuất hiện ở Met là vào vai Ulrica (giọng Mezzo-Soprano) trong UN BALLO IN MASCHERA của Verdi.
    Mezzo-Soprano _ Soprano: có rất nhiều Soprano vào vai Carmen (vốn là vai dành cho Mezzo-Soprano): như Callas (bà này sinh năm 1923 chứ không phải năm 1904 như bạn nói), Rosa Ponselle (thầy của Callas), Victoria de los Angeles, Regine Crespin, Grace Bumbry và còn nhiều người khác nữa.
    Không chỉ có vai Carmen mà còn có một vai khác rất nổi tiếng mà cả 2 giọng Mezzo-Soprano và Soprano đều hát được là vai Lady Macbeth trong vở Macbeth của Verdi.
    Còn các ca sỹ của Việt Nam thì giọng hát của họ chả có gì gọi là hiếm cả.
  5. Secky

    Secky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Thực ra số nghệ sỹ hát được cả 2 loại giọng thì không phải là ít, thậm chí là khá nhiều
    Ta có thấy được có những trường hợp sau đây:
    Tenor _ Baritone: Domingo, Bergonzi, Corelli, Monaco hay thậm chí cả Caruso nữa
    Contralto (Contralto mới là từ chỉ nữ trầm còn alto trong tiếng Ý có nghĩa là cao) _ Mezzo-Soprano: Janet Baker, Marian Anderson (nói chung có rất ít vai dành cho giọng nữ trầm vì vậy nếu những nữ ca sỹ có giọng này muốn hát Opera thì họ đều phải vào vai Mezzo-Soprano). Điển hình là giọng nữ trầm vĩ đại nhất thế kỷ 20 Marian Anderson khi lần đầu tiên xuất hiện ở Met là vào vai Ulrica (giọng Mezzo-Soprano) trong UN BALLO IN MASCHERA của Verdi.
    Mezzo-Soprano _ Soprano: có rất nhiều Soprano vào vai Carmen (vốn là vai dành cho Mezzo-Soprano): như Callas (bà này sinh năm 1923 chứ không phải năm 1904 như bạn nói), Rosa Ponselle (thầy của Callas), Victoria de los Angeles, Regine Crespin, Grace Bumbry và còn nhiều người khác nữa.
    Không chỉ có vai Carmen mà còn có một vai khác rất nổi tiếng mà cả 2 giọng Mezzo-Soprano và Soprano đều hát được là vai Lady Macbeth trong vở Macbeth của Verdi.
    Còn các ca sỹ của Việt Nam thì giọng hát của họ chả có gì gọi là hiếm cả.
    [/quote]
    Cảm ơn bác Cobeo đã sửa những chỗ sai. Nhân tiện hỏi bác, bác có CD của các tác giả như Schonberg, Webern... (dodecaphonic) không? Nếu bác có thì bác cho tôi copy một bản. Tôi ở HN.
    Trân trọng.
  6. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    YIH xí xớn nhảy vào bổ sung cho các anh chút ít :P
    K0 phải chỉ riêng sop(nữ cao) mới phân ra là trũ tình (lyric), kịch tính (dramatic), mà các giọng khác (tenor(nam cao) mezz(nữ trung), bar(nam trung) - viết tắt) cũng phân ra như vậy, riêng nam trầm hay nữ trầm thì k0 vì ít vai, và bản thân các giọng trầm cũng k0 rõ ràng về tính chất trũ tình hay kịch tính. Ngoài trữ tình, kịch tính, có thể bổ sung cho sop thêm loại màu sắc (coloratura). Thực ra các loại giọng khác cũng có tính chất màu sắc, nhưng nó nghiêng về kĩ xảo giọng hát nhiều hơn là 1 type giọng với nhiều khác biệt về tính chất, âm vực như nữ cao màu sắc (color sop)
    Các giọng kép "tenor-bar", "sop-mezz" trên thế giới k0 hiếm vì các tenor, sop kịch tính (đặc biệt là các vai trong opera Wagner) đa phần là phát triển từ các mezz, bar. Có thể ví dụ 1 số người anh Cò đã nhắc đến như P.Domingo. C.Bergonzi, F.Corelli, M.del Monaco,(Tenor)... hay G.Dimitrova, J.Norman, L.Price,(sop)... cạnh đó là 1 số ít các mezz có khả năng hát đến c3, d3b (những note cao nhát thuộc âm vực sop thông thường) như D.Zajick, G.Simionato hay thậm chí là cả Contralto M. Anderson, dù họ hiếm khi nào hát 1 vai sop kịch tính.
    Quả thật Callas có âm vực rộng, nhưng k0 phải vì điều đó mà bà có thể hát Carmen mà là do tầm cữ âm của vai Carmen phù hợp cho cả sop và mezz, nên nhiều sop vẫn hát đc vai này dù tác giả (Bizet) có chủ ý viết vai đó cho mezz. Những vai có tầm cữ âm trung bình phù hợp với cho cả Sop và mezz trong opera k0 hiếm như Rosina(Il barbiere di Sigvilia), Adalgiasa (Norma), Santuzza (Cavaleria rusticana), Công chúa Eboli (Don Carlo),... Chính vì vậy em hơi nghi ngờ Rosa Ponselle, Victoria de los Angeles có giọng kép, nhất là Victoria de los Angeles (bà này là sop giọng trữ tình, âm vực k0 rộng), Rosa Ponselle là sop kịch tính thì còn may ra,...
    Ah, suýt quên, nếu em nhớ k0 nhầm thì Rosa Ponselle k0 phải là thày của Callas (dù Callas rất ngưỡng mộ bà). Rosa Ponselle được coi là ca sĩ Mĩ đầu tiên chưa từng qua đào tạo tại các nhạc viện châu âu, được hát tại Met và nổi tiếng thế giới. Bà được xưng tụng là "Caruso mặc váy", và cũng từng dạy nhiều học trò nổi tiếng như P.Domingo, B.Sills, R.Kabaivanska, S.Milnes,... Callas sinh tại NY, nhưng tuổi thơ lại trải qua tại Hy Lạp (quê bà) và học thanh nhạc cũng tại đây. Thày dạy chính của bà là Elvira de Hidalgo - 1 colorsop người Tây Ban Nha khá nổi tiếng thời bấy giờ. Chính vì những bài tập thanh nhạc đặc biệt của Hidalgo mà Callas, (dù giọng bẩm sinh là sop kịch tính) vẫn đủ kĩ thuật để chạy các note hoa mĩ, láy với tốc độ đáng nể và lên e3b 1 cách thoải mái (vốn chỉ là thế mạnh cho các colorsop). Chiến tranh Tg thứ 2 xảy ra, bà mới quay trở về Mĩ.
    Chúc cả nhà vui :P
    Được Yes_Iam_here sửa chữa / chuyển vào 03:56 ngày 15/02/2006
  7. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Về các tác phẩm của các tác giả thuộc trường phái 12 âm (dodecaphonic) thì tôi có không nhiều vì tôi nghe chỉ những tác giả này chỉ để biết chứ không (có lẽ dùng từ chưa thì hợp lý hơn)
    cảm thấy thay.
    Cụ thể về Arnold Schoenberg tôi có Piano Concerto, Pelleas und Melisande, Verklärte Nacht for String Orchestra và 1 vài tiểu phẩm cho Piano
    Anton von Webern thì có mỗi Variations for Piano
    Alban Berg thì có Violin Concerto và Lulu
    Nói chung là có ít lắm bác ạ.
  8. Secky

    Secky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Ít thế còn hơn tôi, không có cái nào trong đó cả. Bác ở mô hoặc có cách chi cho tôi gặp để copy, các tài liệu bác có là CD hay là gì. Nếu không phiền bác cho tôi cái mobi để tôi gọi bác.
    Trân trọng.
    Mr Secky
  9. cobeo

    cobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác, các tác phẩm đó tôi đều có dưới dạng CD (trừ Lulu là DVD thôi). Rất vui khi được gặp bác.
    Số ĐTDĐ của tôi là 0913004936.
  10. Khaanh

    Khaanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Lời Chân Tình
    Rất cám ơn các bạn đã bỏ nhiều công sức trình bày,sưu tầm,góp ý cho trang này.
    Ngày nay chúng ta thấy nhiều người trẻ nghe nhạc chỉ như một cái mốt và phần lớn họ không hiểu vè những gì họ đang nghe và những bài viết của các bạn đáng được trân trọng.Vì nó sẽ là động lực cho những người yêu nhạc chân chính thấy được mình và có điều kiện để nâng trình độ nghe nhạc của mình lên
    Nghe nhạc cổ điển phải là những người có trình độ thẩm thấu âm nhạc cao và không phải bất cứ người yêu nhạc nào cũng biết nghe nhạc cổ điển.
    Điều kiện tiên quyết để nghe nhạc cổ điển là phải học nhạc và hiểu biết tương đối sâu xa về âm nhạc Lịch sử các trường phái,tác giả,thời điểm xã hội,văn hóa,nhân văn khi hình thành tác phẩm thì mới cảm nhận được những tác phẩm cổ điển
    Và tốt hơn nũa là hiểu biết về dàn nhạcgiao hưởng và những nhạc cụ để trình tấu,để có thể dễ dàng nghe được lời nói của tác giả qua sự trình tấu của từng nhạc cụ hay nhiều nhạc cụ cùng lúc.
    Có được như thế thì nghe nhạc cổ điển mới thất là một nghệ thụât bác học.và đó mới là THẾ GIỚI NGỮ như người ta vẫn thường hay nói
    Để nghe được nhạc cổ điển quả thật là một kỳ công.
    Khaanh

Chia sẻ trang này