1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về HIV.

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Ruoigau, 25/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ruoigau

    Ruoigau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu về HIV.

    Chào các bạn, tôi là người mới tham gia, tôi muốn có đóng góp cho diễn đàn nhưng hiện nay chưa có điều kiện.
    Bài viết dưới đây là của một thành viên cũ tôi chỉ xin lại và đưa lên để chúng ta cùng có thêm một chút kiến thức về HIV.


    I. SƠ LƯỢC VỀ HIV-AIDS

    Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immunodeficiency Syndrome- AIDS) đã bắt đầu bùng phát vào đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 và trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, nguyên nhân gây bệnh được biết là virus HIV (Human Immunodeficiency Virus), hiện nay người ta chưa tìm ra được một phương thuốc hữu hiệu để điều trị bệnh này. HIV được biết đến ở hai type: HIV-1 và HIV-2 thuộc giống Lentivirus của họ Retroviridae. Các virus thuộc họ này có vật liệu di truyền là RNA và một đặc điểm nổi bật là có enzyme phiên mã ngược (Reverse Transcriptase - Rtase), giúp cho virus có thể tổng hợp nên DNA mạch đôi để gắn vào DNA của tế bào chủ khi xâm nhiễm vào tế bào chủ, làm tiền đề cho sự nhân lên và phát triển của virus. Ngoài ra, các virus thuộc giống Lentivirus còn có đặc điểm khác là thời gian tiềm tàng rất lâu trong tế bào chủ, thời gian này biến thiên, nhưng trong trường hợp HIV, có thể kéo dài đến 10 năm kể từ khi virus xâm nhập vào tế bào chủ cho đến khi gây bệnh.

    Mức độ lây nhiễm HIV giới hạn ở người mặc dầu có vài loài khỉ có thể bị nhiễm do thực nghiệm. HIV không phải là loại virus nội sinh ở người vì không có mảnh DNA của HIV nào được tìm thấy trong DNA tế bào người bình thường. Nguồn gốc của HIV và bằng cách nào chúng xâm nhập vào quần thể con người thì đến nay cũng chưa chắc chắn. Có giả thuyết cho rằng khỉ và một số loài linh trưởng khác là nguồn gốc, tuy vậy vẫn không đảm bảo lắm.

    Các nguồn chứa virus: máu, dịch não tủy, tinh dịch, dịch âm đạo, nước bọt, nước mắt.Sự nhiễm trùng xảy ra bằng cách truyền những tế bào nhiễm HIV hoặc HIV tự do. Mặc dầu số lượng nhỏ virus được tìm thấy trong nước bọt, nước mắt nhưng chưa có bằng chứng nào nói lên chúng đóng vai trò gì trong việc gây nhiễm.

    Các phương thức truyền bệnh: 3 phương thức
    + Qua đường sinh dục.
    + Qua đường máu: truyền máu bị nhiễm, tiêm chích, chích ma túy, châm cứu, cắt lễ. chung dụng cụ với người bệnh.
    + Mẹ bị nhiễm HIV truyền qua con trong thời kỳ chu sinh.

    Ở Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/1990, tính đến tháng 12/1996 có hơn 4700 ca (thành phố Hồ Chí Minh hơn 2000 ca). Dịch đã chuyển sang giai đoạn hai, tức là giai đoạn mà HIV hoạt động mạnh thì bệnh nhân chuyển sang bệnh AIDS và tử vong.

    HIV nhiễm vào cơ thể qua 3 giai đoạn:
    Giai đoạn 1: Xâm nhập vào cơ thể.
    HIV xâm nhập vào cơ thể qua 3 đường: sinh dục, máu và mẹ bị nhiễm truyền sang con.

    Giai đoạn 2: Tấn công tế bào đích.
    · Ðại thực bào và bạch cầu đơn nhân: mang phân tử CD4 trên bề mặt, phân tử CD4 có tính đặc hiệu với virus HIV (thông qua kháng nguyên gp120)
    · Lympho bào T4: mang phân tử CD4 trên bề mặt.

    Sự sinh sản của virus làm cho tế bào bị hủy hoại do nhiều cơ chế:
    · Khi tế bào bị nhiễm virus, virus sẽ lấy tất cả các nguồn năng lượng, hệ thống enzyme và chất liệu di truyền của tế bào để tăng trưởng, hậu quả cuối cùng là tế bào sẽ chết.
    · Hiện tượng hợp bào (syncytia):
    Lympho bào T4 nhiễm HIV trên bề mặt sẽ xuất hiện các gp120 của virus, các gp120 này sẽ gắn với phân tử CD4 của các lympho bào T4 khoẻ mạnh khác tạo thành hợp bào. Các hợp bào này không còn chức năng nữa và gp120 sẽ làm thay đổi bề mặt cũng như tính thấm của màng hợp bào, cuối cùng hợp bào sẽ chết.
    · Hiện tượng ADCC (Antibody dependent cellular cytotoxicity)
    Trên bề mặt lympho bào T4 bị nhiễm virus có mang gp120 và cơ thể tạo kháng thể kháng gp120. Kháng thể này vừa có khả năng gắn vào bề mặt của lympho bào T4 vừa gắn được vào bề mặt của tế bào diệt (killer cell) dẫn đến lympho bào T4 có gp120 bị tiêu diệt.
    · Hiện tượng hoạt hoá bổ thể:
    Một số gp 120 tự do trong máu phóng thích từ lympho bào T4 nhiễm virus sẽ gắn vào lympho bào T4 khác tại phân tử CD4. Kháng thể kháng gp120 sẽ đến gắn vào gp120 này tạo thành phức hợp kháng nguyên - kháng thể khi ấy hệ bổ thể sẽ được hoạt hoá, cuối cùng lympho bào T4 bị ly giải.
    · Hiện tượng siêu kháng nguyên (superantigen): HIV hoạt động như một "siêu kháng nguyên"
    Chính siêu kháng nguyên này sẽ hoạt hoá không chuyên biệt nhiều lympho bào T hỗ trợ và dẫn đến sự chết của chúng.
    Tế bào bị chết sẽ phóng thích nhiều chất hoà tan có khả năng gây độc cho những tế bào khác.

    Tế bào tủy xương là tiền thân của lympho bào T4 cũng bị nhiễm, hậu quả là sự sản sinh lympho bào T4 cũng bị giảm.

    Bản chất của lympho bào T4 chính là tế bào T hỗ trợ (helper T cell- Th), do đó, nó được coi như là tế bào trung tâm của hệ thống miễn dịch. HIV gây nhiễm và tiêu diệt T­h dẫn đến sự ức chế miễn dịch qua trung gian tế bào, làm hư hỏng hệ miễn dịch. Hậu quả là các bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư phát triển.

    Tuy nhiên người ta cũng không tìm thấy gene của virus trong tế bào ung thư, như vậy HIV không trực tiếp gây nên ung thư.
    + Những tế bào bị nhiễm virus liên tục tạo ra HIV để duy trì tình trạng nhiễm in vivo vĩnh viễn. Do đó, một người bị nhiễm HIV là suốt đời. Ðiều này được giải thích là do sự gắn DNA virus vào DNA tế bào bị nhiễm.

    + Khoảng 90% bệnh nhân AIDS có kháng thể chống HIV. Tuy nhiên, những kháng thể được khám phá bằng ELISA này lại trung hoà virus một cách yếu kém. Ðiều này chỉ ra rằng sự miễn dịch không đầy đủ và kháng thể cùng virus đồng tồn tại.

    II. CẤU TRÚC CỦA HIV:
    Vỏ bao ngoài (envelope glycoprotein)
    Vỏ bào ngoài cấu tạo từ glycoprotein do gene env mã hóa bao gồm:
    Glycoprotein mặt ngoài (SU hay gp120): nằm ở bề mặt của vỏ. Không có domain xuyên màng, liên kết yếu với một loại glycoprotein khác là gp41. Trình tự mã hoá gp120 ở những chủng HIV khác nhau có biến đổi cao. Sự biến đổi này có thể do biến đổi sắp xếp ở 5 domain, trong đó vòng V3 đặc biệt quan trọng. Vòng này khoảng 30 amino acid được tạo bởi cầu nối disulfide giữa 2 Cystein sau cùng. Trong vùng V3 này, ngoài vùng bảo tồn gồm 5 aminoacid nằm trên đỉnh vòng, các aminoacid còn lại thường thay đổi tạo nên các kháng nguyên khác nhau trên bề mặt của virus, điều này gây khó khăn cho hệ miễn dịch trong việc sản xuất ra các kháng thể đặc hiệu kháng các dạng khác nhau của virus HIV.
    Glycoprotein xuyên màng (Transmembrane glycoprotein) hay gp41, có một domain giúp cho sự dung hợp màng giữa màng của virion (phần tử virus trưởng thành) và màng sinh chất của tế bào chủ giúp cho virion xâm nhập vào tế bào chủ. Ngoài ra, gp41 còn có domain kỵ nước ở giữa của gp41 giúp cho gp41 neo vào lớp đôi phospholipid ở vỏ bao ngoài của tế bào chủ.
    Bộ gene: gồm 2 chuỗi RNA giống nhau được chứa bên trong một lõi hình nón, trong lõi này. Bộ gene của HIV được xem là phức tạp nhất trong số các retrovirus được biết. Có 3 gene đặc hiệu cho retrovirus là GAG, POL, và ENV mã hoá phần cấu trúc của virus, và có ít nhất 5 gene phụ khác, trong đó có gene điều hoà. Ngoài RNA còn có các protein khác như Integrase (giúp DNA virus gắn vào DNA của tế bào chủ), RTase (enzyme phiên mã ngược, tạo nên bản sao DNA từ khuôn mẫu là RNA của virus), đây là các enzyme rất quan trọng trong quá trình sống của virus.
    (Còn tiếp...)



    Tôi xin được sửa lại để bố cục rõ ràng hơn.

    Được Vo_niem sửa chữa / chuyển vào 12:54 ngày 25/06/2003
  2. Ruoigau

    Ruoigau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0

    Hình 1: cấu trúc virion​
    VÒNG ÐỜI CỦA VIRUS HIV
    Vòng đời của virus HIV được tính từ lúc HIV gắn vào tế bào đích cho đến khi HIV được giải phóng ra khỏi tế bào đích, gồm các giai đoạn sau:
    · HIV gắn vào tế bào đích.
    · Xâm nhập vào tế bào đích.
    · Cởi bỏ vỏ capsid, tạo một DNA mạch đôi là bản sao của vật liệu di truyền.
    · Gắn DNA vào bộ gene của tế bào đích, nhân lên, tạo ra các protein cần thiết cho quá trình sống.
    · Giải phóng khỏi tế bào chủ.
    1. Gắn vào tế bào đích:
    Bước khởi đầu cho sự xâm nhập của HIV-1 vào tế bào chủ là việc gắn gp120 vào phân tử CD4 của tế bào T và đại thực bào. Kết quả của tương tác này là một sự thay đổi hình thể ở gp120 làm cho nó gắn được vào một đồng thụ thể chemokine. Ðồng thụ thể này rất quan trọng trong việc xâm nhập của virus vào tế bào đích. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu một tế bào CD4 không có các đồng thụ thể, cụ thể là phân tử CCR5 hay CXCR4 thì HIV chỉ có thể gắn được vào tế bào đích thông qua liên kết giữa gp120 của HIV và CD4 của tế bào đích mà không thể xâm nhập vào bên trong tế bào đích được. Ðây là một trong những lưu ý của các nhà nghiên cứu trong việc tìm ra thuốc chữa trị cho căn bệnh thế kỷ AIDS.
    2. Xâm nhập vào tế bào đích:
    Gp120 của HIV gắn được vào tế bào CD4, phức hợp này làm cho phân tử gp120 thay đổi cấu hình, làm cho nó có khả năng gắn kết với đồng thụ thể CCR5 có trên bề mặt của tế bào CD4, phức hợp này, một lần nữa lại làm thay đổi cấu hình của phân tử gp120, làm cho gp41 (liên kết giữa gp120 và vỏ virus) thay đổi cấu hình, làm cho một domain ở đầu N kỵ nước của phân tử này phơi bày ra, tiếp xúc với lớp đôi phospholipid của tế bào đích và ? sự hoà màng giữa tế bào đích và virus xảy ra, giúp đưa lõi của virus vào trong tế bào đích.
    Hình 2: Sự bám lên màng tế bào đích và sự hoà màng của virus trên tế bào đích. Phức hợp gp120, CD4, thụ thể CCR5 (không được thể hiện trên hình) và gp41 làm cho gp41 thay đổi cấu hình, phơi bày domain hòa màng ra, bắt đầu cho sự hoà màng giúp virus có thể xâm nhập vào tế bào đích
    3. Cởi bỏ vỏ capsid, tạo cDNA trên khuôn mẫu là RNA của virus.
    Sau khi chui được vào tế bào đích, vỏ capsid của virus sẽ mở ra một phần tạo điều kiện cho vật liệu di truyền của virus đi vào tế bào chất của tế bào đích. Tại đây, RTase của virus sẽ làm việc, tổng hợp cDNA dựa trên khuôn mẫu là RNA của virus, nguyên liệu cho quá trình tổng hợp cDNA được lấy từ tế bào chủ, toàn bộ quá trình có thể được tóm tắt theo sơ đồ sau.
    Hình 3: Tạo cDNA từ khuôn mẫu là RNA của virus nhờ enzyme Reverse Transcriptase của virus, đây là một quá trình phức tạp, quá trình xảy ra còn nhờ sự có mặt của một loại tRNA có một đoạn trình tự bắt tốt vào đâu 5' của RNA của virus, đóng vai trò như là một primer của phản ứng tổng hợp chuỗi cDNA nhờ enzyme Rtase
    4. Sáp nhập DNA vào DNA tế bào chủ:
    DNA mạch đôi sau khi được hình thành được vận chuyển xuyên màng và tiến hành gắn vào DNA của tế bào chủ nhờ sự xúc tác của enzyme Integrase là enzyme của virus, có nguồn gốc từ lõi của virus
    Hình 4: Sáp nhập của virion DNA vào DNA tế bào đích
    Sau khi gắn được vào DNA của tế bào đích, DNA của virus tiến hành hàng loạt các quá trình phiên mã tạo nên các RNA genome và mRNA cần thiết cho quá trình sống của virus. Sỡ dĩ quá trình phiên mã có thể tạo ra là do trong vùng đầu 5' của DNA virus có các trình tự đặc biệt mang dấu hiệu nhận biết của các RNA polymerase của người, nhờ đó, RNA polymerase có thể gắn vào và tiến hành phiên mã tạo nên các RNA nêu trên.
    Hình 5: Sơ đồ bộ gene của virus HIV, vùng U3 chứa các trình tự nhận biết của nhiều nhân tố phiên mã trong tế bào người. Sự phiên mã bắt đầu vào bên trái của vùng R (hình 5a) và tạo nên các genomic RNA của virus HIV (hình 5b)
    5. Ðiều hoà biểu hiện gene, vai trò của protein TAT và REV:
    Có nhiều cơ chế khác nhau trong sự điều hoà biểu hiện gene của virus, trong từng điều kiện cụ thể, một số gene được phiên mã, dịch mã tạo thành các protein khác nhau cần thiết cho quá trình sống của virus và cần cho sự tạo thành các virion.
    TAT (Trans-Activator of Transcription) và REV (REgulator of Viral expression) là hai trong số các protein được tạo thành để điều hoà các biểu hiện của gene. TAT và REV được mã hoá bởi các mRNA mà các mRNA này được tạo thành do sự phân cắt của các RNA genomic.
    TAT là nhân tố trans của quá trình phiên mã của virus, TAT hoạt động trong nhân, tương tác với các kinase của tế bào thúc đẩy nhanh hoạt động của RNA polymerase ở bước kéo dài ở giai đoạn sớm.
    REV là nhân tố điều hoà sự vận chuyển mRNA qua màng nhân và điều hoà sự phân cắt mRNA để tạo nên các mRNA khác nhau, từ đó dịch mã tạo nên các protein cần thiết khác nhau. REV hoạt động qua lại giữa hai vùng: nhân và tế bào chất, kết hợp với RNA virus thông qua một cấu trúc gọi là RRE (Rev Responsive Element).
    Hoạt động của TAT và REV được tóm tắt trong sơ đồ sau:
    Hình 6: Hoạt động của protein TAT và REV
    Trong giai đoạn sớm của quá trình phiên mã, dịch mã, các mRNA được tạo ra và di chuyển chậm chạp qua màng nhân vào tế bào chất. Ở đây, chúng thực hiện một vài phân cắt mRNA tạo thành các mRNA khác nhau, từ đó, các protein sớm được tạo thành, trong đó có các protein TAT và REV. Sau khi được tạo thành, TAT và REV di chuyển vào trong nhân, TAT kết hợp với trình tự TAR (TAT Responsive element) có trên tiền mRNA và một vài phân tử khác làm thúc đẩy nhanh tốc độ kéo dài mạch của RNA polymerase. Các tiền mRNA sau khi được tạo thành sẽ kết hợp với protein REV thông qua RRE và được protein này chuyển ra khỏi màng nhân một cách nhanh chóng để vào tế bào chất. Tại đây, REV xúc tác các quá trình phân cắt tiền mRNA tạo thành các loại mRNA khác nhau mã hoá cho các protein (gọi là các protein muộn) khác nhau cần thiết cho quá trình sống của virus và cần thiết cho quá trình tái tạo các virion sau này như gag, pol, env, vpr, vpu...
    6. Thoát khỏi tế bào chủ:
    Các thành phần của virus sau khi được tạo ra trong tế bào chủ sẽ tập hợp lại với nhau và thoát ra khỏi tế bào chủ bằng cách nẩy chồi. Giai đoạn này là giai đoạn trong toàn bộ vòng đời của virus được biết đến ít nhất. Người ta cho rằng ở hầu hết các virus, sự tạo thành capsid với nội dung đầy đủ của nó và việc nẩy chồi là gần như cùng lúc, như vậy, HIV đã dùng một phần màng của tế bào chủ để làm vỏ ngoài của virion.
    Thoát ra khỏi tế bào chủ, các virion lại tiếp tục tấn công các tế bào CD4 khác. Một vòng đời mới lại bắt đầu...
    -------------------------------------------
    Vo_niem sửa chữa theo yêu cầu PM của Ruoigau
    u?c Vo_niem s?a ch?a / chuy?n vo 14:37 ngy 30/06/2003
  3. anhhaham

    anhhaham Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2002
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    0
    Xin cho biết có những phương pháp nào để nhận biết sự có mặt của virus trong một mẫu máu ngoài pp kháng nguyên kháng thể và pp lai DNA !






    Anhhaham nhất trên đời !!!
  4. Ruoigau

    Ruoigau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Em thấy các phương pháp nhận biết thường dùng cho các loại virus khác là phương pháp PCR, không rõ đã có tiến hành trên HIV chưa. Hình như còn có phương pháp đếm số lượng bạch cầu T4 nữa thì phải. Để em tìm tài liệu rồi trả lời anh nhé.
  5. GiangTien

    GiangTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có biết trang web nào có thông tin về HIV mà bằng tiếng Anh không ? Mình cần "nghiên cứu" để thuyết trình... Gấp lắm, nếu biết, mong các bạn chỉ thêm cho. Cám ơn!
    Giang Tien
  6. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Tôi lấy làm ngạc nhiên về cái yêu cầu này:
    01- Tưởng bạn tài liệu Tiếng VIỆT thì hơi khó, chứ tài liệu tiếng ANH về HIV thì mênh mông; cách giản đơn nhất mà bất kỳ người dùng Internet nào cũng biết là vô yahoo.com hay google rồi gõ HIV là sẽ ra liền, tha hồ mà chọn lựa để đọc.
    02- Bạn muốn thuyết trình, cho cấp độ nào: trẻ con cấp 1, cấp 2, cấp 3 hay cho ĐH, mỗi cấp độ mỗi trình độ khác nhau sẽ có tài liệu tương ứng khác nhau. Bạn muốn, tôi gửi bạn một vài tài liệu nghiên cứu khá chuyên sâu về HIV (dĩ nhiên là English) để bạn đọc (tài liệu này dùng cho Master hay Ph.D student).
    Thân
    Concay
  7. GiangTien

    GiangTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Chào anh ConCay,
    Cám ơn anh đã chỉ dẫn . Việc search trên google hay yahoo sao mà thấy mênh mông quá, làm sao Giáng Tiên biết lựa chọn trang web nào hay, có thông tin nhiều, đầy đủ, chính xác, tin cậy, cập nhật để mà chọn mà coi đây? Ngồi click chuột vô từng trang web một với tốc độ Internet chậm như rùa, Giáng Tiên không thể nào coi kĩ từng trang một được.
    Giáng Tiên cần làm một bài nghiên cứu dài cỡ 7-10 trang để nộp cho cô giáo Sinh học, chứ có lẽ không làm thuyết trình nữa. Giáng Tiên thì không đến trình độ học Master hay Ph.D, chỉ là năm 2 đại học thôi, nhưng nếu anh ConCay có tài liệu gì hay, xin gửi đến e-mail này của Giáng Tiên : vickithanhmai@yahoo.com. Cám ơn anh ConCay thật nhiều vì đã nhiệt tình chỉ dẫn nhé! Chúc anh mạnh khoẻ .
    Giang Tien
  8. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Gửi Giáng Tiên,
    01- Hiện tôi chỉ có những tài liệu HIV dành cho SV năm 4 trở lên để đọc. Tôi không có thới gian để tìm những bài về HIV dành cho SV năm 2 trở xuống. Tuy vây tôi sẽ dán 1 bài HIV loại dành cho SV năm 4 trở lên ở trên box CNSH này, nếu bạn đọc được thì ok, có load về mà sử dụng, không thì thôi vậy.
    02- Tôi chỉ có một cuốn gọi là HIV Medicine 2003, dành cho SV ĐH (năm 2 của bạn có thể đọc được) nhưng nó dày khoảng 351 trang. Điều kiện để nhận 1 cuốn sách của tôi thường là:
    a- bạn phải in nó ra và gửi lại cho tôi 1 bản photocopy;
    b- bạn phải có "hàng trao đổi" ví dụ như caspermini đồng ý gửi các bài viết của anh ấy cho tôi và tôi gửi lại anh ấy 1 cuốn sách nào đó, tùy anh ấy chọn, dĩ nhiên là chất lượng bài viết anh ấy phải khá. Hoặc anh ấy đồng ý viết 1 bài theo yêu cầu của tôi với chất lượng cao.
    Vì bạn là SV năm 2 nên chưa có khả năng viết bài theo yêu cầu như mục b, nên chắc chỉ có mục a là hợp với bạn. Vậy bạn suy nghĩ, nếu đồng ý thì trả lời, tôi sẽ gửi sách theo địa chỉ email của bạn, và vì bạn ở TpHCM nên cũng dễ dàng mang quyển sách đã in và photocopy cho tôi.
    Concay
  9. GiangTien

    GiangTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Anh ConCay ơi, cám ơn anh nhiều nhưng mà Giáng Tiên chỉ cần thông tin đơn giản, căn bản, chứ không có thì giờ đâu mà đọc cả sách tiếng Anh nhiều trang như vậy. Cám ơn lòng tốt và sự nhiệt tình của ConCay, Giáng Tiên sẽ tìm cách khác vậy. Thật ra bài làm có 7-10 trang à, GT sẽ cố gắng tự làm từ từ vậy.
    Giang Tien

Chia sẻ trang này