1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về Thiền & Phật học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi hoatnhiendonngo, 07/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. x_a_e_r_o

    x_a_e_r_o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Thì rõ. làm việc gì mà lại mong có kết quẻ thì làm sao có công đức được. Là nó khó ở chỗ đó, phải làm việc thiện với tâm không . Thế nào đây?
    Ngày nay có nhiều người đi lễ Phật chẳng qua là cầu công đức. Cúng dường chư tăng để cầu làm ăn buôn bán phát tài, con cái đỗ đạt..
    Còn có người còn âm thầm hơn, kính trọng các bậc tôn túc, chư Phật, chư Ala hán..trong lời ăn tiếng nói, trong cả suy nghĩ nữa. Nhưng rút cục cũng là để mong có được 1 nghiệp-quả tốt hơn, là họ sợ..thì ra thành tâm cũng lại là có cơ tâm ẩn bên dưới. Cái này e cũng chẳng có công đức.
    Vô niệm, vô cầu, vô sở đắc..khó điên!
  2. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Bác xaero nói chính xác,làm phước để cầu phước thì không có được chân chính.
    Có điều khi xưa vua Lương Võ Đế làm vô số điều tốt như thế ngài cũng không có tâm cầu phước đâu,chẳng qua là ngài có chút tự hào về những gì mình đã làm được thôi.Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhìn thấy ngay tâm tự hào đó nên mới nói "Không" nghĩa là "Cố gắng làm vô số điều tốt mà không chấp công"
    Thường khi mình làm được điều gì đó tử tế,mình thấy vui vui phấn khởi trong lòng.Nhưng khi đã làm được nhiều nhiều một chút mình bắt đầu thấy ngưỡng mộ chính mình,cảm thấy mình là người tốt,là người quân tử,đó là tâm tự hào.Tệ hơn mình còn khoe ra để mọi người biết.
    Theo đúng nhân quả nghiệp báo,làm thiện sẽ được hưởng phước lành.Nhưng cái phước cũng có thể hưởng qua lời khen,thán phục của người khác.Vì vậy có người thích khoe công lao,rồi lại than,trời tui làm thiện hoài mà sao cuộc đời tui vẫn bê bết vậy trời.
    Bên nhà Nho gọi là dương đức tức là giúp người mà người khác biết.Âm đức là làm thiện âm thầm chả cần ai biết,có trời đất biết.Đó là chỗ tu của người quân tử vậy
    Hồi năm ngoái tui về Vn,vào thăm mấy chùa miền trung.Có mấy bức tượng rất đẹp mà dưới đế thì đề là : gia đình anh X. ở phố Y. cúng dường.Tất cả những người đi qua đều được biết công lao của anh với chùa vậy. Ngoài điện thì có cái mõ , trên khắc dòng chữ rõ to : bà Z. cúng dường,ngày,tháng,năm...

    Ngoài cửa có bàn ghi công đức,bên cạnh có một vị cầm loa alo : anh A cúng dường 20 ngàn,chị B 50 ngàn,xin cảm ơn. Các khổ chủ đi ra cười hớn hở vì tên mình được xướng lên mọi người đều biết.Chuyện chấp công âu cũng là tâm lý chung của nhiều người chúng ta,kể cả các Phật tử
    Tâm tự hào luôn dẫn đến kiêu mạn,mà kiêu mạn thì công đức sụp đổ.Vì vậy mình ráng làm nhiều điều tốt nhưng làm xong thì quên đi đừng giữ trong lòng nữa.Có điều khi mình không chấp công thì lại chấp vào cái "mình đã không chấp công" đó.Bởi vậy nói dễ chứ làm khó,mà ráng làm cho được thì hay
  3. TraQuan

    TraQuan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Vào WTO rồi, phải có tư duy win-win situation, đôi bên cùng có lợi chứ.
    Mang tiền của đi cúng dường chư tăng để cầu công đức là đầu tư khôn ngoan. Chư tăng có tiền của sinh sống, hành đạo, còn người cúng thì được công đức, làm ăn thuận lợi, con cái đẹp đẽ giỏi giang, hoặc khi chết được nhẹ nhàng... Chả mất đi đâu, mà ai cũng có lợi.
    Dù tâm không hay tâm , tâm ẩn hay tâm hiện, cũng đều nên đầu tư!
  4. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Hồi năm ngoái tui về Vn,vào thăm mấy chùa miền trung.Có mấy bức tượng rất đẹp mà dưới đế thì đề là : gia đình anh X. ở phố Y. cúng dường.Tất cả những người đi qua đều được biết công lao của anh với chùa vậy. Ngoài điện thì có cái mõ , trên khắc dòng chữ rõ to : bà Z. cúng dường,ngày,tháng,năm...
    Ngoài cửa có bàn ghi công đức,bên cạnh có một vị cầm loa alo : anh A cúng dường 20 ngàn,chị B 50 ngàn,xin cảm ơn. Các khổ chủ đi ra cười hớn hở vì tên mình được xướng lên mọi người đều biết.Chuyện chấp công âu cũng là tâm lý chung của nhiều người chúng ta,kể cả các Phật tử
    Tâm tự hào luôn dẫn đến kiêu mạn,mà kiêu mạn thì công đức sụp đổ.Vì vậy mình ráng làm nhiều điều tốt nhưng làm xong thì quên đi đừng giữ trong lòng nữa.Có điều khi mình không chấp công thì lại chấp vào cái "mình đã không chấp công" đó.Bởi vậy nói dễ chứ làm khó,mà ráng làm cho được thì hay
    ******** nguyên nói vậy chỉ đúng 1 phần thôi, đã là công đức thì không thể nói là không được và không bao giờ công đức sụp đổ cả,
    người phật tử họ kiêu mạn vì họ chưa hiểu nhiều, thậm chí các thầy học tập và tu hành nhiều mà vẫn còn kiêu mạn.
    Nói đến kiêu mạn thì chỉ nên nói ngôi thứ nhất với ngôi thứ 2 thôi , con nói đến số đông phật tử thì không đúng đâu.
    Cho dù tình nguyện ở đâu trên trái đất này thì tình nguyện củng phải sống, phải làm việc, bạn có tâm yêu thương đồng bào việt nam đang còn khó khăn, nhưng như vậy chưa đủ mà phật pháp không phân biệt đất nước này hay chế độ nọ, bạn có thể hành pháp ở nước ngoài có thể về việt nam( cho bạn dể làm việc hơn và củng vuốt ve được cái tôi, đất nước tôi, bà con tôi) nhưng bạn đưng phân biệt.
  5. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Cái lý không chấp công này nói không đơn giản,có khi gây hiểu lầm.Bác cứ quan sát những người ưa đi làm từ thiện bác sẽ thấy

    Những người năng nổ làm điều thiện,không cầu phước,chỉ có điều trong lòng vẫn chấp công,tự hào kể lể về những gì mình đã làm : việc làm của họ phải nói là tốt,nhưng cái tốt đó chưa hoàn hảo chưa viên mãn

    Những người khác cũng đi làm điều thiện y như thế , nhưng không cầu phước, không chấp công : mình bỏ phiếu bầu cho người này vì sau khi so sánh mình cảm thấy cái tốt của họ là perfection,hay hơn người bên trên
    Nhưng đoạn này không rõ ràng có thể gây hiểu lầm : nói không chấp công là đứng trên góc nhìn của chính người đó.Mình làm được điều thiện thì mình quên đi,coi như không, coi như chưa từng làm,để khỏi khởi lên tự hào

    Nhưng nếu người khác làm được điều thiện mà mình cũng coi như họ chả làm gì thì rõ ràng là mình đã chê bai điều thiện,đã phủ nhận cái tốt của người khác,đó là mình sai.Vì thế thấy ai làm được điều tốt mình phải công nhận,phải ca ngợi để những tấm gương tốt được lan truyền trên thế gian này

    Đạo lý "Làm vô số việc tốt mà không chấp công,độ vô số chúng sinh mà không thấy mình đã độ" là công hạnh của các vị bồ tát,được nhắc đến trong kinh Kim Cang.Bác nào suy ngẫm về đạo lý này mà thấy đúng ,thấy hay,thấy thực hành theo được thì bác đó có thiện căn lớn,là thầy tui,vì tui còn chấp nhiều lắm
    To bác Dungwind : bên trên kể chuyện mấy Phật tử cho vui thôi,đấy là theo góc nhìn của họ thì họ không nên chấp về những gì họ đã làm.Còn theo góc nhìn của tui,của người ngoài thì việc làm của họ là tốt quá đi chứ,mặc dù chưa perfect nhưng cũng còn hơn tui.Thú thật trước bình minh là khi tui công đức trong chùa thì chỉ tiền lẻ 10K đổ về thôi, không được xôm tụ đến 50K như mấy vị đó
    Còn chuyện tự hào-kiêu mạn.Thực ra nếu chỉ thỉnh thoảng làm một vài điều phước đức thì mấy vị đó cũng mới thấy hơi vui vui trong lòng,có cái chấp nhè nhẹ thôi,chưa có gì mấy.Nhưng làm ít mà chấp ít,đến lúc làm nhiều sẽ chấp nhiều dễ tự hào lắm,mà tự hào hoài thì có xu hướng khoe khoang,kiêu mạn.Còn kiêu mạn dẫn đến sụp đổ công đức thì không sai đâu,cái này nhân quả phức tạp nói ra lại gây ra cái hiểu lầm khác.Nhưng hỏi mấy người tu hành có kết quả ,đã từng khởi tâm kiêu mạn và đã sụp đổ thê thảm phải làm lại từ đầu thì họ đều thấm thía về sự tai hại và nguy hiểm của sự kiêu mạn này
    Mà bác nói chuyện tu trong nước ngoài nước có phần oan cho tui.Các vị tu hành trong nước đều là thầy tui mà,sao tui quên được.Dù có đi mấy phương trời lòng vẫn nhớ về hànội mà
  6. dontieudockiem

    dontieudockiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Ặc ặc.. bài của các bác .. hè.. làm em buồn cười quá đi mất, ặc... vừa xem phim Châu Tinh Trì vừa đọc bài của các bác.. ặc.. chẳng khác ăn thịt chó với lá mơ.
    Bác tinhnguyen có lẽ là lơn tuổi hơn em nhiều lắm, bài của bác đọc cũng rất hay, nhưng có lẽ là bùn cuời nhất...ặc... kính bác một ly .
    bác Huỷ diệt, kính bác một li luôn . Chẹp, lại bắt đầu bàn loạn rồi đấy... ặc.
    Ặc ặc.. công án ơi là công án... thời buổi này phải đổi mới đi thôi, hề hề... cứ ngây thơ đơn giản như bác tinhnguyen lại hoá hay.. ặc. Bọn em là sinh viên nên công án của bọn em bây giờ lắm cái nhộn lắm.. ặc..
    @ Xêkô: bác cũng học võ phải không? vậy em kính bác một côn nhá..ặc.
  7. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Cái món "túy quyền" tưởng chỉ có bên box Vzõ thuật và trên phim ảnh thôi, ai ngờ cũng chung vzô đây hè ?
    Cái nầy mới đúng là :
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 01:30 ngày 10/01/2007
  8. x_a_e_r_o

    x_a_e_r_o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Ặc..ặc dính côn bây trừ, trình mình là..non lắm
    Châu tinh trì là diễn viên yêu thích của tớ, ai cho cậu..xem?
    Phim của Steven Chew là ẩn chứa nhiều..Phật pháp lắm đó..he he.
    <học thổi tiêu bây giờ không hoành tráng lắm, chơi món guitarđộckiếm cho hợp thời..hi hi>
  9. x_a_e_r_o

    x_a_e_r_o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Thoạt nghe thì có lí, ngẫm lại thấy. Ặc..ặc..
    Cái này chắc không ổn. Cứ vin vào đó thành ra mất đi í nghĩa ban sơ của việc cúng dường cũng như xuất gia.
    Bây giờ thì nhiều sư-tăng trở nên giàu có (xài toàn đồ hiệu) do nhiều nhà giàu làm Phật tử. Không phải là tui lên án sự giàu có, nhưng mà í nghĩa của việc xuất gia thực chất là từ bỏ, người xuất gia là người sống trong nguy hiểm (ko gia đình, ko tiền bạc, ko người thân, ko nhà cửa...) đòi hỏi lòng dũng cảm lớn lắm.
    thế mà nhìn nhiều(1số) tăng sĩ giờ tiện nghi quá, sung túc quá, đôi khi cứ gây cảm giác đó là một..nghề, lo đi cúng bái, cầu siêu, an ủi các Phật tử giàu có. Quên mất cái nhiệm vụ là tìm giải thoát (cái này khó, chẳng nhẽ người ta cúng dường, mình lại từ chối).
    Cúng dường thì càng mất đi í nghĩa. Cúng to thì đức to. thế thì nhà giàu đức càng lớn. Xây chùa to chùa nhỏ, hồi đức Phật tại thế làm gì có chùa, năm trăm năm sau mới có kinh sách. Ngày xưa, 1 em bé chăn trâu cúng dường cho Phật nắm cỏ trong những ngày ngài ngồi tầm đạo dưới cội bồ đề mà công đức lớn thế, được giải thoát...
    hê hê, lí luận rài ròng
    túm lại tôi thấy nói như bác..bán_trà nó cứ giống như là kinh doanh. hê.hê. đúng là xu thế toàn cầu hoá, hợp tác vì tốc độ tăng trưởng kinh tế (năm nay cố gắng 10%) mời cả chư tăng vào cuộc. hề hề..cũng tốt "có thực mới vực được đạo"
  10. TraQuan

    TraQuan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Việc mình mình làm, ai sung túc, tiện nghi... mặc kệ người ta.
    Cúng dường giống như đầu tư chứng khoán, phải chọn chỗ ngon mà đầu tư mới sinh lời. Không biết đầu tư thì lỗ như chơi.
    Được TraQuan sửa chữa / chuyển vào 13:09 ngày 10/01/2007

Chia sẻ trang này