1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về Tổ chức và Hoạt động của Bộ Quốc phòng Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dnab8, 25/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Xin trả nói về quân khu và quân đoàn, cũng như các quân binh chủng, tổng cục, học viện nhà trường ... trong quân đội.
    Quân khu là đơn vị có tầm chiến lược, do đó quân khu hiển nhiên to hơn quân đoàn (do quân đoàn chỉ có tầm chiến dịch). Điều này được hiểu là quân khu không chỉ là bộ phận làm công tác quốc phòng đơn thuần mà còn làm nhiều nhiệm vụ chính trị, xã hội khác...
    Tư lệnh hoặc chính uỷ quân khu là trung tướng, cơ cấu luôn luôn là uỷ viên trung ương đảng, trong khi đó quân hàm cao nhất của lãnh đạo quân đoàn chỉ là thiếu tướng.
    Về quân khu và quân đoàn sẽ nói kỹ sau.
    Thứ hai là về bộ quốc phòng, cũng như các bộ khác thôi, cũng có các cục thuộc bộ quốc phòng, các phòng thuộc bộ quốc phòng (tương đương các vụ) ví dụ như cục kế hoach đầu tư, cục kinh tế, cục tài chính v...v.
    Còn các tổng cục thuộc bộ quốc phòng thì sao? Các tổng cục phụ trách các nhiệm vụ có liên quan khác, do qui mô của các nhiệm vụ đó lớn hơn nhiều so với các nhiệm vụ như kế hoạch đầu tư hay tài chính ... do đó phải là tổng cục.
    Tổng cục chính trị, phụ trách về công tác Đảng, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đặc biệt là công tác cán bộ trong quân đội.
    Bộ tổng tham mưu cũng tương đương như một tổng cục, có một đặc điểm là Bộ tổng tham mưu là nơi chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của mọi đơn vị, học viện nhà trường, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng... có liên quan tới công tác chiến đấu.
    Nói tóm lại là Bộ tổng tham mưu đóng vai trò trong bộ quốc phòng giống như Chính phủ ở một đất nước và tổng tham mưu trưởng bộ quốc phòng đóng vai trò điều hành như thủ tướng.
    Các tổng cục Hậu cần, kỹ thuật, tổng cục 2, tổng cục công nghiệp quốc phòng phụ trách về nghiệp vụ, chuyên môn có liên quan phục vụ cho công tác chiến đấu. Được hiểu là các quân khu, quân đoàn, binh chủng, quân chủng v...v đều có cục hậu cần, cục kỹ thuật, phòng 2, v...v Các tổng cục trên sẽ phụ trách về nghiệp vụ, huấn luyện kỹ thuật ... cho các cục chuyên môn đó.
    Giống như là các sở trực thuộc về tỉnh, còn về chuyên môn, nghiệp vụ thì do ngạch dọc là bộ qui định...
    Dưới các tỉnh không có các Sở Quốc phòng mà có các Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố. Các sở khác khá phụ thuộc vào tỉnh, duy chỉ có bộ chỉ huy quân sự thì ít phụ thuộc hơn, mà chủ yếu phụ thuộc vào bộ quốc phòng. Bởi vì chỉ có bộ chỉ huy quân sự tỉnh thì hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh uỷ mà đứng đầu là bí thư tỉnh uỷ kiêm bí thư đảng uỷ quân sự tỉnh, còn các sở khác thì chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành, tức là chủ tịch tỉnh không chỉ đạo được bộ chỉ huy quân sự. Điều này nhằm giúp đảm bảo sự lãnh đạo tối cao của Đảng đối với quân đội.
  2. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Nói về quân khu và quân đoàn.
    Quân khu chỉ thuần tuý phụ trách về bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, quân khu không bao giờ phụ trách bộ đội chủ lực. Các sư đoàn thuộc quân khu cũng là các sư đoàn bộ đội địa phương, không được xếp vào dạng sư chủ lực.
    Trong chiến tranh giải phóng trước đây, thì điều này không đúng vì nhiều sư chủ lực thuộc quân khu, nhưng hiện nay thì điều này là chính xác. Các sư đoàn chủ lực như 304, 308 ... đều trực thuộc các quân đoàn.
    Như vậy thì sẽ thấy rõ ràng là quân đoàn xét thuần tuý về mặt quân sự và chiến đấu, cũng như độ tinh nhuệ là cao hơn bộ đội quân khu, vậy tại sao quân khu lại ở cấp cao hơn quân đoàn.
    Bởi vì nhiệm vụ chính của quân đoàn là chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu ở cấp cao nhất, khi có kẻ thù xâm lăng thì các quân đoàn sẽ là nơi giáp mặt với kẻ thù trước tiên, do đó nhiệm vụ chiến đấu của quân đoàn cao hơn nhiệm vụ chính trị. và do vậy quân đoàn ở tầm chiến dịch.
    Còn quân khu tuy chỉ nắm bộ đội địa phương, nhưng lại là nơi chủ chốt xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở các địa phương thuộc quân khu đó, làm công tác dân vận, làm cho quần chúng tin yêu quân đội, tin vào đảng, nhà nước, giúp dân xoá đói giảm nghèo. .. Tóm lại nhiệm vụ chính trị của quân khu cao hơn nhiệm vụ chiến đấu, do đó là mang tầm chiến lược
    Nói sơ qua như vậy để các đồng chí hiểu về quân khu và quân đoàn.
  3. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn đã giải thích về quan hệ giữa quân khu và quân đoàn. Tóm lại tôi có thể hiểu rằng quân khu và quân đoàn là hai đơn vi độc lâp, chịu sự chỉ đạo trực tiếp riêng biêt của Bộ QP, Trừ khi đuợc Bộ QP giao cho quân khu quản lý một phần hoặc toàn bộ quân đào nào đó, còn không thì tư lệnh quân khu không có quyền ra lệnh cho tư lệnh quân đoàn. Còn việc phân bậc cấp bậc là UVTW Đảng hay không không có nghĩa nhiều lắm về mặt chỉ huy, chỉ có ý nghĩa về luơng bổng và thăng quan tiến chức của các tư lệnh thôi????
    Nhưng ở đây lại phát sinh một vấn đề là quan hệ giữa Tư lệnh Quân khu và Bộ chỉ huy quân sự của tỉnh ra sao? Như các bạn đã nói, là Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh thuộc Bộ Quốc phòng, vậy thì Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bôj QP hay là sự chỉ đạo của Tư lệnh quân khu mà tỉnh đó nằm trong? Nếu dùng lý luận so sánh có phải UVTW hay ko (như trong phần quan hệ giữa quân khu và quân đoàn mà các bạn trả lời ở trên) thì rõ ràng bí thwu tỉnh uỷ cũng chẳng kém tư lệnh quân khu, vì họ cùng là uỷ viên TW Đảng, vì vay nếu tư lệnh quân khu chi huy Bo chỉ huy QS của tỉnh thì vô ly, mà nếu Bộ Chỉ huy trưc thuộc Bô QP thì Tư lệnh quân khu là thừa ah?
  4. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Bạn mytam44 nói Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thuộc Bộ quốc phòng là sai mà nó là đầu mối của Quân khu. Nghĩa là trong quân khu có bộ đội chủ lực và bộ đội do các bộ chỉ huy quân sự các tỉnh thuộc quân khu đó nắm (gồm bộ đội địa phương và dân quân tự vệ). Bí thư tỉnh ủy là bí thư Đảng ủy quân sự tỉnh, đồng thời là ủy viên Đảng uỷ quân sự quân khu. Thường thì Bí thư Đảng ủy quân sự quân khu là Ủy viên trung ương Đảng và Bí thư tỉnh ủy cũng vậy.
  5. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Chính xác là bí thư tỉnh ủy cũng thuộc cấp ủy đảng quân sự quân khu, còn bí thư đảng ủy quân khu thì là chính ủy quân khu rồi, lãnh đạo hoàn toàn thống nhất, không có gì mâu thuẫn cả.
    Cái này hôm nọ quên không nói.
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Vậy là quan điểm về 3 thứ quân đã có thay đổi ?
    Trước đây chia bộ đội chủ lực thành chủ lực QK và chủ lực Bộ. Thường thì chủ lực đều là cấp lữ hay sư trở lên, tuy thỉnh thoảng cũng có trung đoàn.
  7. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Quân khu không bao giờ có bộ đội chủ lực cả, đó là điều chắc chắn.
    Quân khu cũng có các sư bộ binh ... tuy vậy các đơn vị này chính thức hiện nay bộ quốc phòng không xếp vào "bộ đội chủ lực".
    Chỉ có các sư đoàn,lữ đoàn trực thuộc quân đoàn và các sư, lữ, trung đoàn trực thuộc quân binh chủng thì mới là "bộ đội chủ lực".
    Chữ chủ lực ở đây được hiểu là chủ lực về chiến đấu, chiến đấu là chính, còn ví dụ như sư đoàn thuộc quân khu ví dụ khi bão lụt là những đơn vị đầu tiên tham gia giúp dân phòng chống lụt bão... Khi nào cần thiết bộ đội chủ lực sẵn sàng chiến đấu mới được huy động vào đấy.
    Khác biệt là ở chỗ đó.
  8. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    Tư lệnh QK4: Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng.
    Con gái rượu bác này chơi thân với chị em lắm .Bác này trước làm tổng tư lệnh binh chủng TTG rồi dính vào vụ scandal "lộ vợ bé" thế là bị giáng chức luân chuyển vào QK4 làm gì gì đó rồi năm ngoái các bác nhớ vụ tai nạn máy bay ở QK4 làm cả bộ sậu từ tư lệnh QK đến chính uỷ QK tiêu sạch thế là bác này ngoi lên .Phải nói con đường công danh của bác này rất rất may mắn
  9. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Dân quân tự vệ thì do các Quân khu quản lý, huy động, trực tiếp là cấp Quận, Huyện đội!
    Đừng tưởng là DQTV bây giờ kém lắm nhá, em vừa bắn đạn thật hôm kia, 10 viên CKC - 5 nằm, 5 quỳ, ăn bia cả 10 - toàn 8,7 trong khi các chị em du kích gái, tóc nhuộm vàng hoe, lông mày xăm tỉa cũng bắn tương tự ăn toàn 9, 10, ghê vãi
  10. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Binh chủng Tăng-Thiết giáp chỉ có chức Tư lệnh binh chủng thôi. Chỉ có Võ Nguyên Giáp mới được gọi là Tổng tư lệnh quân đội duy nhất của Việt nam từ trước tới nayi.
    Ah, nhân tiện hỏi chú: Đoàn Sinh Hưởng quê ở Hà Nội phải không?
    Được dnab8 sửa chữa / chuyển vào 19:43 ngày 26/09/2006

Chia sẻ trang này