1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về Hệ thống Toà án quốc tế

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi fleeting, 15/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fleeting

    fleeting Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu về Hệ thống Toà án quốc tế

    Chào các ban. ở đây có ai bít gì vế toà án quốc tế thì nói cho tui bít với. xin cảm ơn nhé. nhanh nhanh mọi người nhé.
  2. tieuthuvuive

    tieuthuvuive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    3.921
    Đã được thích:
    1
    Toà án Hình Sự quốc tế (I.C.C) : 1/7/2002, Toà án hình sự quốc té thường trực (Intẻnational Crminal Court) đầu tiên trong lịch sử bắt đầu có hiệu lực.
    120 nước thành viên LHQ đã thông qua hiệp ước ROMA (7.1998)về thành lập ICC_ Một tổ chức quốc tế đọcc lập có quyền phán quyết va xét xử các cá nhân chứ không phải các quốc gia theo tọi ác mà cộng đồng quốc tế nhất trí trừng phạt.Chỉ khi nào các toà án Quốc gia không thể hoặc không muốn xét xưcảc tội phạm thì ICC mới đứng ra xét xử.
    ICC có những quyền cơ bản:
    1. được xây dựng như một thiết chế pháp lý cho phép cộng đòng quốc têchôngs lại hiện tượng bao che của một số quốc gia cho công dân của nước mình.
    2. Có quyền khởi tố, điều tra và yêu cầu quôc gia liên quan chuyển giao tội phạm để xét xử.
    Các tội ác bị xét xử tại Toà án Hình Sự Quốc tế:
    1. Tội Diệt chủng (genocide): Gồm các hành vi như giết người hàng loạt, gây ra các tổn hại nghiêm trọng cho con người, có ý định huỷ hoại toàn bộ hay một phần của một đát nước, một dân tộc, một sắc tộc, mộy chủng tộc hoăcmôtj nhóm tôn giáo.
    2. Tội chống lại toài người(Grimes against humanity): gồm những tội ác như tàn sát thường dân, đày đoạ nô dịch con người, tra tấn, cưỡng hiếp, ngược đãi, hành quyết , bắt cóc ở quy mô lớn và có hệ thống.
    3. Tội ác chiến tranh: các hành vi vi phạm các đạo luật và thông lệ áp dụng đối với các cuộc xung đột vũ trang không có tính chất quốc tế, nhưng là một phần của kế hoạch, hoặc một chính sách tổng thể.
    4. Tội xâm lược:chưa thể thống nhất về định nghĩa xâm lược và về điều kiện để ICC tiến hành xét xử tội ác này.
    5. Tội khủng bố và ma túy: sau sự kiện ngày 11/9/2001, các thành viên LHQ đưa tội danh này vào thẩm quyền xét xử của ICC.
    Vì tui cũng chưa được học về công pháp quôc tế, nên hiểu biết về lĩnh vực này cũng không nhiều lắm. hic! chi giúp bạn được như vậy thui.với lại để còn câu bài của mọi người nữa chứ. .
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 22:05 ngày 05/12/2004
  3. tieuthuvuive

    tieuthuvuive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    3.921
    Đã được thích:
    1
    Ngoài lề một chút các bác nhé. em nghe đâu Mỹ vẫn lớn tiếng phản đối việc thành lập toà án. hic!. có thể vì lo ngại công dân mỹ hoạt động quân sự ở nước ngoài có thể bị xét xử mà không được luật pháp mỹ bảo vệ. ICC cũng không thể điều tra tội phạm của các nước không phải là thành viên của Hiêp Ước ROMA. vì vậy , hic!....nhiều người lo ngại ICC chỉ có thể xét xử tội phạm ở những nước nhược tiểu.
    ICC còn lâu mới thực sự trở thành công cụ của thế giới chống bạo lực và chiến tranh.. các bác nhể? có ai đồng ý với ý kiến của em không?
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    đúng là ICC chỉ xử được những người là công dân của các nước thành viên công ước ROMA thôi
    đối với những người không là công dân của những nước là thành viên ROMA, hội đồng bảo an sẽ lập ra tòa án đặc biệt để xử: trên thế giới đã có các tòa án đạc biệt về CPC, về Nam tư, về Ruwanda.......
    Nói chung, đã là công dân những nước nhược tiểu thì chạy đâu cũng không thoát
    Toà án quốc tế mà bác fleeting hỏi ko biết là loại tòa nào :có tòa chuyên giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia (International Coyrt of Justice), có tòa hình sự QT(ICC), có tòa quốc tế đạc biệt..................
  5. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    PHÁP VIỆN THƯỜNG TRỰC QUỐC TẾ - THỂ CHẾ TÀI PHÁN THƯỜNG TRỰC ĐẦU TIÊN​
    Từ năm 1919, Hội quốc liên đã có vai trò quan trọng trong việc thành lập cơ quan tài phán thường trực quốc tế đầu tiên. Hội đòi hỏi các quốc gia thành viên phải đưa ra trọng tài hoặc nhờ Hội đồng của Hội giải quyết mọi tranh chấp có thể dẫn đến ảnh hưởng quan hệ quốc tế (điều 12 của Hiến ước Hội quốc liên). Các dạng tranh chấp được đưa ra trọng tài bao gồm:
    -Giải thích hiệp ước;
    -Mọi vấn đề của Luật quốc tế;
    -Sự tồn tại của bất kỳ sự kiện nào có thể gây tổn hại đến nghĩa vụ quốc tế;
    -Mức độ và bản chất của việc bồi thường thiệt hại đối với bất kỳ một sự vi phạm nào (điều 13 hiến ước Hội quốc liên).
    Nhằm mục đích thực hiện các quy định nêu trên, điều 14 Hiến ước Hội quốc liên đã giao nhiệm vụ cho Hội đồng tiến hành thành lập Pháp viện thường trực quốc tế. Quy chế của pháp viện này đã được Đại hội đồng Hội quốc liên thông qua ngày 16-12-1920 và việc lựa chọn thẩm phán của Toà đã được tiến hành vào ngày 14-9-1921.
    Trụ sở của pháp viện được đặt tại LaHay, trong Cung điện Hoà bình, bên cạnh Toà trọng tài thường trực quốc tế. Pháp viện thường trực đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15-2-1922 và về mặt pháp lý, chấm dứt hoạt động của mình vào ngày 18-4-1946 khi Hội quốc liên giải tán và nhiệm vụ duy trì hoà bình và an ninh quốc tế trên một phạm vi rộng hơn được một tổ chức mới là Liên Hợp Quốc đảm nhận. Trên thực tế, pháp viện không thực hiện chức năng của mình từ sau năm 1940 do xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ 2.
    Pháp viện thường trực có hai nhiệm vụ chính:
    - Giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia
    - Đưa ra các kết luận tư vấn đối với các yêu cầu của Hội đồng hoặc Đại hội đồng Hội quốc liên. Trong suốt quá trình hoạt động của mình. Pháp viện thường trực đã đóng góp 29 phán quyết, 27 kết luận tư vấn giải quyết các vụ việc đưa ra trước Toà. Ngoài ra, pháp viện thường trực còn có nhiệm vụ chỉ định các Chánh án của các Toà trọng tài, Uỷ ban trọng tài hoặc hoà giải và các uỷ viên khi cần theo yêu cầu của các quốc gia.
    Quy chế của Pháp viện thường trực mở cho tất cả các quốc gia thành viên hay không thành viên của Hội quốc liên. Các quốc gia không thành viên của Hội muốn trở thành thành viên của Quy chế phải đáp ứng một số điều kiện. Các quốc gia thành viên Hội Quốc Liên có đủ tư cách gia nhập Quy chế của Pháp viện nhưng cũng không có nghĩa là các quốc gia này đương nhiên trở thành các quốc gia thành viên của quy chế.
    Quy chế cũng quy định các thẩm phán của Pháp viện sẽ do Đại hội đồng và Hội đồng của Hội quốc liên tiến hành lựa chọn đồng thời nhưng độc lập với nhau. Thành phần thẩm phán của Pháp viện phải "phản ánh được các hình thái văn minh chủ yếu và các hệ thống luật pháp cơ bản của thế giới".
    So với các hình thức tài phán khác, Pháp viện thường trực có một số đặc điểm khác biệt:
    - Về thực chất, pháp viện thường trực không phải là một cơ quan chính của Hội quốc Liên. Quy chế của pháp viện là một văn kiện pháp lý riêng biệt, tồn tại song song với Hiến ước của Hội quốc liên.
    - Khác với hệ thống các Toà trọng tài, Pháp viện là một cơ quan tài phán thường trực, có quy chế riêng, có nguyên tắc thủ tục riêng được thông qua từ trước để điều chỉnh quan hệ giữa Pháp viện và các bên tranh tụng. Thủ tục xét xử, các văn bản của thủ tục viết, các báo cáo của thủ tục tranh tụng, các chứng cứ được công bố công khai.
    - Pháp viện có một thư ký thường trực riêng, đóng vai trò liên lạc, tống đạt các văn bản của Pháp viện với các quốc gia, các tổ chức quốc tế.
    - Pháp viện được mở cho tất cả các quốc gia mong muốn giải quyết tranh chấp của mình bằng biện pháp tài phán quốc tế. Thẩm quyền của pháp viện thường trực được thiết lập trên cơ sở thoả thuận của các quốc gia đối với từng vụ tranh chấp cụ thể. Các quốc gia cũng có thể tuyên bố chấp nhận trước thẩm quyền của Pháp viện thường trực đối với một số tranh chấp pháp lý.
    - Ngoài chức năng giải quyết tranh chấp, Pháp viện còn có chức năng đưa ra các kết luận tư vấn về mọi tranh chấp hoặc bất kỳ một vấn đề gì mà Đại hội đồng và Hội đồng của Hội quốc liên yêu cầu.
    - Quy chế của pháp viện thể hiện rõ các nguồn của luật quốc tế mà pháp viện phải áp dụng cũng như những vấn đề có thể đưa ra nhờ PHáp viện phân xử. Quy chế này cũng trù định cả khả năng Pháp viện có thể xử theo lý công bằng và đúng đắn (ex aequo et bono) nếu các bên đồng ý.
    - Pháp viện là đại diện cho cộng đồng quốc tế cũng như các hệ thống pháp lý cơ bản của thế giới bấy giờ, điều mà các cơ quan xét xử trước đó ko có.
    - Với sự ra đời của Pháp viện, thực tiễn xét xử được thống nhất dần và thể hiện tính liên tục của luật pháp trong các quyết định của cơ quan tài phán quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình pháp điển hoá luật quốc tế.
    Trên thực tế, một số cường quốc (Mỹ, Liên xô trước đây) ko tham dự vào công việc của Hội quốc liên cũng như của PHáp viện thường trực đã làm hạn chế phần nào sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế bằng cơ quan tài phán quốc tế thường trực này. Tính chất "châu Âu" của Pháp viện cũng là một cản trở trong việc duy trì Pháp viện như là một cơ quan tài phán quốc tế "phản ánh được các hình thái văn minh chủ yếu và các hệ thống luật pháp cơ bản trên thế giới".
    Tuy nhiên, kinh nghiệm của việc vận dụng phương thức này đã được tiếp thu để xây dựng một cơ quan tài phán quốc tế mới.
    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TOÀ ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ​
    Năm 1939, Chiến tranh thế giới lần 2 bùng nổ đã làm gián đoạn hoạt động của Pháp viện thường trực, một cơ quan thuộc Hội quốc Liên cũ. Tình hình thế giới thay đổi sau chiến tranh đòi hỏi phải có một tổ chức liên quốc gia mới, nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Với việc ra đời tổ chức mới này thay thế cho hình thức Hội quốc liên đã lỗi thời, vấn đề đặt ra là có cần duy trì Pháp viện như một cơ quan tài phán quốc tế hay không. Pháp viện là cơ quan tài phán do Hội quốc liên quyết định thành lập, song tổ chức này đã giải tán. Việc quyết định đổi mới thành phần các thẩm phán của Pháp viện và duy trì hoạt động của pháp viện mà không có quyết định của cơ quan thành lập ra nói đã đặt ra những khó khăn kỹ thuật khó vượt qua.
    Trên quan điểm chính trị, có hai lý do quan trọng được đưa ra để đặt dấu chấm hết cho Pháp viện thường trực Hội quốc Liên:
    - Một cơ quan tài phán quốc tế quan trọng phải có các thành viên là các nước thuộc phe chống phát xít, đặc biệt là Mỹ và Liên xô là những nước không phải là thành viên Hội quốc liên cũng như thành viên của quy chế pháp viện thường trực.
    - Vị trí ưu thế của các quốc gia thuộc phe Trục trong pháp viện thường trực cần phải được xoá bỏ.
    Tháng 5 -1943, một Uỷ ban không chính thức gồm 12 luật gia quốc tế của các nước Đồng Minh có mặt tại London đã được thành lập để xem xét vai trò và hoạt động của pháp viện thường trực. Báo cáo năm 1944 của Uỷ ban này đã đưa ra những kết luật khá quan trọng. Các chuyên gia đánh giá cao hoạt động của Pháp viện thường trực trong những năm hoạt động: Việc tồn tại một cơ quan tài phán quốc tế như vậy thực sự là rất cần thiết; Quy chế của pháp viện thường trực có thể làm cơ sở ch ơc cấu tổ chức của một toà án tương lai. Tuy nhiên, bản thân họ cũng không đủ thẩm quyền để trả lời câu hỏi mang tính chính trị là tiếp tục duy trì PHáp viện thường trực hay thành lập một cơ quan xét xử quốc tế hoàn toàn mới.
    Trong tuyên bố Matxcơva ngày 30-10-1943, Chính phủ các nước Liên xô, Anh và Mỹ (sau đó Trung quốc cũng tham gia) kêu gọi sớm thành lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Các bộ trưởng ngoại giao thống nhất:"cần phải thiết lập, càng sớm càng tốt, một tổ chức quốc tế dựa trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia yêu chuộng hoà bình; tất cả các quốc gia yêu hoà bình, dù lớn hay nhỏ, đều có thể trở thành thành viên của tổ chức, nhằm bảo đảm việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.". Tuy nhiên, tuyên bố này không đề cập việc thành lập một toà án mới (Toà án công lý quốc tế hay còn gọi là Toà án quốc tế, Toà án Lahay) cũng như cơ cấu tổ chức của nó. Vấn đề chỉ được giải quyết với đề nghị của bốn cường quốc Anh, Liên xô, Mỹ và Trung quốc tại Dumbarton Oaks (ngày 9-10-1944) liên quan tới cơ cấu tổ chức của tổ chức chính trị toàn cầu mới - Liên Hợp Quốc, theo đó:
    - Toà án công lý quốc tế là cơ quan pháp lý chính của LHQ
    - Các quốc gia thành viên LHQ ipso facto (đương nhiên) là thành viên quy chế của Toà án công lý quốc tế.
    - Quy chế của Toà, bộ phận hữu cơ của Hiến chương LHQ, cần được phát triển trên cơ sở kế thừa quy chế của Pháp viện thường trực.
    - Tất cả các quốc gia không phải là thành viên LHQ có thể tham gia quy chế của toà với điều kiện chấp nhận các điều kiện do Đại hội đồng LHQ đưa ra căn cứ vào các khuyến nghị của Hội đồng Bảo an.
    Quyết định này đã đặt nền móng cho việc ra đời một cơ quan tài phán thường trực mới, thay thế cho Pháp viện thường trực và mở rộng khả năng cho các quốc gia tại các châu lục ngoài Châu Âu tham gia vào cơ chế này.
    Tại hội nghị Sanfrancisco năm 1945, với việc thông qua hiến chương LHQ và quy chế của LHQ, Toà án công lý quốc tế, cơ quan pháp lý chính của LHQ, đã được khai sinh, mở ra một chương mới trong lịch sử tài phán quốc tế. Ngày 31-1-1946, tất cả các thẩm phán của Pháp viện thường trực tuyên bố từ chức và ngày 5-2-1946, Đại hội đồng LHQ đã tiến hành bầu chọn các thẩm phán của TOÀ ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ. Toà chính thức đi vào hoạt động từ ngày 6-2-1946 và chính thức thay thế pháp viện thường trực từ ngày 18-4-1946.
    Trụ sở chính của Toà đặt tại LaHay, trong Cung điện Hoà Bình (Điều 22 khoản 1 của Quy chế). Tại đây, Toà tiến hành các thủ tục tranh tụng giữa các bên trước toà và thủ tục nghị án. Tuy nhiên, Toà cũng có thể lựa chọn nơi tiến hành các thủ tục đó và thực hiện chức năng của mình ở những nơi khác ngoài Lahay. Điều 55 nội quy toà quy định rõ, Toà có thể tiến hành toàn bộ hay một phần thủ tục tranh tụng ở bất cứ nơi nào khác trước khi nghị án, có tham khảo ý kiến của các bên.
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    các bác đã nói về ICC và International Court of Justice, nay em bổ sung thêm các loại toà khác :
    , Tòa án quốc tế về luật biển:
    o Được thành lập và hoạt động theo các qui định của CULB 1982 và Qui chế của Tòa án quốc tế về luật biển (Phụ lục VI của CULB 1982).
    o Thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng CULB 1982 hoặc một điều ước quốc tế có liên quan đến mục đích của Công ước (trừ ngoại lệ tại Điều 298).
    o Phán quyết của Tòa án có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với các bên tranh chấp.
    , Tòa án Châu Aâu: là một trong những cơ quan chủ yếu của liên minh Châu Aâu (EU), giải quyết tranh chấp không chỉ giữa các quốc gia thành viên mà còn cả tranh chấp giữa các cơ quan của EU, giữa các cá nhân, pháp nhân của các nước thành viên với các cơ quan của EU.
    , Tòa án nhân quyền Châu Aâu: được thành lập theo Công ước về nhân quyền Châu Âu ngày 04/11/1950, giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên và cả tranh chấp giữa công dân với các quốc gia thành viên phát sinh từ việc áp dụng các qui định của Công ước về nhân quyền Châu Aâu; đưa ra kết luận tư vấn về các vấn đề pháp lý.
    2.3.3.2 Tòa án đặc biệt
    - Tòa án đặc biệt là các tòa án do các quốc gia và Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thành lập để xét xử các tội phạm về chiến tranh.
    - Đặc điểm:
    , Không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.
    , Đa phần không phải là tòa thường trực.
    Một số tòa án đặc biệt
    , Tòa án quốc tế Nurnberg.
    , Tòa án quốc tế Tokyo.
    , Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tư cũ.
    , Tòa án hình sự quốc tế về Rwanda.
    Toà công lí (ICJ)rất hay, nếu bác NoFear có thời gian mổ xẻ thì em cũng xin tiếp
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 10:30 ngày 17/04/2004
  7. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Về toà án công lý quốc tế, có một cuốn sách khá đầy đủ và chi tiết về nó! Đó là cuốn sách "Toà án công lý quốc tế"(?!?)của Ts Nguyễn Hồng Thao viết, do nhà xuất bản Chính trị QUốc gia viết! Cuốn sách này viết khá đầy đủ về lịch sử hình thành, cơ cấu, cũng như một số vụ án điển hình do toà này xét xử!
    Bạn nào có ý muốn tìm hiểu theo em là nên đọc cuốn này!
    he..he..Em có vinh dự được học khá nhiều giờ của thầy Thao, nên mới biết cuốn này, chớ em cũng ko quan tâm lắm đền Công pháp Quốc tế!
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 22:02 ngày 05/12/2004
  8. muc_tu

    muc_tu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0

    Nhân chủ đề cho em hỏi một câu liên quan đến toà án nhưng không phải là toà quốc tế: Ở nước Anh có Toà gọi là Toà Công Bình,toà ấy xét sử những vụ việc ntn? nguyên tắc? nó áp dụng luật công bình nhưng luật ấy mặt mũi ra sao nào ai co biết?
    Mong các bác giải thích giúp.
  9. muc_tu

    muc_tu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Không ai trả lời giúp tui à!?
  10. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    to bác Muctu; không phải là không muốn giúp bác nhưng em không tìm thấy tài liệu bằng tiếng Việt, còn tiếng Anh thì ngại đọc với ngại tra lắm. Nếu có tìm được thì sẽ post lên

Chia sẻ trang này