1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÌM HIỂU VỀ LĂNG HỒ CHỦ TỊCH

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi meomunchamchap, 08/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meomunchamchap

    meomunchamchap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    TÌM HIỂU VỀ LĂNG HỒ CHỦ TỊCH

    Tôi đang tìm tư liệu về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. bác nào có tư liệu đầy đủ (quá trình xây dựng, quy mô ...etc) thì giup tôi với nhé! Tôi mới chỉ có một số báo Quân đội Nhân dân tháng 8/1975; ở đó chưa giup được gì nhiều.
    Không biêt chủ đề này có vi phạm nội quy diễn đàn không vậy?
  2. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Hình như có lần báo An ninh thế giới (có thể là tờ khác?) có cả mấy kỳ đăng về chủ đề này rồi thì phải.
    Trong lúc chờ ai có tư liệu cụ thể, xin nhặt nhạnh những bài liên quan.
    ---
    Bài trên báo Nhân dân ngày 19-05-2004
    Một ngày tháng 9-1967, ba bác sĩ Nguyễn Gia Quyền, Lê Ngọc Mẫn và Lê Ðiều được triệu tập nhận nhiệm vụ đặc biệt, khẩn trương sang Liên Xô học tập. Họ được căn dặn: Chúng ta không giấu Bác điều gì, nhưng riêng việc này tuyệt đối không được để Bác biết. Nếu biết, Bác sẽ buồn và không cho phép thực hiện...
    Ðó là những ngày tháng Trung ương Ðảng ta đang rất lo lắng cho sức khoẻ của Người. Chịu trách nhiệm trước toàn Ðảng toàn dân, Bộ Chính trị đã sớm quyết định và chủ động lo trước những yếu tố bảo đảm để giữ gìn thi hài Bác lâu dài và xây dựng Lăng của Người. Quyết định sáng suốt ấy không chỉ là sự tích tụ truyền thống đạo lý của dân tộc mà cùng đó là nguyện vọng của non sông đất nước và tình cảm của đồng bào miền nam đi trước về sau, bao nhiêu năm ròng rã chiến tranh chưa có ngày được gặp Bác. Kể từ năm 1911 rời bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước, chưa một lần Bác trở lại được miền nam ruột thịt. Một nửa đất nước chưa giải phóng luôn trong trái tim Người. Ðã bao lần Bác xin Bộ Chính trị thu xếp cho Bác đi thăm miền nam.
    Ngày 14-9-1967, tổ y tế đặc biệt tới Liên Xô và lao ngay vào công việc. Mang sẵn trong lòng tình cảm kính trọng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và uy tín của Người trong phong trào cộng sản quốc tế, các nhà khoa học Liên Xô của Viện nghiên cứu Lăng Lê-nin đã hết lòng giúp đỡ các bác sĩ của ta. Vượt lên những căng thẳng do lo lắng về sức khỏe của Bác, sau bảy tháng trời miệt mài nghiên cứu các tài liệu về bảo quản thi thể từ cổ chí kim trên thế giới, đặc biệt là Ai Cập cổ đại và Liên Xô, Mỹ... rồi lao vào thực hành, rút kinh nghiệm, tổ y tế đã có thể hoàn toàn đảm đương được công việc ướp giữ thi hài trong giai đoạn đầu từ 15 đến 20 ngày. Giai đoạn tiếp theo, bạn sẽ trực tiếp sang giúp đỡ, vì lúc này ta chưa có điều kiện nghiên cứu học tập quy trình bảo quản lâu dài.
    Về nước, vận dụng ngay những kiến thức học tập và nghiên cứu vào hoàn cảnh và đặc điểm khí hậu Việt Nam, tháng 6-1968 tổ y tế đặc biệt được chính thức thành lập do bác sĩ Nguyễn Gia Quyền làm tổ trưởng. Một phòng thí nghiệm đặc biệt được bí mật xây dựng để tổ y tế thực hành thí nghiệm gìn giữ thi hài ở điều kiện khí hậu nhiệt đới. Ðây cũng sẽ là nơi yên nghỉ đầu tiên của Bác trước khi hoàn thành công trình Lăng. Nơi ấy phải bảo đảm nhiệt độ thường xuyên 16 độ C và chỉ được phép dao động trên dưới 0,2 độ C. Ðộ ẩm phải ổn định 75% trong điều kiện không có gió lùa và vô trùng tuyệt đối. Miệt mài trong sự thành kính và nỗi đau đớn về một điều không thể tin được đang sắp xảy ra, ai cũng nhận thức sâu sắc rằng, giai đoạn đầu có ý nghĩa quyết định cho cả quá trình gìn giữ thi hài Bác về sau, rằng đây là công việc chỉ được phép làm tốt. Mặc dù trên góc độ khoa học kỹ thuật, Trung ương Ðảng Cộng sản Liên Xô muốn được giúp ta giữ gìn lâu dài thi hài Bác và xây dựng Lăng của Người, nhưng với ý chí tự lực tự cường, quyết vươn lên tiếp cận để từng bước làm chủ khoa học kỹ thuật, các bác sĩ của ta đã làm hết sức mình, bảo đảm đúng yêu cầu môi trường tinh khiết. Mặt khác, trong quá trình đó, ta vừa chắt lọc vừa tự biết những gì có thể làm tốt hơn bạn bởi ta hiểu hơn bạn đặc điểm khí hậu và điều kiện nước ta. Bởi vậy, vừa tranh thủ học bạn, vừa chủ động sáng tạo vươn lên làm chủ công nghệ là sự chỉ đạo xuyên suốt, thực hiện phương châm tự nâng mình lên để có thể tiếp nhận từ bạn một tầm cao hơn. Phẩm chất ấy được các nhà khoa học Liên Xô rất nể trọng.
    Thiếu tướng, tiến sĩ Nguyễn Quang Tấn, Trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chuyên gia xây dựng công trình chuyên ngành điều hòa thông gió. Hơn 30 năm gắn bó với chốn thiêng liêng này là một diễm phúc lớn của cuộc đời. Ông xúc động nói vậy, và kể: Bây giờ nhớ lại mới thấy giai đoạn tiếp theo của phần việc đầu tiên là một khoảng trống hết sức khó khăn. Kiến thức học được ở Liên Xô chỉ đủ cho những gì mà chúng ta đã cố gắng hết sức. Phương pháp hiện đại thì chưa được học hết. Phương pháp cổ truyền dân tộc thì chưa kịp khai thác cho thật thấu đáo. Chưa kể trong điều kiện chiến tranh, rồi khí hậu nhiệt đới, quanh năm nắng nóng, độ ẩm cao... Vậy mà với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; với trí thông minh sáng tạo cùng khả năng phân tích, phán đoán nhạy bén, tổ y tế đặc biệt đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Vừa gìn giữ thi hài Bác, vừa nghiên cứu khoa học đạt kết quả tốt. Ba mươi nhăm năm qua, những cố gắng từ ngày đầu của tổ y tế luôn được đánh giá cao với những chiến công thầm lặng, không mấy ai biết đến. Chỉ có tấm lòng, tình cảm của họ đối với Bác là cứ mỗi ngày một sáng thêm. Khiêm tốn, giản dị, không lùi bước trước khó khăn chính là những phẩm chất mà Bác đã để lại cho họ.
    Ðể giữ cho chân dung Bác được nguyên vẹn, các chuyên gia và tổ y tế đã nâng niu từng sợi tóc, sợi râu và những nét đặc trưng trên khuôn mặt, đôi bàn tay của Người. Mỗi mũi kim tiêm, mỗi đường đưa thuốc đều được cân nhắc kỹ trước khi tiến hành, nhằm đạt kết quả cao nhất. Và giờ đây, sau 35 năm Bác đi xa, trong chiếc hòm kính trong suốt, Bác vẫn nằm thanh thản, gương mặt hồng hào như vừa qua một ngày làm việc căng thẳng, như vừa sau một chuyến đi thăm cán bộ, nhân dân hay đến với các chiến sĩ trên từng trận địa, trở về và yên tĩnh trong giấc ngủ...
    Lại nhớ năm 1991, sau khi tình hình chính trị Liên Xô có những diễn biến phức tạp, có tới bốn lần gián đoạn do chuyên gia chưa thể sang. Do có ý thức tự lực từ trước, ta đã không bị động. Và ngay lập tức, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động trao đổi với các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Lăng Lê-nin, thống nhất xây dựng mối quan hệ trực tiếp giữa hai cơ quan khoa học, thực hiện tiếp nhận sự giúp đỡ của bạn từ thuốc men, chuyên gia đến đào tạo, đồng thời từng bước vươn lên làm chủ hoàn toàn việc chăm lo giữ gìn thi hài Bác. Thành quả ấy còn xuất phát từ nền tảng mối quan hệ thủy chung, hết lòng vì nhau của nhân dân hai nước mà hạt nhân là tình Bác.
    Thế rồi, năm 1995, bạn chính thức bàn giao cho ta chăm sóc, giữ gìn thi hài Bác thường xuyên. Ðây là sự thừa nhận trình độ của ta đồng thời khẳng định một bước trưởng thành lớn của các nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực này. Cũng từ đây ta bắt tay vào nghiên cứu những đề tài khoa học sâu hơn, chuyên môn hơn nhằm giải quyết những vấn đề lâu dài hơn và đây chính là biểu hiện sinh động của tư tưởng "đi tắt đón đầu" trong khoa học.
    Từ một tổ y tế đặc biệt, đến nay ta đã có Viện y tế giữ gìn thi hài Bác. Năm 1995, viện đã được Ðảng, Nhà nước tuyên dương đơn vị Anh hùng. Những bác sĩ được vinh dự chăm lo thi hài Bác từ ngày đầu như Ðại tá, PGS Nguyễn Gia Quyền; các bác sĩ Lê Ngọc Mẫn; Lê Ðiều; Nguyễn Văn Châu; Ðỗ Văn Dai... cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm và tâm huyết như Ðại tá, tiến sĩ Vũ Văn Bình, Ðại tá, tiến sĩ Lại Văn Hòa, Ðại tá, kỹ sư Ðào Nguyên Chung, kỹ sư Võ Văn Tính... có những đóng góp không nhỏ, thể hiện ý chí tự lực tự cường. Trong số họ nhiều người có công trình khoa học được Chính phủ tặng thưởng Huân chương và Bằng khen. Thiếu tướng, tiến sĩ Nguyễn Quang Tấn, nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh Lăng, hiện là Trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một người như thế. Với đề tài nghiên cứu hợp lý hóa chế độ nhiệt ẩm trong công trình Lăng (ý nghĩa thực tiễn được đánh giá rất cao: sử dụng hợp lý các hệ thống thiết bị, tăng độ dự phòng, bảo đảm khai thác hiệu quả và kéo dài tuổi thọ máy móc), ông đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba và Bằng khen của Chính phủ.
    Hiện nay, năng lực cán bộ kỹ thuật của Lăng đã hoàn toàn làm chủ và đảm nhiệm tốt từ khâu vận hành, khai thác đến thay thế, lắp đặt thiết bị. Cùng sát cánh bên những nhà khoa học có bề dày thành tựu là đội ngũ đông đảo các nhà khoa học trẻ đầy triển vọng.

  3. meomunchamchap

    meomunchamchap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác nhiều! Thú thực là từ lâu tôi không đọc báo ANTG nên không có được thông tin mà bác đã nêu. Trước đây, tôi có đọc cuốn "Giữ yên giấc ngủ cho Người" có nói về công việc gìn giữ di hài Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi Ngưòi qua đời cho đến khi chúng ta hoàn thành Lăng. Nay không tìm thấy cuốn đó ở các hiệu sách - cả mới lẫn cũ.
    Nếu bác nào có thêm thông tin gì thì có thể trao đổi với tôi qua e-mail casablanca1910@yahoo.com
    Chúc mọi ngưòi vui!
  4. tiger_ag

    tiger_ag Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Cuốn "Giữ yên giấc ngủ cho người" có bán nhiều ở mấy chỗ bán đồ lưu niệm tại Lăng Bác luôn đó! Nếu bác ở Hà Nội thì mua thử xem! Lúc trước em cũng có một quyển gửi mua ở ngoài ấy! Quyển đó rất hay! Sách viết rất đầy đủ từ lúc chuẩn bị trước khi Bác mất, đến giai đoạn giữ gìn thi hài Bác trong chiến tranh chống Mỹ và giai đoạn tiến hành xây dựng lăng cho đến lúc hoàn thành.
  5. 13am

    13am Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Về Việc Xây Lăng Bác - từ hồi bé tí tôi đã được đọc - - có nghĩa là CHúng ta đã xuất bản tài liệu này từ rất lâu
    Cuốn sách có lẽ lấy nguyên cái tên kiểu " Xây lăng Bác " hay gì đó vì quá lâu rồi nên tôi ko nhớ - bạn cứ thử lên thư VIện - có lẽ sẽ tìm được
  6. vnhn

    vnhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    ông già em là một trong những kỹ sư thiết kế và lắp đặt phần máy lạnh của lăng bác cùng mấy chú kỹ sư người Nga . Chỉ nghe ông kể là để đươc thi công trong lăng bác thì tủ những người công nhân bình thường nhất đều phải xét ba đời xem có vấn đề gì không. Công trình Lăng Bác Hồ là một trong những công trình kiên cố nhất VN. Lớp tường bê tông dày hàng mét chịu được sức công phá cua bom tấn. Hầm ngầm rất sâu để khi có sự cố thì nhanh chóng đưa thi hài bác đến nơi an toàn. Hệ thống phát điện gồm ba tổ máy phát điện riêng biệt công suất một máy đủ phục vụ cho cả Lăng..... Nói chung khu Lăng vẫn là một khu hãy còn it người biết đến
  7. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    Hỏi nhỏ một tý : thế ông bác của cậu có bị tiêm thuốc gì không?
    Lăng CT-HCM là một phần của hệ thống quần thể kiến trúc Ba đình. Lăng được xây chính xác tại vị trí đài độc lập mà Bác đã đọc tuyên ngôn độc lập năm 1945. Thực ra vị trí này cũng gây nên nhiều bàn cãi bởi nó là một trong những huyết mạch của Thăng long-Hà nội. Nếu xây lại đài độc lập thì được (theo thuyết Phong - Thuỷ) nhưng xây mộ phần lăng tẩm lên đó thì không được tốt cho lắm nếu như không nói là sẽ có những điều không tốt xảy ra sau này.
    Kiến trúc của lăng HCM so với lăng Lenin hay Mao trach đông thì hiện đại hơn nhưng có lẽ không biết so thế nào với lăng Kim nhật thành. Các chất liệu làm lăng thì tuyệt vờii từ các loại đá cẩm thạch đến các loại đá hoa cương. Các trang thiết bị được xem là hiện đại so với hồi ấy và hiện nay cung được hoàn thiện.
    Thực ra việc bảo vệ lăng nếu chỉ xét dưới góc độ bảo vệ di hài CT-HCM thì không cần phức tạp đến thế mà chủ yếu là bảo vệ hệ thống hầm ngầm chú ẩn cho toàn bộ ban lãnh đạo quốc gia. Hệ thống hầm ngầm được xây dưng rất kiên cố với các liên kết Ngọc hà - Nhà sàn của Bác - Lăng Bác - Phủ thủ tướng- bộ quốc phòng - Thành hoàng diệu- Tập thể trung ương đảng- Nhà quốc hội- Vườn bách thảo- Sông tô lịch-Khu nghỉ mát tây phủ Tay hồ-Sông Hồng....
    Việc tuyển chọn nhân sự xây dựng Lăng Bắc bác rất cẩn thận . phải các Đảng viên ưu tú mới được tham gia. Những ai tham gia xây dựng thiết kế các khâu bí mật sau khi hoàn thành xay duwng Lăng và khu hầm ngầm đều chấp nhận bị tiêm thuốc tẩy não và xoá trí nhớ sau đó thì được Đảng và Nhà nước nuôi cachs li biệt lập suốt đời cho đến khi mất.
    Tóm lại việc xây Lăng bác và các công trình ngầm là kết tinh trí tuệ của Đảng và Nhà nước ta. Thật vinh dự và tự hào cho những ai được tham gia vào công việc có ý nghĩa đó của đất nước.!
  8. vnhn

    vnhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Nói như vậy thì ông cụ em với các cụ như Đỗ Mười, tướng Song Hào... thì bị tẩy não hết ah, thế thì chết. Sau khi xây Lăng xong ông cụ em công tác trong Bộ tư lệnh Lăng một thời gian rồi mới nghỉ. Trong thời gian công tác xây Lăng, đi đâu cũng bị theo dõi và lắp máy nghe trộm cho đến tận thời gian bình thường hoá quan hệ vơi TQ. Thậm chí nếu bàn bạc với các chuyên gia cũng bị kiểm duyệt nội dung. Nhưng mà thời gian đấy may mà quan hệ tốt với các Cụ nên kô bị sao cả. Mà cũng đừng hỏi ông cụ em là ai nhé
  9. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    Hệ thống ngầm phía dưới hoành tráng lắm. Cách đây 12 năm mình có cơ hội đi xuống khu vực để các máy lạnh của lăng. Phải công nhận lớn khủng khiếp, cứ như một nhà máy ấy. Hồi đó do hệ thống máy lạnh của Liên Xô cũ quá, các ống nước làm mát bị tắc nên phải thay thế bằng máy Daikin của Nhựt bủn. Không biết bây giờ thế nào roài.
    ATB,
  10. Red_army_vn

    Red_army_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì chẳng tin lắm chuyện tiêm thuốc gì đấy , cạnh nhà tôi có ông cụ trước đi xây lăng đấy . Nghe nói tuyển chọn gắt gao lắm , ông này mỗi lần nhắc chuyện ấy vẫn tự hào lắm . Phải cái ông này kể chuyện chỉ chung chung thế thôi , chẳng cụ thể gì cả .

Chia sẻ trang này