1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về Thiền & Phật học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi hoatnhiendonngo, 07/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Sự phát triển của xã hội ko nhất thiết phải được hình thành dựa trên động lực là các ham muốn của con người, mà đó chỉ là kết quả tất yếu của sự phát triển xã hội.
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Thế chứ không ham muốn ăn ngon mặc đẹp mà chỉ áo nâu chân đất cơm chay thì dẫn nhau lên núi ở cả hả bác! Thế nhà phật dạy không ham muốn thành để XH phát triển gì thì mặc, mình cứ ăn lông ở lỗ à? Còn nữa, nếu ai cũng giới luật nghiêm thì lấy ai đẻ ra sư mà truyền đạo?
    Tôi tôn trọng cái tư duy duy vật biện chứng có trong phật giáo thôi, còn lại hình như hơi mâu thuẫn.
    Được dangiaothong sửa chữa / chuyển vào 08:07 ngày 29/12/2006
  3. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Ham muốn là động lực thúc đẩy phát triển xã hội, nhưng ham muốn có nguồn gốc từ vô minh, do đó chính nó đã là con đường sai lầm,
    những ham muốn hổn tạp đã làm xã hội rối loạn , mất trật tự trong chính linh hồn của xã hội hay cụ thể là của từng cá nhân của chúng ta,
    Chính vì vậy chúng ta hay tìm đến tôn giáo để được giải thoát những rối răm đời thường và tôn giáo có nhiệm vụ điều chỉnh tâm lý của mổi cá nhân và toàn xã hội ,
    Tất cả các tôn giáo chính thống điều có nhiệm vụ cho từng tần lớp xã hội, nhưng sự xuống cấp của tôn giáo hiện tại củng có nguyên nhân xuất phát tự ham muốn ,
    thế giới đang hổn loạn vì ham muốn hay dục vong đang thống trị và các bạn biết Thượng Đế phải làm gì rồi???
  4. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Bác LHX-NDD mê Phật giáo quá mà phủ nhận "sạch trơn" Ham Muốn chăng?
    Theo tôi ham muốn "tích cực" hay "tiêu cực" đều thuộc về Triết thuyết Âm Dương, là 2 mặt của 1 vấn đề, là QUY LUẬT TỰ NHIÊN. Có lẽ chữ DỤC (ham muốn) là chữ đè nặng và lâu dài nhất của loài người, là nguồn gốc cuả mọi tội lỗi, là động lực của các thành tựu phát triển!
    Còn bác Tinhnguyen00 phủ nhận tính Hướng Thiện là "ham muốn" (tích cực) có lẽ chưa thuyết phục. Cá nhân tôi quan niệm "Dục" mang một nghĩa rất rộng, không đơn giản chỉ là "********" theo cách hiểu dân dã hiện nay, cũng không chỉ là "dục vọng" (thấp hèn), mà là: Tất cả mọi mong muốn, ước vọng, khát khao, hoài bão, ham muốn, đam mê... của con người. Nói nôm na: Khi người ta có một cái đích và muốn hướng tới và đạt đến thì đó là DỤC
    Bài kệ này là một ví dụ:
    Hưu hướng Như Lai (Quảng Nghiêm thiền sư)
    Ly tịch, phương ngôn tịch diệt khứ ,
    Sinh vô sinh hậu, thuyết vô sinh .
    Nam nhi tự hữu xung thiên chí ,
    Hưu hướng Như Lai hành xứ hành .

    (Xa lìa cõi tịch hãy bàn tịch diệt
    Vào được cõi vô sinh hãy nói tới vô sinh
    Làm trai tự mình có cái chí tung trời
    Đừng đi theo bước đi của Như Lai)
    -------------------------------------------------------
    Quan điểm của tôi về Thuyết Âm Dương: http://www7.ttvnol.com/hocthuat/874133.ttvn
    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 11:48 ngày 29/12/2006
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Tội nghiệp, chúng sinh quả thật tham lam và ngu si
    Thứ nhất ha, thế Đảng CSVN ham muốn lên CNXH có lớn không? Có muốn rửa sạch nỗi nhục đói nghèo không? Thế từ trước 86 thì lấy gì để ăn, lấy gì để mặc?
    Thứ hai, một người phụ nữ có mang có thể sinh con trai hoặc con gái. Nếu ai cũng sinh con gái thì xã hội loài người diệt vong à?
    Mồm nói biện chứng không hiểu biện chứng là gì?
    Như thế gọi là tham và si đó, còn sân không biết có không nhỉ?
  6. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bác tự cho mình là giỏi thì còn cần nghe ý kiến của ai nữa?
    Nói tóm lại bác chẳng biết gì về Phật giáo đâu nhé. Phật giáo không luận về dục trên dục, mà luận dục trên cái nhìn khác cơ
  7. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Bác tên lạ "voiconlontalonton" nói mạnh nhảy? Tôi tự biết kiến thức của mình về lĩnh vực Phật học còn hạn chế nên muốn học hỏi những người hiểu biết (có thể có cả bác). Tôi nói trên quan điểm thuần túy cá nhân để trao đổi, tranh luận cơ mà. Tôi cũng biết Nhà Phật hay chia những "khái niệm" tinh thần thành nhiều cấp độ, người bình thường đôi khi thấy khó phân biệt, thậm chí tôi cá là nhiều vị sư "ít học" cũng rất lúng túng trước những lý luận đó.
    Nếu bác am hiểu Phật pháp mà chê người bình thường không am hiểu thì nghĩa là "Ngộ tính" của bác còn phải bàn... Tôi đang lập luận theo cách hiểu của một người bình thường có hiểu biết, nếu bác có thể làm cho tôi thông tỏ, "Ngộ" ra thì tôi cảm ơn bác lắm!!!
    Triết học hay Tôn giáo muốn quảng bá thì phải gần gũi. "Chân lý là một viên kim cương, nó chiếu muôn mặt chứ không chỉ một mặt" - Nếu câu này được ai đó phân tích, chứng minh, lý luận bằng 5 cuốn sách dày cộp kiểu "nhà bác học" của Azit Nexin thì liệu nó sẽ có ích cho ai ngoài một nhúm "học giả" kính dày cộp?
    Nếu tôi nói làm bác phật ý thì bác bỏ quá, tôi thực sự muốn nghe những cao kiến của các bác. Bể học mênh mông - "càng học càng thất dốt"!
    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 20:11 ngày 29/12/2006
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Thôi coi bác là người thường vậy, tại vì bác tự nhận thế.
    Bác muốn nói về dục trong Phật giáo thì phải hiểu vị trí và cái nhìn của nó trong Phật giáo, đằng này lại lấy cái nhìn của người thường mà nói. Có khác gì bác nói về Vật lý trong khi lại lấy quan điểm của các nhà văn?
    Phật giáo không phải để am hiểu bác ạ. Giống như thuốc chữa bệnh không phải để đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bác chê nhà sư ít học lúng túng chẳng khác gì bác chê võ sĩ lúng túng khi trả lời tại sao anh lại đấm được với tốc độ nhanh thế, hoá chất nào đã giải phóng năng lượng trong cơ bắp của anh? Em không chê bác đâu. Em chỉ nói lên sự thật thôi. Tự hạ mình xuống thì cũng là kiêu mạn thôi. Không cao sao phải hạ mình xuống?
    Nếu bác nghĩ Phật giáo phải quảng bá, phải gần gũi thì kệ bác nhé, em không hơi đâu giải thích với bác nữa.
  9. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Mình mới chân ướt chân ráo vào TTVNOL do mê lịch sử và thích những bàn luận bên box ấy, nhưng mình hic hỏng có được gửi bài. Thế là vào đây vì cũng thin thich tìm hiểu tâm lí học.
    Hong biếc thin thích có phải là ham muốn ko?
  10. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Theo mình, nhà Phật có dạy không ham muốn là để chúng ta được hạnh phúc. Cái vụ không ham muốn làm xã hội không phát triển là cái đánh giá riêng bạn đã thêm vào rồi!
    "Ham muốn" trong đạo Phật gần như phải hiểu như một thôi thúc vị kỉ vị lợi, một cơ chế mù loà làm mình như một người máy bị nó điều khiển, chi phối các hành động, và nhất là ý nghĩ của mình, nhằm thoả mãn các nhu cầu sinh lí, tâm lí của riêng cá nhân mình.
    Nếu vậy không ham muốn là ta rảnh tay, bình tâm, sáng suốt nghĩ, làm những gì cần nghĩ, cần làm, có lợi cho ta mà không hại cho người. - lợi cho ta mà không hại cho người là một mức độ của cái gọi là thiện.
    Và tiến bộ cho cả ta lẫn người là điều tốt, điều thiện - làm sao mà không nghĩ tới cho được?

Chia sẻ trang này