1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về Thiền & Phật học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi hoatnhiendonngo, 07/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Thật sự đối với người Đốn Ngộ thì họ đã tu nhiều kiếp sống rồi, đến kiếp sống nào đó, họ sẽ Đốn Ngộ, chúng ta nghĩ rằng họ chưa tu tập nhiều, nhưng thật sự trong rất nhiều kiếp, họ đã tu hành và tạo nhiều công đức, phước báu rồi!
  2. hoatnhiendonngo

    hoatnhiendonngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi em đọc sách về Phật thì hay được nghe nhắc tới Tướng , tỉ dụ như : đứa bé đó lúc mới sinh thoạt nhìn ai cũng bảo có tướng làm phật v.v... vậy tướng ở đây là gì , có liên quan tói xem tướng thông thường kô , em chỉ biết lơ mơ là có tướng làm phật hình như là tai dài , ngoài ra ko biết gì thêm, bác nào biết chỉ cặn kẽ giúp em mới
  3. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Phật Học: Là một môn học khá hấp dẫn của cuộc sống , Phật giáo cho rằng Đời là bể khổ nên đưa ra những lý giải và phương sách để giải thoát nỗi khổ của con người, đưa con người đến bến bờ hạnh phúc với lý tưởng là cõi Niết Bàn , về cõi Niết Bàn tôi không biết nên không dám nói chỉ biết một số kiến thức cơ bản của Phật Giáo
  4. culanus

    culanus Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Chưa đọc nhiều về phật, nhưng nói về tướng số thông thường thì dựa trên đặc điểm hình dáng bên ngoài, tứ chi, mặt mũi, các đặc điểm riêng để dự đoán tính cách, số phận. Đó chỉ là các những kinh nghiệm lâu đời đã được đúc kết, tổng hợp. Tuy nhiên chưa đủ. Việc dự đoán tương lai của mỗi người còn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau: ngày, giờ, tháng, năm sinh, cha mẹ anh em họ hàng và rất nhiều các yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi cá nhân. Tham khảo thêm phong thủy và dịch học.
    Tướng làm phật có lẽ tương tự như đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu chăng. Nghĩa là khí độ từ đứa trẻ phù hợp với Phật.
    Phật quan trọng ở chữ Ngộ chính vì vậy hình tướng không ảnh hưởng đến có căn duyên hay không.
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Phật Thích Ca có 32 tướng tốt.
    Tướng là hình tướng thông thường ấy, rộng ra thì là bất kì một dạng biểu hiện, tồn tại nào đó. Chẳng hạn bạn nhìn ai nhận xét người này trông gian gian
    Kinh Phật có câu: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng có nghĩa là có dù có tướng giai (nam) hay nữ (thị) đều là không có thật [đùa]
  6. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt, tuyệt, tuyệtttt!!!

  7. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Tôi không có kiến thức sâu về Phật học, nay xin diễn đạt cách hiểu nôm na của mình về Phật pháp:
    Có một lần tôi đã thắc mắc với 1 nhà sư:
    1. Nếu không có ham muốn (dục) Hướng Thiện (sống tốt đẹp và giúp đỡ mọi người) thì sống có nghĩa gì? Con người chỉ sống theo kiểu tồn tại - "Tôi tồn tại là tôi sống" chứ không phải "Tôi tư duy là tôi tồn tại (ở đây, tôi hiểu chữ "tồn tại" theo nghĩa là "sống"), nếu vậy con người khác gì con vật? Tuy Phật chủ trương bình đẳng vạn vật, nhưng nếu con người cũng như con vật thì lúc đó chắc cũng chẳng có Đạo (lại hơi đá sang khái niệm "Đạo")
    2. Phải hiểu thế nào về "Kiếp". Tôi thấy khối kẻ bạc ác, tha hóa, đểu cáng mà vẫn sống nhăn, giàu sang là đằng khác; con cháu chúng vẫn tử tế, sung sướng. Khối người lương thiện, tài đức mà vẫn hoặc nghèo hoặc "hèn"...
    Vị sư trẻ trả lời đại ý là (lâu rồi tôi không nhớ chi tiết, xin phép Diễn Đạt Theo Cách Hiểu):
    1. Phật không phản đối điều đó (vì Hướng Thiện phù hợp với Bát Chánh Đạo để diệt khổ). Nhưng người đã đắc đạo không còn nặng Dục Vọng hành thiện mà việc hành thiện đã như là căn tính, là lẽ tự nhiên. Họ cố gắng giúp người nhưng không cố sức, chống lại "lẽ tự nhiên" mà bình thản đón nhận mọi nghịch cảnh, khó khăn.
    Sở dĩ những nhà sư không ham tranh luận theo kiểu "gân cổ, đỏ mặt" là vì họ hiểu về "Đốn Ngộ". Tôi hiểu ở một Cấp Độ Thấp Hơn của con người (trong cuộc sống), đó là "Nhận Thức", trình độ nhận thức, mức độ nhận thức. Nó là giá trị cao nhất của tư duy con người, trên cả kiến thức, biết và hiểu.
    2. "Kiếp" không có nghĩa là nối đời, sợi dây huyết thống thuần túy theo kiểu "đời cha ăn mặn đời con khát nước", mặc dù khái niệm "nhân nào quả ấy" theo cách hiểu thông thường vẫn có giá trị. Mỗi cá thể phải chịu đựng và chịu trách nhiệm về "nhân" và "quả" của chính mình. Ở một kiếp khác có khi người cha lại là con của người con - Lúc đầu tôi thấy rất kỳ quặc, theo cách hiểu thông thường về tôn ti, nhưng khi hiểu sâu hơn tôi thấy điều này lý giải được nhiều điều, bản thân "vỡ" ra được nhiều lẽ...
    (Lại bận rồi, tôi xin phép post tiếp sau)
  8. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Sự hướng thiện (sống tốt đẹp và giúp đỡ mọi người) không phải là ham muốn(dục) đâu.Ham muốn xuất phát từ lòng ích kỉ,khi mình chỉ muốn làm điều lợi ích cho mình,đôi khi hại cả người khác để vơ cái lợi về mình
    Còn sự hướng thiện không phải ham muốn,nó không xuất phát từ lòng ích kỉ mà xuất phát từ một tâm hồn đạo đức và vị tha. Nói cách khác một người có đạo đức thì anh ta sẽ có xu hướng hướng thiện rất tự nhiên phát ra mà không cần phải "muốn hướng thiện"

    Tuy nhiên nói về việc giúp đỡ mọi người cũng có nhiều trường hợp lắm.Không phải tất cả mọi người đều làm việc đó với tâm vị tha không mong cầu,đôi khi có sự ích kỉ ẩn chứa trong đó
    Ví dụ như giúp người để lúc khác người ta phải giúp lại mình.Giúp người để tạo uy thế (người thọ ơn phải nghe theo ủng hộ mình).Giúp người vì lí do không chính đáng,ví dụ thấy cô gái đẹp thì giúp đỡ để chiếm cảm tình chẳng hạn.Hoặc giúp người để cầu phước,giúp người chỉ vì người đó là người thân ruột rà của mình.Tất cả những hành động đó bên ngoài mang hình thức hướng thiện nhưng thực chất có chút ích kỉ bên trong,làm điều thiện mà vì bản thân mình , là vẫn còn cái ham muốn

    Một người thực sự hướng thiện,sống tốt đẹp giúp đỡ mọi người mà không có ham muốn ích kỉ là người giúp người mà trong lòng không có mấy động cơ không chân chính như trên.Mình giúp người đơn giản vì thấy thương người đó,vì thấy người đó có khó khăn cần giúp đỡ.Ngoài ra còn để tạo duyên giáo hoá về sau.
    Mình giúp người ta cái ăn cái mặc,cái công việc hàng ngày chỉ là giúp được một người ở một thời điểm đó thôi.Giúp người ta biết đạo lý , biết hướng thiện,tin hiểu nhân quả,giúp người ta sống nhân ái đạo đức hơn là giúp người ta cả đời,ngoài ra mình đã gián tiếp giúp bao nhiêu người khác vì người kia sau khi ngộ ra đạo lý sẽ đi giúp thêm được bao nhiêu người nữa.
    Tuy nhiên việc dùng đạo lý cảm hoá người khác không phải chuyện đơn giản.Lấy ví dụ một người nghèo khổ rách rưới,giờ mình đến khuyên họ sống đạo đức hơn,vị tha hơn rồi theo đúng nhân quả cuộc đời họ sẽ bớt khổ.Nhưng thực tế là họ sẽ không hiểu,và không nghe.Nếu mình giúp họ một chút vật chất trước mắt họ bớt được chút khổ,và tạo nhân duyên để sau này gặp lại và cảm hoá họ,có khi phải đến kiếp nào đó.

    Trường hợp khác làm từ thiện giúp người nhưng trong lòng cứ chấp công,tự hào,kể lể.Tuy rằng trong lòng không có động cơ ích kỉ nhưng việc thiện cũng chưa trọn vẹn,đạo đức vẫn chưa hoàn toàn.Việc thiện hoàn hảo là làm xong rồi thì quên đi không nhắc tới nữa.Như có một vị đã nói
    " Sống trên đời cần có một tấm lòng , để làm gì , để gió cuốn đi..."
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Vàng 1: Khi con người sống và hướng Thiện thì con người sẽ CÓ KHẢ NĂNG trở về với bản tính THẬT SỰ của chính mình. Nếu con người ko sống và hướng Thiện mà hướng Ác thì con người RẤT KHÓ trở về với bản tính THẬT SỰ của chính mình.
    Khi con người KHÔNG trở về được với bản tính THẬT SỰ của chính mình, con người sẽ liên tục tạo ra nhân duyên trùng trùng điệp điệp bằng cách gieo nhân và gặt quả liên tục do SỰ HAM MUỐN (DỤC VỌNG) (ví dụ như ham muốn sắc dục (********, sự thụ hưởng và thoả mãn các nhu cầu), tiền tài, địa vị, quyền lực,...), lúc đó con người sẽ phải liên tục gieo nhân và gặt quả và ko bao giờ chấm dứt vòng Sinh tử (chỉ khi ko còn gieo nhân và ko còn phải gặt quả thì con người mới thoát khỏi Sinh tử). Khi con người ko thoát ra được Sinh tử thì con người sẽ luôn phải chịu Đau Khổ do các Kiếp sống ở trong Sinh tử.
    Do đó, bằng cách hiểu được MỘT pháp môn nào đó theo những giáo lý của Đức Phật (mỗi người có một pháp môn thích hợp tuỳ theo căn tính và trình độ,...), con người CÓ ĐỊNH LỰC ĐỂ THOÁT RA KHỎI SINH TỬ mà biểu hiện ban đầu của Định lực để thoát ra khỏi sinh tử là sống HƯỚNG THIỆN và giúp đỡ mọi người. Lúc đó, con người sẽ dần thoát ra khỏi những ham muốn bản ngã và xem bản ngã và những sự ham muốn của bản ngã ko còn quan trọng hay ngày càng mờ nhạt đi nếu con người sống hướng Thiện liên tục, liên tục (do hướng đối tượng đến mọi người và giúp đỡ họ, và lúc đó cái "mình" ko còn quan trọng nữa)
    Vàng 2: Đó là mặc dù ác quả chưa thấy tới nhưng Thiện đã tránh xa rồi, và mặc dù Thiện quả chưa thấy tới nhưng Ác đã tránh xa rồi.
    Một người có thể sống sung sướng và hạnh phúc dựa trên những việc làm tồi tệ và gian ác,... trong SUỐT một đời nếu ko bị trừng trị ngay trong đời đó thì ĐỜI SAU SẼ PHẢI TRẢ NGHIỆP BÁO của mình.
    Một người có thể sống khắc khổ và đau khổ nhưng luôn có tấm lòng Thiện và tốt đẹp,... trong SUỐT một đời nếu ko được hưởng hạnh phúc và tốt đẹp ngay thì ĐỜI SAU SẼ ĐƯỢC NGHIỆP BÁO CỦA MÌNH.
    VÀ BẠN HÃY LUÔN NHỚ MỘT ĐIỀU : THIÊN ĐẠO HẢO HOÀN (một điển cố nói về cái Đạo của Trời: Đạo của Trời sẽ hoàn trả lại những điều tốt đẹp và Thánh Thiện cho những người nào có nó)
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Em không biết nhiều về đạo phật nhưng em thấy ham muốn chính là động lực của cuộc sống. Nhà Phật dạy không ham muốn, tức là cố gắng kéo tụt sự phát triển của XH.

Chia sẻ trang này