1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về Thiền & Phật học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi hoatnhiendonngo, 07/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Duy vật biện chứng thì ko phải đâu, nhưng biện chứng thì hì hì đàng ấy tìm đúng chỗ rồi.
    Theo tớ biết đạo phật hỏng có nói khởi nguyên là vật chất, cũng như hỏng chịu khởi nguyên là "tinh thần", dù rằng nhiều người phật giáo, theo một vài hệ phái duy tâm, ko đồng ý như vậy.
    Tớ cũng mê biện chứng phật giáo. Lúc nhỏ, rồi lúc lưu lạc sang đây, cứ ở gần chùa, mà không thấy hấp dẫn gì vì chỉ thấy các sinh hoạt tế lễ, cúng bái mà ko hiểu tại làm sao. Nhưng do một tình cờ, biết ra rằng phật giáo là một hệ thống biện chứng. Thế là cũng mầy mò tìm hiểu rùi bị nó heheeh mê hoặc.
  2. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    lạy Phật! có người nói Phật mê hoặt người, xin đức ngài tha thứ cho con vì con nói vậy.
  3. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Úi cha hỏng có chụp mũ nghe! :-)
    Đàng ấy đọc lại cái coi nào!
    Mà đức Phật của đàng ấy là một vị thần chuyên soi mói những việc đàng ấy làm hay sao mờ đàng ấy phải xin lỗi xin phải ông ý ?
    Phật của tớ làm biếng lắm. Hong có chuyện rình mò kì như dzị!
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    @ Voi con: Đọc kỹ bài rồi chê bai người khác nhé, kiểu như bạn tôi cho là ngộ tính cao, hiểu theo nghĩa: Có nhiều tính "ngồ ngộ".
    @ gocLe: Bạn đã tìm hiểu về Đạo Phật chưa, đặc biệt là thuyết âm dương ngũ hành, đó thể hiện quan điểm duy vật đấy bạn ạ. Tôi nói là quan điểm duy vật và biện chứng có trong phật giáo, nhưng như thế không có nghĩa là toàn bộ Phật giáo có tính chất đó đâu bạn ạ.
  5. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Các bác hiểu sai tôi hết rồi!
    "Chân" và "Thành" là 2 đặc điểm của tính cách tôi, vừa ưu, vừa nhược. Tôi từng bị người thì chê là "kiêu ngạo" người lại kêu là "quá khiêm tốn" - đều không chuẩn. Tôi biết mình biết người, không khiêm tốn đến giả dối kiểu xưng hô ra vẻ "Lễ" kiểu Tầu, cũng không "kiêu căng" nói quá những gì mình có - vì thế tôi mới nhấn mạnh câu "càng học càng dốt"!
    Lỗi tại ngôn từ của tôi thẳng thắn và mạnh, nhưng qua thời gian mọi người sẽ hiểu tôi vì tôi Chân Thành.
    Thực ra những tranh luận rất hay giữa Pruseidon và Hoatnhiendonngo đã đề cập đến khái niệm "Dục" (dục vọng) rồi.
    Chính bác Voiconlontalonton cũng nói: "Cũng vậy, việc tha thiết hoặc có dục vọng rằng cần phải diệt dục vọng là mong muốn tốt (đối với đệ tử Phật) hơn là dục vọng trộm cướp. Dục vọng đó sẽ giúp diệt trừ các dục vọng khác cho đến khi bác tự nhận thấy không cần phải có dục vọng đó nữa. Tức là bác đến đích thì tự bác sẽ nhận thấy không cần phải đi trên đường nữa.
    Cho nên lúc đầu có dục vọng cũng chẳng sao. Phật còn khuyến khích dục vọng đó nữa (...) Đúng vậy, dục vọng chẳng có gì xấu. Nhưng những cái nó dẫn đến thì tuỳ dục vọng (...) Cái mà bác nói (tq: nếu không có dục vọng) xã hội đó làm sao phát triển được thì, bác nghĩ thế nào là một xã hội phát triển? Xã hội phát triển để làm gì?"
    Tôi nói mình là "người bình thường có hiểu biết" là muốn phân biệt với "người bình thường" hiểu theo nghĩa "đổ đồng" hay "trung bình". Những "người bình thường" thông thường là lực lượng đông nhất trong xã hội và là đối tượng để bất kỳ nhà chính trị nào phải "mị dân", còn "người bình thường có hiểu biết" là đối tượng mà các nhà chính trị phải "chinh phục". Nói cách khác, "người bình thường" thông thường là mức trung bình của toàn xã hội, còn "người bình thường có hiểu biết" là mức trung bình của những người có học, trí thức.
    Bác Voiconlontalonton hiểu lầm tôi chê "những nhà sư ít học". Chữ "ít học" tôi đặt trong ngoặc kép, tôi cũng nghe nói một trong những vị tổ của Phật giáo là một người ít chữ. Như vậy, "Đốn Ngộ" không phải là đặc quyền của những người "nhiều chữ". Tôi muốn nói đến sự lúng túng của người bình thường giữa những khái niệm ĐƯỢC THỂ HIỆN BẰNG NGÔN NGỮ. Những gì mà các bác giải thích tôi có thể hiểu được, một trong những vấn đề đó tôi đã trao đổi với nhiều vị sư mà. Bác đừng hiểu lầm, tranh cãi về tiểu tiết ngôn từ với tôi nữa nhé.
    Nhưng bác nói: "Phật giáo không phải để am hiểu bác ạ. Giống như thuốc chữa bệnh không phải để đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng (...) Nếu bác nghĩ Phật giáo phải quảng bá, phải gần gũi thì kệ bác nhé, em không hơi đâu giải thích với bác nữa."
    Tôi e rằng thái độ của bác chưa tích cực (ở đây tôi không dùng từ "Ngộ tính" nữa vì nó xa xôi quá). Chắc bác biết: nếu Phật rời bỏ loài người sớm để đến cõi Niết Bàn thì chắc chắn rất nhiều người còn chưa thoát Bến Mê. Nếu bác không chấp nhận "phản biện", cho dù đó không phải là phản biện cao siêu của những học giả uyên bác, cũng như đạo Thiên Chúa không chấp nhận "phản đề" về nguồn gốc chúa Jesu, Trái đất quay quanh Mặt trời, hay "Tiền Big Bang là gì?"; nếu như bác khăng khăng khẳng định thay Nhà Phật: "Phật giáo không phải để am hiểu hay quảng bá"... thì thiển nghĩ: đó không phải là cái Phúc của Phật Giáo!
    Từ minh họa rất hay của bác, tôi xin lấy một ví dụ: Một người đã đến đích, anh ta bo bo "cái biết" đó cho mình và tự đắc vì "cái hơn" của mình hay sẽ chỉ đường cho người khác? Đành rằng việc tiếp thu sự chỉ dẫn đó tùy thuộc vào khả năng nắm bắt của người nghe, nhưng không lẽ thấy người khác chưa hiểu, anh ta cau có khó chịu và chê trách người nghe - "đấy, tôi đã chỉ rồi, anh thích đi đường nào thì đi" (dù người nghe ương bướng kia có thể đi vào 1 con đường nguy hiểm) - hay anh ta sẽ từ tốn và tận tình chỉ bảo cho đến khi người nghe hiểu rõ?
    Còn về "Xã hội phát triển để làm gì?" - Đó là một vấn đề khác mà qua điểm của tôi là "Mọi sự phát triển đều vì con người, bình đẳng mọi người, mọi nơi, mọi lúc và cân bằng vạn vật. Nếu phát triển điên cuồng, vì sự phát triển vật chất chứ không phải vì sự phát triển tinh thần, rồi tàn phá tự nhiên, để hưởng thụ cho hiện tại và đem tai họa cho con cháu và tự nhiên; để sướng cho quốc gia này, nhóm người này mà đem tai họa cho quốc gia khác, tộc người khác, nhóm người khác thì đó là SỰ PHÁT TRIỂN MÙ QUÁNG, BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ LÀ GỐC CỦA HỦY DIỆT" (Đó cũng là lý do mà tôi đề cao THUYẾT ÂM DƯƠNG! Tôi cũng ngưỡng mộ Phật Giáo nhưng ở đây tôi muốn nói đến tính khoa học và biện chứng)
    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 09:16 ngày 04/01/2007
  6. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn dangiaothong.
    Tớ chỉ biết Phật Thích ca có nói đến hình ảnh Vũ trụ như sinh ra từ một ?~cực vi hư không?T hỗn độn, không thể cho đó là ?~danh?T hay là ?~sắc?T. Cực vi hư không thấy được dịch là ?~(empty) space particle?T, trong đó định nghĩa về empty space rất gần với vacuum trong vật lí.
    Tớ có đọc một ''''biên bản'''' cuộc hội thảo bàn tròn tại Viện Niels Bohr, giữa Dalai Lama và các nhà vật lí lừng danh ở Bắc Âu. Vụ này xảy ra cả chục năm rồi, thuở giới khoa học ở đây còn rất nghi ngờ ''''luận điệu'''' khoa học tự nhiên có nhiều điểm tương đồng với triết học phật giáo, mà các nhà khoa học nơi khác bấy giờ đã nói đến. Khi nghe giảng giải về sự sinh thành Vũ trụ tự cực vi hư không, một chuyên gia về superstring đã hứng thú tưởng chừng nhảy dựng lên
    Anyway từ cực vi hư không này mà Vũ trụ với danh và sắc thành hình. ?~Danh?T và ?~sắc?T tương đương với tâm và vật trong tư tưởng phương tây. Con người là một hợp thể danh sắc (nama-rupa). Con vật cũng thế nhưng phần ?~danh?T mờ nhạt hơn, và trong cỏ cây thì danh nó như có như không.
    Một hợp thể danh-sắc thường được nói đến theo một mô hình thích hợp hơn về tâm lí: một hợp thể của 5 ?~thành phần /uẫn?T gồm sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Đại khái là (1) vật chất, (2) cảm thụ hay cảm giác, (3) tư tưởng, (4) xung động tư duy, nhận thức vv. tiềm ẩn, vận động liên tục dù ta ko ý thức nó có (do đó có khi đang ngủ say mà giải được bài toán cả ngày làm hong ra ), và (5) sự nhận biết, phân biệt.
    Nói như vậy có vẻ như nói 4 ?~uẫn?T sau là phi vật chất. Nhưng các nhà nghiên cứu kinh sách đã khẳng định rằng ?~sắc?T chỉ tương đương với khái niệm vật chất trong tư tưởng tây phương thôi chư ko phải giống hệt, vì Phật cũng nói ko có ?~sắc?T như cái nền thì thụ, tưởng, vv. cũng không còn như chúng ta biết.
    Ko lẽ đây là điều bạn gọi là thuyết ngũ hành?
    Have a nice day pal.
    Được gocLe sửa chữa / chuyển vào 16:18 ngày 02/01/2007
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Trở lại vấn đề chính là bạn có nhìn nhận được tí duy vật nào trong phật giáo không?
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Phật giáo không luận về người khác
    Haha, lúc đầu đọc không kĩ thì viết thế, nhưng cũng không muốn sửa lại. Em không hiểu lầm bác chê nhà sư ít học. Ý em nói là đối với Phật giáo, đó cũng là một tôn giáo, có nghĩa là bác hỏi những câu trời ơi đất hỡi thì làm sao trả lời được, họ lúng túng là phải rồi. Họ đâu có được học để trả lời những hỏi như vậy? Chẳng khác gì bác hỏi nhà văn về toán học vậy.
    Vậy ở đây em sẽ nói theo cách nhìn của Phật giáo để bác có thể hiểu được.
    Theo Phật giáo thì mục đích của chúng sinh là đi tìm hạnh phúc. Nhưng tại sao với suy nghĩ muốn hạnh phúc cho mình và mọi người nhưng người ta lại làm hại nhau, đó là do tham lam và ngu si.
    Thực ra bác có thể muốn tốt cho bạn, nhưng khi bạn thành công tự nhiên mình cũng có thể sinh lòng đó kị chẳng hạn.
    Tóm lại nguồn gốc của đau khổ là ở vô minh (không hiểu đúng bản chất của sự vật)
    Do vô minh chúng sinh phải trôi nổi trong luân hồi. Đức Phật ví được làm người, được nghe giáo pháp của một vị Phật như là một con rùa mù một ngàn năm mới nổi lên, trúng một cành hoa trôi nổi trên đại dương. Tức là xác suất rất nhỏ. Và bản thân Phật giáo cũng phải chịu quy luật vô thường, nghĩa là nó cũng sẽ biến mất khỏi thế giới. Thời gian có một giáo pháp trên đời so với thời mạt pháp là rất nhỏ. Do vậy quảng bá có ý nghĩa gì cơ chứ? Ý em là không nên chấp chặt vào việc phải quảng bá, lôi kéo người khác theo tôn giáo của mình, như thế là tự mình làm khổ mình thôi.
    Quay lại với câu nói của bác, công nhận Phật giáo cũng cần quảng bá, nhưng không phải là quảng bá theo cách hiểu thông thường. Bác có biết câu người mù dắt người mù không? Chính vì nhiều người coi trọng việc quảng bá tôn giáo của họ hơn là sự thực hành của chính họ nên họ trở thành người mù dắt ngưòi mù. Và nhiều người lại trở nên xa rời với tinh thần nguyên thuỷ của Phật giáo. Như Lai chỉ thuyết về Khổ và diệt Khổ, Như Lai không có thuyết phải quảng bá lý thuyết của Như Lai. Tất nhiên Phật cũng không có thuyết phải giấu kín giáo pháp của Ngài. Bác từ chỗ bỏ câu trên lại chấp vào câu dưới. Phật giáo cần gì phúc đâu?
    Theo lý thuyết của Phật giáo thì thế giới, tất cả mọi thứ sinh ra đều phải diệt. Kể cả thiên đường hoặc xã hội cộng sản. Tức là không nên chấp trước vào sự phát triển chứ không bàn đến có nên phát triển hay không phát triển. Khi nào bác hiểu tinh thần không chấp trước thì hãy bàn về Phật giáo nhé.
    Phật cũng khuyến khích mọi người siêng năng làm ăn, làm giàu lương thiện, xã hội phát triển. Nhưng như thế chỉ là phần nổi của tảng băng thôi.
    Được voiconlontalonton sửa chữa / chuyển vào 18:20 ngày 02/01/2007
  9. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Nghe thì kì kì, nhưng tớ ko dùng ?Tduy tâm?T theo nghĩa mê tín dị đoan hay gì gì đó, khiến quan niệm đối lại với ?Tduy tâm?T thì có nghĩa tích cực hơn nhiều. Thay vì thế tớ dùng các từ này theo nghĩa triết học. Theo đó cả thuyết duy tâm lẫn thuyết duy vật đều là những thuyết được lí luận chặt chẽ từ các tiên đề của chúng.
    Tớ ko có ý khoe chữ hay dông dài gì đâu. Chỉ để cố gắng nói rõ ràng thế này: Tiên đề duy vật là xem vật chất như khởi đầu của vũ trụ, và tâm hay các tượng ?Ttinh thần?T đơn giản cũng là vật chất với cấu hình khác với cấu hình vật chất thông thường mà thôi. (Tiên đề duy tâm thì ngược lại, nhưng ngày nay có vẻ yếu thế vì các triết gia duy tâm ko đưa ra được một giải thích tâm thức vượt trội về khoa học so với giải thích duy vật. Nhưng đây là chuyện khác.)
    Đạo phật, như tớ biết, xem các khái niệm tâm và vật là những khái niệm tương đối, nói cho đúng là đối đãi và bổ sung ?" khái niệm ?Ttâm?T chỉ có ý nghĩa trong so sánh và quan hệ với ?Tvật?T, và ngược lại. Trong buổi đầu của Vũ trụ, không có không gian, thời gian, nói chung là không có gì ngoài một khối hỗn mang, thì lấy gì để thiết lập khái niệm tâm hay vật khi không có chi để so sánh?
    Hi vọng là đủ rõ ràng để nói ko có chi duy vật hay duy tâm ở đây cả.
  10. Mjnicklove

    Mjnicklove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    1
    Em thấy các bác tranh luận rất hay , đọc cũng học được nhiều thứ , nhưng bác Voiconlonton không nên chê thành viên khác như vậy , Tinh thần là học hỏi lẫn nhau ,mong bác chú ý chút và mọi người cứ tiếp tục chủ đề rất hay này .

Chia sẻ trang này