1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về Thiền & Phật học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi hoatnhiendonngo, 07/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoatnhiendonngo

    hoatnhiendonngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu về Thiền & Phật học

    để dành
  2. pruseidon

    pruseidon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Cái chủ đề này ngộ quá ta! Chỉ vỏn vẹn hai chữ.Mà thôi , nhân dịp bàn về Phật , em cũng muốn hỏi mấy bác một câu.Phật bảo rằng đời là bể khổ và nếu con người diệt hết đi dục vọng của bản thân thì con người sẽ lên đến cõi niết bàn, một nơi không còn niềm đau, khổ ải.Nhưng ngay việc chúng ta muốn thoát khỏi bể khổ, muốn lên tới cõi niết bàn cũng là một dục vọng của con người.Vậy, Phật bảo phải diệt đi dục vọng thì làm sao chúng ta lên được cõi niết bàn.Và nếu chúng ta diệt được dục vọng thì chúng ta đâu còn tha thiết gì mà lên niết bàn.Nếu bác nào có một lời giải thích cặn kẽ thì chỉ cho em với nhé
  3. hoatnhiendonngo

    hoatnhiendonngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Lên Niết Bàn ko phải là dục vọng bạn à , bạn có nhớ là trước khi chứng ngộ thì phật cũng chưa có khái niệm về nó , phật chỉ tìm mọi cách để thoát khổ . May mắn đã mỉm cười với phật , người đã được giải thoát . Và phật tìm mọi cách để giới thiệu cái cảnh giới đầy sung sướng đó cũng như con đường để chứng ngộ cho chúng sinh , nhưng tất nhiên là rất khó thực hiện . Người nào càng đam mê niết bàn thì càng khó đạt được , lúc đó bản thân anh ta tự đưa mình vào cái dục vọng ảo và cứ luẩn quẩn hoài vì ko hiểu được đạo .
    Việc thoát khổ chỉ đơn giản là giảm bớt những dục vọng của bản thân mà thôi , hoàn toàn ko tạo thêm dục vọng mới . Hy vọng bạn hiểu .
  4. pruseidon

    pruseidon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Mình không hiểu.Mình không hiểu ý bạn dục vọng là gì.Nếu nghĩ dục vọng là những gì đó xấu xa thì không hẳn.Đôi khi dục vọng chính là động lực để ta tiến lên phía trước, giúp con người hoàn thiện mình hơn.Ở một khía cạnh nào đó, dục vọng của mỗi cá nhân giúp cho xã hội có những bước phát triển hơn.nếu một xã hội chỉ toàn những cá nhân không có ước muốn, không có tham vọng thì xã hội đó làm sao phát triển được
  5. hoatnhiendonngo

    hoatnhiendonngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Dục vọng là ham muốn : tiền tài , danh vọng , nhục dục ái tình ... đây là những ước muốn rất hiển nhiên với những người bình thường trong xã hội . chính vì ham muốn nên họ mới cố tìm mọi cách đạt được , hậu quả của nó là xã hội phát triển , nhưng con người thì lâm vào cảnh khổ , vì như bạn biết đó , đâu phải ham muốn là được , mà khi được thì lại nảy sinh ham muốn mới ... như người ta thường nói : lòng tham vô đáy là vậy . Và họ khổ tâm .
    Chủ trương của nhà Phật là Diệt Khổ nên phải Diệt Dục , để đi theo con đường đó phải xa đời , người ta phải vô chùa hay lên núi tu tập , hoặc cũng có thể tu tại gia . Họ chỉ là một nhóm nhỏ người, còn lại đa số vẫn sinh hoạt làm ăn bình thường . Bạn cũng nằm trong số đó .
  6. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Em muốn nói:
    Phật không có nói đời là bể khổ theo nghĩa không có niềm vui, sự sung sướng trong cuộc sống.
    Bản thân ông trước khi giác ngộ từng là thái tử với hoàn cảnh sống rất tốt.
    Nhưng mà những cái đó nó vô thường, rồi sẽ đến lúc bệnh tật đến, già lão đến, và cái chết đến.
    Đa số chúng ta thực sự kiêu mạn trong sự kiêu mạn của không bệnh tật, không già yếu, không bị cái chết đe doạ. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng thôi. Ngoài lão bệnh tử thì khổ ải cũng có thể tấn công chúng ta bất cứ lúc nào
    Đúng vậy, dục vọng chẳng có gì xấu. Nhưng những cái nó dẫn đến thì tuỳ dục vọng. Vậy bác nghĩ dục vọng như nào là tốt?
    Tiến lên phía trước là về phía nào?
    Con người hoàn thiện mình hơn là hoàn thiện cái gì?
    Cái mà bác nói xã hội đó làm sao phát triển được thì, bác nghĩ thế nào là một xã hội phát triển? Xã hội phát triển để làm gì?
  7. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc!
    Làm Kinh tế tức là Thiền từng giây từng phút!Nhưng những người làm Kinh tế bị ảnh hưởng bởi dục vọng Vô Thường, làm họ tạo vọng tâm và tạo nghiệp lực cho chính mình, ko thoát khỏi sự sinh tử, ko có trạng thái Niết Bàn
    Hành Thiền tức là Thiền từng giây từng phút!Nhưng những người hành Thiền bị ảnh hưởng bởi SỰ KO CÓ DỤC VỌNG, làm họ tạo vọng tâm và ko thể làm kinh tế, để xã hỗi phát triển, NHƯNG CHÍ ÍT VẪN CÓ THỂ THOÁT KHỎI SINH TỬ nhưng vẫn chưa đạt tới cứu cánh Niết Bàn rốt ráo!
    Cả hai đều là Phật từng giây từng phút nhưng vẫn còn áng mây vô minh và vọng tâm che lấp, nhưng những người hành Thiền thì áng mây đó đã tiêu tan từ từ, nhưng một bên chấp ngộ (Hành thiền mà ko làm kinh tế), một bên chấp mê (làm kinh tế mà ko cần biết tới Thiền)!
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Có bên chấp cả mê lẫn ngộ
    Được voiconlontalonton sửa chữa / chuyển vào 18:31 ngày 07/12/2006
  9. hoatnhiendonngo

    hoatnhiendonngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Ví dụ của bác rất hay , vậy bác giải thích ra sao với trường hợp Đốn Ngộ , ko có dục diệt dục , ko tu mà vẫn ngộ được vậy ?
  10. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Có bên chấp rằng có sự chấp cả mê lẫn ngộ trong khi ko thể có trường hợp như thế!
    Nếu thật sự như thế thì phải gọi là, LÚC thì chấp mê, LÚC thì chấp ngộ, nếu trong cùng một lúc chấp cả mê lẫn ngộ thì thật sự cũng là chấp, vậy thật sự hễ nói ra tức là chấp!!! Chính vì thế Đức Phật lại khẳng định, Pháp Phật chân thật ko thể nghĩ bàn! Hễ nghĩ bàn tức là sai!

Chia sẻ trang này