1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về giàn nhạc giao hưởng-Nếu bạn quan tâm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi home_nguoikechuyen, 09/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. troixanhnangvang

    troixanhnangvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2006
    Bài viết:
    848
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi vì có lẽ những điều sau đây có thể k ăn nhập với chủ đề về dàn nhạc giao hưởng, nhwng tôi k đồng ý với ý kiến rằng, đề nghe đwợc nhạc cổ điển thì điều kiện tiên quyết là phải học nhạc, bởi tôi biết, rất nhiều người nghe nhạc cổ điển, hiểu và yêu nhạc cổ điển nhưng k hề biết chơi nhạc cụ nào và hiểu biết của họ về nhạc cổ điển, các trường phái, tác giả, tác phẩm còn hơn những người biết chơi một loại nhạc cụ nào đấy mà k hề hiểu về nhạc cổ điển. nên việc chơi nhạc k thể là điều kiện tiên quyết được, họ nghe chỉ bởi vì yêu thích, vì đó là niềm đam mê của họ nên họ tìm hiểu từng chi tiết về nó, thế thôi, tại sao yêu một thứ gì đó lại phải cần điều kiện, yêu là yêu thôi
  2. baolink2002

    baolink2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0

    Trích từ bài của Khaanh viết lúc 22:01 ngày 13/05/2006:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Lời Chân Tình
    Rất cám ơn các bạn đã bỏ nhiều công sức trình bày,sưu tầm,góp ý cho trang này.
    Ngày nay chúng ta thấy nhiều người trẻ nghe nhạc chỉ như một cái mốt và phần lớn họ không hiểu vè những gì họ đang nghe và những bài viết của các bạn đáng được trân trọng.Vì nó sẽ là động lực cho những người yêu nhạc chân chính thấy được mình và có điều kiện để nâng trình độ nghe nhạc của mình lên
    Nghe nhạc cổ điển phải là những người có trình độ thẩm thấu âm nhạc cao và không phải bất cứ người yêu nhạc nào cũng biết nghe nhạc cổ điển.
    Điều kiện tiên quyết để nghe nhạc cổ điển là phải học nhạc và hiểu biết tương đối sâu xa về âm nhạc Lịch sử các trường phái,tác giả,thời điểm xã hội,văn hóa,nhân văn khi hình thành tác phẩm thì mới cảm nhận được những tác phẩm cổ điển
    Và tốt hơn nũa là hiểu biết về dàn nhạcgiao hưởng và những nhạc cụ để trình tấu,để có thể dễ dàng nghe được lời nói của tác giả qua sự trình tấu của từng nhạc cụ hay nhiều nhạc cụ cùng lúc.
    Có được như thế thì nghe nhạc cổ điển mới thất là một nghệ thụât bác học.và đó mới là THẾ GIỚI NGỮ như người ta vẫn thường hay nói
    Để nghe được nhạc cổ điển quả thật là một kỳ công.
    Khaanh
    --------------------------------------------------------------------------------
    Xin lỗi vì có lẽ những điều sau đây có thể k ăn nhập với chủ đề về dàn nhạc giao hưởng, nhwng tôi k đồng ý với ý kiến rằng, đề nghe đwợc nhạc cổ điển thì điều kiện tiên quyết là phải học nhạc, bởi tôi biết, rất nhiều người nghe nhạc cổ điển, hiểu và yêu nhạc cổ điển nhưng k hề biết chơi nhạc cụ nào và hiểu biết của họ về nhạc cổ điển, các trường phái, tác giả, tác phẩm còn hơn những người biết chơi một loại nhạc cụ nào đấy mà k hề hiểu về nhạc cổ điển. nên việc chơi nhạc k thể là điều kiện tiên quyết được, họ nghe chỉ bởi vì yêu thích, vì đó là niềm đam mê của họ nên họ tìm hiểu từng chi tiết về nó, thế thôi, tại sao yêu một thứ gì đó lại phải cần điều kiện, yêu là yêu thôi
    One half wants me to go, other half wants me to stay
    ___________________________________________________________
    (Lần đầu tiên) đồng ý với ý kiến của chị troixanhnangvang.
    Cũng như muốn yêu nước Việt không nhất thiết cứ phải là Đảng viên .......
    Baolink.
  3. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Bác cứ trầm trọng hóa vấn đề thế. Như em đây này, chẳng hiểu mô tê gì tiếng Ý nhưng thỉnh thoảng vẫn nghe mấy bài hát Ý như thường. Hồi bé tí em chẳng hiểu nhạc này nhạc kia nó khác nhau thế nào, nhưng em vẫn cứ nghe nhạc cổ điển và vẫn thấy hay. Bác gán cho nhạc cổ điển cái danh " bác học " làm gì, chỉ tổ làm cho người ta ngại đến với nó. Và thuật ngữ "thế giới ngữ" hình như em mới chỉ nghe đến lần đầu.
  4. Khaanh

    Khaanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hề viết là người nghe nhạc cổ điển thì phải biết chơi một nhạc cụ nào đó.Bạn không đọc kỹ mà đã trách tôi rồi.
    Không ai cấm bạn nghe nhạc mà không cần học,hiểu biết về âm nhạc .Nhưng chắc chắn một người hiểu biết về âm nhạc khi nghe nhạc vẫn có cái hơn người không biết.
    Có những cái hay mà người không hiểu về nhạc cụ không thể biết ví dụ như đẻ có thể thổi tiếng kèn Trumpet nghe như tiếng ngựa hí , không phải nhạc công nào cũng thổi được. Hoặc kỹ thuật trượt dây trên violon của paganini thì với người không hiểu về các nhạc cụ chỉ thấy vui tai thôi chứ không thưởng thức một cách thú vị như người có học qua.
    Trong dàn nhạc giao hưởng khi ta nghe một nhạc cụ cất lên và với sắc tố của giai điệu người nghe có thể hiểu tác giả đang nói đến diều gì.
    Ví dụ như tiếng Violon với giai điệu du dương ta có thể hiểu đó là một thiếu nữ đang hát . Hoặc tiếng kèn Pariton là biểu tương cho một người trung niên.
    Và đó là THẾ GIỚI NGỮ . Một ngôn ngữ mà không học nghe thì không hiểu được.Một loại ngôn ngữ chung cho mọi dân tộc.
    Ta có thể nghe nhiều ngoại ngữ nhưng chỉ có thể hiểu về ngôn ngữ nào ta đã được học qua.
    Được martenzi sửa chữa / chuyển vào 18:50 ngày 25/05/2006
  5. troixanhnangvang

    troixanhnangvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2006
    Bài viết:
    848
    Đã được thích:
    0
    sợ wá , khiếp, mình cũng phải sợ.
    vâng thưa bác, e mời bác đọc lại cái câu bác viết ở bài trước của bác đi ạ (e k biết quote nhiều bài một lúc, nên e copy nó sang đây): "Điều kiện tiên quyết để nghe nhạc cổ điển là phải học nhạc", bác viết thế thì ai chả hiểu là học để biết chơi nhạc, thế k thì mọi người học các thể loại nhạc cụ để làm gì nhẩy , nếu như bác dùng từ tìm hiểu thì còn hợp lý. Ví dụ, có những người k hề học thanh nhạc, nhưng họ biết các loại giọng hát, k hề biết chơi violin, nhưng hiểu cách chơi của nó có những kiểu gì, cái đấy là khác ạ.
    Nếu tìm hiểu về các nhạc cụ để biết nó chơi hay hay dở trong dàn nhạc thì còn được, chứ bác mà học chơi được hết từng ấy nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng thì e cũng bó tay với bác luôn (có khi phải đến xin chữ ký ý nhỉ ), còn bác ạ, nếu mà chỉ học sơ sơ, mỗi loại biết sơ sơ ý, thì bác dám chắc là bác hiểu trọn vẹn, hiểu bản chất của nó k, thế thì nhỡ chỉ hiểu sơ sơ, chưa hiểu hết hoặc tệ hơn là hiểu nhầm thì sao. Còn nữa, nghe tiếng violin du dương thì có người lại hiểu khác cái hình ảnh của một thiết nữ đang hát (ô, thế trong các bản nhạc, chỗ nào tiếng violin du dương là đều có một "thiếu nữ" nào nó hát à, uầy, sợ nhờ, nhiều thiếu nữ wá), còn tùy vào từng tác phẩm, từng người nghe, từng cách tiếp cận tác phẩm của người nghe nữa, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
    Em thì chả dám chống đối sự hiểu biết đâu ạ, chỉ là bảo vệ quan điểm của mình thôi.
    cũng có thể chỉ là sự nhầm lẫn khái niệm của 2 chữ "học nhạc"
    Được troixanhnangvang sửa chữa / chuyển vào 13:41 ngày 22/05/2006
    Được troixanhnangvang sửa chữa / chuyển vào 22:00 ngày 22/05/2006
    Được martenzi sửa chữa / chuyển vào 18:46 ngày 25/05/2006
  6. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    sao ttvn ko có cái trả lời nhanh nhỉ?? Ghét quá.....
    Bon chen 1 chút, thấy mấy bác căng thẳng quá!!! Xin sửa lại 1 chút
    Người nghe nhạc cổ điển NÊN biết về âm nhạc thì sẽ cảm nhận tốt hơn và dễ cảm thấy nhạc cổ điển hay hơn !
    Cũng phải nói nhạc cổ điển là 1 thể loại khá là kén chọn người nghe, ko phải ai cũng thích nghe, Nhưng những người thích kẻ chưa chắc là người biết nhạc.
    Cũng như 1 bài thơ, nếu là tôi thì tôi thấy HAY vì từ ngữ, vì vần điệu chẳng hạn...nhưng 1 ông giáo sư lại thấy HAY vì nó mang ý nghĩa xâu xa, vì tính nhân văn..v.v... Đó là tuỳ vào trình độ của từng người nhưng cả 2 đều công nhận nó HAY!!
    VÌ thế đừng nghi ngưòi nghe nhạc cổ điển phải am hiểu âm nhạc, am hiễu nhạc cụ mới thấy hay... Người ko biết âm nhạc sẽ thấy hay ở các khía cạnh khác..VD như giai điệu đơn giản , hài hoà, mêm ả, tiếng sáo trong vắt hoặc những tiếng trống năng trịch!! Tôi tin là ai cũng có thể cảm nhận được!
    p/s tui viết văn hơi lủng củng mong pà con chịu khó, tóm lại 1 câu là mỗi người đều có 1 cảm nhận riêng khi nghe nhạc cổ điển, tuỳ vào sự hiểu biết về âm nhạc mà nó nhiều hay ít, sâu hay nông nhưng chắc chắn là có!
  7. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    ơ thế vẫn cãi nhau à? Vui nhỉ?
    Mà học lý luận âm nhạc vẫn phải học piano đấy, ko chơi được tác phẩm thì lý thuận cái gì??
    Mà xin mấy bác đừng cãi nữa, mỗi người 1 ý, mỗi người 1 quan niệm cãi nhau đến tết cũng thế mà thôi! Đấy là tôi còn ko tham gia đấy hì hì
  8. troixanhnangvang

    troixanhnangvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2006
    Bài viết:
    848
    Đã được thích:
    0
    bác thích thì cứ tham gia, diễn đàn mà
  9. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Em chỉ muốn nói ngắn gọn rằng điều quan trọng nhất là người nghe tự chủ động tìm đến với nhạc cổ điển và kiên trì khám phá nó thì dần dần sẽ cảm nhận và yêu mến nó mà thôi. Cái mác nhạc bác học cũng là 1 kiểu định kiến thôi. Chẳng giấu gì các bác ngày xưa thì em một thời cũng là fan nhạc sến đấy chứ. Tất nhiên nếu có kiến thức cơ bản về âm nhạc thì khả năng cảm nhận sẽ tốt hơn, cái này khỏi phải bàn cãi.
    Em xin phép được chen chúc một đoạn cũ rích trên cái topic này một chút, đó là cái vụ các giọng kép, các vai cả sopran và mezzo đều alaxô. Ngoài các vai mà cả sopran với mezzo đều hát được thì cũng không thể không nhắc đến những anh những chị có âm vực mãnh liệt. Ví dụ bác Shirley Verrett vốn là mezzo soprano nhưng từ những năm 70 thì chơi tuốt cả mấy vai soprano trâu bò như Tosca, Norma, Lady Macbeth đấy chứ. Hic, hay như chị Christa Ludwig thì xơi tái luôn cả vai Leonore trong Fidelio. Chị này đảm nhiệm luôn cả Marschallin và Octavian trong hiệp sĩ hoa hồng nữa chứ. Bái phục, bái phục. Hay như baritone Leonard Warren thì người ta kể là lên c2 dễ như chơi. À còn bác Victoria de los Angeles thì là 1 fav sop của em. Lối hát rất tinh tế, nữ tính, nhả chữ rất khôn. Ngoài chất giọng khác nhau thì em thấy de Los Angeles với Schwarzkopf có lối thể hiện khá giống nhau.
  10. troixanhnangvang

    troixanhnangvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2006
    Bài viết:
    848
    Đã được thích:
    0
    cũng như trong tình yêu, theo các bác thì lý trí và trái tim, cái nào là cần thiết hơn, là quan trọng hơn, nếu nói về vấn đề này chắc hẳn sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau
    tuy nhiên, em có nhớ hình như bac oleola gì đấy (sozy vì k nhớ nick của bác đầy đủ ) có bảo rằng nghe nhạc bằng trái tim, em cũng tán thành, việc có kiến thức sẽ giúp bạn cảm nhận tốt hơn, nhưng cảm nhận được đến đâu có lẽ là nhờ trái tim, cảm nhận được âm nhạc có lẽ không chỉ nhờ những kiến thức có được đâu
    cũng như k phải những người có học thức đều là những người có văn hóa, cư xử có văn hóa

Chia sẻ trang này