1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về Tổ chức và Hoạt động của Bộ Quốc phòng Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dnab8, 25/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu về Tổ chức và Hoạt động của Bộ Quốc phòng Việt Nam

    Các bạn có biết Bộ Quốc phòng Việt nam được tổ chức như thế nào không? Quân đội nhân dân với Bộ quốc phòng khác nhau như thế nào?
    Rồi bao nhiêu tổ chức khác nữa: Bộ Tổng tư lệnh, Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Quân ủy trung ương. Tớ thấy bên từ điển Bách khoa mở bằng tiếng Việt có bài về Bộ Quốc phòng nhưng bài viết ở đó có đáng tin cậy k? Mong các bạn giải đáp.

    Đây là trang về Bộ Quốc phòng Việt nam: [http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_Qu%E1%BB%91c_ph%C3%B2ng_Vi%E1%BB%87t_Nam]
  2. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Chịu khó đọc lại một số chủ đề cũ đi.
    Quân đội Nhân dân ý nói ở đây gồm có 4 lực lượng:
    Bộ đội chủ lực
    Bộ đội địa phương
    Dân quân tự vệ
    Bộ đội Biên phòng.
    Bộ Quốc phòng là Bộ chủ quản về lĩnh vực Quốc phòng, mà Quốc phòng thì là nhiệm vụ, trách nhiệm của Quân đội nhân dân và cả của toàn dân nữa. Tóm lại bộ Quốc phòng quản lý không chỉ quân đội nhân dân mà làm một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là tổng hợp sức mạnh của toàn dân vào với sức mạnh của quân đội để bảo vệ nền quốc phòng của đất nước
  3. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Quân ủy Trung ương là cơ quan lãnh đạo tối cao về mặt Đảng đối với quân đội.
    Hội đồng Quốc phòng An ninh là cơ quan lãnh đạo tối cao về Quốc phòng và an ninh về mặt chính quyền..
  4. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu sao trang này
    [http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_Qu%E1%BB%91c_ph%C3%B2ng_Vi%E1%BB%87t_Nam]
    k vào được
    Để tớ post cho các bạn xem./
    I. Bộ trưởng và các Thứ trưởng đương nhiệm
    Xem thêm Danh sách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
    * Bộ trưởng: Thượng tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị **********************, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương
    * Thứ trưởng:
    1. Trung tướng Nguyễn Khắc Nghiên (từ tháng 8 năm 2006), Tổng Tham mưu trưởng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương
    2. Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************
    3. Thượng tướng Phan Trung Kiên, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************
    4. Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************
    II- Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Quân hiệu của Bộ Tổng Tham mưu
    Phóng lớn
    Quân hiệu của Bộ Tổng Tham mưu
    Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam là cơ quan tham mưu của Bộ Quốc Phòng, đứng đầu là Tổng Tham mưu trưởng. Kể từ năm 1978, Tổng Tham mưu trưởng kiêm nhiệm luôn chức Thứ trưởng Quốc phòng.
    Bộ Tổng Tham mưu được thành lập ngày 7 tháng 9 năm 1945. Khi còn tồn tại Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam (1946-1975), thì Bộ Tổng Tham mưu trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh, theo Sắc lệnh 47/SL ngày 1 tháng 5 năm 1947.
    Các cơ quan trực thuộc
    * Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu
    * Cục Tác chiến. Ngày truyền thống: 7 tháng 9 năm 1945
    * Cục Tác chiến điện tử
    * Cục Quân huấn (thời kỳ 1981-1996 gọi là Cục Huấn luyện chiến đấu). Thành lập theo Sắc lệnh 34/SL ngày 25 tháng 3 năm 1946
    Câu lạc bộ Thể Công do Cục Quân huấn chỉ đạo, Tổng Công ty Viettel trực tiếp quản lý
    * Cục Bản đồ. Thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1976
    * Cục Cơ yếu
    * Cục Quản lý hành chính
    * Cục Nhà trường
    * Cục Quân lực. Ngày truyền thống: 8 tháng 9 năm 1945
    * Cục Dân quân tự vệ. Ngày truyền thống: 12 tháng 2 năm 1947
    * Kiểm soát quân sự
    * Công ty 59.
    * Công ty Trường An.
    Ngoài ra còn một số cơ quan, đơn vị khác.

    III- Quân chủng Lục quân
    Quân chủng Lục quân không tổ chức thành quân chủng độc lập mà gồm các quân đoàn binh chủng hợp thành, các binh chủng, các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn độc lập. Trên các hướng chiến lược, tổ chức các quân khu, gồm các đơn vị bộ đội chủ lực thuộc quân khu và các đơn vị bộ đội địa phương trong quân khu.
    @ Các binh chủng trực thuộc
    * Binh chủng Pháo binh
    o Các cục
    o Các lữ đoàn
    * Binh chủng Hóa học
    o Bộ tham mưu và các cục: Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật
    o Các lữ đoàn
    * Binh chủng Công binh
    o Bộ tham mưu và các cục: Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật
    o Các lữ đoàn
    o Công ty xây dựng Lũng Lô
    * Binh chủng Tăng- Thiết giáp
    o Bộ tham mưu và các cục: Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật
    o Các lữ đoàn
    * Binh chủng Thông tin
    o Bộ tham mưu và các cục: Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật
    o Các lữ đoàn
    * Binh chủng Đặc công
    o Bộ tham mưu và các cục: Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật
    o Các lữ đoàn
    @ Các quân đoàn Lục quân
    * Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng) - Tư lệnh: Thiếu tướng Tô Phùng
    Các sư đoàn: 308, 312, 320B,...
    * Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) - Tư lệnh: Thiếu tướng Thiều Chí Đinh
    Các sư đoàn: 304, 324, 325,...
    * Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) - Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Trung Thu
    Các sư đoàn: 316, 10,...
    * Quân đoàn 4: (Binh đoàn Cửu Long) - Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành
    Các sư đoàn: 7, 9,...
    IV- Quân chủng Hải quân
    Tư lệnh: Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************
    * Cục Chính trị
    * Bộ Tham mưu
    * Cục Hậu cần
    * Cục Kỹ thuật
    * Cục Cảnh sát biển
    * Các vùng biển:
    1. Vùng 1: Vịnh Bắc Bộ
    2. Vùng 2: Quần đảo Hoàng Sa
    3. Vùng 3: Quần đảo Trường Sa và biển miển Trung
    4. Vùng 5: Nam biển Đông
    * Các nhà máy, xí nghiệp
    * Công ty Tân cảng Sài gòn.
    * Công ty Hải long (X46)
    * Nhà máy quốc phòng X51
    V- Quân chủng Phòng không-Không quân
    Tư lệnh: Trung tướng Nguyễn Văn Thân
    Chính ủy: Thiếu tướng Phương Minh Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************
    * Cục Chính trị
    * Bộ Tham mưu
    * Cục Hậu cần
    * Cục Kỹ thuật
    * Binh chủng Tên lửa
    * Binh chủng Ra-đa
    * Binh chủng Pháo cao xạ
    * Binh chủng không quân
    * Các nhà máy, xí nghiệp: A42,
    * Tổng Công ty Bay Dịch vụ Việt Nam
    * Công ty Xây dựng Công trình Hàng không.
    * Công ty Sửa chữa máy bay A41
    * Công ty Thiết bị điện tử A45
    VI- Bộ đội Biên phòng
    Tư lệnh Bộ đội Biên phòng: Trung tướng Tăng Huệ.
    Trụ sở chính Bộ Tư lệnh Biên phòng: Đối diện Viện quân y 108, Hà nội. Các cơ quan Bộ Tư lệnh Biên phòng:
    * Cục Chính trị
    * Bộ Tham mưu
    * Cục Hậu cần Kỹ thuật
    Cấp dưới: Bộ chỉ huy Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
    Các đơn vị
    * Công ty Trường Thành, thành lập ngày 21 tháng 9 năm 1996.
    VII-Các Quân khu
    * Quân khu Thủ đô: Bảo vệ thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
    Tư lệnh: Trung tướng Nguyễn Như Hoạt
    * Quân khu 1 : Bảo vệ vùng Biên giới phía Bắc
    Bộ tư lệnh đóng ở thành phố Thái Nguyên
    Tư lệnh: Trung tướng Phạm Xuân Thệ.
    Chinh ủy: Thiếu tướng Vi Văn Mạn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************
    * Quân khu 2: Bảo vệ vùng Tây Bắc
    Bộ tư lệnh đóng ở thành phố Việt Trì
    Tư lệnh: Trung tướng Ma Thanh Toàn.
    Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng: Thiếu tuớng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************
    * Quân khu 3: Bảo vệ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng
    Bộ tư lệnh đóng ở thành phố Hải Phòng.
    Tư lệnh: Trung tướng Nguyễn Văn Lân.
    Chính ủy: Thiếu tuớng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************
    * Quân khu 4: Bảo vệ vùng Bắc Trung Bộ
    Bộ tư lệnh đóng ở thành phố Vinh
    Tư lệnh: Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng.
    Chính ủy: Thiếu tuớng Mai Quang Phấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************
    * Quân khu 5 : Bảo vệ Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải vùng Nam Trung Bộ
    Bộ tư lệnh đóng ở thành phố Đà Nẵng
    Tư lệnh: Trung tướng Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************
    * Quân khu 7 : Bảo vệ vùng Đông Nam Bộ
    Bộ tư lệnh đóng ở Thành phố Hồ Chí Minh
    Tư lệnh: Trung tướng Lê Mạnh.
    Chính ủy: Thiếu tuớng Nguyễn Thành Chung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************
    * Quân khu 9: Bảo vệ vùng Tây Nam Bộ
    Bộ tư lệnh đóng ở thành phố Cần Thơ
    Tư lệnh: Trung tướng Lâm Tiền Phong.
    Chính ủy: Thiếu tuớng Nguyễn Việt Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************
  5. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    [VIII- Tổng cục Chính trị
    * Xem bài chính về Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam
    * Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: Thượng tướng Lê Văn Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************, Bí thư BCH trung ương Đảng.
    * Các phó chủ nhiệm Tổng cục:
    o Bùi Văn Huấn: Trung tướng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************.
    Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 11 tháng 7 năm 1950 từ Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
    Cơ cấu tổ chức
    * Văn phòng Tổng cục Chính trị
    * Cục Chính trị
    * Cục Tư tưởng - Văn hóa
    * Cục Tổ chức
    * Cục Cán bộ
    * Cục Tuyên huấn
    * Cục Bảo vệ an ninh quân đội
    * Cục Dân vận và tuyên truyền đặc biệt
    * Cục Chính sách
    * Ủy ban kiểm tra Đảng
    * Tòa án quân sự Trung ương
    * Viện kiểm sát quân sự Trung ương
    * Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
    * Bảo tàng lịch sử quân sự
    * Viện lịch sử quân sự

    * Viện khoa học xã hội và nhân văn quân sự
    * Báo Quân đội nhân dân
    * Tạp chí Văn nghệ quân đội
    * Tạp chí Quốc phòng toàn dân
    * Thư viện quân đội
    * Điện ảnh quân đội
    * Truyền hình quân đội
    * Phát thanh quân đội
    * Nhà máy in quân đội
    * Đoàn ca múa quân đội
    * Đoàn kịch nói quân đội
    * Trường đại học văn hóa-nghệ thuật quân đội
    * Ban Công đoàn quốc phòng
    * Ban Thanh niên quân đội
    * Ban Phụ nữ quân đội
    IX- Tổng cục Kỹ thuật
    Chủ nhiệm Tổng cục: Trung tướng Trương Quang Khánh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************
    * Cục Chính trị
    * Cục Quân khí. Ngày truyền thống của ngành Quân khí: 16 tháng 9 năm 1951.
    * Cục Quản lý xe máy
    * Cục Tiêu chuẩn đo lường, chất lượng
    * Cục Kỹ thuật binh chủng
    * Trung cấp kỹ thuật xe máy
    * Trung cấp vũ khí-đạn
    * Trung cấp Đo lường
    * Các Tổng kho quân khí: Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ
    * Bảo tàng vũ khí-đạn: Hoài Đức, Hà Tây
    * Các kho quân khí:
    * Công ty Chiến Thắng.
    * Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, xưởng sửa chữa bảo dưỡng khác
    X Tổng cục Tình báo (Tổng cục 2)
    Tổng cục trưởng: Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh
    * Bộ tham mưu
    * Các Cục: Chính trị, Hậu cần, kỹ thuật
    * Các Cục: 16,..
    * Các Viện: V75,...
    * Công ty Ứng dụng công nghệ cao (HITACO)
    XI- Tổng cục Hậu cần
    Chủ nhiệm Tổng cục: Trung tướng Trần Phước
    * Cục Quân nhu
    * Cục Xăng dầu
    * Cục doanh trại
    * Cục Chính trị
    * Cục Vận tải.
    * Tổng công ty xây dựng Thành An (Binh đoàn 11)
    * Các bệnh viện: 354, 175
    * Các công ty: May 28, May 20,
    * Công ty Dược và Thiết bị y tế.
    * Công ty Xăng dầu Quân đội.
    * Công ty Dệt May 7
    XII- Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
    Ngày truyền thống: 15 tháng 9 năm 1945, ngày thành lập ngành Quân giới Việt Nam.
    Chủ nhiệm Tổng cục: Trung tướng Phạm Tuân.
    Cơ quan:
    * Cục Tham mưu- Kế hoạch
    * Cục Quản lý công nghệ
    * Cục Chính trị
    * Cục Hậu cần
    * Văn phòng Tổng cục
    * Trường trung học công nghiệp quốc phòng.
    * Phòng Quản lý Đầu tư
    * Phòng Vật tư
    * Phòng Tài chính
    * Phòng Thông tin KH-CN-MT
    * Phòng Điều tra hình sự
    * Thanh tra Tổng cục
    * Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và kinh tế
    * Xí nghiệp Liên hiệp 751
    * Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son
    * Công ty Xây dựng và Lắp máy Tây Hồ.
    * Công ty Đóng tàu Hồng Hà
    * Công ty Sông Thu
    * Công ty Đóng tàu 189
    * Công ty Xây dựng và Lắp máy 789
    * Công ty Vật tư Công nghiệp Quốc phòng (Gaet)
    * Công ty Cơ khí chính xác Z111
    * Công ty Cơ khí chính xác Z125
    * Công ty Cơ khí chính xác Z183
    * Công ty Cơ khí chính xác Z117
    * Công ty Điện tử Sao Mai Z181
    * Công ty Quang- Điện tử Z95
    * Công ty Cơ điện và Vật liệu nổ Z31
    * Công ty Hóa chất và vật liệu nổ Z123
    * Công ty Hóa chất 21
    * Công ty Cơ khí và Hóa chất 13.
    * Công ty 76.
    * Công ty Cơ khí 27.
    * Nhà máy Dụng cụ điện 43
  6. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    [XIII- Các Viện, Trung tâm nghiên cứu
    1- Viện Chiến lược Quân sự
    Viện trưởng: Trung tướng Phó giáo sư Đỗ Trình
    2- Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quân sự
    Giám đốc: Trung tướng, Giáo sư Nguyễn Hoa Thịnh
    Trụ sở chính: Phố Hoàng Sâm, Cầu Giấy, Hà Nội
    3- Viện Lịch sử Quân sự
    Viện trưởng: Trung tướng Phó giáo sư Nguyễn Đình Ước
    4. Trung tâm nhiệt đới Việt- Nga:
    o Trụ sở chính: Đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội.
    o Tổng giám đốc: Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Nguyễn Trường Cửu.

    5- Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Quân sự trực thuộc Tổng cục Chính trị

    6- Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật
    Trụ sở: Phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội
    7- Viện Kỹ thuật Phòng không - Không quân trực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân
    Trụ sở: Hoàng Văn Thái, Hà Nội
    8- Viện Kỹ thuật Hải quân trực thuộc Quân chủng Hải quân
    Trụ sở: Hải Phòng
    9- Trung tâm Công nghệ trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (trước đây chính là Viện Công nghệ, đổi tên năm 2000 để tránh sát nhập vào Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quân sự)
    Trụ sở: Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội
    XIV- Học viện, trường đại học Trực thuộc Bộ Quốc phòng
    1- Học viện Quốc phòng, tức Học viện quân sự cấp cao, thành lập năm 1976.
    Trụ sở chính: đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (đối diện Viện Toán học Việt Nam).
    Giám đốc: Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Thế Trị.
    Phó giám đốc thường trực: Trung tướng, Phạm Xuân Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương **********************.
    * Đào tạo sĩ quan cấp chiến dịch và chiến lược từ sư đoàn trở lên (sư đoàn, quân đoàn, tập đoàn quân) cho tất cả các quân, binh chủng trong quân đội: Lục quân, Hải quân, Phòng không-không quân, Biên phòng, Hậu cần, Chỉ huy Kỹ thuật, Công nghiệp Quốc phòng...
    * Bổ túc kiến thức quốc phòng cho các cán bộ chủ chốt cấp tỉnh trở lên .

    2- Học viện Lục quân (Học viện quân sự cấp trung), thành lập năm 1974.
    Trụ sở chính: Đà Lạt.
    * Đào tạo cán bộ sĩ quan Lục quân chiến thuật cấp trung đoàn và chiến dịch cấp sư đoàn các chuyên ngành chỉ huy tham mưu Lục quân (tương ứng với các binh chủng thuộc quân chủng Lục quân).

    3- Học viện Chính trị-Quân sự (Học viện quân sự cấp trung). Thành lập năm 1951.
    o Cơ sở 1: Hà Đông, Hà Tây đào tạo sĩ quan chính trị cấp binh đội, binh đoàn trở lên.
    o Cơ sở 2 (Trường sĩ quan chính trị): ở Bắc Ninh, đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội (đại đội) trình độ đại học và cao đẳng.
    o là trung tâm khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội.

    4- Học viện Kỹ thuật Quân sự (Học viện quân sự cấp trung). Thành lập năm 1966.
    Trụ sở chính: 100, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giám đốc: Trung tướng, Giáo sư Nguyễn Đức Luyện.

    * Đào tạo kỹ sư quân sự, chỉ huy tham mưu kỹ thuật, quản lý khoa học và công nghệ, quản lý xí nghiệp bậc đại học, sau đại học.
    * Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ vào thiết kế, chế tạo và khai thác, sử dụng các phương tiện chiến đấu và vũ khí.
    * Đào tạo kỹ sư phục vụ các ngành kinh tế quốc dân.

    5- Học viện Quân y. Thành lập năm 1949.
    Giám đốc: Trung tướng, Giáo sư, Phạm Gia Khánh
    * Trụ sở chính:thị xã Hà Đông: Đào tạo bác sĩ đa khoa, dược sĩ, bác sĩ chuyên khoa các bậc đại học, sau đại học cho quân đội và dân sự.
    * Cở sở 2: thị xã Sơn Tây: Đào tạo y sĩ, y tá, điều dưỡng trình độ trung học chuyên nghiệp.

    6- Trường Sĩ quan Lục quân 1. Thành lập năm 1945.
    Trụ sở chính: thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.
    * Đào tạo sĩ quan Lục quân chiến thuật cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) trình độ cử nhân khoa học quân sự (đại học và cao đẳng) các chuyên ngành: Binh chủng hợp thành (Tham mưu Lục quân), Bộ binh, Bộ binh cơ giới, Hỏa khí (chỉ huy kỹ thuật vũ khí), Trinh sát Lục quân.
    7 _ Trường Sĩ quan Lục quân 2. Thành lập năm 1961.
    Trụ sở chính: Long Thành, Đồng Nai.
    XV- Các học viện, trường đại học cấp quân chủng, tổng cục và Bộ tư lệnh Biên phòng
    1- Học viện Hậu cần trực thuộc Tổng cục Hậu cần.Thành lập năm 1974. Nâng cấp từ Trường Sĩ quan Hậu cần, thành lập năm 1951.
    Giám đốc: Thiếu tướng Đồng Minh Tại
    * Trụ sở chính: Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội--> Đào tạo sĩ quan hậu cần trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học với các chuyên ngành: chỉ huy tham mưu hậu cần, quân nhu, vận tải, xăng dầu, doanh trại, tài chính.
    * Cơ sở 2: thị xã Sơn Tây: đào tạo nhân viên hậu cần trình độ trung học chuyên nghiệp.

    2- Học viện Hải quân, trực thuộc quân chủng Hải quân. Đóng ở Nha Trang

    3- Học viện Khoa học Quân sự, trực thuộc Tổng cục 2. Trụ sở chính: Lai Xá, Hoài Đức, Hà Tây; Cơ sở 2: Mỹ Đình, Cầu Giấy, Hà Nội; Cơ sở 3: Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Học viện được thành lập năm 1998 trên cơ sở 2 trường chính:
    1- Đại học ngoại ngữ quân sự. Thành lập năm 1982.
    2- Trường Sĩ quan trinh sát quân báo.
    *
    4- Học viện Phòng không-Không quân, trực thuộc quân chủng Phòng không- không quân. Thành lập năm 1986. Trụ sở chính: Sơn Tây, Hà Tây; Cơ sở 2: Đường Trường Chinh, Hà Nội.
    * Học viện Biên phòng, trực thuộc Bộ tư lệnh Biên phòng.
    - Trụ sở chính: Sơn Tây, Hà Tây đào tạo sĩ quan Biên phòng trình độ cao đẳng, đại học các chuyên ngành.
    - Cơ sở 2: Mai Dịch, Hà Nội. đào tạo sau đại học.

    5- Trường Đại học Văn hóa- Nghệ thuật quân đội trực thuộc Tổng cục Chính trị.
    o Trụ sở chính: Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
    o Hiệu trưởng: Nhạc sĩ An Thuyên.
    XVI- Các trường sĩ quan cấp binh chủng và tổng cục
    1- Trường Sĩ quan không quân, trực thuộc quân chủng Phòng không- không quân. Thành lập năm 1958. Chuyên đào tạo phi công ở Nha Trang.

    2- Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp, trực thuộc binh chủng Tăng-Thiết giáp. Thành lập năm 1973. Đóng ở Vĩnh Phúc.
    3- Trường Sĩ quan Thông tin, trực thuộc Binh chủng Thông tin. Thành lập năm 1951. Đóng ở Nha Trang.
    4- Trường Sĩ quan Đặc công, trực thuộc Binh chủng Đặc công. Thành lập năm 1967. Đóng ở Xuân Mai, Hà Tây.
    5- Trường Sĩ quan Công binh, trực thuộc Binh chủng Công binh. Thành lập năm 1955. Đóng ở Bình Dương.
    6- Trường Sĩ quan Phòng hóa, trực thuộc Binh chủng Hóa học. Thành lập năm 1976. Đóng ở Sơn Tây.
    7- Trường Sĩ quan Pháo binh, trực thuộc Binh chủng Pháo binh. Thành lập năm 1957. Đóng ở Sơn Tây.
    8 Cao đẳng Kỹ thuật Vinhem Pic (Wilhelm Pieck), trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật. Đóng ở thành phố Hồ Chí Minh. Đào tạo sĩ quan kỹ thuật bậc cao đẳng các chuyên ngành: Tin học, Vũ khí, Đạn, Xe quân sự và Đo lường.
    XVII- Văn phòng Bộ và các cục, đơn vị đầu mối khác trực thuộc Bộ Quốc phòng
    * Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    * Văn phòng Bộ Quốc phòng
    * Cục Tài Chính
    * Cục Kế hoạch và Đầu tư
    * Cục Kinh tế.
    Cục trưởng: Thiếu tướng, Tiến sĩ Hồ Sĩ Hậu.
    * Cục Khoa học Công nghệ và Môi trường
    * Cục Đối ngoại quân sự
    * Cơ quan Điều tra hình sự (có cấp Bộ, cấp quân khu và tương đương, cấp khu vực)
    * Cơ quan An ninh điều tra (có cấp Bộ, cấp quân khu và tương đương)
    * Thanh Tra Bộ.
    * Bệnh viện Trung ương quân đội 108.
    * Bệnh viện Trung ương quân đội 175.
    * Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12).
    * Tổng Công ty Bưu chính-Viễn thông quân đội (Viettel).
    Tổng giám đốc: Thiếu tướng Hoàng Anh Xuân.
    * Tổng Công ty Kinh tế- Quốc phòng 15 (Binh đoàn 15).
    * Tổng Công ty Đông Bắc.
    * Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
    XIX- Địa chỉ
    * Số 1A Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội.
    * Điện thoại: 069 554000.
    Được dnab8 sửa chữa / chuyển vào 17:54 ngày 25/09/2006
  7. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Nói chung là lung tung hết cả, mà có lẽ cái người đưa tin này lên wikipedia cũng có ẩn ý???
  8. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị bạn mytam44 suy nghĩ kỹ trước khi phát biểu nhé. Bạn đã đọc kỹ chưa mà dám nói là lung tung. Bạn bảo người ta có ẩn ý nghĩa là thế nào. Chổ nào sai sót thì bạn bổ sung và chỉnh lý có phải hay hơn không (tùy vào hiểu biết và nhiệt tình của bạn)
    Được dnab8 sửa chữa / chuyển vào 18:19 ngày 25/09/2006
    Được dnab8 sửa chữa / chuyển vào 18:21 ngày 25/09/2006
  9. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Một lần có ai đó đã giải thích là quân đoàn là lực luợng chiến lược của Bộ, trực thuộc Bộ. Vậy cho hỏi một chút là mối quan hệ giữa các quân đoàn trưởng và tư lệnh các quân khu như thế nào? (bởi vì tư lện các quân khu cũng trực thuộc Bộ). Thực tế thì vị trí nào nắm quân đội trực tiếp ?(Khi có chinh biến hay đảo chinh như ở Miền Nam hồi trước thì tư lệnh các sư đoàn có vai trò rất quan trọng, còn tư lệnh các quân khu hay Bộ tổng Tham mưu của Nguỵ chỉ co tiếng mà ko có miếng - không trực tiếp nắm các đơn vị cụ thể)
  10. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi biết các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng đều thuộc Bộ Quốc phòng. Bộ Tổng tham mưu là cơ quan tham mưu của Bộ. Các tổng cục khác là cơ quan chức năng. Quân khu thì bảo vệ riêng địa bàn được Bộ quốc phòng giao. Ví dụ: Quân khu 1 bảo vệ các tỉnh biên giới phía bắc. Quân khu nắm 3 thứ quân: Dân quân tự vệ, Bộ đội địa phương và một số sư đoàn bộ đội chủ lực. Còn Quân đoàn chỉ có các sư đoàn bộ đội chủ lực. Nói về lực lượng tác chiến nhanh thì thường là trung đoàn hay sư đoàn chủ lực của một quân đoàn nào đó (vì tính cơ động tốt, trang bị vũ khí hiện đại, quân tinh nhuệ,....). Nói về quy mô tổ chức thì quân khu trên quân đoàn một cấp (tư lệnh quân khu và quân chủng thường là Trung tướng; tư lệnh quân đoàn và binh chủng chỉ thiếu tướng). Khi chiến tranh xảy ra , có những quân khu có cả vài quân đoàn trực thuộc. Ví dụ: đã có quân đoàn 26 trực thuộc quân khu 1 hồi chiến tranh biến giới phía bắc năm 1979. Với các quân đoàn chủ lực (hiện nay có 4 quân đoàn) thì do Tổng tham mưu trưởng chỉ đạo trực tiếp hoặc giao cho một Phó tổng tham mưu trưởng nắm.

Chia sẻ trang này