1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về nét đặc sắc của thần thoại Hi Lạp.

Chủ đề trong 'Văn học' bởi tamkhai_1992, 29/10/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tamkhai_1992

    tamkhai_1992 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2011
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Các tiền bối ơi, có ai học ngành cử nhân văn học không ạ? Giải đáp giúp em câu hỏi này với.
    Làm sáng tỏ nhận định: "Thần thoại Hi Lạp là hệ thống truyện kể phong phú đẹp đẽ xếp vào hàng những câu chuyện hay nhất thế giới" dựa vào các truyện kể trong thần thoại Hi Lạp và so sánh thần thoại Hi Lạp với thần thoại Bắc Âu, thần thoại Việt Nam, thần thoại Trung Quốc,... để làm sáng tỏ nét đặc sắc, "hay nhất thế giới" của thần thoại Hi Lạp.
  2. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    bạn có còn cần câu trả lời hay không? nếu cần thì tôi sẽ viết giúp. Mà bạn nên chuyển qua box hỏi gì đáp nấy thì hợp hơn
  3. cool_dcs

    cool_dcs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    954
    Đã được thích:
    0
    Chẳng lẽ bác định trả lời thật hay sao? Em nghĩ để trả lời câu hỏi này tốn ko ít thời gian đọc và so sánh, bài trả lời hẳn cũng sẽ dài.
  4. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    trả lời chứ! đấy là một câu hỏi rất hay và khó. Nhưng công nhận để trả lời được câu này thì cũng phải tư duy và động não nhiều. Phải có hứng thì mới viết được.
    Tất cả các Thần Thoại trên tôi đều đọc qua. bây giờ ngồi nhớ lại viết thì cũng căng chứ không đùa. Mà cái câu hỏi này làm luận văn thạc sỹ vài trăm trang cũng không hết ý
  5. cool_dcs

    cool_dcs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    954
    Đã được thích:
    0
    Đúng là phải vài trăm trang thật, chủ đề này không hề đơn giản. Chỉ viết và giới thiệu những nét hay đã mệt rồi, lại còn so sánh!
    Em có đọc cuốn Huyền thoại phương Tây của E***h Hamilton viết về huyền thoại Hy Lạp, La Mã và Bắc Âu, khá súc tích, hệ thống và dễ hiểu.
  6. vi thi lan

    vi thi lan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2014
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Em cũng đang làm về Thần Thoại Hy Lạp? m.n giúp em với? huhu
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.039
    Đã được thích:
    46
    Tạm viết 1 va`i ý nhé:

    Giới thiệu chung

    Truyện thần thoại (mythology huyền thoại & TRUYền thuyết) là thể loại truyện ra đời và phát triển khá sớm.
    Trong kho tàng văn hoá cổ đại & Truyện thần thoại của các dân tộc trên thế giới, chúng ta đã phát hiện được nhiều tư liệu đặc sắc về truyện thần thoại của TQ, An Độ, Hy Lạp, La Mã, Ai Cập, Babilon cổ đại... mang đậm yếu tố hoang đường. Các vị thần linh, con người, loài vật có những năng lực thần kỳ, siêu nhiên được sáng tạo ra để phản ánh và lý giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội.

    Mặc dù tất cả các nền văn hóa trên thế giới đều có thần thoại riêng của mình, song thuật ngữ "thần thoại" trong các ngôn ngữ phương Tây (mythology trong tiếng Anh,mythologie trong tiếng Pháp, mitología trong tiếng Tây Ban Nha...) đều bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp: ỡừốùởùóòỏ (mythologia) - Thần thoại và mang một ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa Hy Lạp.
    Thuật ngữ Hy Lạp mythologia là một từ ghép gồm hai từ đơn:
    MYTHOS (trong trường ca Homer có nghĩa là "một bài diễn văn hay bài diễn ca được nghi thức hóa" của một thủ lĩnh nào đó ở nơi hội họp, hay của một nhà thơ hoặc một thầy cúng tế) và
    LOGOS – (trong tiếng Hy Lạp cổ mang nghĩa là "một câu chuyện có sức thuyết phục, một lập luận chặt chẽ").

    Đặc biệt là Thần thoại Hy Lạp (Mythology) là một đỉnh cao xán lạn mang đậm dấu ấn khởi thủy chẳng những của một dân tộc mà còn có ảnh hưởng đến cả một châu lục, thậm chí có tác động rộng rãi đến rất nhiều dân tộc trên thế giới.

    Do vậy, trong nền văn hoá Hy Lạp cổ đại, thần thoại được coi là một phương thức cảm nhận thế giới một cách phổ quát và mang tính khởi thuỷ của người Hy Lạp cổ đại.
    Với nhiều dân tộc, thần thoại chỉ được coi là những câu chuyện cổ tích, là sự tưởng tượng ngây thơ về một cái gì đó không có thực.
    Còn đối với người Hy Lạp cổ đại thì thần thoại là những câu chuyện, truyền thuyết về các sự kiện có thật, chứa đựng nội dung thiêng liêng, thần thánh về sự hình thành thế giới. Đó không phải đơn giản là một hiện thực, mà chính là hiện thực tối cao. Mang tính khuôn mẫu mà không có cái gì hiện thực hơn nó cả. Thần thoại là cái được nói ra, nghĩa là tự chỉ ra, tự hiện ra chính bản thân mình và do vậy, nó không phải là đối tượng để tranh luận, không cần đến những sự chứng minh, không cần minh biện mà mọi người vẫn tin.


    Ngay từ khi mới xuất hiện, thần thoại Hy Lạp không chỉ là nguồn cảm hứng bất tận cho văn học, thơ ca, hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc…, mà còn trở thành cội nguồn lý luận cho sự hình thành tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại. Chính vai trò này đã góp phần đem lại cho thần thoại Hy Lạp vị thế của một di sản văn hoá nhân loại cho đến tận ngày nay.
    Nội dung chính trong thần thoại Hy Lạp thì vô số, chưa kể một tích còn nhiều dị bản: Thần thoại Hy Lạp không ngừng cung cấp một nguồn truyền thuyết và anh hùng ca tuyệt đẹp cho phương Tây ( Homer: Odyssey, Iliad và Sử thi Homer (Homeric hymns)Trường ca Odysseus :Ulysses & Odyssey) và cả nhiều nước châu Á.

    Từ cổ xưa đến ngày nay, biết bao nghệ sĩ và văn sĩ tìm cảm hứng ngay từ trong những truyện thần thoại đó. Và một phần lớn những truyện dân gian châu Âu hay Ả Rập chỉ là biến thể tài tình của những chi tiết thần thoại Hy Lạp. Những người Hy Lạp có xu hướng bẩm sinh về điều linh thiêng, họ thần thánh hóa tài nguyên MT tự nhiên, giải thích những hiện tượng kỳ lạ bằng sự can thiệp của các vị thần, á thần và các anh hùng dũng sĩ. Nhưng thần thánh của họ sẵn sàng tham gia vào công việc trần gian, rất giống loài người: bất tử và cao đẹp, nhưng họ có tất cả những ham muốn của người trần; và những anh hùng dũng sĩ, dù thực hiện những cuộc phiêu lưu kỳ lạ nhưng vẫn luôn luôn là những người trần gian (Hercules là 1 ví dụ). Thần thoại thế giới nói chung và Thần thoại Hy Lạp nói riêng luôn gắn với thời đại đã sản sinh ra nó, chi phối, chinh phục tài nguyên MT tự nhiên bằng trí tưởng tượng dân gian phong phú. Thần thoại Hy Lạp trường tồn mang vẻ đẹp của cộng đồng có lẽ bởi cả tín ngưỡng phong phú, vẻ đẹp nghệ thuật mang tinh hoa, tinh thần của mỗi dân tộc.
  8. vi thi lan

    vi thi lan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2014
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn nhiều nhiều lắm ạ.
  9. haha1910

    haha1910 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/12/2013
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    10
    thanks bạn nhé
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.039
    Đã được thích:
    46
    Nội dung và đặc điểm của thần thoại Hy Lạp gồm 3 phần chính:

    .Phần 1: chuyện về gia hệ các vị thần (giải thích sự hình thành của thế giới và loài người).
    Phần này kể về sự hình thành trời-đất-biển, các vị thần, vạn vật và con người. Nhân vật trung tâm trong phần này là các vị thần

    . Phần 2: câu chuyện tập trung vào các thành bang và các vị vua (kể về cuộc chiến đấu giữa các thành bang Hy Lạp)
    .Phần 3: chuyện về các vị anh hùng, các chiến công.
    phần 3 câu chuyện tập trung vào các vị anh hùng, tức tập trung vào con người). Theo ý riêng của Ng viết thì đây là phần có giá trị hơn vì nó thể hiện nhân sinh quan, phương pháp luận của người Hy Lạp cổ đại, hơn nữa, phần này cũng được viết ra trước phần 2 nên thể hiện được những suy nghĩ rất sơ khai của con người.
    Phần này tập trung vào các vị anh hùng và chiến công của họ, các vị thần chỉ là nhân vật phụ trợ cho các anh hùng. Phần này cũng thể hiện sự tôn sùng đối với chủ nghĩa anh hùng của người dân Hy Lạp. Rất nhiều từ ngữ trong tiếng Latin (và sau này là Anh, Pháp ...) & điển tích trong văn chương phương Tây xuất tích (có gốc tích) từ đây.

    ---------------------------------------...

    Nhận xét về các đặc điểm của thần thoại Hy Lạp thì Ng viết thấy là:

    *SÂU SẮC VÀ ĐỘC ĐÁO:
    - Người Hy Lạp có cái nhìn về giới tự nhiên rất hay, có thể coi là nền tảng cho nền văn minh phương Tây. Một số điều tuy là thần thoại nhưng lại hợp với khoa học hiện đại một cách đáng ngạc nhiên.
    Ví dụ như: việc nữ thần Đất Mẹ Gaia được sinh ra từ Khối Hỗn Độn Chaos sao mà giống hình ảnh vật chất sinh ra từ Big bang thế. Rồi việc Đất Mẹ Gaia sinh ra trước 1 mình, sau đó mới sinh ra Bầu Trời Uranus và Đại Dương Pontus cũng hoàn toàn phù hợp với giai đoạn đầu trong việc hình thành Trái Đất.
    - Sự sâu sắc còn thể hiện qua câu chuyện Cronos lật đổ cha mình là Uranus, về cuộc chiến của các vị thần (phe Cronos và phe Zeus). Cuộc chiến các vị thần là hình ảnh của các cuộc lật đổ, giành quyền thống trị của các vương triều, nơi con đánh đuổi cha, nơi anh em, chú cháu đánh nhau và người thắng bắt giam những người ruột thịt của mình vào Địa Ngục (một hình ảnh ám chỉ nhà tù cực hình).
    - Thậm chí, để bảo vệ ngai vàng, Cronos đã nuốt 3 người con trai của mình vào bụng, về sau thì Zeus lại nuốt người vợ đang mang thai là Methys vì lời tiên tri là đứa con sau này sẽ giành ngôi báu của ông. Người Hy Lạp đã viết ra những điều mà hơn 2000 năm sau Niccolo Machiavelli mới viết.

    *MỘT NỖ LỰC GIẢI THÍCH THẾ GIỚI ĐÁNG KHÂM PHỤC:
    - Ví dụ như để giải thích tại sao con người có hình dạng như ngày nay thì người Hy Lạp cho là vì Prometheus và em đã nặn con người theo hình dạng các vị thần, bởi vậy hình dạng các vị thần và con người là giống nhau. ( Đây cũng là điểm thể hiện quan điểm vị nhân của người Hy Lạp).
    - Hay vì con người

    *THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM VÔ THẦN:
    - Tuy thần thoại Hy Lạp có trên 2000 vị thần nhưng người Hy Lạp vẫn được xem là vô thần vì các vị thần Hy Lạp chỉ là đại diện của một hiện tượng, sự vật tự nhiên nào đó (một hình thức của tôtem giáo) chứ không phải là các thần thánh siêu hình, siêu năng như Thiên Chúa, Allah ngày nay.
    - Ngoài ra, các vị thần Hy Lạp cũng mang đủ tính cách của con người, họ cũng biết yêu, thương, ghen, ghét ... y như những người trần tục. Thần nào thích anh hùng nào thì giúp người đó, không thích thì chơi xấu. Có cả các scandal như Thần Chiến Tranh Arés ngoại tình với Thần Sắc Đẹp Aphro***e, hay thậm chí Zeus là thần tối cao nhưng lại hay đi 'tòm tem' với phụ nữ người trần, con rơi con rớt tùm lum, rồi bị vợ đánh ghen, dí chạy trốn chui trốn nhủi.
    - Theo Ng viết thì câu chuyện về các vị thần này là câu chuyện về triều đình của những người cầm quyền chứ không phải là thần thánh gì hết. Bởi vậy, người Hy Lạp là người vô thần.

    *TÔN SÙNG CHỦ NGHĨA ANH HÙNG:
    - Giống như hầu hết các dân tộc khác trong xã hội nguyên thuỷ, sự dũng cảm luôn được xem là tiêu chuẩn hàng đâu của một người đàn ông, và các chiến công là những câu chuyện đáng quan tâm nhất. Các anh hùng không chỉ đánh quái vật mà còn đánh luôn các vị thần (nếu cần thiết). Điều này rất khác với thần thoại của các dân tộc khác coi thần thánh là bất khả xâm phạm. Qua đó cũng thể hiện ý chí mạnh mẽ của con người: sức người có thể đương cự cả với thần thánh, thiên nhiên.

    PS:

    Các Bài viết trên đây đều có tính cách Tổng hợp.
    Nếu viết chi tiết có thể cả nghìn trang củng k0 hết.

    Tàm tạm vậy ! Chúc vui
    Lần cập nhật cuối: 04/04/2014

Chia sẻ trang này